Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy- học :

1) Mở đầu: Tiếng Việt 4, tập 2: gồm 5 chủ điểm: “Người ta là hoa đất”; “Vẻ đẹp muôn màu”; “Những người quả cảm”; “Khám phá thế giới”; “Tình yêu cuộc sống”.

2) Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”.

 - GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

 - HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài: 2 - 3 lượt.

 - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.

 - GV viết lên bảng từ khó, câu khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

 - HS luyện đọc theo cặp -> 1 HS đọc cả bài -> GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài:

 - HS đọc thầm 6 dòng đầu truyện, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:

 + Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?

 + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?

 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:

 + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?

 + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?

 - HS đọc lướt toàn truyện, tìm ý nghĩa của truyện.

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:

 - Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.

 - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Ngày xưa, ở bản kia.tinh thông võ nghệ”

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011
Tập đọc
 Tiết 37: Bốn anh tài
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. 
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy- học :
1) Mở đầu: Tiếng Việt 4, tập 2: gồm 5 chủ điểm: “Người ta là hoa đất”; “Vẻ đẹp muôn màu”; “Những người quả cảm”; “Khám phá thế giới”; “Tình yêu cuộc sống”.
2) Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”.
 - GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
 - HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài: 2 - 3 lượt.
 - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.
 - GV viết lên bảng từ khó, câu khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
 - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
 - HS luyện đọc theo cặp -> 1 HS đọc cả bài -> GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: 
 - HS đọc thầm 6 dòng đầu truyện, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
 + Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
 + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
 + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
 + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
 - HS đọc lướt toàn truyện, tìm ý nghĩa của truyện. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
 - Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.
 - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Ngày xưa, ở bản kia...tinh thông võ nghệ”
 + GV đọc diễn cảm đoạn văn -> HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + HS thi đọc trước lớp 
 + HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
* Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại chủ đề của truyện.
 - GV nhận xét tiết học.Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
––––––––––––––
Toán
Tiết 91: Ki- lô- mét vuông
 I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ki-lô-mét-vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét-vuông.
- Biết 1km2 =1000 000m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
II. Hoạt động dạy và học:
1) Hoạt động 1: Giới thiệu ki- lô- mét vuông. 
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, cánh đồng... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki- lô- mét vuông.
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh lớn về khu rừng, cánh đồng,  Đây là hình ảnh về khu rừng, cánh đồng rộng lớn, có cạnh đo bằng km, nên diện tích được tính bằng km2. Giả sử cánh đồng này là 1 hình vuông có cạnh 1 km thì diện tích là 1km2.
- GV giới thiệu và ghi bảng:
+ Ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki- lô- mét.
+ Nhiều em HS nhắc lại. 
+ GV Ki- lô- mét vuông viết tắt là : km2.
+ 1km2 =1000 000m2.
- HS nhắc lại 
 HS đọc xuôi: 1km2 = 1000 000m2; đọc ngược: 1000 000m2 = 1km2 
- GV đọc ki- lô- mét vuông viết tắt km2 - HS viết: ki- lô- mét vuông viết tắt km2. 
2)Hoạt động 2: 
 Thực hành : GV lần lượt hướng dẫn cho HS làm tập.
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.
- Một HS nêu bài toán. 
- Cả lớp làm bài vào vở - chữa bài.
Đọc số
Viết số
- Chín trăm hai mươi mốt ki - lô - mét vuông 
- Hai nghìn ki - lô - mét vuông 
- Năm trăm linh chín ki - lô - mét vuông 
- Ba trăm hai mươi nghìn ki - lô - mét vuông 
921 km2
2000 km2
509 km2
320000 km2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở. 
- Một em làm trên bảng phụ.
- Chữa bài - yêu cầu HS nêu cách đổi.
Bài 3: - HS đọc đề bài 
- Cả lớp suy nghĩ; làm bài vào vở 
- Một em làm trên bảng phụ
- Nhận xét, chữa bài.
Giải
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
 3 x 2 = 6 (km2)
 Đáp số : 6 km2 
Bài 4: Đánh dấu (x) vào ô trống đặt dưới số đo thích hợp.
- HS thảo luận theo cặp .
 - Một số HS nêu sự lựa chọn của mình. 
 - GV kết luậ :
+ Câu a- ý thứ nhất: Diện tích phòng học là 40 m2
 + Câu b - ý thứ ba . Diện tích nước Việt Nam là 33099 km2 
III. Củng cố, dặn dò: 
 - 2 HS Nhắc lại đơn vị đo diện tích vừa học, nêu quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đó.
 - GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––
Buổi chiều:
Kĩ thuật
Tiết 19: Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việctrồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh một số loại rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
2) Các hoạt động:
a. ích lợi của việc trồng rau, hoa:
 - Quan sát hình 1+ hỏi: Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa?
 HS : Dùng làm thức ăn trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
 Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
 Làm thức ăn cho vật nuôi.
 + Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
 + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
 HS : Luộc, xào, nấu 
 + Rau còn được sử dụng để làm gì? ( Bán, xuất khẩu,).
 - Quan sát hình 2 + hỏi: Nêu tác dụng và ích lợi của việc trồng hoa?
b. Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta:
 Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
 - Liên hệ : Nhiệm vụ của HS là phải học tốt.
 - GV tóm tắt nội dung chính của bài.
* Nhận xét, dặn dò: Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS. 
––––––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Tiết 18t: vị ngữ trong câu kể : ai làm gì?
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? 
II. Hoạt động dạy học:
A) Bài cũ:
B) Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HS làm bài tập. 
Bài 1: Hoc sinh đọc yêu cầu của bài tập.Tìm câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn phát biểu miệng. GV chốt lại lời giải đúng(Các câu 3, 4, 5, 6, 7).
Câu
Vị ngữ trong câu
3) Thanh niên đeo ngùi vào rừng.
4)Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 
5)Em nhỏ đùa vui trứơc sàn nhà.
6)Các cụ gìa chụm đầu bên những chén rượu cần. 
7) Các bà ,các chị sửa soạn khung cửi.
đeo ngùi vào rừng
giặt giũ bên những giếng nước. 
đùa vui trước sàn nhà
chụm đầu bên những chén rượu cần. 
sửa soạn khung cửi.
Bài 2: Một học sinh đọc đề. HS làm bài tập vào vở.
- GV chữa chữa bài.
Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng 
Bà em + kể chuyện cổ tích 
Bọ đội + giúp dân gặt lúa 
Bài 3: HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Ví dụ về một đoạn văn miêu tả: Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng, có mấy bạn đang túm nhau đọc truyện. Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó có mấy bạn nữ chơi nhảy dây.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. 
–––––––––––––
Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2011
Thể dục
Tiết 37: Đi vượt chướng ngại vật thấp.
Trò chơi :“ Chạy theo hình tam giác”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập RLTTCB và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1) Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học: Đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò chơi: “Bịt măt bắt dê”
- Chạy chậm theo vòng tròn.
2) Các hoạt động dạy học:
a) Bài tập RLTTCB:
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
- GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện, cho học sinh ôn lại các động tác.
- GV cho thực hiện 2-3 lần cự li 10-15 mét. 
 - GV cho HS tập theo tổ, chú ý bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong khi tập.
 b) Trò chơi vận động:Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”.
- GV nêu tên trò chơi.
- HS nhắc lại cách chơi.
 - GV giải thích ngắn gọn, nhắc HS khi chạy phải thẳng hướng, động tác phải nhanh, khéo léo, không được phạm quy.
 - Tổ chức cho HS chơi. 
3) Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay, hát.
- Đi theo vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu.
- Giáo viên cùng HS hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
–––––––––––––
Toán
Tiết 92: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS rèn kĩ năng:
 - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc thông tin trên biểu đồ cột.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ: Giáo viên, học sinh.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
GV tổ chức cho HS làm bài tập vào vở.
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài, sau đó trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận.
530 dm2 = 53000 cm2 ; 13dm229 cm2 = 1329 cm2 
84600 cm2 = 864 dm2 ; 9000 000 m2 = 9 km2 
10 km2 = 10 000 000 m2 
 * Chú ý dạng bài: 13dm2 29cm2 =  cm2
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- GV hướng dẫn HS nhận xét cách chuyển đổi của bài mẫu để nhận ra cách làm bài.
 - HS tự làm bài - Một HS làm trên bảng phụ. Sau đó, GV hướng dẫn HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
A) Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
 5 x4 = 20 (km 2)
b) Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
 Đổi 8000 m = 8 km
 8 x 2 = 16(km 2)
Bài 3: Viết vào ô trống.
 - Yêu cầu HS đọc đề, phát vấn để tìm hiểu bài toán đã cho.
 - HS tự làm bài (một em làm trên bảng phụ).
 - Chữa bài trên bảng phụ. Khi chữa bài, HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trtả lời đúng.
- HS đọc đề; Trình bày cách làm bài và khoanh vào chữ cái tương ứng với kết quả thích hợp.
- HS nêu kết quả - HS khác nhận xét; GV kết luận.
Giải:
Chiều rộng của khu đất là
: 3 = 1 ( km )
 Diện tích của khu đất là
 3 x 1 = 3(km 2)
 Đáp số : 3 km 2
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
––––––––––––
Luyện từ và câu
Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì ?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được b ... g 01 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 38: Luyện tập xây dựng kết bài trong
 bài văn miêu tả đồ vật
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II. Các hoạt động dạy - học :
1) Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc các đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học.
2) Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài tập 1: - Một em đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
 - Một em nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài đã học về văn kể chuyện.
 - HS đọc thầm bài Cái nón, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
 - HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV nhắc lại hai kiểu kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
Bài tập 2:
 - HS đọc 4 đề. Cả lớp suy nghĩ, chọn đề miêu tả.
 - HS làm bài vào vở bài tập. Mỗi em viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn, vài em làm ở bảng phụ.
 - HS tiếp nối nhau đọc bài viết, GV nhận xét.
 - GV treo bảng phụ để cả lớp nhận xét, sửa chữa.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà tiếp tục làm cho hoàn chỉnh.
––––––––––––
Toán
Tiết 95: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết đặc diểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy - học :
1) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài 1: HS nhận dạng các hình: Hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
Bài 2: 
 - HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng.
 - GV nêu yêu cầu, tất cả HS trong lớp tự làm bài -> 2 em đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a; b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành:
P = ( a + b ) x 2.
 Vài em nhắc lại công thức, diễn đạt bằng lời: Muốn tính chu vi hình bình hành, ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2.
 Sau đó cho HS áp dụng để tính tiếp phần a; b.
Bài 4: HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải.
HĐ2: Chữa bài.
 - HS trình bày bài làm của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
––––––––––––––
Khoa học
Tiết 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu các phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Phiếu học tập, ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
III. Các hoạt động dạy- học :
1) Kiểm tra bài cũ: Tại sao có gió? Vì sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
2) Các hoạt động:
HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
 - GV giới thiệu về người đầu tiên nghĩ về cách chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.
 - HS hoàn thành bài tập -> một số em trình bày -> chữa bài.
HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
HS quan sát hình 5; 6 và mục Bạn cần biết + hỏi:
 - Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
 - Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão? liên hệ địa phương.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
HĐ3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình”.
 - GV vẽ 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu. Các
nhóm HS thi nhau gắn chữ.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết.
––––––––––––
Hoạt động tập thể
Tiết 19: Sinh hoạt cuối tuần
 I. Yêu cầu cần đạt:
 - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại.
 - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
 II. Hoạt động dạy- học:
 HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 19.
 - GV nêu nhiệm vụ các tổ.
 - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 + Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
 + Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại.
 + Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt.
 + Nộp kết quả cho lớp trưởng.
 - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu.
 - GV nhận xét.
 + Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
 + Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
 HĐ 2: Kế hoạch tuần 20
 * Lớp trưởng nêu:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp.
 - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi
 - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp.
–––––––––––––
Buổi chiều:
Lịch sử
 Tiết 19: Nước ta cuối thời Trần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – Một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập của HS .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1) Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần?
 - Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
2) Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông- Nguyên. Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.2. Các hoạt động:
HĐ1:Thảo luận nhóm: Tìm hiểu tình hình đất nước cuối thời Trần. 
 - GV chia lớp theo nhóm 5.
 - HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
 - Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV.
 - Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, sau đó gọi một HS nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần.
 GV: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận, nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm
lăm le xâm lược nước ta.
HĐ2: Thảo luận cả lớp: Tìm hiểu nội dung “ Nhà Hồ thay thế nhà Trần”.
 - HS tìm hiểu SGK (phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Hồ Quý Ly là người như thế nào?
 + Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
 + Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
 + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
GV: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn.Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS về nhà ôn lại bài.
–––––––––––––
Luyên Tiếng Việt
Tiết 19t: Luyện tập làm văn
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS luyện viết hai cách mở bài (Trực tiếp, gián tiếp), hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật.
II. Các hoạt động dạy - học :
1)Kiểm tra bài cũ:
- Hai em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về hai cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- 2 em đọc các đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học.
2) Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài tập 1: - Một em đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
 - Một em nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài đã học về văn kể chuyện.
 - HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV nhắc lại hai kiểu kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
Bài tập 2: a) HS đọc yêu cầu đề bài. GV nhắc HS :
 + Chỉ viết mở bài tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc bàn học ở nhà.
 + Em phải viết hai đoạn theo hai cách khác nhau.
 - Mỗi em viết hai đoạn theo 2 cách vào vở bài tập.
 - GV gọi HS trình bày bài làm của mình.
 b) HS đọc yêu cầu đề bài: 
- HS làm bài vào vở bài tập. Mỗi em viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn, vài em làm ở bảng phụ.
 - HS tiếp nối nhau đọc bài viết, GV nhận xét.
 * Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà tiếp tục làm cho hoàn chỉnh.
–––––––––––
Thể dục
Tiết 38: Đi vượt chướng ngại vật thấp. 
Trò chơi: "thăng bằng"
 I. Yêu cầu cần đạt:
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp - Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở tương đối chủ động.
 - Học trò chơi:"thăng bằng" - yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II. Địa điểm - phương tiện:
 - Sân trường sạch - đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Còi - kẻ trước sân chơi, dụng cụ tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp:
1) Phần mở đầu:
 - Phổ biến nội dung, yêu cầu.
 - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV - xung quanh sân tập.
 - Đứng tại chổ xoay các khớp.
2) Phần cơ bản:
 a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thân thể cơ bản: 
 - Ôn tập hợp thành ngang, dóng hàng, quay sau.
 - Lớp trưởng điều khiển - GV sữa cho HS.
 + Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV.
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Mỗi em cách nhau 2m, đi xong quay về cuối hàng, chờ tập tiếp.
b. Trò chơi vận động: Học trò chơi "Thăng bằng".
 + GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
 + Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
 + 2 HS chơi thử.
 + Cho 4 đội cùng chơi một lượt - hết cả lớp, chọn ra người giỏi nhất thi tiếp một số lần nữa để chọn bạn giỏi nhất.
3) Phần kết thúc:
 - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn và hát.
 - Đứng tại chổ thả lỏng, hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài và nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(25).doc