Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I.Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

 -.hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe ,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK)

II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc :

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy - học:

· 1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ

2. Kiểm tra: sách vở, dụng cụ học tập của HS.

 

doc 43 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
 -.hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe ,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK)
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc : 
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ 
2. Kiểm tra: sách vở, dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn.
- Gv chốt và chia đoạn bài văn( 5 đoạn)
 + Đ1 : từ đầu thông võ nghệ.
 +Đ2 Hồi ấytrừ yêu tinh.
 + Đ3 Đến một cánh đồng.trừ yêu tinh.
 +Đ4 Đến một vùngbạn lên đường
 Đ5 Phần còn lại.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : Cẩu khây, tinh thông, vạm vỡ, chõ xôi
-Hướng dẫn Hs nghỉ hơi ở những câu văn dài : 
*Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/ để đắp đập dẫn nước vào ruộng.
* Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối/lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
-5 HS đọc nối tiếp lần haikết hợpø giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . 
- GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa.
-GV tổ chức đọc nhóm đôi.
 - vài nhóm thi đọc.
 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài: nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé:.
2: Tìm hiểu bài.
 1.HS đọc thầm đoạn 1: Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây:
.
2.Chuyện xảy ra vối quê hương Cẩu Khây
3.Cẩu khây đã đi diệt trừ yêu tinh cùng với ai?
4. Các người bạn của Cẩu Khây có những tài năng gì?:
* Qua bài nầy ca ngợi ai?
3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 5 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- Gv chốt cách đọc từng đoạn
Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: chín chõ xôi, lên mười, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai, quyết chí, giáng xuống, thụt sâu hàng gang tay, sốt sắng, hăm hở, hăng hái.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 ;2 theo nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. .
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Thực hiện chia đoạn bài văn.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Theo dõi cách nghỉ hơi ở những câu văn dài.
- HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc ngắt đúng giọng.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- HS đọc nhóm đôi,
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
.
+ Sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+ Tài năng:15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn- quyết trừ diệt cái ác
:+ Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
+3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .
+ Nắm Tay Đóng Cọc: có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. +Lấy Tai Tát Nước: có thể dùng tai để tát nước.
+ Móng Tay Đục Máng :có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
* HS nêu nội dung bàihọc
- 5HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận.
4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
	- Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.Mục tiêu:
 - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
 - Giải thích nguyên nhân gây ra gió. .
II.Đồ dùng dạy –học:
Gv: tranh, dụng cụ thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, que diêm, miếng giẻ, nhang.
Hs :Xem trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy –học:
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu về sự chuyển động của không khí.
- Yêu cầu Hs quan xác tranh và tìm hiểu xem : Khi nào thì chong chóng quay?Khi nào thì chong chóng không quay? Khi nào thì chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Yêu cầu các nhóm trưởng theo dõi, điều khiển các bạn trong nhóm: Hs các nhóm đứng thành vòng tròn, quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước . Quan sát và nhận xét chong chóng của mỗi người.
- Yêu cầu Hs trình bày những phát hiện của mình.
- Yêu cầu 3 Hs cầm chong chóng chạy trong vòng tròn cho các Hs khác cùng quan sát và nhận xét.
- Yêu cầu Hs nêu nhận xét.
- Gv chốt và rút ra kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Nếu gió thổi mạnh sẽ làm cho chong chóng quay nhanh. Nếu gió thổi yếu sẽ làm cho chong chóng quay chậm.Nếu không có gió tác động thời chong chóng sẽ không quay.
- Yêu cầu Hs nhắc các ý chính.
HĐ2 :Nguyên nhân gây ra gió.
- Yêu cầu Hs các nhóm 4 em báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm theo dõi phần hướng dẫn thí nghiệm trang 74 và thực hành.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
=> Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí .Không khí chuyển động tạo thành gió.
HĐ 3 : Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
- Yêu cầu các nhóm Hs đọc nội dung mục “ Bạn cần biết “ và các kết luận ở hoạt động 2 để giải thích : Vì sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Yêu cầu đại diện trình bày kết quả.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện nhận xét chéo lẫn nhau và bổ sung các ý
- Gv nhận xét và chốt : Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Ban ngày, phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước ở biển nên không khí chuyển động từ biển vào dẫn đến có hiện tượng gió thổi từ biển vào đất liền.Tuy nhiên, lại nguội nhanh hơn phần nước nên vào ban đêm có hiện tượng gió từ đất liền thổi ra biển.
=> Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngaỳ và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
- Yêu cầu Hs nhắc lại ý chính.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Các nhóm trưởng theo dõi, điều khiển các bạn trong nhóm. 
- Hs trình bày những phát hiện của mình.
-3 Hs cầm chong chóng chạy trong vòng tròn cho các Hs khác cùng quan sát và nhận xét.
- Nhắc các ý chính theo bàn.
- Các nhóm báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Theo dõi phần hướng dẫn thí nghiệm trang 74 và thực hành.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Theo dõi, thực hiện nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- Hs nhắc lại ý chính.
- Hs đọc nội dung mục “ Bạn cần biết “ và các kết luận ở hoạt động 2 và thực hiện giải thích : Vì sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Theo dõi, thực hiện nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- Hs nhắc lại ý chính.
4. Củng cố : - Gọi 1-2 em nhắc lại nội dung chính của tiết học.
	- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:- Yêu cầu HS học bài .Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Thứ hai, ngày 4, tháng 1, năm 2010
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1) 
 I. Mục tiêu
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn nhười lao động .
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng , giữ gìn thành quả lao động .: 
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi tình huống.
HS: Xem trước nội dung bài. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ:.
H. Vì sao phải yêu lao động?
H.Nêu một số hành động biểu hiện của yêu lao động
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài- ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung câu chuyện” Buổi học đầu tiên
- Yêu cầu từng cá nhân đọc thầm nội dung câu chuyện: Buổi học đầu tiên”
- Yêu cầu các nhóm bàn trao đổi nội dung của 2 câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu Hs các nhóm trình bày từng nội dung.
- Yêu cầu Hs các nhóm khác theo dõi và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- Gv chốt lại các nội dung chính ở từng nội dung: 
- Gv nhận xét, liên hệ giáo dục Hs luôn phải biết kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
HĐ 2: Vận dụng thực hành.
-Yêu cầu Hs theo dõi nội dung bài tập 1 trang 29
- Yêu cầu hs thực hiện cá nhân bài tập 1( Yêu cầu từng Hs nêu được trong những người được nêu thì ai là người lao động và giải thích rõ lí do)
- Yêu cầu một số cá nhân trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các cá nhân khác nhận xét và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Gv kết luận:Những người lao động trí óc :Bác sĩ, giám đốc công ti, nhà khoa học,  ... à a,b b 
 Công thức tính chu vi của 
 hình bình hành là: C D
P = ( a+ b) x 2 
- Yêu cầu Hs phát biểu thành lời : Muốn tình chu vi hình bình bành, ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2.
- Yêu cầu Hs vận dụng để tính chu vi của hình bình hành với các cạnh cho sẵn;
- Yêu cầu Hs thực hiện làm vào vở, 2 Hs lên bảng thực hiện.
- Gv theo dõi, nhận xét và sửa.
a= 8cm; b= 3cm
Chu vi hình bình hành : ( 8 + 3 ) x 2 = 22 (cm)
- Theo dõi, lắng nghe.
-1 Hs nêu yêu cầu bài tập 1/ 104
- Hs nhận dạng các hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác rồi nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
- Thực hiện ghi vào phiếu .
- Hs theo dõi và thực hiện nhận xét bài trên bảng.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Từng cá nhân thực hiện tính vào sách.
- Lần lượt Hs lên bảng thực hiện . 
- Hs nhận xét bài trên bảng.
- Hs trình bày cách thực hiện.
- 1 Hs lên bảng tóm tắt và giải.
- Theo dõi và nhắc lại nội dung.
- phát biểu thành lời công thức tính chu vi hình bình hành.
- Thực hiện nêu yêu cầu đề.
- Từng cá nhân thực hiện vào vở, 2 Hs thực hiện trên bảng lớp 
4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung bài
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm các bài tập 3b và BT4. 
 Chuẩn bị bài tiếp theo.
Thứ sáu , ngày 8, tháng 1, năm 2010
TẬP LÀM VĂN
	LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu :
 -Nắm vững hai cách kết bài (mỡ rộng và không mỡ rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật(BT1).
 _ Viết được đoạn kết bài mỡ rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ; Phiếu bài tập.
	 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp – Hát đầu giờ .
2. Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài - Ghi đề.
* Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm và sau đó lần lượt thực hiện từng nội dung của bài tập.
- Yêu cầu Hs đọc thầm lại các đoạn mở bài, trao đổi theo nhóm 3 em các yêu cầu của bài tập
- Gv phát phiếu bài tập, từng nhóm Hs ghi kết quả vào phiếu rồi trình bày. 1 nhóm thực hiện trên bảng phụ.
- Yêu cầu đại diện môt số nhómHs trình bày trước lớp . Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- GV nhận xét , ghi điểm cho Hs..
Đoạn kết bài : Má bảo :” Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền “. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Đây là kiểu kết bài mở rộng: lời căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2:
- Yêu cầu Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu Hs chọn một đề bài miêu tả(tả cái thước kẻ, tả cái bàn học, cái trống trường)
- Yêu cầu từng cá nhân thực hiện vào vở: Viết một kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn.
- Yêu cầu 2 Hs lên thực hiện trên bảng.
- Yêu cầu một số Hs trình bày trước lớp.
- Gv theo dõi và nhận xét, sửa trước lớp, tuyên dương
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 em đọc bài yêu cầu 1, lớp theo dõi, đọc thầm .
- Hs đọc đọc thầm lại các đoạn mở bài, trao đổi theo nhóm 3 em các điểm giống và khác nhau của các đoạn mở bài đó.
- Hs 2 dãy trình bày trước lớp . Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hs xác định trọng tâm của yêu cầu
- Hs chọn một đề bài miêu tả -- Cá nhân thực hiện vào vở.
-2 Hs lên thực hiện trên bảng.
- 3-4 Hs trình bày trước lớp.- Theo dõi, lắng nghe.
4. Củng cố:-Yêu cầu 2 Hs nhắc lại nội dung bài học.
	 Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào vở.
KĨ THUẬT
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA.
I. Mục tiêu: 
 - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 - Biết liên hệ thực tiển về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II.Chuẩn bị:
Gv và Hs sưu tầm một số tranh ảnh , một số laọi rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: - Nhận xét sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề bài.
HĐ1 : Tìm hiểu ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Yêu cầu Hs vận dụng vốn hiểu biết của mình để nêu ích lợi của rau, hoa đối với con người.
H. Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng này ở gia đình em? 
Gv chốt : Rau được dùng trong làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; Có nhiều loại rau khác nhau: có loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả. rau cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người( chất vi- ta- min và chất xơ) giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng; rau còn được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
H. Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn? Chế biến chúng thành những món ăn nào?
* Gv cung cấp thêm : Ngoài ra rau còn có thể đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm,
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trong SGK và nêu ích lợi của việc trồng hoa.
- Yêu cầu các Hs nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
* Gv chốt : hoa được trồng trong vườn, quanh nhà ở, công viên làm cho phong cảnh thiên nhiên đẹp và vui tươi hơn.Hoa được dùng để trang trí, làm quà tặng, thăm viếng.
 - Yêu cầu Hs trưng bày những tranh ảnh sưu tầm được về những vùng trồng nhiều rau, hoa và rút ra những nhận xét.
* Gv chốt : Trồng rau, hoa mang lại lợi ích kinh tế cao nên ngày càng nhiều gia đình trồng rau, hoa, nhất là ở những vùng ngoại thành và những nơi có điều kiện phát triển trồng rau, hoa như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa,
HĐ 2: Những điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Yêu cầu các nhóm ( bàn ) trao đổi câu hỏi sau:
Nước ta có những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai như thế nào cho cây rau và hoa phát triển quanh năm?
- Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý
 ( liên hệ với kiến thức Địa lí đã học )
- Gv nhận xét, chốt : Khí hậu nước ta thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa; Chúng có thể phát triển quanh năm hoặc có thể trồng theo từng mùa. ( Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại rau xứ lạnh)
Có nhiều loại rau, hoa tương đối dễ trồng : rau muống, rau cải, cải cúc, cảo xoong, xà lách,  Các loại hoa như hoa hồng, cúc, thược dược,
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Vận dụng vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi.
 Rau được dùng trong làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; rau cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người; rau còn được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
VD: cà chua, bắp cải, rau ngót,Chế biến thành các món ăn với cơm như: luộc, xào, nấu canh.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Hs trưng bày những tranh ảnh sưu tầm được về những vùng trồng nhiều rau, hoa và rút ra những nhận xét.
- Thực hiện trao đổi theo nhóm nội dung câu hỏi.
- 3-4 nhóm trình bày nội dung, các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý.
- Lấy ví dụ minh hoạ từng nội dung.
- Nhắc lại các ý chính 
4.Củng cố : - Yêu cầu Hs đọc nội ding phần ghi nhớ.
	- Liên hệ giáo dục Hs phải có ý thức học tập tốt để nắm vững những điều kiện , kĩ thuật để trồng, chăm sóc rau, hoa.
5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 19
I. Mục tiêu :
-Đánh giá các hoạt động tuần 19 nêu phương hướng, kế hoạch tuần 20
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. 
-Đoàn kết, giúp đỡ bạn. 
Nhận ra những sai phạm của mình và của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục các em có ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị :Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động :
A .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
	Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt.
 	Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân.
	Chi đội trưởng báo cáo tình chung của chi đội.
 	Các thành viên có ý kiến.
	Giáo viên tổng kết chung .
Hạnh kiểm : 
	Lễ phép với thầy cô giáo, hoà đồng cùng bạn bè.
	Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp.
	Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Học tập :
	Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập .
	Có tinh thần thi đua giành hoa điểm 10.
	Học tập chăm chỉ. Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến “
 Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
 	Thành, Thăng, Châu vẫn chưa chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp.
Hoạt động khác :
	Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
	Tham gia các hoạt động của trường.
	Thực hiện trực sao đỏ, trực thư viện tốt.
	Thực hiện tập trống đúng lịch .
	Tham gia tốt phong trào thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ; Đạt 52 kg.
B. . Nêu phương hướng tuần 20:
	Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 19 cố gắng phát huy hơn nữa ở tuần 20
	Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp.
	Thực hiện đi học chuyên cần .
	Duy trì phong trào hoa điểm mười và phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
	Thực hiện tốt An toàn giao thông.
	Tham dự đêm diễn văn nghệ gây quỹ khuyến học ngày 24/ 1/2006
	Vệ sinh trường lớp sạch sẽ trước khi nghỉ Tết.
	 Nghỉ Tết đúng lịch. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ trong thời gian nghỉ Tết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 lop 4(1).doc