Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Văn Luận - Trường tiểu học Bình Thắng B

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Văn Luận - Trường tiểu học Bình Thắng B

Môn:Tập đọc

BÀI 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)

I.MỤC TIÊU:

- HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói & suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)

- Hiểu các từ ngữ trong bài

+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

- Luôn có tấm lòng nghĩa hiệp, không đối xử bất công, ăn hiếp những bạn yếu đuối hơn mình.

II.CHUẨN BỊ:

 - GV: Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Văn Luận - Trường tiểu học Bình Thắng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN: II Từ ngày 24 Đến ngày 28 / 8 / 2009
THỨ 
MÔN 
TÊN BÀI
2
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Toán 
Các số có sáu chữ số 
Lịch sử
Sử dụng bản đồ 
Đạo đức
Thực hành : Trung thực trong học tập
CC
Chào cờ đầu tuần
3
Chính tả
Nghe viết : Mười năm cõng bạn đi học 
Toán
Luyện tập 
LTVC
MRVT :Nhân hậu –Đoàn kết 
Âm nhạc
Học hát : Em yêu hòa bình 
Thể dục
Quay phải , quay trái , dàn hàng, dồn hàng TC : thi xếp hàng nhanh
4
Địa lí
Dãy núi Hoàng Liên Sơn 
Toán
Hàng và lớp
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Khoa học 
Sự trao đổi chất ở người 
Mĩ thuật 
Vẽ theo mẩu : Hoa lá 
5
Tập đọc 
Truyện kể nước mình 
Toán
So sánh các số có nhiều chữ số 
TLV
Kể lại hành động của nhân vật 
Khoa học 
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn 
Thể dục 
Động tác quay sau TC : nhảy đúng nhảy nhanh
6
LTVC
Dấu hai chấm 
Toán 
Triệu và lớp triệu 
TLV
Tả ngoại hình của N /V trong bài văn kể truyện 
Kĩ thuật 
Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu ,thêu .
SHL
Sinh hoạt chủ nhiệm
Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng
Thứ hai ngày  tháng  năm 2009
 Môn:Tập đọc 
BÀI 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)
I.MỤC TIÊU:
- HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói & suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)
Hiểu các từ ngữ trong bài
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 
Luôn có tấm lòng nghĩa hiệp, không đối xử bất công, ăn hiếp những bạn yếu đuối hơn mình.
II.CHUẨN BỊ:
 - GV: Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.LÊN LỚP: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp:(1/)
2.KTBC:(4/ ) 
GV yêu cầu 1 HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1), nêu ý nghĩa truyện 
GV yêu cầu 1 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a,Giới thiệu bài:(1/ )
b.Bài giảng:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc (10/)
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý các từ ngữ dễ phát âm sai: lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp. ; nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các cụm từ
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3:yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi
Bước 4: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 5: GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10/)
-Phương pháp:Đàm thoại, giảng giải.
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý: Để bắt được một kẻ nhỏ bé & yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí như thế là rất kiên cố & cẩn mật.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
GV nhận xét & chốt 
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
GV treo bảng phụ
Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (8/ )
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Từ trong hốc đá phá hết các vòng vây đi không?)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4.Củng cố : (4 /)
GV chốt ý rút ra nội dung bài, liên hệ GDHS
5.Dặn dò: (1/)
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình
HS đọc bài & nêu ý nghĩa câu chuyện
HS đọc thuộc lòng bài thơ 
HS nhận xét
Phương pháp:Thực hành,giảng giải.
HS nêu:
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện)
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục của câu chuyện)
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
 - HS luyện đọc theo nhóm đôi
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
HS đọc thầm đoạn 2
Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh
Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô - Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh HS đọc thầm đoạn 3
Dế Mèn vừa phân tích vừa đe doạ bọn nhện
HS theo dõi bảng phụ để thấy sự so sánh của Dế Mèn
Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối
-Phương pháp:Thực hành.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
HS nêu , đọc nội dung bài
-Học sinh về học bài,chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Môn:Toán
BÀI 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU:
-HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị liền kề: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục.
-Biết viết & đọc các số có tới sáu chữ số.
-Biết áp dụng kiến thức toán học vào thực tế
II.CHUẨN BỊ:
 - GV : Bảng phóng to tranh vẽ (trang 8)
 - HS:VBT,sgk
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp:(1/) 
2.KTBC:(4 /) Bài:”Biểu thức có chứa một chữ (tt)”
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: (1/)
b.bài giảng:
Hoạt động1: Số có sáu chữ số.(14/ )
a.. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
GV treo tranh phóng to trang 8
Yêu cầu HS nêu quan hệ liền kề giữa đơn vị các hàng liền kề
b. Giới thiệu hàng trăm nghìn
GV giới thiệu:
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
 1 trăm nghìn viết là 100 000 
c. Viết & đọc các số có 6 chữ số
GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn
Sau đó gắn các tấm 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm: có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,. Bao nhiêu đơn vị? 
GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516
Số này gồm có mấy chữ số?
GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị
GV hướng dẫn HS viết số & đọc số.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: (4 /)
a)GV kẻ bảng lên phân tích mẫu
b)GV đưa hình vẽ như SGK lên
Bài tập 2: (4/ :
Cho HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả 
Bài tập 3: (4/ ):
Cho HS chơi trò chơi “truyền điện"
Bài tập 4: (4/ )
Cho HS viết các số tương ứng vào vở
4.Củng cố :(1/)
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả toán”
Cách chơi: GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở.
5.Dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS sửa bài
HS nhận xét
Phương pháp: Đàm thoại ,giảng giải ,thực hành.
HS nêu
HS nhận xét:
HS nhắc lại
HS xác định
Sáu chữ số
HS xác định
HS viết & đọc số
Phương pháp :Thực hành.
HS nêu kết quả vào ô trống
523453
-HS làm bài vào PHT
-Hs chơi trò chơi ,lần lượt từng em đọc
-Hs làm vào vở
63.100, 723.930 , 943.103, 860.370
HS tham gia trò chơi
-HS về học bài làm bài.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Môn:Lịch sử
Bài 2 : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt)
I.MỤCTIÊU:
- HS biết cách sử dụng bản đồ :đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải,tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ 
-HS biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản:nhận biết vị trí , đặc diểm của đối tượng trên bản đồ , dựa vào kí hiệu màu sắùc phân biệt độ cao , nhận biết núi , cao nguyên , đồng bằng , vùng biển .
- Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính Việt Nam.
 -HS:SGK,VBT
III. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp:(1/ )
2.KTBC:(4 /) Bài”Bản đồ”
- Bản đồ là gì?
- Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Bản đồ thể hiện những đối tượng nào?
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: (1 /)
b.Bài giảng:
3.Cách sử dụng bản đồ
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân (8 /)
Bước 1:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ có ý nghĩa gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
+ Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 3 (bài 2) & giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia
Bước 2:
- GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
4.Bài tập
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (9 /)
GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp(8 /)
-Phương pháp:Thực hành.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
- Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. (hỗ trợ học sinh yếu)
4.Củng cố (3 /)
- G ... t vào bảng con số mười triệu.
GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số một trăm triệu.
GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó?
GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
Hoạt động 2: Thực hành 15’
Phương pháp:Thực hành.
Bài tập 1:
Goị HS nêu miệng 
Bài tập 2:
GV treo bảng bài tập lên bảng cho HS viết lần lượt các số vào bảng con 
Gọi 1 em lên bảng làm bài
Bài tập 3:
GV đọc số cho HS viết bảng con YC HS nêu số chữ số 0 
Bài tập 4:
GV đưa bảng BT4 lên gọi HS lần lượt lên điền 
4.Củng cố 5’
Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó.
5.Dặn dò: 1’
Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu (tt)
Làm bài 2, 3 trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS viết
HS đọc: một triệu
Có 7 chữ số, có 6 chữ số 0
HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
Vài HS nhắc lại
Lớp triệu
HS làm bài
Một triệu , hai triệu ,ba triệu ,bốn triệu mười triệu 
HS nhận xétsửa bài
HS làm bài
Kết quả đúng : 30 000 000 , 40 000 000 ,. . . 80 000 000 , . . .
100 000 000 , 300 000 000 .
HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
15 000 , 350 000 , 600 000 , 1 300 , 50 000 , 7 000 000 , 36000 000 , 900 000 000
HS sửa
HS làm bài 
Nhận xét sửa sai
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Môn: Tập làm văn
Bài 4: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU:
HS hiểu: trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật, nhất là các nhân vật chính, là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật.
Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật của một truyện vừa đọc. Đồng thời biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật & ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
 - Yêu thích văn học 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình Nhà Trò – bài 1 (phần nhận xét)
Phiếu đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập)
VBT
III. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp: 1’
2.KTBCõ: 5’Kể lại hành động của
nhân vật
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ trong bài?
Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những phương diện nào?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 1’
Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu & làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
b.Bài giảng:
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét 10’
Yêu cầu HS đọc đề bài
1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc các yêu cầu 1 & 2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
GV yêu cầu từng HS ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2
HS trao đổi, nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc.
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV: rút ra bài học , ghi bảng 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 18’
Bài tập 1: 
Yêu cầu HS đọc đề bài & xác định yêu cầu của đề bài.
Yêu cầu HS nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch.
Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé?
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc đề bài
Yêu cầu HS đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc
GV chốt: Khi kể lại truyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, nên chọn tả ngoại hình của nhân vật nàng tiên & bà lão. Vì nàng tiên Ốc là nhân vật chính. Tả hình dáng của nàng góp phần quan trọng thể hiện tính cách dịu dàng, nết na, lòng biết ơn của nàng với bà lão nhân hậu, biết thương yêu từ con ốc bé nhỏ thương đi. Cần tả ngoại hình của bà lão để làm nổi bật sự vất vả, tần tảo nhưng tấm lòng rất phúc hậu, nhân từ của bà.
4.Củng cố – Dặn dò:3’
Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
GV nói thêm: Khi tả nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc.
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung đã học.
Chuẩn bị bài: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
2 HS nhắc lại
HS trả lời
HS nhận xét
Phương pháp:Thực hành,giảng giải.
Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau:
+ Sức vóc: gầy yếu như mới lột.
+ Thân mình: bé nhỏ
+ Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở.
+ Trang phục: người bự những phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
Câu 2: Ngoại hình của nhân vật Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị.
Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật.
Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chụi đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
Học sinh đọc
Phương pháp:Thực hành.
Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ
1 SH đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc
HS trao đổi, nêu kết luận.
2, 3 HS thi kể. 
Cả lớp nhận xét cách kể của bạn có đúng với yêu cầu của bài không.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Bài 1 : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
TIẾT 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV hệ thống lại các kiến thực trọng tâm của tiết học trước.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Để giúp các em khắc sâu kiến thức bài học của tiết học tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành tiết 2 bài : Vật liệu , dụng cụ cắt, khâu, thêu.
-GV ghi tựa bài lên bảng
b.Hoạt động Dạy – Học: 
-Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (SGK ) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK. 
-GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu ( kim được làm bằng kim loại cứng , có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc . Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim . Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ)
-Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c ( SGK ) để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định HS đọc nội dung b mục 2 (SGK) , có thể gọi 1-2 HS khác lên bản thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. 
-GV và HS khác nhận xét . 
Lưu ý : 
+Chọn chỉ có kích thước của sỡi nhỏ hơn lỗ ở đuôi kim . Trước khi xâu cần vuốt nhọn đầu sợi chỉ. Khi đầu sợi chỉ qua được lỗ kim thì kéo đầu sợi chỉ một đoạn bằng 1/3 sợi chỉ nếu khâu chỉ một, còn khâu chỉ đôi thì kéo cho 2 đầu sợi chỉ bằng nhau. 
-GV vừa nêu những đặc điểm vừa thực hiện thao tác minh hoạ để HS biết cách xâu chỉ và vê nút chỉ. 
-GV có thể thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ nhưng vê nút chỉ qua mắt vải . Sau đó rút kim , kéo sợi chỉ tuột ra khỏi mảnh vải để HS thấy được tác dụng của vê nút chỉ.
*Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
-Trong quá trình thực hành, GV đến các bàn quan sát ,chỉ dẫn hoặc giúp đỡ thêm những em cón lúng túng. 
-Đánh giá kết quả thực hành: GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ. HS khác nhận xét các thao tác của bạn. 
-GV đánh giá kết qủa học tập của một số HS. 
4Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe
-Lắng nghe. 
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và các sử dụng kim : 
-HS quan sát hình 4 (SGK ), kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS lắng nghe. 
-Quan sát, đọc theo yêu cầu. 
-2 HS khác lên bản thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.HS nêu :
+Vê nút chỉ ( gút chỉ ) bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào đầu sợi chỉ dài hơn . Sau đó quấn một vòng chỉ quanh ngón tay trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ để vê cho đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng chỉ ra đầu ngón trỏ. Có thể nút chỉ bằng cách làm thành vòng chỉ ở cuối sợi chỉ. Sau đó luồn chỉ qua và thắt nút. Cách nút chỉ này đơn giản nhưng chỗ thắt nút nhỏ nên dễ bị tuột. 
-Lắng nghe.
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS thực hành 
xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. 
GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm nhỏ ( 2 – 4 HS/ nhóm ) để các em trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau
-Quan sát hướng dẫn GV. 
-HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.. 
-1-2 HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(130).doc