Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Luyện từ và câu:

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ “AI LÀM GÌ ?” (Trang 6)

I. Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể : Ai làm gì? (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể: Ai làm gì ?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1), mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).

- Rèn kĩ năng viết.

- HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Một số phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoc kì II: Tuần 19
Ngày soạn: 28/ 12/2011	
Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012 ( Học bài thứ hai)
Hoạt động tập thể:
chào cờ đầu tuần
(Tổng đội soạn)
Tập đọc:
Bốn anh tài (Trang 4)
 Truyện cổ dân tộc Tày
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu.
- KNS: Nhận biết được tài năng, lòng nhiệt thành và sức khỏe cần thiết như thế nào đối với mỗi con người? Biết giúp đỡ, hợp tác cùng làm việc.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa, bảng ghi những câu, đoạn dài.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra: SGK
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4, tập II.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc: 
- Hát
- Đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
 - 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 * Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. 
? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng với những ai
- Cùng 3 bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
? Chủ đề của chuyện là gì
- Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây.
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm như sau:
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- Từng cặp HS đọc diễn cảm.
- 1 vài em thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán - Tiết 91:
Ki - lô - mét vuông (Trang 99)
I. Mục tiêu:
- Biết ki - lô - mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông.
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra: VBT
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô -mét vuông.
- GV dựa vào đồ dùng dạy học để giới thiệu: Ki- lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
- Hát
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông:
 + Ki- lô - mét vuông được viết tắt: km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2.
- HS: Vài em nhắc lại.
 b. Thực hành:
Bài 1:
- HS: Đọc kỹ yêu cầu và tự làm.
- Vài HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
 Chín trăm hai mươi mốt ki - lô - mét vuông: 921 km2.
 Hai nghìn ki - lô - mét vuông: 2 000km2 
 Bài 2: 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 1 km2 = 1 000 000 m2 ; 1m2 = 100 dm2 
 1 000 000 m2 = 1 km2 ; 5 km2 = 5 000 000 m2 
 Bài 3: (HS khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Tóm tắt và tự giải.
- HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
32 m2 49 dm2 = 3249 dm2
2 000 000 m2 = 2 km2
Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2.
Bài 4: (Phần a: HS khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài.
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a. Diện tích phòng học là: 40 m2
 b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
	Thể dục:
 (GV bộ môn soạn, giảng)
Khoa học :
 Tại sao có gió ? (Trang 74)
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét.
- HS ham tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 74, 75 SGK; chong chóng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Ghi nhớ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài: 
 b. Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
 * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Cả nhóm xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. Nhận xét xem chong chóng của mỗi người có bay không? Giải thích tại sao?
- Hát
- Các nhóm chơi chong chóng và tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay.
+ Khi nào chong chóng quay.
+ Khi nào chong chóng quay nhanh ,quay chậm.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo xem chong chóng của bạn nào quay nhanh, quay chậm và giải thích.
- GV kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió chong chóng không quay.
 c. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
 * Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió.
 * Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, đề nghị các nhóm đọc mục thực hành trang 74 SGK.
- Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: 
 => Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
 d. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
 * Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Làm việc theo cặp, đọc thông tin ở mục “Bạn cần biết” để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, đi đến kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài
Ngày soạn: 29/12/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012 (Học bài thứ ba)
Chính tả: (Nghe - viết)
kim tự tháp ai cập (Trang 5)
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
- Rèn kĩ năng viết.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Băng giấy viết nội dung bài 3a, 3b.	
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
 - GV nêu gương 1 số HS viết chữ đẹp.
3. Bài mới:
 a. GV giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
 - GV đọc bài chính tả cần viết.
- Hát
- Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ cần viết hoa, những từ dễ viết sai.
? Đoạn văn nói lên điều gì
- Ca ngợi Kim tự tháp là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
* THNDGDBVMT:
- HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
- GV nhắc HS ghi tên bài giữa dòng
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- Gấp SGK, nghe GV đọc bài để viết vào vở.
- GV đọc lại bài chính tả 1 lượt.
- HS: Soát lại bài.
- GV chấm 7 đ 10 bài.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa chữa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- GV nêu nhận xét chung.
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3 ,4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài.
- 3, 4 nhóm lên thi tiếp sức.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải.
- Sửa theo lời giải đúng: Sinh vật- biết - sáng tác- tuyệt mĩ- xứng đáng.
 Bài 3/ a: 
- Đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng.
- 3 HS lên bảng thi làm.
- GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Viết đúng
Viết sai
Sáng sủa
Sắp sếp
Sản sinh
Tinh sảo
Sinh động
Bổ xung
 4. Củng cố , dặn dò
- Tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập.
TiếngAnh:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Toán - Tiết 92:
Luyện tập (Trang 100)
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được các số đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Rèn kĩ năng làm toán.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - SGK, ND bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên làm lại bài tập 3 tiết trước.
- Hỏt
-1 HS: Lên bảng chữa bài tập.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: 
- HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
 530 dm2 = 53000 cm2; 84600 cm2 = 846 dm2 ; 10 km2 = 10 000 000 m2 ; 13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2 ; 300 dm2 = 3 cm2 ; 9 000 000 m2 = 9 km2
 Bài 2: (HS khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm cách giải.
 - GV cùng cả lớp nhận xét:
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
a. Diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20 (km2).
b. Đổi 8 000 m = 8 km.
Diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16 (km2)
Bài 3: (Phần a: HS khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
- 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào nháp.
- 1 em lên bảng giải.
Diện tích thủ đô Hà Nội theo số liệu năm 2009 là: 3 324,92 ki-lô-mét vuông.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a, Diện tích của Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng ; Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn Thành phố Hồ Chí Minh; Diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội. 
 b, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất. Thành phố Hà Nội có diện tích bé nhất.
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS đọc kỹ từng câu hỏi của bài toán và quan sát kỹ biểu đồ mật độ dân số để trả lời câu hỏi.
- Đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a. Hà Nội là th ... .
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 4.
- Hát
- 2 HS
- HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có: 
	Cạnh AB đối diện DC.
	Cạnh AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EKGH có
 Cạnh EG đối diện HK
 Cạnh EK đối diện GH
+ Hình tứ giác MNPQ có: 
 Cạnh MN đối diện PQ.
 Cạnh MQ đối diện NP
- Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
- 2 HS đọc
Cột 2: Diện tích là 182 dm2
Cột 3: Diện tích là 358 m2
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a, P = (8 + 3) x 2 = 22 cm
b, P = (10 + 5) x 2 = 30dm
Kĩ thuật:
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh họa, sưu tầm một số cây rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GV treo tranh hình 1SGK.
- Hát
- 2 HS nêu cách khâu đột thưa.
Quan sát để trả lời câu hỏi.
? Nêu ích lợi của việc trồng rau?
- Dùng làm thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, làm thức ăn cho vật nuôi.
? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
- Rau muống, rau dền, rau cải
? Rau được sử dụng như thế nào?
- Luộc, xào, canh
? Rau còn sử dụng làm gì?
- Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự.
- HS trả lời câu hỏi.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, kha năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- GV chia nhóm.
- Thảo luận nhóm theo nội dung 2 SGK.
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
- Khí hậu nóng, ẩm, thuận lợi cho rau, hoa phát triển.
+ Nêu những loại cây rau, hoa dễ trồng ở nước ta mà em biết?
- rau muống, cải cúc, cải xoong, xà lách, hoa hồng, hoa thược dược, cúc
=> Rút ra ND ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dũ:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Đọc ND.
 Ngày 4 tháng 1 năm 2012
 bgh duyệt
 Hà Thị Tố Nguyệt
Ngày soạn: 31/ 12/ 2011
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2012
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng mở bài 
trong bài văn miêu tả đồ vật (trang 10)
I. Mục tiêu:
 - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
 - Rèn kĩ năng viết.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ viết nội dung phần ghi nhớ về hai cách mở bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
 + Bài 1:
- Hát
- 2 HS
- 2 em nối nhau đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh tìm điểm giống và khác nhau của các đoạn mở bài.
- HS phát biểu ý kiến.
 - GV và cả lớp nhận xét, kết luận:
 * Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
 * Điểm khác nhau: Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
 Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
 + Bài 2:
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Mỗi em suy nghĩ viết vào vở 2 đoạn mở bài theo 2 cách.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình (đọc cả 2 kiểu).
 - GV và cả lớp nhận xét.
 - GV chấm điểm, bình chọn những bài viết hay nhất.
 VD: Mở bài (trực tiếp): 
 VD: Mở bài (gián tiếp): 
đ Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
đ Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. ở đó tôi có bố, mẹ và em thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và 1 góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
 4. Củng cố, dặn dò:
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, tập viết mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp.
Mĩ thuật:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Toán - Tiết 94:
Diện tích hình bình hành (trang 103)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
	- Rèn kĩ năng tính toán.
	- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng day - học: 
- Mảnh bìa có dạng như hình vẽ SGK.
- Giấy kẻ ô vuông.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS làm lại bài tập 3 tiết trước.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
 b. Hình thành công thức tính diện tích
 hình bình hành:
 - GV vẽ hình bình hành ABCD lên bảng và giới thiệu:
DC là đáy của hình bình hành.
AH là chiều cao của hình bình hành.
 - GV yêu cầu HS tính diện tích hình bình hành ABCD đã cho.
- Hát
- 1 HS
A
B
C
D
H
Độ dài đáy
 - GV gợi ý HS cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép lại thành hình chữ nhật (như SGK).
A
H
B
C
I
h
a
- HS: Cắt và ghép sau đó nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành.
 - Diện tích hình bình hành ABCD so với diện tích hình chữ nhật ABIH như thế nào?
- Hai hình này có diện tích bằng nhau.
SABIH là a x h.
Vậy SABCD là a x h.
 => Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo): 	S = a x h.
 c. Thực hành:
 + Bài 1:
 - Nhận xét, chữa bài.
 Diện tích các hình lần lượt là: 
 45 cm2 ; 52 cm2 ; 63 cm2
- Tự đọc yêu cầu và làm vào vở.
 + Bài 2: (HS khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 a. Diện tích hình chữ nhật là:
5 x 10 = 50 (cm2).
b. Diện tích hình bình hành là:
5 x 10 = 50 (cm2).
 + Bài 3: (Phần b: HS khá, giỏi)
 - Nhận xét, chữa bài.
- HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng làm.
Giải:
a. Đổi 4 dm = 40 cm.
Diện tích hình bình hành là:
40 x 34 = 1360 (cm2).
Đáp số: 1360 cm2.
b. Đổi 4 m = 40 dm.
Diện tích hình bình hành là:
40 x 13 = 520 (dm2)
Đáp số: 520 dm2.
 4. Củng cố, dặn dò:
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Nhắc lại nội dung bài.
Luyện từ và câu: 
Mở rộng vốn từ: tài năng (trang 11)
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng: tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người. (BT3, BT4)
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập, từ điển.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Làm bài 3.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 + Bài 1:
- Hát
- 1 em
- 1 em
 - 1 em đọc nội dung bài tập.
 - GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 cột.
 - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 a. Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
 b. Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
 + Bài2: 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập, HS suy nghĩ và đặt 1 câu hỏi với 1 trong các từ ở bài 1.
- 3 HS lên bảng viết câu của mình.
 - GV nhận xét.
 VD: Bùi Xuân Phái là một họa sỹ tài hoa.
 Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú.
- HS: Nối nhau đọc câu của mình.
 + Bài 3: 
- 1 em đọc yêu cầu của bài. Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- HS: Phát biểu ý kiến.
 - GV và cả lớp nhận xét, kết luận ý đúng:
	Câu a: Người ta là hoa đất.
	Câu b: Nước lã mà vã nên hồ.
	Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
 + Bài 4: 
- Đọc yêu cầu và hiểu theo nghĩa bóng các câu tục ngữ.
 - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Câu a: Người ta là hoa đất:
đ Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
 Câu b: Chuông có......mới tỏ.
đ Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. 
 Câu c: Nước lã ......mới ngoan.
 4. Củng cố - dặn dò:
đ Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
- HS: Nối nhau đọc câu tục ngữ mình thích và giải thích lý do.
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Khoa học - Tiết 38:
Gió nhẹ, gió mạnh. phòng chống bão (trang 76)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
 - Nêu cách phòng chống:
 + Theo dõi bản tin thời tiết.
 + Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
 + Đến nơi trú ẩn an toàn.
 - Rèn kĩ năng quan sát.
 - HS yêu thích khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
- Hát
 2. Kiểm tra:
 - Đọc bài học giờ trước.
 - Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS đọc.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cấp gió:
 * Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV).
- Một số HS lên trình bày.
 - GV chữa bài.
 c. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
 * Mục tiêu: Nói về thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
- Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
 + Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
 + Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
 d. Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình.”
 * Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ gió: gió nhe, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
 * Cách tiến hành:
 - GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng.
 => Bài học: (ghi bảng).
 * BVMT:
 - Địa phương em đã có những biện pháp gì để phòng chống bão?
- HS: 3- 4 em đọc bài học.
- HS liên hệ.
 4. Củng cố, dặn dò:
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien_t.doc