Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 đến 23 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 đến 23 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU :

- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .

- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .

 - Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 17 tuần HK I .

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1’) Hát .

 2. Bài cũ : (3’) Rất nhiều mặt trăng (tt) .

 - Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Rất nhiều mặt trăng (phần 2) , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .

 3. Bài mới : (27’) Tiết 1 .

 a) Giới thiệu bài :

 - Giới thiệu nội dung học tập của tuần 18 : On tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 17 tuần qua .

 - Giới thiệu mục đích , yêu cầu tiết học .

 

doc 176 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 đến 23 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN THỨ MƯỜI TÁM
Thứ Hai , Ngày 07/01/2008.
Tập đọc:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 1
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân . 
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 17 tuần HK I .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Rất nhiều mặt trăng (tt) .
	- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Rất nhiều mặt trăng (phần 2) , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc . 
 3. Bài mới : (27’) Tiết 1 .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu nội dung học tập của tuần 18 : Oân tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 17 tuần qua .
	- Giới thiệu mục đích , yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài Tập đọc và đọc thuộc lòng các bài Học thuộc lòng đã học .
PP : Đàm thoại , thực hành .
- Kiểm tra khoảng 1/6 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS làm được bài tập .
PP : Đàm thoại , động não , thực hành .
- Nhắc HS : Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ là truyện kể liên quan đến một hay một số nhân vật , nói lên một điều có ý nghĩa .
+ Phát phiếu và bút dạ cho các nhóm 4 
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm 
- Các nhóm đọc thầm các truyện kể trong 2 chủ điểm , điền nội dung vào bảng .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét theo các yêu cầu : Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ? Lời trình bày có rõ ràng , mạch lạc không ?
- Cả lớp điền bảng cho hoàn chỉnh vào vở BT .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa được ôn tập , kiểm tra .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Dặn HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc .
Aâm nhạc (tiết 18)
TẬP BIỂU DIỄN
( Thực hành biểu diễn các bài hát HKI )
Toán (tiết 86)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Dấu hiệu chia hết cho 9 .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9 .
MT : Giúp HS nắm dấu hiệu chia hết cho 9
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng sự chú ý của HS vào cột các số chia hết cho 9 để tìm dấu hiệu .
- Gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số để đi dần đến dấu hiệu .
- Nêu tiếp : Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
Hoạt động lớp .
- Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9 , các số không chia hết cho 9 , viết thành 2 cột .
- Tính thương của hai số hoặc tìm số bị chia hay số chia rồi ghi vào vở .
- Nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học rồi nhắc lại nhiều lần .
- Nêu tiếp : Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 .
- Nêu căn cứ để nhận biết các dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 , cho 9 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
+ Hướng dẫn cả lớp cùng làm vài số đầu 
Hoạt động lớp .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Tự làm bài và nêu kết quả .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- Tự làm bài , sau đó chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 9 ở bảng .
	- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 87 sách BT .
ÔN TẬP
Tiết 2
I. MỤC TIÊU : 
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL .
- Oân luyện kĩ năng đặt câu , kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật . Oân các thành ngữ , tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ , tục ngữ hợp với tình huống đã cho .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 2 .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài Tập đọc và đọc thuộc lòng các bài Học thuộc lòng đã học .
PP : Đàm thoại , thực hành .
- Kiểm tra 1/6 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS đặt được câu theo yêu cầu bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt 
- Cả lớp nhận xét .
Hoạt động 3 : Bài tập 3 .
MT : Giúp HS chọn được các thành ngữ , tục ngữ hợp với tình huống đã cho .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhắc HS xem lại bài TĐ Có chí thì nên , nhớ lại các câu thành ngữ , tục ngữ đã học , đã biết .
- Phát phiếu cho vài em .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Viết nhanh vào vở những thành ngữ , tục ngữ thích hợp để khuyến khích , khuyên nhủ bạn phù hợp với tình huống .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung , kết luận về lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa ôn luyện .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Dặn HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc .
Thứ ba, ngày 08/01/2008.
ÔN TẬP
Tiết 3
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng . Oân luyện về các kiểu mở bài , kết bài trong văn kể chuyện .
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc . Viết được các kiểu mở bài , kết bài đã học .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ về 2 cách mở bài , 2 cách kết bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 2 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 3 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài đã học trong 17 tuần qua .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Kiểm tra 1/6 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS viết được mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đưa bảng phụ vào .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm truyện Oâng Trạng thả diều SGK .
- 1 em đọc lại ghi nhớ về 2 cách mở bài , kết bài đã học ở bảng phụ .
- Làm việc cá nhân : mỗi em viết mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng của truyện về ông Nguyễn Hiền .
- Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài , các kết bài .
- Cả lớp nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa ôn tập .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học ; về nhà hoàn chỉnh phần mở bài , kết bài , viết lại vào vở .
Mĩ thuật (tiết 18)
Vẽ theo mẫu : TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng , đặc điểm .
	- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu ; vẽ  ... Dự đoán được vị trí , hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản . Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS cách bố trí , thực hiện thí nghiệm SGK .
- Ghi lại các dự đoán ở bảng .
- Ghi lại kết quả ở bảng .
- Hỏi : Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ?
- Giải thích thêm : Khi gặp vật cản sáng , ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới – đó là vùng bóng tối .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dự đoán , sau đó trình bày các dự đoán của mình .
- Giải thích : Tại sao em đưa ra dự đoán như vậy ?
- Dựa vào hướng dẫn , câu hỏi SGK , làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối . ( Chú ý tháo pha đèn pin ra )
- Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp .
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng .
- Tiếp tục làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi : Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu ? Bóng của vật thay đổi khi nào ?  
Hoạt động 2 : Trò chơi Hoạt hình .
MT : Củng cố , giúp HS vận dụng kiến thức đã học về bóng tối .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chiếu bóng của vật lên tường .
- Ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất ?
Hoạt động lớp .
- Đoán xem là vật gì ?
- Tự nêu và cùng thảo luận .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
THỨ SÁU, NGÀY 22/02/2008.
Tập làm văn (tiết 46)
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối .
2. Kĩ năng: Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối .
	3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh cây gạo , cây trám đen .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối .
	- 1 em đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích .
	- 1 em nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm Hoa mai vàng hoặc Trái vải tiến vua .
 3. Bài mới : (27’) Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong các tiết học trước , các em đã biết cấu tạo của một bài văn tả cây cối ; cách quan sát cây cối , cách tả các bộ phận của cây . Tiết học này sẽ giúp các em xây dựng các đoạn văn tả cây cối .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nội dung và hình thức của đoạn văn miêu tả cây cối .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT1,2,3 . 
- Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo , trao đổi cùng bạn bên cạnh , lần lượt thực hiện cùng lúc BT2,3 .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
+ Bài có 3 đoạn .
+ Nội dung mỗi đoạn :
@ Đoạn 1 : Thời kì ra hoa .
@ Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa .
@ Đoạn 3 : Thời kì ra quả .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu của bài , gợi ý : Trước hết , em xác định sẽ viết về cây gì . Sau đó , suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người .
+ Có thể đọc thêm 2 đoạn kết mẫu cho HS tham khảo .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét , góp ý .
- Chấm chữa một số bài viết .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen , trao đổi cùng bạn , xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Bài có 4 đoạn .
+ Đoạn 1 : Tả bao quát thân cây , cành cây , lá cây .
+ Đoạn 2 : Hai loại trám đen : nếp và tẻ .
+ Đoạn 3 : Ích lợi của quả trám đen .
+ Đoạn 4 : Tình cảm của người tả với cây trám đen .
- Cả lớp viết đoạn văn .
- Vài em khá , giỏi đọc đoạn mình viết .
- Từng cặp đổi bài , góp ý cho nhau .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà sửa chữa , viết lại vào vở . Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới : Quan sát cây chuối tiêu nơi em ở .
Toán (tiết 115)
PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số .
	2. Kĩ năng: Biết cộng hai phân số khác mẫu số .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Phép cộng hai phân số .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Phép cộng hai phân số (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Cộng hai phân số khác mẫu số .
MT : Giúp HS nắm cách cộng hai phân số khác mẫu số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu ví dụ và câu hỏi : Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy , ta làm thế nào ?
- Hỏi : Làm cách nào để có thể cộng được 2 phân số này ?
Hoạt động lớp .
- Ta làm tính cộng : 
- Đây là phép cộng 2 phân số khác mẫu số nên phải quy đồng mẫu số hai phân số đó , rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu số .
- Thực hiện quy đồng rồi cộng ở nháp .
- Nêu các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số .
- Vài em nhắc lại .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Ghi bài mẫu ở bảng .
- Bài 3 : 
+ Ghi bài giải ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số .
- Tự làm vào vở .
- Nói cách làm và kết quả .
- Nhận xét kết quả .
- Ghi cách làm và kết quả đúng vào vở .
- Nhận xét mẫu số của 2 phân số .
- Tự làm bài vào vở .
- Nói kết quả , nhận xét các kết quả và làm bài .
- Đọc và tóm tắt bài toán .
- Tự làm bài . Sau đó nói cách làm và kết quả .
- Nhận xét bài giải của bạn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua cộng hai phân số khác mẫu số ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 115 sách BT .
Đạo đức (tiết 23)
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu : Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội ; mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ , giữ gìn ; những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng .
2. Kĩ năng: Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ của công .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Phiếu điều tra theo BT4 .
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Lịch sự với mọi người (tt) .
	- Nhận xét phần thực hành tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Giữ gìn các công trình công cộng .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận tình huống trang 34 SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua tình huống nêu trong SGK .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Kết luận : Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng , là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân , được xây dựng bởi nhiều công sức , tiền của . Vì vậy , Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn , không được vẽ bậy lên đó .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác trao đổi , bổ sung .
Hoạt động 2 : Thảo luận BT1 .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Kết luận ngắn gọn về từng tranh :
+ Tranh 1 : Sai .
+ Tranh 2 : Đúng .
+ Tranh 3 : Sai .
+ Tranh 4 : Đúng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng nhóm thảo lận BT1 / SGK .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- Lớp nhận xét , đánh giá các cách giải quyết .
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống BT3 .
MT : Giúp HS xử lí đúng qua tình huống ở BT3 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Kết luận về từng tình huống :
a) Cần báo cáo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này .
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận , xử lí tình huống .
- Theo từng nội dung , đại diện các nhóm trình bày , bổ sung , tranh luận ý kiến trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ của công .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Các nhóm điều tra về các công trình công cộng ở địa phương và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng .
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu tuan 18 den tuan 23.doc