Giáo án Lớp 4 - Tuần 2, 3, 4 - Trường Tiểu Học 1 Hiệp Tù

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2, 3, 4 - Trường Tiểu Học 1 Hiệp Tù

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )

I . MỤC TIÊU

1 / Đọc thành tiếng

 * Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

 sừng sững giữa lối , lủng củng , phóng càng, béo múp béo míp , quang hẳn ,

 * Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .

 * Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .

2 / Đọc - Hiểu

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng ,

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .

II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

· Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 107 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2, 3, 4 - Trường Tiểu Học 1 Hiệp Tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I . MỤC TIÊU 
1 / Đọc thành tiếng 
 * Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
 sừng sững giữa lối , lủng củng , phóng càng, béo múp béo míp , quang hẳn , 
 * Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .
 * Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .
2 / Đọc - Hiểu 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng , 
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I / KIỂM TRA BÀI CŨ
_ Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
_ Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 .
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
_ Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
 ( 3 lượt ) .
_ Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
_ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải .
_ Đọc mẫu lần 1. 
b) Tìm hiểu bài : Hỏi :
+ Truyện xuất hiện thêm những nhân vật nào ?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ?
_ Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện , giúp đỡ Nhà Trò ?
Các em cùng học bài hôm nay .
* Đoạn 1 :
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu “ sừng sững ” , “ lủng củng ” nghĩa là thế nào ? 
_ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 1 .
* Đoạn 2 :
_ Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
_ Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ? 
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ? 
_ Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng .
* Đoạn 3 
_ Yêu cầu 1 HS đọc .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn , bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì ? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 3 .
_ Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+ GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho HS đọc .
_ Đại ý của đoạn trích này là gì ? 
_ Ghi đại ý lên bảng .
c) Thi đọc diễn cảm 
_ Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
_ Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
_ GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc . Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng .
_ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm . GV uốn nắn , sữa chữa cách đọc .
_ Cho điểm HS .
3 . CỦNG CỐ ,DẶN DÒ 
_ Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ? 
_ Nhận xét tiết học .
_ Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực , giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức bất công .
_ Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
_ HS lên bảng thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . 
_ Em hình dung cảnh Dế Mèn trừng trị bọn nhện độc ác , bênh vực Nhà Trò .
_ HS đọc theo thứ tự : 
 + Bọn Nhện hung dữ . 
 + Tôi cất tiếng .giã gạo .
 + Tôi thét .quang hẳn .
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp , HS cả 
lớp theo dõi bài trong SGK .
_ 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp . HS cả lớp theo dõi trong SGK .
_ Theo dõi GV đọc mẫu .
+ Bọn nhện .
+ Để đòi lại công bằng , bênh vực Nhà Trò yếu ớt , không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu .
_ Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng : Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường , sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . 
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ . 
+ Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình .
_ Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
_ 2 HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện . Thấy vị chúa trùm nhà nhện , Dế Mèn quay phắt lưng , phóng càng đạp phanh phách .
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “ chóp bu bọn này , ta ” để ra oai .
+ Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng , đanh đá , nặc nô . Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo . 
_ Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
_ 2 HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn thét lên , so sánh bọn nhện giàu có , béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo , kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt . Thật đáng xấu hổ và còn đe dọa chúng .
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cả bọn cuống cuồng chạy dọc , chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối .
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng , rối rít vì quá lo lắng . 
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải .
_ HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ HS tự do phát biểu theo ý hiểu .
_ Giải nghĩa hoặc đọc .
_ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh . 
_ HS nhắc lại đại ý . 
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
_ Đoạn 1 : Giọng chậm , căng thẳng , hồi hộp . Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ , đanh thép , dứt khoát như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê .
_ Đánh dấu cách đọc và luyện đọc .
Ví dụ đoạn văn sau :
_ 5 HS luyện đọc .
-1 HS đọc.
- Lớp theo dõi
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
 I / MỤC TIÊU 
Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ Nàng tiên Ốc.
Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện .
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 . KIỂM TRA BÀI CŨ:
_ Gọi 3 HS kể lại câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể 
_ Nhận xét cho điểm từng HS 
2. DẠY HỌC BÀI MỚI 
a) Giới thiệu bài 
b) Tìm hiểu câu chuyện 
_ GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
_ Gọi HS đọc bài thơ 
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
 + Bà lão nghèo làm gì để sống ? 
 +Con Ốc bà bắt có gì lạ ? 
 + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ? 
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Từ khi có Ốc , bà lão thấy trong nhà có gì lạ? 
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi 
 + Khi rình xem , bà lão thấy điều gì kì la? 
+ Khi đó , bà lão đã làm gì ? 
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ? ï 
c) Hướng dẫn kể chuyện 
_ Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ?
_ Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1 
_ Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . 
_ Kể trước lớp : Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể .
d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
_ Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
_ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
_ Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp .
_ Cho điểm HS kể tốt .
e) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
_Yêu càu HS thảo luận cặp đôi ý nghĩa câu chuyện 
_ Gọi HS phát biểu 
3 . CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 _ Câu chuyện nàng tiên Ốc giúp em hiểu điều gì ? 
_ Em có kết luận như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ?
 _ Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu.
_ 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện 
_ 1 HS kể lại toàn bộ truyện và nêu ý nghĩa của truyện 
_ Lắng nghe
_ Lắng nghe
_ 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn thơ , 1 HS đọc toàn bài 
 + Bà kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc 
 + Nó rất xinh ,vỏ biêng biếc xanh , không giống như ốc khác 
 + Thấy Ốc đẹp ,bà thương không muốn bán , thả vào chum nước 
_ Đi làm về , bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ , đàn lợn đã được cho ăn , cơm nước đã nấu sẵn , vườn rau đã nhặt cỏ sạch 
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra 
 + Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc , rồi ôm lấy nàng tiên 
 + Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau . Họ yêu thương nhau như hai mẹ con 
_ Là em đóng vai người kể kể lại câu chuyện , với câu chuyện cổ tích bằng thơ này , em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ 
_1 HS khá kể lại , cả lớp theo dõi 
_ HS kể theo nhóm 
_ Đại diện các nhóm lên bảng trình bày . Mỗi nhóm kể 1 đoạn 
 + Nhận xét lời kể của bạn theo cá tiêu chí 
_ Kể trong nhóm 
_ 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
_ Nhận xét  ... của nước Âu Lạc .
 -GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.
 -Người Aâu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )
 -GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN  phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc .
 -GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận :
 +Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ?
 +Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ?
 -GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố,Dặn dò :
 -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung .
 -GV tổng kết và GDTT.
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : -Nhận xét tiết học .
-HS hát 
-3 HS trả lời 
-HS khác nhận xét, bổ sung 
-HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô £ trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt .
-cho 2 HS lên điền vào bảng phụ .
-HS khác nhận xét .
-HS xác định .
-Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châulà vùng rừng núi, nước Aâu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
-Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
-Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh .
-HS đọc.
-Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả .
-Vì người Aâu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.
-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang .
-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
-3 HS dọc .
-Vài HS trả lời .
-HS khác nhận xét và bổ sung .
Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
I . MỤC TIÊU. 
Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn 
Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn , sinh động . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
Giấy khổ to + bút dạ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I / KIỂM TRA BÀI CŨ 
_Gọi 1 HS trả lời câu hỏi:Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào ?
_ Nhận xét và cho điểm từng HS . 
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
2 .Hướng dẫn làm bài tập 
 a) Tìm hiểu ví dụ 
_ Gọi HS đọc đề bài 
_ Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật , bà mẹ ốm , người con , bà tiên. 
_ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
_ Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
_ GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
_ Gọi HS đọc gợi ý 1. 
_ Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
 1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
 2 . Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
 3 . Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
 5 . Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
 Gọi HS đọc gợi ý 2 
_ Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ,người con gặp những khó khăn gì ? 
 4. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
 5.Cậu bé đã làm gì ? 
c) Kể chuyện 
_Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
_ Kể trước lớp 
_ Gọi HS tham gia thi kể . Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2 .
_ Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
_ Nhận xét cho điểm HS. 
III / CỦNG CỐ – DẶN DÒ
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
_ 1 HS trả lời câu hỏi .
_ 1 HS kể lại 
_ 2 đến 3 HS đọc .
_ Lắng nghe .
_ 2 HS đọc đề bài 
_ Lắng nghe 
_ ..lí do xảy ra câu chuyện , diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
_ lắng nghe 
_ HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
_ 2 HS đọc thành tiếng. 
_ Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
 + Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 
 + Người con thương mẹ , chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm . Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu ./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 
 + Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo , lội suối tìm loại thuốc quý ./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình ./ 
 + Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng . Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt ./ Người con đành chấp nhân cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
 + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu ./ 
_ 2 HS đọc thành tiếng 
_ Trả lời 
 + Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc ./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả . Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu ? 
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường , đánh rơi một túi tiền ./ 
 + Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở . Cậu đón đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh . Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu . Cậu chạy theo và trả lại cho bà ./
_ Kể chuyện theo nhóm , 1 HS kể , các em khác lắng nghe , bổ sung , góp ý cho bạn 
_ 8-10 HS thi kể 
_ Nhận xét 
_ Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
Bài :3 Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết :Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
 -Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân .
 -Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sx của con người.
 - Cĩ ý thức bảo vệ giữ gìn và khai thác khống sản trong tự nhiên hợp lý.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản  (nếu có ) .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 -Cho HS chuẩn bị tiết học .
2.KTBC :
 -Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 -Kể tên một số lễ hội , trang phục và phiên chợ của họ .
 -Mô tả nhà sàn và giải thích taị sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở ?
 GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Trồng trọt trên đất dốc :
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục 1, hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
 -GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Cho HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau :
 +Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ?
 +Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
 +Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang ?
 GV nhận xét ,Kết luận .
 2/.Nghề thủ công truyền thống :
 *Hoạt động nhóm :
 - GV chia lớp thảnh 3 nhóm .Phát PHT cho HS .
 -GV cho HS dựa vào tranh ,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau : 
 +Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS .
 +Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm . 
 +Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
 GV nhận xét và kết luận .
 3/.Khai thác khoáng sản :
 * Hoạt dộng cá nhân :
 - GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên một số khoáng sản có ở HLS .
 +Ở vùng núi HLS ,hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
 +Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân .
 +Tại sao chúng ta phải bảo vệ ,giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
 GDMT trong cuộc sống cho HS
 +Ngoài khai thác khoáng sản ,người dân miền núi còn khai thác gì ?
 GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu hỏi .
4.Củng cố :
 GV cho HS đọc bài trong khung .
 -Người dân ở HLS làm những nghề gì ?
 -Nghề nào là nghề chính ?
 -Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở HLS .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 - GV tổng kết bài .
 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :Trung du Bắc Bộ .
 -Nhận xét tiết học 
-Cả lớp chuẩn bị .
-3 HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bôû sung .
-HS dựa vào mục 1 trả lời :ruộng bậc thang thường được trồng lúa,ngô, chè và được trồng ở sườn núi .
-HS tìm vị trí .
-HS quan sát và trả lời :
 +Ở sườn núi .
 +Giúp cho việc giữ nước ,chống xói mòn .
 +Trồng chè, lúa, ngô.
-HS khác nhận xét và bổ sung .
-HS dựa vào tranh ,ảnh để thảo luận .
-HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời :
 +A-pa-tít, đồng,chì, kẽm 
 +A-pa-tít .
 +Quặng a-pa-tít dược khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá tạp chất) .Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp .
 +Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp .
 +Gỗ, mây, nứavà các lâm sản quý khác .
-HS khác nhận xét,bổ sung. 
-3 HS đọc .HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
Ký, duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 345 co THMT.doc