Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)

I/ Mục tiêu:

 -đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng110 tiếng/1phút;biết đọc diễn cảm đoạn thơ,đoạn văn;thuộc 2-3bài thơ,đoạn văn dễ nhứ;hiểu nội dung chính,ý nghĩacơ bản của bài thư,bài văn.

-Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2.

-Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu bài(BT3)

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
	-đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng110 tiếng/1phút;biết đọc diễn cảm đoạn thơ,đoạn văn;thuộc 2-3bài thơ,đoạn văn dễ nhứ;hiểu nội dung chính,ý nghĩacơ bản của bài thư,bài văn.
-Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2.
-Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu bài(BT3)	
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 2 HS đọc lại .
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
-Đai diện nhóm trình bày.
	* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:	
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
Giữ lấy màu xanh
-Chuyện một khu vườn nhỏ.
-Tiếng vọng.
-Mùa thảo quả.
-Hành trình của bầy ong.
-Người gác rừng tí hon.
-Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long 
Nguyễn Quang Thiều
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
4-Bài tập 3: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
-Cho HS làm bài, sau đó trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày.
-Nhận xét.
	5-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
Tiết 2: Toán
 giới thiệu máy tính bỏ túi
I/ Mục tiêu: 
 Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng,trừ,nhân ,chia các số thập phân,chuyển một số phân số thành số thập phân.
Học sinh làm được các( BT1,2,3)
II/ Đồ dùng dạy học:
	Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái)
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2-Nội dung bài mới:
 2.1-Làm quen với máy tính bỏ túi:
-Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
-Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?
-Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
-Em thấy ghi gì trên các phím?
-Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác.
 2.2-Thực hiện các phép tính:
-GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09
-GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.
-Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia.
 2.3-Thực hành:
*Bài tập 1 (82): Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở. 
-Mời một số HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (82): Viết các phân số sau thành số thập phân.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 4 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (82): 
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
-Mời HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : + ; - ; x ; :
-Màn hình, các phím.
-HS trả lời.
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
*Kết quả:
923,342
162,719
2946,06
21,3
*Kết quả:
 0,75 ; 0,625 ; 0,24 ; 0,125
*Kết quả:
 4,5 x 6 – 7 = 20
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Lịch sử 
 Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
	-Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ1954.
ví dụ:Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Cách mạng tháng Tám năm 1945..
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
	2.2-Ôn tập:
-Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào?
-Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
-Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? 
Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
-Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào?
-Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì?
-Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
 1 – 9 – 1858
 5 – 6 – 1911
 3 – 2 – 1930
 -Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. 
19 – 8 – 1945
-Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
 2 – 9 – 1945
-Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
	3-Củng cố, dặn dò: 
	-GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra.
Tiết 5: Chính tả
 Ôn tập cuối học kì I 
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
	-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	-Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3-Bài tập 2: điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn HS hiểu:
+Thế nào là sinh quyển?
+Thế nào là thuỷ quyển?
+Thế nào là khí quyển?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-GV quan sát hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại .
*Lời giải:
Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
Rừng, con người, thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau, cỏ,
Sông suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,
Bầu trơi, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường
Trông cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, điện, chống săn bắt thú rừng,
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,.
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,
	5-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 6: Toán
 Ôn tập Giải bài toán về tỷ số phần trăm.
I/Mục tiêu:
Ôn tập củng cố về giải toán tỷ số phần trăm.
Học sinh giải được các dạng toán tỷ số phần trăm.
II/Hoạt động dạy học:
1.Nhắc lại các dạng bài toán về tỷ số phần trăm và cách giải:
2. Luyện tập.
Bài 1.Một người bán hàng được lãi bằng 20% giá bán hàng.Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % giá vốn.
Bài 2.Một cửa hàng định mua hàng vào bằng 75% giá bán.Hởicả hàng đó định bán bằng bao nhiêu % giá mua.
Bài 3.diện tích hình chữ nhật tăng (hay giảm)bao nhiêu % nếu tăng chiều dài20% và giảm chiều rộng 20%? 
*hướng dẫn HS giải(bài 1).
-Nếu bán được 100% thì trong đó có 20% tiền lãi và 80% tiền vốn.
Vậy 100% tiền vốn thì lãi là bao nhiêu?
Tìm 1% tiền vốn có bao nhiêu %tiền lãi?
Sau đó tìm 100%.
*Hướng dẫn giải bài 2.
Nếu bán 100%thì trong đó có 75% tiền vốnvà 25% tiền lãi.
Vậy mua 100% thì sẽ bán là bao nhiêu?
Tìm 1% tiền vốn thì bán với giá bao nhiêu? sau đó tìm 100% tiền mua.
*Hướng dẫn giải bài 3.
Nếu chiều dài tăng 20% thì được 120%chiều dài cũ;chiều rộng giảm 20% thì còn lại 80% chiều rộng cũ 
Diện tích sẽ là:120%x80%=96%diện tích
Vậy diện tích giảm 100%-96%=4%
3.Chấm chữa bài.
4.nhận xét giờ học ra BT về nhà.
 Thứ ba ngày 9 tháng 1 năm 2007
Tiết 5: Toán
 Ôn tập Giải bài toán về tỷ số phần trăm.
I/Mục tiêu:
Ôn tập củng cố về giải toán tỷ số phần trăm.
Học sinh giải được các dạng toán tỷ số phần trăm.
II/Hoạt động dạy học:
1.Nhắc lại các dạng bài toán về tỷ số phần trăm và cách giải:
2. Luyện tập.
Bài 1.Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật.Biết rằng nếu chiều dài tăng 20%,chiều rộng giảm 25%thì diện tích giảm 360m2. 
Bài 2.Lượng công việc tăng 80%.Hỏi phải tăng số thợ bao nhiêu%để năng suất lao động tăng 20%?
Bài 3.Tuần trước giá mỗi vé xe đi TPHồ Chí Minh-Vũng Tàu là3000đồng.Tuần này do giảm giá vé nên số vé bán được tăng 50%so với tuần trước và tổng số tiền thu được tăng25%so với tuần trước.hỏi mỗi vé giảm bao nhiêu đồng?
*hướng dẫn HS giải(bài 1).
-tăng chiều dài 20%thì được 120%và giảm chiều rộng 25% thì còn75%
Vậy diện tích là:120%x75%=90%diện tích cũ.
Diện tích giảm là:100%-90%=10%
Diện tích ban đầu là 360x10=3600m2 
*Hướng dẫn giải bài 2.
Coi lượng công việc cũ là 100% thì lượng công việc mới là 100%+80%=180%
Năng suất mới là 100%+20%=120%
Số thợ cần để làm so với lúc đầu là:180%:120%=150%
Vậy tỷ số 5 thợ phải tăng thêm là.
150%-100%=50%
*Hướng dẫn giải bài 3.
Cứ bán 2vé cũ được số tiền là 3000x2=6000(đồng ... b, c, d của bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời một HS đọc bài thơ.
-Mời một HS đọc các yêu cầu.
-GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm thảo luận tốt.
-HS đọc bài thơ.
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
*Lời giải:
Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
Trong khổ thơ 1, từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta.
Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
	5-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
Tiết 4: Luyện từ và câu
 Ôn tập cuối học kì I(tiết 7) 
(Thay kiểm tra)
I/ Mục tiêu :
	-Đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức và kĩ năng HKI .
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Ôn tập:
A-Đọc thầm. 
-Cho HS đọc thầm bài văn trong SGK.
B-Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
-Mời một số HS đọc nối tiếp phần B.
-GV hướng dẫn HS: 
+Đọc lại bài văn.
+Đọc kĩ câu hỏi, suy nghĩ sau đó mới khoanh bằng bút chì vào ý mà mình cho là đúng.
-Cho HS làm vào SGK (khoanh bằng bút chì)
-Mời lần lượt HS trả lời, mỗi HS trả lời một câu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-HS đọc thầm bài văn.
*Lời giải:
Câu 1: ý b (Những cánh buồm)
Câu 2: ý a (Nước sông đầy ắp) 
Câu 3: ý c (Màu áo của những người thân trong gia đình)
Câu 4: ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm)
Câu 5: ý b (Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ)
Câu 6: ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay)
Câu 7: ý b (Hai từ, đó là các từ: lớn, khổng lồ)
Câu 8: ý a (Một cặp. Đó làcác từ: ngược / xuôi)
Câu 9: ý c (Đó là hai từ đồng âm)
Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như)
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học.
	-Dặn HS chuẩn bị bài cho nội dung tiết tập làm văn giờ sau “ Bài luyện tập”.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì I 
(Thay kiểm tra)
I/ Mục tiêu:
	Nghe -viết đúng bài chính tả(tốc độ viết khoảng 95 chữ trong 15 phút,không mắc quá 5lỗi;trình bày đúng bài văn xuôi )
HS viết được một bài văn tả người theo nội dung yêu cầu của đề bài. 
II/ Đồ dùng dạy học: Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
*chính tả: GV đọc cho HS viết bài chính tả một đoạn trong bài tập đọc đã học.
*tập làm văn.
GV ghi đầu bài lên bảng.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra 
-GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập.
Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn.
Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
 3-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào vở TLV.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS đọc đề.
Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết làm bài.
	-Dặn HS về nhà xem trước bài để chuẩn bị bài sau.	
Tiết 2: Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
-Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Mời 2 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (88): Tính S hình tam giác vuông.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình tam giác.
-Cho HS làm vào bảng vở. 
-Mời 2 HS lên chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
*Bài tập 4 (89): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS cách đo và tính diện tích.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
16dm = 1,6m
1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
*Kết quả:
-Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.
-Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.
*Bài giải:
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 7,5 cm2
-Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
*Bài giải:
a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:
 AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:
 MN = PQ = 4cm ; MQ = NP = 3cm
 ME = 1cm ; EN = 3cm
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
S tam giác MQE là: 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
S tam giác NEP là: 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
S. MQE + S. NEP là: 1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
S tam giác EQP là: 12 – 6 = 6 (cm2)
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
Tiết 5: Địa lí 
Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
	- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư,các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
-Chỉ trên bản đồ một số thành phố lớn,trung tâm công nghiệp,cảng biển lớn của nước ta.
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lýtự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:đăc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình,khí hậu,sông ngòi,đất ,rừng.
-nêu tên và chỉ dược một số dãy núi,đồng bằng,sông lớn,các đảo,quần đảo của nước ta trên bản đồ. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
	2.2-Ôn tập:
-Vị trí và giới hạn của nước ta?
-Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
-Tìm hiểu về các dân tộc của nước ta.
-Tìm hiểu về ngành trồng trọt, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta.
-Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
-Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
-Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
-Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam A.
-Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
-Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
Ơ nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
-Đường bộ, sắt, biển, sông, hàng không.
-Gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra.
Tiết 6:Luyện từ và câu
Ôn tập tổng hợp
I/ Mục tiêu:
	ôn tập các kiến thức đã học trong học kì Ilàm được các bài tập có liên quan.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2-Luyện tập
Bài 1: ghép câu với loại quan hệ có trong bảng sau:
a.Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất ngày càng thưa vắng bóng chim.
1.quan hệ nguyên nhân -kết quả
ghép
b.Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn về tụ hội.
2.quan hệ tăng tiến
c.Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê em rợp bóng cây xanh.
3.quan hệ giả thiết kết quả
ÔNg em không những ươm đủ cây giống cho nhà trồng trên đồi mà còn cung cấp giống cho nhiều gia đình trong làng.
4.Quan hệ tương phản
Bài 2.Nối các nhóm từ ngữ ghi ở cột A với cột chữ ghi quan hệ của chúng ở cột B.
A
(1)xe đạp,xe chỉ, xe điếu
B
a.từ đồng âm
ghép
(2)tròn trặn,tròn trĩnh,tròn xoe;
b.từ đồng nghĩa
(3)ăn cơm,ăn dầu,ăn ảnh.
c.từ nhiều nghĩa
Bài 3. Đọc mẩu chuyện vui rồi trả lời câu hỏi.
Cô giáo:jem,danh từ trừu tượng là gì?
Jem:thưa cô,em không biết ạ.
Cô giáo:Ôi không thể được!Danh từ trừu tượng là tên một vật em có thể nghĩ được nhưng không thể sờ mó được.Nào, giờ thì hãy cho cô một ví dụ xem.
Jem:nhanh nhảu Thưa cô,cái que cời lửa nung đỏ ạ.
a/câukểcâuhỏi
câukhiến
câucảm.
3.Hướng dẫn HS làm bài 
4.Chấm chữa bài.
5.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. 
Tiết 7:Toán 
 Ôn tập về diện tích hình tam giác.
	I/ Mục tiêu:
-Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
-Giải được bài toán về hình tam giác.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài
2.2luyện tập.
Bài 1.cho tam giác có chiều cao bằng độ dài cạnh đáy tương ứng,biết tổng chiều cao và số đo cạnh đáy bằng 28cm.hãy tính diện tích tam giác trên.
Bài 2.Cho tam giác ABC,cạnh BC có độ dài là 32cm.Biết rằng nếu kéo dài cạnh BC thêm 4cm thì diện tích tăng thêm 52cm2.tìm diện tích tam giác ABC.
Bài 3.Tam giác ABC có diện tích 559cm2,cạnh đáy BCcó độ dài là 43cm.Hỏi nếu kéo dài BC thêm 7cm thì được một tam giác mới có diện tích là bao nhiêu?
3.Hướng dẫn HS làm bài 
4.Chấm chữa bài.
5.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. 

Tài liệu đính kèm:

  • dochang tuan 18.doc