Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp không chia cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp không chia cột)

I. MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS có khả năng:

 1. Nhận thức được:

 - bCần phải trung thực trong học tập.

 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

 2. Biết trung thực trong học tập.

3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 * HĐ1: Xử lý tình huống

 1. HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.

 2. Liệt kê các cách giải quyết của bạn Long trong tình huống.

 3. GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.

 4. GV hỏi : Nếu em là bạn Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?

 5. Các nhóm thảo lận.

 6. Đại diện các nhóm trình bày.

 Lớp trao đổi bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết

7. GV kết luận: Cách giải quyết phù hợp: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.

 * HĐ2: Làm việc cá nhân.

 1. GV nêu bài tập.

 2. HS làm việc cá nhân.

 3. HS trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau.

4. GV kết luận: Việc ( c) là trung thực trong học tập. Các việc (a,b,d) là thiếu trung thực trong học tập.

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1:	
Đạo đức
Trung thực trong học tập(tiết 1)
	I. Mục tiêu
	Học xong bài này, HS có khả năng:
	1. Nhận thức được:
	- bCần phải trung thực trong học tập.
	- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
	2. Biết trung thực trong học tập.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
	II. Các hoạt động dạy học
	* HĐ1: Xử lý tình huống
	1. HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
	2. Liệt kê các cách giải quyết của bạn Long trong tình huống.
	3. GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
	4. GV hỏi : Nếu em là bạn Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
	5. Các nhóm thảo lận.
	6. Đại diện các nhóm trình bày.
	Lớp trao đổi bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết 
7. GV kết luận: Cách giải quyết phù hợp: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
	* HĐ2: Làm việc cá nhân.
	1. GV nêu bài tập.
	2. HS làm việc cá nhân.
	3. HS trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau.
4. GV kết luận: Việc ( c) là trung thực trong học tập. Các việc (a,b,d) là thiếu trung thực trong học tập.
	* HĐ3: Thảo luận nhóm
1.GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS tự chọn và đứng vào một trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
2. GV yêu cầu các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
	3. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
	GV kết luận: ý (b, c) là đúng; ý (a) là sai.
	III. TỔNG KẫT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
Sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.Tự liên hệ. 
Tiết 2:	
Khoa học
Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
	- Kể ra những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong cuộc sống.
	- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
	- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Các hoạt động dạy học
	* HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
	- GV giao nhiện vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp.
	- Trước hết , kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6 SGk
	- Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình.
	- Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí.
	- Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
 	+ Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày trước lớp
	GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi: 
	- Trao đổi chất là gì?
	- Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
	GV kết luận
	* HĐ2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 	HS làm việc theo nhóm.
	- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
	- GV giúp HS hiểu sơ đồ sự trao đổi chất ở hình 2 trang 7chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi nhóm.
	- Trình bày sản phẩm
	- Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình.
	- GV yêu cầu môt số HS trình bày ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
	Cá nhóm khác nghe và có thể hỏi hoặc nhận xét.
III. TỔNG KẫT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
	GV cùng HS nhận xét sản phẩn của các nhóm.
Tiết 3. 
Địa lý
Làm quen với bản đồ
	I. Mục đích, yêu cầu
	Học xong bài này HS biết:
	- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
	- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ...
	- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
	II. Đồ dùng dạy học
	Một số loại bản đồ: thế giới, Việt Nam...
	III. Các hoạt động dạy hoc
	1. Bản đồ
	* HĐ1: Làm việc cả lớp.
	- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ.
	- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
	- GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
	- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
	GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận :Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỷ lệ nhất định.
	* HĐ2: Làm việc cá nhân.
HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
	HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: 
	+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Việt Nam treo trên tường?
	- Đại diện trình bày trước lớp.
	- GV sữa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	2. Một số yếu tố bản đồ.
	* HĐ3: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc SGK , qua sát bản đồ trên bảng và trả lời theo các gợi ý sau: 
	Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
	Hoàn thiện bảng sau( VBT) 
Trên bản đồ người ta quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
	Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1cm ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?
Bảng chú giải ở hình 3 có những ký hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
	- Đại diện các nhóm trình bày.
	- Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và ký hiệu bản đồ.
* HĐ4: Thực hành vẽ một ký hiệu bản đồ.HS làm việc cá nhân, HS quan sát chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác và vẽ ký hiệu hiệu của một số đố tượng địa lý như: đường biên giới quốc gia, sông, núi, thủ đô, mỏ khoáng sản...
III. TỔNG KẫT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niêm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
	Bản đồ thừơng dùng để làm gì?
Tiết 2:	
Kỹ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
	- Biết cách thực hiện được những thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
	II. Đồ dùng dạy học:
Một số dụng cụ và vật liệu cắt, khâu, thêu:( bộ đồ dùng sử dụng cắt, khâu, thêu trên cấp) và một số mẫu thêu.
	III. Các hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: Giới thiệu một số sản phẩm cắt, khâu, thêu...Nêu mục đích bài học.
	* HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét vật liệu khâu, thêu.
	a, Vải
GV hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung a(SGK)với quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết hợp nội dung trong SGK
	Hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu.
	b, Chỉ
	GV hướng dẫn HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi theo hình 1(SGK) 
	GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm của chỉ khâu, thêu.
	* HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
Hướng dẫn HS quan sát hình 2( SGK) và gọi HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống , khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.- Hướng dẫn HS quan sát hình 3(SGK) để trả lời về cách cầm kéo cắt vải.
* HĐ3: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 6 (SGK) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu, cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
	GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận.(SGK)
Buổi chiều.
Tiết 1	Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biết chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của Dế Mèn.
-Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
II. các hoạt động dạy học
1. kiểm tra bài cũ:
	Một HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	Một HS đọc truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu, nêu ý nghĩa câu chuyện.
	2. Dạy bài mới
	* HĐ1: Giới thiệu bài
	* HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
	a. Luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Khi HS đọc GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giúp HS tìm hiểu từ mới và từ khó trong bài.
	- HS luyện đọc theo cặp
	- Một , hai HS đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
	* HĐ3: Tìm hiểu bài
- HS đọc thành tiếng đoạn 1, trả lời: 
? Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
? Dế Mèn dã làm cách nào để bọn nhện phải sợ
	HS đọc thành tiếng phần còn lại , trao đổi và trả lời:
	? Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải
	? Bọn nhện đã hành động thế nào
- HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn
	* HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm
	HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
	GV hướng dân HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2 ,đoạn tiêu biểu
	- GV đọc mẫu đoạn văn.
	- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp 
	- Một vài HS thi đọc trước lớp, GV sữa chữa, uốn nắn.
III. TỔNG KẫT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
Nhận xét tiết học, khuyến khích HS tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
Tiết 2	 
Toán
Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Ôn lại đơn vị giữa các hàng liền kề.
	- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
II. các hoạt động dạy học
	* HĐ1: Số có sáu chữ số 
	a, Ôn về các hàng đơn vị , chục, trăm, nghìn, chục nghìn
	Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	10 đơn vị = 1 chục
	10 chục = 1 trăm
	10 trăm = 1 nghìn
	10 nghìn = 1 chục nghìn
	b, Hàng trăm nghìn
	GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn;
	Một trăm nghìn viết là100000.
	c, Viết và đọc số có sáu chữ số.
	GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn.
Sau đó gắn các thẻ số 100000; 10000; ...10 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... bao nhiêu đơn vị.
	GV gắn kết quả đếm xuống các cột cuối bảng.
GV cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... bao nhiêu đơn vị .
Tương tự như vậy : 
GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa lên bảng, cho HS lên bảng viết và đọc số. 
	* HĐ2: Thực hành.
GV tổ chức cho HS làm bài tập trong VBT toán, GV theo dõi chấm chữa bài. Khi chữa bài GV cho HS lần lợt đọc các kết quả - cả lớp đối chiếu, sửa sai.
III. TỔNG KẫT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
Tiết 2.
Mĩ thuật
GV CHUYấN
 Tiết 4	 
L ... ài.
	Luyện thêm:
	Câu văn nào, đoạn văn nào dưới đâycó dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật:
Bức tranh vẽ cảnh sinh hoạt của thiếu nhi: thả diều, đá bóng, trồng cây, 
Tôi xoè cả hai càng ra bảo Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
Những ngọn núi cao chia hồ Ba Bể thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lù, Bể Lèng
HS làm bài , GV theo dõi và chấm một số bài .
Nhận xét và đánh giá tiết học.
Tiết 3:	Luyện thể dục
Ôn:Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng
Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu: 
- Ôn: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng .
- Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Phần mở đầu:
	- Tập hợp, xếp hàng, Gv nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học.
	- HS khởi động các khớp tay chân.
	HĐ2: Phần cơ bản:
	a. Ôn đội hình, đội ngũ:
	HS ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
	? Tư thế người khi quay người
	Hai em lên làm mẫu: Cả lớp theo dõi.
HS ôn tập theo từng tổ do tổ trưởng điều hành, sau đó tiến hành chung cả lớp.
b. Các tổ biễu diễn
Các tổ thi nhau biễu diễn, GV cùng tổ trọng tài đánh giá và chấm điểm.
	HĐ3: Phần kết thúc:
	HS thả lỏng. GV nhận xét và đánh giá tiết học.
Tiết 4:	Hướng dẫn thực hành
Hướng dẫn sử dụng kim, chỉ, kéo
I.Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt, khâu , thêu như:Kéo, kim, chỉ
	- Rèn kĩ năng khéo léo cho HS
II. Dụng cụ học tập:
	Bộ đồ học may 
III. Hoạt động dạy học
GV nêu yêu cầu tiết học
Hướng dẫn HS cách cầm kéo, cách xâu kim, cách thắt nút chỉ
HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV
HS hoạt động theo nhóm, GV theo dõi và hướng dẫn thêm 
Nhận xét và đánh giá tiết học.
Thứ sáu, ngày 12 tháng 9 năm 2008
Tiết 1	Tập làm văn
Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện 
I. Mục tiêu
1. HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định các nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
II. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra hai HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài học Kể lại hành động của nhân vật.
Nêu câu hỏi: Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài
	2. Phần nhận xét
	Ba HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1, 2, 3
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở 
? Đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò
? Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này
	HS trình bày kết quả, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
	3. Phần ghi nhớ
	 Bốn HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm lại .
	4. Phần luyện tập 
	 	Bài 1
	 	Một HS đọc nội dung bài tập 
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, viết nhanh vào vở những chi tiết tả hình dáng chú bé liên lạc, trả lời câu hỏi: các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
	Một HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS: Có thể kể một đoạn , kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện. Quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng tiên ốc để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên.
Từng cặp trao đổi, thực hiện, hai HS thi kể trớc lớp.
III. tổng kết
	? Muốn tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý những điểm gì?
? Đặc điểm ngoại hình của nhân vật nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật
GV nhận xét và đánh giá tiết học.
Tiết 2	Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa lá
I. Mục tiêu
	Giúp HS : 
Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.
HS biết cách vẽ và vẽđược bông hoa, chiếc lá theo mẫu, vẽ và tô màu theo ý thích
II. Chuẩn bị:
	- Một số mẫu hoa lá
	- Bút màu, bút chì vẽ
III. các hoạt động dạy học
	HĐ1:Quan sát và nhận xét
	HS quan sát một số bông hoa , chiếc lá 
	? Nêu tên của bông hoa hoặc chiếc lá
	? Hình dáng , đặc điểm của mỗi loại hoa, lá
	? Màu sắc của mỗi loại hoa, lá
	? Sự klhác nhau giữa hình dáng, màu sắc của hoa lá
	? Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết
	GV đưa ra kết luận chung:
Mỗi loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng thường giống nhau về cấu tạo
HĐ2: Cách vẽ hoa, lá
GV nêu các bước vẽ hoa lá và phác các bước vẽ lên bảng:
Quan sát kỹ mẫu hoa, lá định vẽ
Vẽ khung hình chung của hoa, lá
Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác nét chính của hoa lá
Chỉnh sửa hình cho giống mẫu
Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá
Tô màu theo ý thích
HĐ3: Thực hành
HS nhìn mẫu đã chuẩn bị để vẽ
GV theo dõi và hướng dẫn thêm
HĐ4:Nhận xét và đánh giá
GV chọn một số bài cùng HS nhận xét và đánh giá
? Hình vẽ có giống mẫu không
? Cách sắp xếp hình vẽ như thế nào
GV nhận xét và đánh giá chung
Tiết 3	Toán
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu
	Giúp HS : 
	- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
	- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
	- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. các hoạt động dạy học
	1. Ôn bài cũ:
GV viết số: 653720, Yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
GV cho HS nêu tổng quát: Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
	2. Giới thiệu lớp triệu gồm có các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu
- GV yêu cầu một HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn rồi yêu cầu em đó viết số mười trăm nghìn:
1000; 10 000; 100 000; 1 000 000
- GV giới thiệu: Mời trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là 1000000. Sau đó yêu cầu HS thử đếm xem một triệu có mấy chữ số 0.
- GV giới thiệu tiếp: mười triệu còn gọi là một chục triệu cho HS tự viết số mười triệu ở bảng: 10 000 000. GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và cho HS ghi số một trăm triệu ở bảng: 100 000 000.
- GV giới thiệu tiếp: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. Sau đó GV cho HS nêu lại lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
	GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
	3. Thực hành
GV tổ chức cho HS làm bài tập trong VBT toán, GV theo dõi chấm chữa bài. Khi chữa bài GV cho HS lần lượt đọc các kết quả - cả lớp đối chiếu, sửa sai.
	Bài 1: ba HS nối tiếp đọc số
	Bài 2: GV viết sẵn lên bảng, một HS lên nối.
	Bài 3: Một HS lên bảng điền số
	Bài 4: Nhóm đôi đổi vở cho nhau kiểm tra chéo
III. tổng kết
	GV nhận xét chung tiết học.
Tiết 4:	Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 2
 Nội dung sinh hoạt:
 	 1.Đánh giá các mặt hoạt động của lớp:
a. Nề nếp:
-Tương đối ổn định, HS đi học đầy đủ . Các nề nếp sinh hoạt khá nghiêm túc như: đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép
b. Vệ sinh trực nhật: 
Lớp học gọn gàng, sạch sẽ, khu vực được phân công các em làm nhanh và sạch.
c. Sách vở đồ dùng học tập: 
Các em có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập theo yêu cầu.
d. Chất lượng học tập :
- Một số em tiếp thu bài còn chậm, đi học còn quên sách vở, ngồi trong lớp chưa thật sự chú ý, tập trung nghe giảng, . 
Nhìn chung còn non, chữ viết của các em còn xấu và cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, chưa có biểu hiện tiến bộ: Hùng, ánh ,Thu Linh, Tuấn
Tuyên dương: Tiến, Hà Phương	, Oanh, Việt Hùng.
Phê bình: Tuấn, Hùng, Sơn, Vũ,	
2. Triển khai kế hoạch tuần 3:
	- Duy trì nề nếp học bài, làm bài ở lớp và ở nhà cho HS
	- Duy trì nề nếp khác theo quy định của lớp..
	- Rèn chữ viết cho học sinh.	- Làm tốt công tác vệ sinh, trực nhật.
	- Đôn đốc các khoản thu nộp theo quy định.
Buổi chiều
Tiết 1:	Luyện Toán
Luyện tập các kiến thức Tuần 2
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập đọc, viết xếp thứ tự các số có nhiều chữ số, thực hành viết các số có sáu chữ số.
- Củng cố về bốn phép tính đã học
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố các kiến thức đã học
	? Nêu cách đọc, viết số tự nhiên
	? Nêu cách so sánh số tự nhiên
	HĐ2: Chữa một số bài tập SGK
	Bài 2, 4 trang 10; bài 2,3 trang 12
	HĐ3: Luyện tập vào vở
	Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Trong các số : 507 312; 507 123 ; 507 012 ;507 210 
	Số bé nhất là
	A. 507 312 B. 507 123
	C. 507 012 D.507 210 
	Bài 2: Tính có đặt tính:
	54637 + 25863	21456 – 2569
	4527 x6	49275 : 5
Bài 3: Một hĩnh chữ nhật có chiều rộng 6 cm, chiều dài gấp hai lần chiều rộng.
Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó
Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Tính diện tích hình vuông đó.
HS làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
	HĐ4: Chấm và chữa bài, Gv nhận xét và đánh giá tiết học.
Tiết 2:	 Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
- Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn có chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
II. các hoạt động dạy học
	HĐ1: Phân loại thức ăn
GV yêu cầu nhóm hai HS mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10.
- Các em nói với nhau về tên thức ăn, đồ uống mà bản thân các em thường dùng hằng ngày.
- Tiếp theo , HS sẽ quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn mình hoàn thành bảng (VBT).
	- Đại diện một số cặp trình bày kết quả trớc lớp.
	- GV kết luận.
	HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
	Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp
HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGKvà cùng nhau tìm hiểu về chất bột đường ở mục Bạn cần biết.
	Bước 2: Làm việc cả lớp.
	GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Nói tên những thức ăn có nhiều chất bột đường có trong các hình ở trang 11SGK. 	
	Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em ăn hằng ngày.
	Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn.
	Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
	Sau mỗi câu hỏi, GV nhận xét và bổ sung, GV kết luận.
HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
HS làm việc cá nhân với VBT. Một số HS trình bày kết quả, các HS khác sửa chữa bổ sung thêm
	III. củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
Tiết 3:	 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ca múa hát tập thể
Mục tiêu:	
Hướng dẫn HS ôn lại một số bài hát tập thể 
Rèn tính mạnh dạn cho HS
Hoạt động chung:
GVCN phối kết hợp cùng TPT Đội triển khai

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2(6).doc