Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2005-2006

 .Bài mới:

*Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học?

 Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học

- Gv yêu cầu lớp kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập .

- Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để thực hiện tính trung thực trong học tập ?

- Qua câu chuyện đã đọc . Em thấy Long là người như thế nào ?

* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?

 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.

 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.

-GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến .

a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.

b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.

c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.

- Gọi một số học sinh kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ?

- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?

* GV đưa ra tình huống : - Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?

a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.

b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.

c/. Chép luôn bài của bạn.

d/. Nhờ người khác làm bài hộ.

đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.

e/. Bỏ không làm.

 -GV kết luận .

* Ôn tập -GV nêu yêu cầu :

 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?

 -GV kết luận:

 +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.

Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?

* Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .

a/. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.

b/. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d
Thứ 2
2 / 1 /2006
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật 
Ôn tập thực hành kĩ năng cuối kì I
Dấu hiệu chia hết cho 9
Ôn tập cuối kì I ( tiết 1 )
Không khí cần cho sự cháy
Thử độ nảy mầm của rau hoa (t1)
Thứ 3
3/1/2006
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Bài 35
Dấu hiệu chia hêt cho 3
Ôn tập cuối kì I ( tiết 2)
Ôn tập cuối kì I ( tiết 3)
Thứ 4
4/1/2006
Tập làm văn 
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật
Ôn tập cuối kì I ( tiết 4)
Luyện tập 
Kiểm tra đọc - viết 
Không khí cần cho sự sống 
 Thử độ nảy mầm của rau hoa ( tiết 2 )
Thứ 5
5/1/2006
Thể dục
Luyện từ và câu
Toán
Chính tả
Bài 36 
Ôn tập cuối kì I ( tiết 5 )
 Luyện tập chung 
Ôn tập cuối kì I ( tiết 6 
Thứ 6
6/1/2006
Toán 
Tập làm văn 
Địa lí 
Lịch sử
Sinh hoạt lớp
Kiểm tra định kì .
Kiểm tra định kì 
Kiểm tra định kì 
Kiểm tra định kì .
 Nhận xét cuối tuần .
 Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2006
 ĐẠO ĐỨC : 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I / Mục tiêu : 
-Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt học kì I .
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .
 II /Tài liệu và phương tiện : 
« Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập .
 III/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 .Bài mới: 
*Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học?
ª Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- Gv yêu cầu lớp kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập .
- Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để thực hiện tính trung thực trong học tập ?
- Qua câu chuyện đã đọc . Em thấy Long là người như thế nào ? 
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến .
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- Gọi một số học sinh kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ? 
- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?
* GV đưa ra tình huống : - Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận . 
* Ôn tập -GV nêu yêu cầu :
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 -GV kết luận:
 +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
* Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
a/. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b/. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c/. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d/. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng.
đ/. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
 -GV mời đại diện các nhóm trình bày.
* Biết ơn thầy cô giáo .
-GV nêu tình huống:
 Cô Bình- Cô giáo dạy bọn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bọn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!”
 -GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Yêu lao động :
- Yêu cầu thảo luận nhóm .
 -GV chia 2 nhóm và yêu cầu làm việc.
òNhóm 1 :Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
òNhóm 2 : Tìm những biểu hiện của lười lao động.
 -GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
 - Mời lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài .
-Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét.
- Giáo viên rút ra kết luận . 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc lại tên các bài học : Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm tiền của - Tiết kiệm thời giờ - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ - Biết ơn thầy cô giáo .
-Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ .
- Lần lượt một số em kể trước lớp .
- Long là một người trung thực trong học tập sẽ được mọi người quý mến .
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
-HS giơ tay chọn các cách.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
- Học sinh kể về những trường hợp khó khăn mà mình đã gặp phải trong học tập.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
- Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp .
 -HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
-Các nhóm thảo luận sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo trước lớp .
- Một số em lên bảng nói về những việc có thể xảy ra nếu không được bày tỏ ý kiến .
-Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
+Thảo luận trao đổi và tiếp nối phát biểu .
+Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b) Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 +Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
+ Thảo luận theo nhơm đôi , tiếp nối phát biểu ý kiến .
- Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ chúng em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó chúng em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến .
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
 TOÁN 
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 . 
I.Mục tiêu :
 - HS biết những số chia hết cho 9 là những số mà có tổng các chữ số là số chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập .
B/ Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy - Phiếu bài tập. 
* Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 3 .
-Chấm tập hai bàn tổ 4 
 -Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
-
Nhận xét bài làm, ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu Dấu hiệu chia hết cho 9”
b) Khai thác:
-Hỏi học sinh bảng chia 9 ?
-Ghi bảng các số trong bảng chia 9 
9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72 , 81 , 90.
-Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số ở mỗi số
-Giáo viên ghi bảng chẳng hạn : 
18 = 1 +8 = 9.
27= 2+7 = 9. 81 =8+1 =9 ..
-Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3 , 4 chữ số để học sinh xác định .
-Ví dụ : 1234, 136 , 2145 , 405 ,648
-Tổng hợp các ý kiến học sinh gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 9.
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
-Gọi hai em nhắc lại qui tắc 
* Bây giờ chúng ta tìm hiểu những số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
-Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số mỗi số ở cột bên phải 
-Giáo viên ghi bảng chẳng hạn : 
 29 = 2 + 9 = 9. 235 = 2 + 3 + 5 = 10
+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét .
 + Vậy theo em để nhận biết số chia hết cho 2 và số chia hết cho 5 và số chia hết cho 9 ta căn cứ vào đặc điểm nào ? 
 c) Luyện tập:
Bài 1 :Gọi 1 em nêu đề bài xác định nội dung đề .
+ Yêu cầu lớp cùng làm mẫu 1 bài .
99 = 9 + 9 = 18 vì 18 chia hết cho 9 nên số 99 chia hết cho 9 .
-Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2 :Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng sửa bài .
+ GV hỏi :
+ Những số này vì sao không chia hết cho 9 ?
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3
 -Yêu cầu HS đọc đề .
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi 2 HS đọc bài làm .
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
 -Yêu cầu HS đọc đề .
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 d) Củng cố - Dặn dò:
--Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 9.
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học và làm bài.
-Tổ 4 nộp tập để giáo viên chấm .
-Hai em sửa bài trên bảng
-Những số chia hết cho 2 là : 480 ,296, 2000, 9010 324 .
-Những số chia hết cho 5 là : 345, 480 ,2000 , 3995 , 9010 .
-Những số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480 , 2000, 9010 
 -Hai em khác nhận xét bài bạn.
-Lớp theo dõi giới thiệu
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Hai học sinh nêu bảng chia 9.
-Tính tổng các số trong bảng chia 9.
-Quan sát và rút ra nhận xét 
-Các số này đều có tổng các chữ số là số chia hết cho 9 .
-Dựa vào nhận xét để xác định 
-Số chia hết 9 là : 136 ,405 ,648 vì các số này có tổng các chữ số là số chia hết cho 9
*Qui tắc : Những số chia hết cho 9là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 9.
*Nhắc lại từ hai đến ba em
+ HS tính tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét : 
- " Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 "
+ 3 HS nêu .
-Một em nêu đề bài xác định nội dung đề bài.
+ 1HS đứng tại chỗ nêu cách làm , lớp quan sát .
-Lớp làm vào vở .Hai em sửa bài trên bảng.
 -Những số chia hết cho 9 là : 108 , 5643 ,29385.
-Học sinh khác nhận xét  ... iệu chia hết cho 2 cho 5 và cho 3 và 9 đã học.
 b) Luyện tập , thực hành 
Bài 1
 -Yêu cầu HS đọc đề .
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
 -Yêu cầu một số em nêu miệng các số chia hết cho 2 , 3 , 5 và chia hết cho 9. 
+ GV hỏi : 
-Tại sao các số này lại chia hết cho 2 ?
- Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ?
- ... Cho 5 ? Cho 9 ? 
 -Nhận xét ghi điểm HS .
Bài 2
 -Yêu cầu HS đọc đề .
 -Cho HS nêu cách làm .
 -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
- Gọi HS đọc bài làm .
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn .
-HS nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng .
- 2 - 3 HS nêu trước lớp .
+ Chia hết cho 2 là : 4568 ; 2050 ; 35766
+ Chia hết cho 3 : 2229 ; 35 766.
+ Chia hết cho 5 là : 7435 ; 2050 
+ Chia hết cho 9 là : 35766.
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
+ HS trả lời .
-1 HS đọc thành tiếng .
+ 2 HS nêu cách làm .
+ Thực hiện vào vở .
+ HS đọc bài làm .
a/ Chia hết cho 2và 5 : 64620 ; 5270.
b/ Chia hết cho 3và 2 : 57234; 64620 .
c/ Chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 : 64620 
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
Bài 3
 -Yêu cầu HS đọc đề .
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi 2 HS đọc bài làm .
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
+Yêu cầu HS tìm giá trị của từng biểu thức sau đó xét xem kết quả nào là số chia hết cho mỗi số 2 và 5 .
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau .
+ Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số :
a/ chia hết cho 3 .
b/ Chia hết cho 9 .
c/ Chia hết cho 3 và chia hết cho 5 .
d / Chia hết cho 2 và chia hết cho 3 .
+ HS tự làm bài .
- 2 - 3 HS nêu trước lớp .
+ Chia hết cho 3 : 528 ; 558 ; 588
+ Chia hết cho 9 : 603 , 693 .
+ Số chia hết cho 3 và chia hết cho 5 là : 240
+ Số chia hết cho 2 và chia hết cho 3 là : 354
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Thực hiện tính và xét kết quả .
a/ 2253 + 4315 - 173 = 6395 ( số này chia hết cho 5 )
b/ 6438 - 2325 x 2 = 1788 ( số nỳ chia hết cho 2)
c/ 480 - 120 : 4 = 450 ( số này chia hết cho cả 2 và 5 )
d/ 63 + 24 X 3 = 135 ( chia hết cho 5 )
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
-HS cả lớp.
CHÍNH TẢ 
 ÔN TẬP KÌ I (TIẾT 6 )
I/ Mục tiêu : 
- Kiểm tra đọc - hiểu ( lấy điểm ) Như tiết 1 
* Nội dung :
-Học sinh đọc thông các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ đầu năm lớp 4 đến nay (gồm 17 tuần ) 
* Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
Kỉ năng đọc hiểu : -Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
* Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
* Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật .
II / Chuẩn bị 
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu .
Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 SGK .
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Phần giới thiệu :
* Nêu mục tiêu tiết học ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I. 
2) Kiểm tra tập đọc : 
-Kiểm tra số học sinh cả lớp .
-Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .
-Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
-Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc .
-Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Vụ giáo dục tiểu học .
-Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
 3) Ôn luyện về văn miêu tả : 
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài GV nhắc HS :
- Đây là bài văn miêu tả đồ vật .
- Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút , tìm những đặc điểm riêng mag không thể lẫn với chiếc bút của bạn khác .
- Không nên tả quá chi tiết , rườm rà .
+ Gọi HS trình bày , GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý trên bảng lớp .
+ Yêu cầu HS đọc phần mở bài và kết bài . GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng HS .
đ) Củng cố dặn dò : 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học .
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài ( mỗi lần từ 5 - 7 em ) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút . Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu .
-Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
 - 1 Học sinh đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ HS tự lập dàn ý, viết mở bài , kết thúc .
a/ Mở bài : Giới thiệu cây bút : được tặng nhân dịp năm học mới ( do ông tặng nhân dịp sinh nhật ...)
b/ Thân bài : - Tả bao quát bên ngoài :
-Hình dáng thon , mảnh , tròn như cái đũa ,...
- Chất liệu : Bằng sắt ( nhựa ,...) rất vừa tay 
- Màu : nâu , đen , ( xanh , đỏ ,...) không thể lẫn với bất kì cây bút của ai .
- Hoa văn trang trí là những chiếc lá tre ( siêu nhân , em bé , con gấu , luỹ tre ,...)
- Cái cài bằng thép trắng ( nhựa xanh , nhựa đỏ )
- Tả bên trong : 
+ Ngòi bút rất thanh , sáng loáng 
+ Nét trơn , đều ( thanh , đậm )
c/ Kết bài : Tình cảm của mình đối với chiếc bút .
+ 3 - 5 HS trình bày .
+ Nhận xét , chữa bài .
-Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài mới .
 Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2006
TOÁN 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKI )
 Thực hiện theo đề ra của BGH
 -------------------------------------------------
ĐỊA LÍ 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKI )
 Thực hiện theo đề ra của BGH
 -------------------------------------------------
LỊCH SỬ 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKI )
 Thực hiện theo đề ra của BGH
 -------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP KÌ I
I/ Mục tiêu : 
- Kiểm tra đọc - viết ( lấy điểm ) 
* Nội dung :
-Học sinh đọc thông các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ đầu năm lớp 4 đến nay (gồm 17 tuần ) 
* Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
Kỉ năng đọc hiểu : -Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
* Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
* Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật .
II / Chuẩn bị 
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu .
Bảng phụ viết sẵn nội dung ôn tập .
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Phần giới thiệu :
* Nêu mục tiêu tiết học ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I. 
2) Kiểm tra tập đọc : 
-Kiểm tra số học sinh còn lại .
 3) Tiếp tục ôn luyện về văn miêu tả : 
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài GV nhắc HS :
- Đây là bài văn miêu tả đồ vật .
- Hãy quan sát thật kĩ chiếc cặp đựng sách vở , tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với chiếc cặp của bạn khác .
- Không nên tả quá chi tiết , rườm rà .
+ Gọi HS trình bày , GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý trên bảng lớp .
+ Yêu cầu HS đọc phần mở bài và kết bài . GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng HS .
đ) Củng cố dặn dò : 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học .
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- 1 Học sinh đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ HS tự lập dàn ý, viết mở bài , kết thúc .
a/ Mở bài : Giới thiệu chiếc cặp : được tặng nhân dịp năm học mới ( do ba tặng nhân dịp lên lớp 4 ...)
b/ Thân bài : - Tả bao quát bên ngoài :
-Hình dáng gọn , có quai đeo , xách ...
- Chất liệu : Bằng chất liệu ( nhựa , da , vải ...)
- Màu : nâu , đen , ( xanh , đỏ ,...) không thể lẫn với bất kì chiếc cặp của ai .
- Hoa văn trang trí là những chú thỏ , Ma - su - pi - la - mi ( siêu nhân , em bé , con gấu , luỹ tre ,...)
- Cái khoá bằng thép trắng ( nhựa đen , nhựa đỏ )
- Tả bên trong : 
+ Có mấy ngăn , lót vải , tiện lợi 
c/ Kết bài : Tình cảm của mình đối với chiếc cặp sách .
+ 3 - 5 HS trình bày .
+ Nhận xét , chữa bài .
-Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài mới .
Sinh hoạt lớp : 
 .NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 17 phổ biến các hoạt động tuần 18.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần sau .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần tới .
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập , về lao động , về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan tuan 18 lop4.doc