Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Lê Quang Kiên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Lê Quang Kiên

Tiết 3 - Toán

CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.

II. Đồ dùng D-H

- Bộ đồ dùng D- H toán lớp 3.

III. Các hoạt động D- H.

1. Số có sáu chữ số:

a) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

- HS: Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.

 10 đơn vị = 1 chục 10 trăm = 1 nghìn

 10 chục = 1 trăm 10 nghìn = 1 chục nghìn

b) Hàng trăm nghìn

- GV: Giới thiệu: 10chục nghìn = 1ttrăm nghìn

 1 trăm nghìn viết là 100 000

c) Viết và đọc số có sáu chữ số:

- HS: Quan sat bảng (chưa gắn thẻ số)

- GV: Gắn các thẻ số, HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn.

- GV: Gắn kết quả đếm (Như bảng dưới)

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Lê Quang Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 - Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
 (Tô Hoài)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
2. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
3. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của nhân vật Dế Mèn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Kỹ năng sống: 
- Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân
- Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
- Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng D-H.
- Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động D- H.
	A. Bài cũ:
- HS: 1em đọc thuộc lòng bài thơ: Mẹ ốm (Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắccủa bạn nhỏ đối với mẹ?
- HS: 1em đọc truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 1 em nêu nội dung truyện (phần1)
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- GV: chia đoạn bài đọc: 3 đoạn 
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: 	Phần còn lại 
- HS: Nối tiếp đọc đoạn trước lớp, GV kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ khó: sừng sửng, lủng củng, phanh phách, béo múp béo míp, cuống cuồng.
+ Tìm giọng đọc toàn bài, giọng đọc của nhân vật Dế Mèn: lời lẽ đanh thép, dứt khoát.
+ Chú giải các từ ở SGK: chóp bu, nặc nô.
HS: Đọc đoạn trong nhóm đôi
HS: 2 em đọc toàn bài.
GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: HS: Hoạt động nhóm 4, thảo luận các câu hỏi ở SGK.
- HS: Cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 + Đoạn 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
HS: Rút ý đoạn 1: Trận địa mai phục của bọn nhện.
+ Đoạn 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (lời nối, hành động?)
- HS: Rút ý đoạn 2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện
+Đoạn 3: Dế Mèn dx nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- GV: Hướng dẫn HS để chỉ ra:
* Phân tíchBọn nhện giàu có, béo múp > < Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo, đã mấy đời
 Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh > < Đánh đập một cô gái yếu ớt.
*Kết luận (đe doạ): Thật đáng xấu hổ! Có phá hết vòng vây đi không?
- HS: Rút ý đoạn 3: Kết thúc câu chuyện
- HS: Thảo luận để tìm ra danh hiệu cho Dế Mèn
c. Đọc diễn cảm
- HS: 3em nối tiếp đọc lại bài
- HS: 1 em nhắc lại giọng đọc toàn bài
- GV: Đính bảng đoạn: Từ trong hốc đá.... có phá hết vòng vây đi không?
- GV: Cùng HS tìm hiểu cách đọc đoạn văn.
- GV: Đọc mẫu đoạn văn
- HS: luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS:Thi đọc diễn cảm trước lớp
- GVcùng HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV :Truyện ca ngợi điều gì?( Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.)
- GV Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2-Thể dục
(Đ/c Bình dạy)
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 - Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
II. Đồ dùng D-H
- Bộ đồ dùng D- H toán lớp 3.
III. Các hoạt động D- H.
1. Số có sáu chữ số:
a) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- HS: Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
	10 đơn vị = 1 chục 10 trăm = 1 nghìn
	10 chục = 1 trăm 10 nghìn = 1 chục nghìn
b) Hàng trăm nghìn
- GV: Giới thiệu: 10chục nghìn = 1ttrăm nghìn
	 1 trăm nghìn viết là 100 000
c) Viết và đọc số có sáu chữ số:
- HS: Quan sat bảng (chưa gắn thẻ số)
- GV: Gắn các thẻ số, HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn...
- GV: Gắn kết quả đếm (Như bảng dưới) 
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
100 000
100 000
100 000
100 000
10 000
10 000
10 000
1000
1000
100
100
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
3
2
5
1
6
- HS: Nhìn bảng đọc số vừa lập nên: 432 516 (Bốn trăm ba mươi hai nghì năm trăm mười sáu)
- GV: Hướng dẫn HS thiết lập thêm 1 số trường hợp để HS nắm kĩ hơn
2. Luyện tập:
* Bài 1: - Tcùng HS phân tích mẫu
- HS: Nhìn sách, tự đọc số và viết số theo bảng: 523 453 (Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba)
* Bài 2: GV kẻ bảng như SGK lên bảng, cùng HS phân tích mẫu
- HS: 3em lên làm bảng lớp, lớp làm vào giấy nháp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng
* Bài 3: Đọc số
- HS: Nối tiếp đọc các số 
- GV: Kết hợp sửa cách đọc cho HS
*Bài 4: Viết số
- HS: Làm bảng con
- GV: Đọc lần lượt từng số cho HS viết
- Kiểm tra, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại bảng ở SGK.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Đạo đức
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- KNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
	 Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
	 Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
II. Kỹ năng sống: 
- Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân
- Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
- Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II.Đồ dùng D- H
- Một số mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
III.Các hoạt động D- H chủ yếu
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi chất vấn, nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gở lại.
b) Báo lại cho cô giáo biết để chửa điểm cho đúng.
c) Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thưc trong học tập.
2.Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được
- GV yêu cầu một vài H trình bày, giới thiệu về những đã sưu tầm được.
- Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẫu truyện, tấm gương đó?
- GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương trung thưc trong học tập.Chúng ta cần học tập các bạn đó.
3.Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm
- GV mời một, hai nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
- Thảo luận chung cả lớp: 
+Em có suy nghĩ gì về tiểu ph \ẩm vừa xem?
+Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
GV nhận xét chung.
4. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học.
- H thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tiết 1- Chính tả
Nghe - viết: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe -viết đung và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng quy định.
2. Làm đúng BT2 và BT3 b 
II. Kĩ năng sống:
Kĩ Năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng D-H
- 3 bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2
VI. Các hoạt động D-H:
A/ Bài cũ:
- HS: 1em viết bảng lớp, lớp viết bảng con những tiếng có âm đầu là l/n trong tiết trước.
B/ Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV: Đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt
- HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những tên riêng cần viết hoa.
- GV: Đọc từng câu (bộ phân câu) cho HS viết. Mỗi câu (bộ phân câu) đọc 2 lần
- GV: Đọc lại toàn bài chính tả cho HS dò bài
- GV: Chấm 7- 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- GV: Nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài tập
- HS: Đọc thầm mẫu truyện vui: Tìm chỗ ngồi
- GV: Treo bảng phụ, HS 3 em làm bảng lớp, lớp làm vào nháp
- GV: Tổ chức chữa bài, cho HS chữa lại bài theo lời giải đúng:
+ Lát sau- rằng -Phải chăng – xin bà – băn khoăn- không sao! - để xem.
+ HS: Nói về tính khôi hài của truyện.
	* Bài 3a: HS đọc câu đố
- Lớp thi giải nhanh câu đố, GV chốt lại lời giải đúng:
+ Dòng 1: Chữ sáo
+ Dònh 2: Chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS tìm ở nhà 10 từ ngữ chỉ sự vật bắt đầu bằng s/x.
- HTL 2 câu đố ở SGK.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2-Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu
 - Viết và đọc được số có tới sáu chữ số.
 II. Các hoạt động D-H
 	1. Ôn lại hàng
 	- GV: tổ chức cho HS ôn lại các hàng đã học; quan hệ giữa các hàng liền kề 
 	 VD: Số 825 713
 - HS: xácđịnh các hàng và các chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào?
Chẳng hạn: chữ số 3 nằm ở hàng đơn vị...
- HS: Đọc các số: 850 203; 820 004; 800 007; 823 100; 823 010.
- GV: Hướng dẫn cách đọc các số có chữ số 0 ở các vị trí.
2. Luyện tập
* Bài 1: GV: Kẻ bảng như ở SGK lên bảng lớp
- HS: 3 em lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp
- GV: cùng HS chữa bài, nhắc lại cách đọc số, viết số.
* Bài 2: Đọc và phân tích số
- HS: Đọc thầm và tự tìm giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
- HS: Nối tiếp đọc số trước lớp.
VD: Số 2453 đọc là: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba. Chữ số 5 thuộc hàng chục
* Bài 3: HS: Nêu yêu cầu bài tập
- HS: Làm bảng con, GV đọc lần lượt từng số cho HS viết, kiểm tra và chữa bài.
- HS: Viết lại các vào vở.
Kết quả là: a. 4300; b. 24 316; c. 24 301; d.187 715; e. 307 421; g. 999 999
* Bài 4: 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS: Tự làm bài vào vở.
- HS: Nối tiếp nêu kết quả trước lớp
- GV: Nhận xét kết quả và chữa bài 
VD: a) 300 000; 400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000.
	 b) 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000; 400 000.
 3. Củng cố dặn dò
- HS: Nêu cách đọc số, viết số
- GV: nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3-Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẻ chết. 
II. Đồ dùng D-H
- Hình trang 8,9 SGK. Phiếu học tập cho các nhóm.
III. Các hoạt động D- H.
1. Những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
- HS: Làm việc theo nhóm: quan sát các hình trang 8, chỉ vào từng hình, nói tên và chức năng của từng cơ quan.
? Trong số những cơ quan có ở hình trang 8 SGK, cơ quan nào t ...  cần ghi nhớ SGK.
- GV dùng bảng phụ để giải thích nhấn mạnh nội dung này.
4. Luyện tập
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích giúp HS hiểu dúng yêu cầu của bài.
+ Điền đúng tên Chim Sẻ và Chim Chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp lại các hành động đã cho thành một câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đãđược sắp xếp lại hợp lí.
- Từng cặp HS trao đổi. GV phát phiếu cho một số cặp HS.
- Một số HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. GV và lớp nhận xét kết luận.
- 2 HS kể lại câu chuyện đã được sắp xếp hợp lí.
5. Củng cố, dặn dò
- 1 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
* Dặn dò: HS học thuộc nội dung ghi nhớ và viết lại câu chuyện Chim Sẻ và chim Chích.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
Tiết 1-Luyện từ và câu
DẤU HAI CHẤM
I. Mục đích yêu cầu
1. Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ). 
2. Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
II. Kĩ năng sống:
Kĩ Năng tư duy sáng tạo
Kĩ Năng giao tiếp
III. Đồ dùng D- H
Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
VI. Các hoạt động D- H.
A. Bài cũ: 
- HS 2 em lên bảng: 
+ Hãy đọc các từ ngữ thuộc chủ đề Nhân hậu – Đoàn kết mà em biết.
+ Hãy đọc các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề Nhân hậu – Đoàn kết và nêu ý nghĩa của các thành ngữ đó.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
+ Ở lớp 3 các em đã học những dấu câu nào?
- HS trả lời, GV giới thiệu bài.
2. Phần Nhận xét:
- HS: 3 em nối tiếp đọc nội dung bài tập 1 phần nhận xét.
- HS: đọc thầm lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
a. Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
b. Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn, dùng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng.
c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà cụ già nhận thấy khi về nhà.
+ Qua các ví dụ trên em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì?
+ Dấu hai chấm thường dùng phối hợp với những dấu khác khi nào?
- HS trả lời, GV nêu kết luận (như SGK)
3. Phần ghi nhớ 
- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK.
- GV nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
- HS: đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
- HS: Lần lượt nêu ý kiến, GV nhận xét, bố sung và kết luận về tác dụng dấu hai chấm sử dụng trong bài tập.
* Bài tập 2:
- HS: 1HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu hai chấm:
+ Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
+ Trường hợp cần giải thích thì chỉdùng dấu hai chấm.
- HS: Thực hành viết đoạn văn vào vở. 3HS làm bài vào giấy khổ to. Dán kết quả lên bảng và trình bày, giải thích rõ tác dụng của dấu hai chấm.
- GV và cả lớp nhận xét. GV gọi một số HS đọc đoạn viết, GV và lớp nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò
+ Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- GV nhận xét tiết học.
Dặn: Học thuộc phần ghi nhớ, mang từ điển chuẩn bị bài học sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2-Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
II. Các hoạt động D- H .
A. Bài cũ:
- Viết số: 653 720:
- HS: Nêu rõ những chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
	Nêu tổng quát: Lớp đơn vị gồm những lớp nào? lớp nghìn gồm những hàng nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu
- HS: 1em lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- GV: Mười trăm nghìn là một triệu, một triệu viết là: 1000000
- GV hỏi: Một triệu có tất cả mấy chữ số 0?
- GV giới thiệu: Mười triệu còn gọi là một chục triệu; yêu cầu HS viết vào bảng số mười triệu.
- Tương tự với số 100000000.
- GV giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- GV hỏi: Lớp triệu gồm nhũng hàng nào?
- H nhắc lại các hàng.
2. Luyện tập.
*Bài 1: Đếm
- HS 1 số em nối tiếp đếm từ 1 triệu đến 10 triệu 
- GV: Yêu cầu HS đếm thêm từ 10 triệu đến 100 triệu.
* Bài 2:
- GV cùng HS phân tích mẫu
- HS tự làm bài vào vở, GV kiểm tra và chữa bài.
* Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập
-HS làm vào bảng con, mỗi lượt 1 câu.
- GV: Khi chữa bài, yêu cầu HS cho biết từng số có bao nhiêu chữ số 0
VD: Số ba mươi sáu triệu: 36 000 000, có 6 chữ số 0
	Số chín trăm triệu: 900 000 000 có 7 chữ số 0
3. Củng cố, dặn dò
*Trò chơi
- GV yêu cầu HS viết tiếp từ hoặc còn thiếu vào chỗ chấm:
+ Mười trăm nghìn gọi là: , viết là: 
+ Mười triệu gọi là: , viết là: 
+ Mười chục triệu gọi là: , viết là: 
+ Lớp triệu gồm các hàng nào?
- Các tổ thi đua làm nhanh. GV tổng kết khen thưởng tổ thắng cuộc.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3-Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
II. Đồ dùng D- H
- Bộ đồ dùng dạy - học kỉ thuật lớp 4, một số sản phẩm may, thêu.
III. Các hoạt động D- H chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- HS: Quan sát hình 4 két hợp quan sát mẫu kim khâu.
- HS: Quan sát các hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
3. Hoạt động 5: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
- HS: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm đôi.
- GV: Đánh giá kết quả học tập của một số HS.
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV: Nhận xét tinh thần học tập của HS, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục đích, yêu cầu
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào các đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
II. Kĩ năng sống:
Kĩ Năng lắng nghe tích cực
Kĩ Năng Tư duy sáng tạo
 - Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
III. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ viết yêucầu bài tập 1 phần Nhận xét
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn của Vũ Cao (phần Luyện tập)
VI. Các hoạt động D- H.
A. Bài cũ: 
- 2HS: trả lời câu hỏi 
+ Khi kể lại hành động của nhân vật em cần chú ý điều gì?
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp
2. Phần nhận xét
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. 3 HS làm bài trên bảng phụ. 
- 4 HS làm bài trên bảng phụ treo bài lên bảng, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- Nhóm 2 HS trao đổi, trả lời câu hỏi ở ý 2. GV gọi một số HS trình bày. Lớp nhận xét chốt lại ý đúng:
+Ý1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình sau:
Sức vóc: Gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu
Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. 
+ Ý2: Ngoại hình chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
3. Phần ghi nhớ
- 4 HS đọc ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm.
- GV nêu thêm ví dụ để giúp HS hiểu rõ hơn nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
* Bài tập 1: 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, viết vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
- HS: Trả lời câu hỏi: Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
- GV dán phiếu học tập lên bảng, mời 1 HS lên làm và trả lời câu hỏi. 
- Cả lớp nhận xét. GV kết luận.
* Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn HS:
+ Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiét phải kể toàn bộ câu chuyện.
+ Quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng tiên ốc để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên.
- Từng cặp HS trao đổi thực hiện yêu cầu.
- 3 HS thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn tả ngoại hình nhân vật hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý khi tả ngoại hình nhân vật.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 5- Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI THIẾU NIÊN
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Bầu BCH chi đội lâm thời
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình hình tuần học đầu tiên.
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 19 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Cơ bản đã ổn định và đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ đã xây dựng ở lớp 3.
b. Học tập:
- Bước đầu đã ổn định được nề nếp học tập, xây dựng được các nhóm bạn học tập.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: 
- Sách vở, đồ dùng học tập đã đầy đủ.
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập: 
c.Lao động vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
d. Chi đội sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 3:
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Học các động tác đội hình đội ngũ của đội
- Ôn các bài múa, tập thể.
b. Học tập: 
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập đầu năm.
- Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
- Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu, kịp thời báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.
c. Các hoạt động khác:
- Tích cực tập luyện nghi thức đội.
- Chuẩn bị các điều kiện cho đại hội chi đội
----------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_le_quang_kien.doc