Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga

KIM TỰ THÁP AI CẬP

I. Mục đích – yêu cầu

- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập chính tả về âm đâu, âm dễ lẫn (BT2)

KNS: Giúp HS ý thức được nét đẹp của thiên nhiên vùng núi của nước ta từ đó thêm yêu môi trường thiên nhiên. (khai thác trực tiếp nội dung của bài).

II. Đồ dùng dạy học:

Giấy khổ to viết nội dung BT 2a.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 7/1/2012
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Tiết 37 BỐN ANH TÀI
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ thể hiện tài năng sức khỏe của 4 cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khuây (TLCH trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài học SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV gt 5 chủ điểm TV4 tập 2 như năng lực, tài trí của con người (người ta là hoa đất), biết rung cảm trước vẻ đẹp của TN, đ.nước, biết sống đẹp (vẻ đẹp muôn màu); có tinh thần d.cảm (những người quả cảm); ham thích du lịch, thám hiểm (khám phá TG); lạc quan, yêu đời (TY c/s)
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
GT chủ điểm “Người ta là hoa đất”
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a-Luyện đọc (11’)
* Chia đoạn: Chia bài thành 5 đoạn
GV chú ý nghe và sửa lỗi cách đọc của HS. HD HS hiểu rõ nghĩa của các từ được chú thích.
Đọc lần 2:
- Câu dài: “Đến một .... đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng”. Họ ngạc nhiên / thấy .. suối / lên một ..nhà.
- Luyện đọc theo cặp
* Đọc toàn bài.
G: Nêu giọng đọc, đọc mẫu toàn bài.
Chú ý nhấn giọng các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, lòng nhiệt thành của 4 cậu bé: chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi ...
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài (10 em). 1 em đọc chú giải.
- 5 HS đọc 5 đoạn (lần 2)
- HS đọc thầm, 2-3 em đọc to
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc cả bài (2 em)
b. HD HS tìm hiểu bài (12’).
- Y/c HS đọc câu hỏi và thảo luận nhóm. 
+ Câu 1(SGK)?
+Câu 2: (SGK)?
+ Câu 3 (SGK)? 
+ Câu 4 (SGK)?
* GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, đại diện nhóm khác nx, bổ sung.
C1:Cẩu khuây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức bằng trai 18. 15 tuổi tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết trừ diệt cái ác.
C2: Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến dân làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. 
C3: Cùng 3 bạn Năm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
C4: NTĐC có thể dùng tay làm vồ đóng cọc, ...
- HS ghi nội dung vào vở.
c. HD HS đọc diễn cảm (8’).
- Y/c HS đọc toàn bài.
Chú ý: đoạn 2 đọc nhanh, căng thẳng thể hiện sự căm giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác.
G: Nêu giọng đọc cả bài.
GV treo bảng phụ chép đoạn “Ngày xưa, ... diệt trừ yêu tinh” và đọc mẫu.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc.
GV+HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
- 5 HS đọc 
H: đọc nối tiếp đoạn trên bảng (4-5 em)
- HS đọc diễn cảm nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp (3 em)
D. Củng cố (2’)
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
G. củng cố nội dung bài và nhận xét tiết học
- HS trả lời ý cá nhân –> nhận xét.
H. Đọc toàn bài - nêu nd bài (1 em)
E. Dặn dò (1’)
- HS về kể chuyện cho người thân nghe..
- HS đọc trước bài đọc giờ sau.
----------------*************---------------
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
----------------*************---------------
Toán
 Tiết 91 KI-LÔ-MÉT VUÔNG (trang 99)
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2. Bước đầu chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Diện tích của HN năm 2009 là 3 324, 92 km2
- Dành cho HS K-G bài 3, phần a bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
1m2 là diện tích của hình ntn? 1m2 = ... dm2 
GV nhận xét, chữa bài
- 2 HS nêu. Cả lớp làm vào vở nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Hình thành kiến thức mới (10’).
* Ki-lô-mét vuông.
GV gt về km2 như SGK. 
- Ki-lô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km.
Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 
1km2 = 1 000 000m2 
Ví dụ: Diện tích thủ đô HN năm 2009 là 3 324, 92km2
- 2 HS nêu mối quan hệ giữa km2 và m2
- Cả lớp nhẩm lại và ghi nhớ 
- HS qs ảnh Hồ Gươm.
3. Thực hành (20’)
Bài 1: Viết số hoặc chữ vào chỗ trống
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm miệng và nêu kết quả trước lớp
GV nx, chữa bài
Đ.án: - 921km2
- 2000km2
- Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông
- Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét v
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1 HS nêu y/c
- HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích (2 em).
- Cả lớp nhớ lại kiến thức và làm bài vào vở. 3 em làm vào bảng nhóm
GV nx, chữa bài
Đáp án:
1km2 = 1 000 000m2 1m2 = 100dm2
1 000 000m2 = 1km2 5km2 = 5000000m2 
 32m2 49dm2 = 3249dm2
2 000 000m2 = 2km2 
Bài 4: (Dành cho HS K-G phần b)
- 1 HS nêu y/c
- GV HD cho HS nhận ra độ rộng của 1cm2, 1dm2, 1m2.
- HS tự làm bài vào vở. 1 em nêu miệng đ.án
GV nx, chữa bài.
a) 40m2
b) 330 991km2
Bài 3: (Dành cho HS K-G) 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- 1 HS nêu các bước giải.
1 em làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài giải
Diện tích của khu rừng hcn là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6km2
D. Củng cố (2’)
GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa km2 và m2 và nhận xét chung giờ học.
- HS nêu 1km2 = 1000 000m2
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Luyện tập”
----------------***************---------------
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Chính tả (nghe - viết)
Tiết 19 KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục đích – yêu cầu
- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả về âm đâu, âm dễ lẫn (BT2)
KNS: Giúp HS ý thức được nét đẹp của thiên nhiên vùng núi của nước ta từ đó thêm yêu môi trường thiên nhiên. (khai thác trực tiếp nội dung của bài).
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to viết nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ 
GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, cẩn thận trong kì I khuyến khích HS khác noi theo
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
Người chiến sĩ giàu nghị lực
2. HD HS nghe viết.
 a) HD HS nghe viết (4’)
- GV đọc mẫu bài chính tả
Từ dễ sai: lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, ..
Chú ý các tên riêng:Ai Cập
y/c HS nêu nội dung bài viết 
KNS: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, nhận ra nét đẹp kì vĩ của kim tự tháp.
- Cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài và tìm từ khó hay viết sai - viết vào bảng con một số từ.
+ Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
b) Viết chính tả (15’)
GV đọc từng câu.
Chú ý: Sau khi viết xong đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi trong bài.
H. nêu tư thế ngồi viết bài
- HS viết bài vào vở. soát bài
c) Chấm bài (5’)
GV chấm 5-7 bài và nêu nhận xét chung về lỗi cùng cách khắc phục.
- Đổi vở cho bạn kiểm tra chéo lỗi trên bài
c. HD HS làm bài tập 
Bài 2a: Chọn chữ viết đúng chính tả.
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài
- y/c HS đọc thầm và làm bài vào vở hoặc vbt
- 2 HS đọc lại bài chính tả đã hoàn chỉnh
- GV nx và chữa bài.
+ Có bao nhiêu em làm đúng?
Đ.án: ... sinh ... biết ... biết ... sáng ... tuyệt ... xứng ... 
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào VBT.
Bài 3a: Lựa chọn (5)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vbt 
GV viết các từ lên bảng, HS lên bảng gạch chân những từ viết sai. HS khác nhận xét, bổ sung, chữa sai.
- GV nx và chữa bài.
Đ.án: 
Từ ngữ viết đúng
Từ ngữ viết sai
Sáng sủa
Sắp sếp
Sản sinh
Tinh sảo
Sinh động
Bổ xung
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào VBT.
D. Củng cố (2’)
G. nhận xét tiết học
HS nêu lại nội dung tiết học
E. Dặn dò (1’)
- HS về xem lại lỗi trong bài của mình.
- Chuẩn bị bài học sau
----------------***************----------------
Toán
 Tiết 92 LUYỆN TẬP (Trang 100)
I. Mục đích – yêu cầu
- Chuyển đổi được các số đo diện tích 
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ.
HS K-G làm BT2, BT4, phần a Bt3
KNS: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Bài tập 2 (t.100)
GV nhận xét, chữa bài
- 3 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD thực hành (30’)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- 3 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp làm vào vở
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
530dm2 = 53 000cm2
13dm229cm2 = 1329cm2
84 600cm2 = 846dm2
300dm2 = 3m2
10km2 = 10 000 000m2
9 000 000m2 = 9km2
HS chữa bài đúng vào vở.
Bài 3: (Dành cho HS K-G phần a)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS trình bày bài giải, HS khác nx, chữa bài.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
a) HN> ĐN, ĐN<TP HCM, TP HCM <HN
b) HN có S lớn nhất, ĐN có S bé nhất
Bài 5: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- GV HD HS cách chia diện tích cho số người để biết mật độ trung bình.
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS trình bày bài giải, HS khác nx, chữa bài.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
a) HN là TP có mật độ dân lớn nhất 
b) Mật độ dân số ở TP HCM gấp khoảng 2 lần mật độ DS ở HP
Bài 2: (Dành cho HS K-G)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài vào vở.
GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
a) S khu đất có chiều dài 5km chiều ộng 4km là: 5 x 4 = 20 (km2)
b) Đổi 8000m = 8km
S khu đất là: 8 x 2 = 16 (km2)
Đáp số:a) 20km2, b) 16km2
Bài 4: (Dành cho HS K-G)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm
HS K-G tự làm bài vào vở. GV qs HD 
Chiều rộng của khu đất là:
3: 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất là: 3 x 1= 3 (km2)
Đáp số: 3km2
D. Củng cố (2’)
G: Củng cố kt bài học, nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Hình bình hành”
----------------***************----------------
Khoa học
Tiết 37 TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu
- Làm thí nghiệm để nhận ra kk chuyển động tạo thành gió
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
KNS: Áp dụng PP tích hợp đưa bài học vào thực tế hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. KTBC (4’)
- Nêu bạn cần biết (T.73)?
H+G: Nhận xét¸ bổ sung và cho điểm.
H: HS nêu (2 em)
C. Dạy bài mới
1. Gi ... kiến. 
GV+ HS nhận xét, kết luận ý đúng
Câu a, c là 2 câu ca ngợi tài trí của con người. Còn câu b là lời nx: muốn biết rõ một người, 1 vật phải thử thách, tác động, tạo điều kiện để người hoặc vật bộc lộ khả năng.
Bài 4: Chọn câu tục ngữ em thích (6)
- HS nêu y/c của bài.
- GV giảng nghĩa của từng câu
- HS làm việc cá nhân và nêu ý kiến (có giải thích vì sao?)
- GV chốt ý 
a) ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của TĐ
b) Có tham gia hđ, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
c) ca ngợi những người từ 2 bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
D. Củng cố (2’)
G. củng cố nội dung bài và nhận xét tiết học
E. Dặn dò (1’)
- HS về học thuộc 3 câu tục ngữ
- Chuẩn bị bài học sau.
----------------***************----------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 38 LT XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục đích – yêu cầu
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Y/c HS đọc mở bài (gt, tt) cho bài văn miêu tả cái bàn học.
GV nhận xét, bổ sung và cho điểm
- 2 HS đọc bài. HS khác nx
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD HS luyện tập (30’)
Bài tập 1: Đọc và TLCH 
- 1 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- 2 HS nêu thế nào là kết bài mr và không mr?
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân vào VBT
GV nghe, nx và bổ sung, hoàn chỉnh bài tập.
a) Đoạn kết: Má bảo: “ Có .....hết:
b) Đây là kết bài mở rộng.
Bài tập 3: Viết đoạn kết bài với các đề đã cho.
- 1 HS đọc đề bài 
+ Đề yêu cầu làm gì?
- HS chọn đề bài và viết vào vở hoặc vbt
- HS nối tiếp nhau đọc miệng đoạn kết của mình cho cả lớp nghe -> nx, sửa lỗi.
- GV+HS chọn 2-3 bài viết hay cho điểm
- HS trình bày (5 em)
D. Củng cố (1’)
GV nhắc lại nội dung và nhận xét tiết học
E. Dặn dò (1’)
- Cả lớp về nhà viết lại cho hoàn chỉnh đặc biệt là những em chưa hoàn thành. Chuẩn bị trước bài học giờ sau
----------------***************----------------
Toán
 Tiết 95 LUYỆN TẬP (trang 106)
I. Mục đích – yêu cầu
- Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
KNS: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
BT1, BT2 sgk (t.104)
GV chữa bài và cho điểm
3 HS nêu miệng kết quả BT1, 2 HS lên bảng làm BT2
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
Luyện tập
3. HD luyện tập (32)
Bài 1 Nêu tên các cặp cạnh đối diện 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nhận diện hình nào là hcn, ...
- 3 HS nêu miệng đáp án. Cả lớp làm vào vở
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
H1: canh AB đối diện cạnh DC, cạnh AD đối diện cạnh BC.
H2, 3 làm tương tự.
Bài 2: Điền vào ô trống (theo mẫu)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nhắc lại quy tắc tính S hbh.
- Cả lớp làm vào vbt
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
- HS làm bài vào vbt.
S= 14 x 13 = 182dm2
S = 23 x 16 = 368m2
Bài 3: Tính chu vi hbh (HS k-g làm phần b)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV vẽ hình bình hành ABCD lên bảng. giới thiệu chu vi hbh là P = (a+b) x 2 (a, b cùng đơn vị đo)
- GV HD HS nhắc lại công thức tính và quy tắc tính thông qua công thức P = (a+b) x 2
- Cả lớp tự làm vào vở. 2 HS nêu miệng cách làm và kết quả.
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
a) P = (a + b) x 2 = (8+3) x 2 = 22cm
b) P = (10+5) x 2 = 30dm
Bài 4: (Dành cho HS K-G) 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- HS làm bài vào vở
GV quan sát và giúp đỡ sửa sai trên vở của HS. 
Bài giải
S mảnh đất là: 40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000dm2
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài: “Phân số”
----------------***************----------------
Địa lý
 Tiết 19 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Mục đích – yêu cầu
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lich, ...
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ)
KNS: GD tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người VN 
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí TN VN
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (2’)
GV nhận xét bài kiểm cuối HKI
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Nội dung (28’) .
a) Hải phòng – thành phố cảng 
- Gv treo lược đồ, y/c HS lên bảng chỉ vị trí tỉnh HP và thành phố HP.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Hải phòng giáp với những tỉnh nào?
+ Từ HP đến các tỉnh khác bằng phương tiện gì?
+ HP có những đk TN thuận lợi nào để trở thành 1 cảng biển?
+ Qs tranh 2 và cho biết tranh vẽ gì?
- GV+ HS nx, bổ sung
- 1 HS đọc mục 1 (sgk)
- HS lên bảng chỉ (vài em)
- HS thảo luận nhóm 4 (5’) -> Tr.bày
+ giáp tỉnh HD, QN, TB
+ Ô tô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa.
+ Nằm bên bờ sông Cấm, thuận tiện việc ra, vào và neo đậu tàu biển. Có nhiều cầu tàu lớn, bãi rộng, nhà kho, ... 
+ Tranh 2 vẽ khu bãi chứa contener ...
b) Đóng tàu là ngành CN quan trọng của HP
+So với các ngành CN khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò nhn?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP.
+ Kể tên các sp của ngành đóng tàu 
GV+HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc mục 2 (sgk). Cả lớp đọc thầm và TLCH
+ ngành đóng tàu là ngành CN quan trọng nhất.
+ Bạch Đằng, Hạ Longm Hải Phòng.
+ Đóng mới, sữa chữa xà lan, ca nô, ... 
c) HP là trung tâm du lịch
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi.
+ HP có những đk nào để phát triển ngành dl?
GV nghe, nx và bổ sung.
- Cho HS thảo luận nhóm dựa trên kênh hình, kênh chữ trong bài và vốn hiểu biết cá nhân
- Đại diện nhóm trình bày kq thảo luận.
* Ghi nhớ (sgk t.115)
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê học ghi nhớ và chuẩn bị bài “Đồng bằng Nam Bộ”
----------------***************----------------
Sinh hoạt lớp 
Tuần 19
I Muc tiêu
- HS nghe và biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết yêu thương giúp đỡ bạn.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
2. Tổ trưởng các tổ đọc ưu khuyết điểm của tổ mình.
3. GV nhận xét chung các mặt.
a. ưu điểm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Nhược điểm:
- Vẫn còn một số HS lười học bài cũ: ..................................................................
- Không chú ý nghe giảng: ................................................................................................
- Giờ truy bài chưa thực sự nghiêm túc như: ......................................................................... 
c. Tuyên dương tổ và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
........................................................................................... ..................................
4. Kế hoạch tuần 20
- Ổn định tổ chức, nề nếp.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Thi đua giành nhiều điểm tốt.
- Phấn đấu 100% HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
5. Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát các bài hát ưa thích.
----------------***************----------------
Ôn Toán (buổi chiều)
 Tiết 19 LUYỆN TẬP 
I. Mục đích – yêu cầu
Giúp HS: - Ôn tập cách vẽ hình bình hành. 
- Tính được diện tích hình bình hành.
KNS: - Vẽ thành thạo hình bình hành.Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Thế nào là hbh. Nêu quy tắc tính S hbh
GV chữa bài và cho điểm.
2 HS nêu, cả lớp tự nhẩm lại
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Ôn tập – luyện tập
Bài 1 Đặt tính rồi tính (12’):
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm vào vở
- GV qs chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
Hình thứ 3.
Bài 2: Tính S?
- y/c HS thực hiện ra nháp rồi điền kết quả vào bảng
- GV qs chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
108cm
180cm2
478cm2
Bài 3: (Dành cho HS K-G)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm
- 1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vbt
- GV nhận xét và đưa ra đáp án chính xác
Bài giải
Diện tích mảnh bìa đó là:
14 x 7 = 98 (cm2)
Đáp số: 98 cm2
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Luyện tập”
----------------***************----------------
H®tt
TRÒ CHƠI: CHANH CHUA – CUA KẸP
I. Yêu cầu
- Giúp người chơi có phản xạ, xử lý nhanh.
- Rèn luyện tai nghe, hành động, tạo không khí vui.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu trò chơi
- Yêu cầu HS ổn định.
- Nêu tên trò chơi: Chanh chua – cua kẹp.
- Nêu nội dung: GV cho tập thể chơi học và hướng dẫn như sau:
+ GV hô “chanh”: người chơi đáp “chua”.
+ GV hô “cua”: người chơi đáp “kẹp”.
- Nêu cách chơi: 
+ Cứ hai HS gần nhau tay phải xòe ra, tay trái đặt lấy một ngón trỏ đặt trên lòng bàn tay phải của người bên cạnh.
+ GV hô “cua” thì đồng thời rút tay trái ra khỏi lòng bàn tay của người khác, tay phải nắm nhanh lại để giữ được tay của người bên cạnh.
- Nêu luật chơi:
+ Ai bị nắm ngón tay trái là thua.
+GV không hô “cua” đã nắm tay, giật tay trái là thua.
- Yêu cầu HS chơi thử.
- Cho cả lớp chơi trò chơi: Chanh chua – cua kẹp.
- Sau mỗi lần chơi GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Nhận xét và dặn dò.
- Ổn định.
- Nghe.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Nghe.
- Chơi thử.
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 19(3).doc