Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.

B. Chuẩn bị:

 GV : Bảng phụ, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể,

 HS : SGK, bảng con,

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

I. Bài cũ:

- Tính giá trị của biểu thức:

 35 + 3 n với n =7 35 + 3 n = 35 + 3 7 = 35 + 21 = 56

 - Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Nội dung:

 a) Số có sáu chữ số.

 b) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
 Toán 
(4a- tiết 3, 4b- tiết 6)
Các số có sáu chữ số
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
B. Chuẩn bị:
 GV : Bảng phụ, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể,
 HS : SGK, bảng con, 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
- Tính giá trị của biểu thức:
	35 + 3 n với n =7 35 + 3 n = 35 + 3 7 = 35 + 21 = 56
 	- Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 a) Số có sáu chữ số.
 b) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
- HS nêu:
- 10 đơn vị = 1 chục
- 10 chục = 1 trăm
- 10 trăm = 1 nghìn
- 10 nghìn = 1chục nghìn
* Hàng trăm nghìn.
- GV giới thiệu:
- 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn
- 1 trăm nghìn được viết là : 100 000
* Viết đọc số có sáu chữ số:
- GV cho HS quan sát bảng mẫu.
- GV gắn các thẻ số 100 000 ; 10 000 ; 10 ; ... 1 lên các cột tương ứng trên bảng.
- GV gắn các kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.
- GV hướng dẫn HS đọc và viết số.
- Tương tự gv lập thêm vài số có 6 chữ số nữa.
b. Luyện tập
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm ý b vào SGK, nêu miệng.
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm bài vào SGK, nêu miệng
- Nhận xét, chữa bài
- Củng cố cách đọc, viết 
- Yêu cầu HS đọc các số sau:
96315
796315
106315
106827
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- Nêu yêu cầu bài
- GV đọc cho HS viết các số:
+sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm.
+Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu.
+chín trăm bốn mươi ba nghìn một trăm linh ba.
+Tám trăm sáu mươi ba nghìn ba trăm bảy mươi hai.
- Nhận xét, chữa bài
- HS quan sát 
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, đv ...?
- HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm, chục, nghìn, ...
- HS viết và đọc số 
Bài số 1(9). Viết theo mẫu:
Nêu yêu cầu bài
- Quan sát mẫu
- Làm bài, nêu kết quả:
+ Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
+ Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.
Bài 2(9). Viết theo mẫu
Nêu yêu cầu bài
- quan sát mẫu
- Làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả:
+ 63115
+ 720936
+ 943103
+ 863372
Viết từng hàng cao đ hàng thấp, ba hàng thuộc 1 lớp.
Bài 3(10). Đọc các số:
- Lớp đọc nối tiếp các số.
- Làm bài vào vở
Bài 4(10). Viết các số sau:
- Nêu yêu cầu bài
- HS viết vào vở
+ 63 115
+ 723 936
+ 943 103
+ 863 372
4. Củng cố - dặn dò:
 - Nêu mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	 - Nêu cách đọc viết số có sáu chữ số. 
 - Nhận xét giờ học
 - Về nhà xem lại các bài tập.
	 - Xem trước nội dung bài 7. 
 Toán 
 (4a- tiết 7)
Ôn: biểu thức có chứa một chữ
A. Mục tiêu:
 - HS nắm được cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. Biết vận dụng để làm bài
 - HS yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS : SBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ: Không
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 Bài 11(SBT)
- Gọi HS đọc bài toán
- Đọc bài toán
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi SGK.
- Gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến
a) p = a 4
 S = a a
- áp dụng công thức để tính
b) Tính giá trị của biểu thức p và s 
 với a = 5cm, a =7cm.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài của mình
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Với a = 5cm thì ta có p = a 4 = 5 4
 = 20cm.
Với a = 7cm thì ta có có p = a 4 = 7 4
 = 28cm.
S = 5 5 = 25cm, S = 7 7 = 49cm,
Bài 12(SBT). Tính giá trị của biểu thức
- Nêu yêu cầu bài
- 2 HS đọc yêu cầu bài
-Yêu cầu lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng, trình bày.
a) Nếu x = 745 thì A = 500 + x 
 = 500 + 745= 1245
- Nếu x = 745 thì B = x – 500 = 745 – 500
 = 245.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu yêu cầu bài
Bài 13(SBT). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
D. 160
- Chữa bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố các kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
Toán 
(4a – tiết 1, 4b- tiết 2)
Luyện tập
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số (cả các trường hợp có các chữ số 0)
B. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, bảng nhóm
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 I. Bài cũ:
- Một HS lên bảng đọc số: 187365 ; 87543.
- Một HS viết số: Năm mươi hai nghìn tám trăm hai mươi
 Ba trăm mười tám nghìn bốn trăm linh chín
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a. Ôn tập kiến thức cũ:
- Quan hệ giữa đơn vị 2 hàng liền kề.
- Trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăn, chục, đơn vị
- 1 chục = 10 đơn vị
- 10 0 = 10 chục 
- 1000 = 10 trăm 
- 10000 = 1 chục nghìn
b. Luyện tập:
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm SGK nêu kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số.
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, nêu kết quả.
2453
65243
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 1(10). Viết theo mẫu:
- 1 HS nêu yêu cầu bài
- HS đọc và xác định hàng của từng chữ số trong mỗi số.
- Làm vào SGK, nêu miệng 
- lớp nhận xét bổ sung
Bài 2(10). 
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm nháp.
- trình bày miệng - lớp nhận xét 
+Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
Chữ số 5 thuộc hàng chục.
+ Sáu mươi năm nghìn hai trăm bốn mươi ba. Chữ số 5 thuộc hàng nghìn
- GV đọc cho HS viết các số ở bài tập 3
- Nêu cách viết số có nhiều chữ số. 
- GV củng cố các kiến thức bài học
 + số có sáu chữ số là có giá trị tới hàng nào?
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở
- Cho HS nhận xét, GV chữa bài
Bài 3 910). Viết các số sau:
- HS viết vào vở
+ 4300
+ 24316 
+ 24301
+ 180715
+ 307 421
+ 99999
+ Hàng trăm nghìn.
Bài 4 (10). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- 1 HS nêu yêu cầu bài
- Làm bài vào vở
600 000; 700 000
380 000; 390 000
399 300; 399 400
399 970; 399 980
456 787; 456 787
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu cách đọc viết số có nhiều chữ số. 
- Số có 6 chữ số thuộc đến hàng nào?
- Nhận xét giờ học
	- Bài tập về nhà làm lại cách đọc viết số có nhiều chữ số.
Khoa 
(4b- tiết 4, 4a- tiết 7)
Trao đổi chất ở người 
(Tiếp)
A. Mục tiêu
 Sau bài học HS có khả năng:
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể..
- Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
B. Chuẩn bị:
 GV : Phóng to hình 8, 9 (SGK).
	 Phiếu học tập.
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ:
 - Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
B. Bài mới:
.1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung:
 HĐ1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người
- Cho HS quan sát hình 8 SGK , thảo luận nhóm 2 và nói tên, chức năng của từng cơ quan.
- GVgọi đại diện nhóm trình bày.
- GV ghi tóm tắt
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời:
+ Nêu dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó. 
+ Vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể.
- HS thảo luận theo nhóm 2 và nêu:
+ Tiêu hoá: Biến đổi thức ăn, nước uống thành các chất dinh dưỡng, ngấm vào máu đi nuôi cơ thể thải ra phân.
+ Hô hấp: Hấp thu khí Oxi và thải ra khí cac-bo-nic
+ Bài tiết nước tiểu: Lọc máu, tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài.
+ Các cơ quan thực hiện quá trình đó:
 Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện.
 Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá.
 Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện.
+ Nhờ các cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất D2 và Ôxi tới tất cả các cơ quan của cơ thể, đem các chất thải, chất độc ra.
*Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
- Cho HS quan sát sơ đồ trang 9.
- GV tổ chức cho HS tiếp sức.
- Đánh giá, nhận xét. 
- GV cho HS thảo luận làm bài trên phiếu bài tập : Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
- HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm 2
- Đại diện mỗi nhóm điều 1 từ 
- Lớp quan sát, bổ sung
+ Chất dinh dưỡng đ Ôxi
+ Khí Cac-bô-nic
+ Ôxi và các chất dinh dưỡng đkhí Các-bô-níc và các chất thải đcác chất thải.
- HS nêu
+ Hàng ngày cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Nhờ những cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện.
+ Điều gì xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động
+ Lấy thức ăn, nước uống, không khí.
+ Thải ra: Khí Các-bô-níc, phân, nước tiểu, mồ hôi.
+ Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể được thực hiện.
+ Nếu một trong các cơ quan: Hệ bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.
 * Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp.
- Qua bài học hôm nay em biết thêm điều gì mới?
- Về nhà xem lại nội dung bài học.
- Xem và tìm hiểu bài 4.
Địa lí
(4b- tiết 5, 4a- tiết 6)
Làm quen với bản đồ (tiếp)
A. Mục tiêu.
 Học xong bài này HS biết:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước.
- Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
B. Chuẩn bị:
 	GV: - Bản đồ địa lý TNVN
 - Bản đồ hành chính VN, bảng nhóm cho hoạt động 2
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố của bản đồ.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
Nọi dung:
 Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Cho HS quan sát bản đồ.
- Yêu cầu HS đọc 1 số đối tượng địa lý.
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng.
 + Vì sao em biết đó là đường biên giới quốc gia?
* Kết luận: Muốn sử dụng bản đồ ta cần thực hiện như thế nào?
- Cho HS nhắc lại các bước sử dụng bản đồ.
- GV nhận xét, nêu kết luận
+ Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó.
- HS quan sát bản đồ địa lý VN.
- HS dựa vào bảng chú giải để đọc các ký hiệu của một số đối tượng địa lý.
- HS thực hiện chỉ bản đồ.
+ Vì căn cứ vào bảng chú  ...  Cần bảo quản kim, chỉ như thé nào?
+ Để kim vào lọ có nắp đậy hoặc gài vào vỉ kim.
* Hoạt động 5: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Hs đặt kim chỉ lên mặt bàn.
- Tổ chức cho hs thực hành nhóm 2
- Hs thực hành.
- Gv quan sát giúp đỡ hs yếu và đánh giá kết quả của hs.
 * Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò: hs chuẩn bị bài T3.
Toán
 4a – tiết 6
Ôn biểu thức có chứa một chữ
(đã soạn )
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
 Toán
4a- tiết 2, 4b- tiết 3 
So sánh các số có nhiều chữ số
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số.
B. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, bảng nhóm
 HS : SGK, bảng con (BT 4)
C. Cac hoạt động dạy - học
I. Bài cũ:
 - Cứ bao nhiêu hàng hợp thành 1 lớp? Lớp đơn vị có những hàng nào? Lớp nghìn có những hàng nào?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
a. So sánh các số có nhiều chữ số:
 *Ví dụ:
 - So sánh 99578 và 100000
- HS viết dấu thích hợp và giải thích lí do chọn dấu <
+ Qua ví dụ trên em có nhận xét gì khi so sánh 2 số có nhiều chữ số.
 99578 < 100000
+ Trong 2 số, số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. 
* So sánh 693251 và 693500
- HS làm bảng con
693251 < 693500
+ Khi so sánh các số có cùng chữ số ta làm ntn?
+ Ta so sánh từng cặp chữ số bắt đầu từ trái đ phải. Cặp nào có chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn haychữ số nhỏ hơn thì số đó nhỏ hơn.
b. Luyện tập:
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Muốn điền được các dấu thích hợp vào chỗ chấm ta làm như thế nào?
+ Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK, nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 1(13). > < =
- HS làm SGK
9999 < 10000
99999 < 100000
726585 > 557652
653211 = 653211
43256 < 432510
845713 < 854713
- Yêu cầu của bài tập
- Muốn tìm được số lớn nhất em làm như thế nào?
- So sánh và nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2(13). Tìm số lớn nhất trong các số:
- tìm số lớn nhất trong các số sau:
- Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đó ta phải so sánh các só đó.
+ Số lớn nhất là số: 902011
- HS đọc yêu cầu bài 
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
 Bài 3(13). Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS đọc yêu cầu
- làm bài vào vở
- 1 HS làm vào bảng nhóm, trình bày
2467 ; 28092 ; 932018 ; 943 567
- Số lớn nhất có 3 chữ số?
- Số bé nhất có 3 chữ số?
- Số lớn nhất có 6 chữ số?
- Số bé nhất có 6 chữ số?
Bài số 4(13)
- 999
- 111
- 999 999
- 111 111
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn so sánh số có nhiều chữ số ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập.
 Khoa học
4a- tiết 4, 4b- tiết 5
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn 
vai trò của chất bột đường
A. Mục tiêu:
Sau bài HS có thể:
- Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
B. Chuẩn bị:
GV : Hình SGK, phiếu học tập
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
 Nội dung
 Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn.
- Cho HS thảo luận.
+ Kể tên các thức ăn, đồ uống mà em thường dùng hàng ngày.
- Cho HS sắp xếp các loại thức ăn theo từng nhóm.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS tự nêu.
+ Nhóm thức ăn có nguồn gốc ĐV: Thịt gà, cá, thịt lợn, tôm, sữa.
+ Nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật: rau cải, đâu cô ve, bí đao, lạc, nước cam, cơm.
- Cho HS trình bày 
- GV đánh giá
- HS trình bày
* Kết kuận: 
+ Người ta phân loại thức ăn bằng những cách nào?
+ Phân loại thức ăn theo nguồn gốc
+ Phân loại thức ăn theo lượng các chất dinh dưỡng.
 HĐ2:Tìm hiểu vai trò của chất bột đường:
- Cho HS quan sát hình 11 SGK.
+ Nêu tên những thức ăn giàu chất bột đường.
- HS thảo luận N2
+ Kể tên thức ăn chứa chất bột đường em ăn hàng ngày.
- Gạo, sắn, ngô, khoai...
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn.
- HS tự nêu.
Kết luận: Chất bột đường có vai trò gì? Nó thường có ở những loại thức ăn nào?
* Chất bột đườnglà nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể có có nhiều ở gạo, bột mì ...
HĐ3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- GV phát phiếu học tập
- HS làm việc cá nhân
Hoàn thành bảng thức ăn chứa bột đường.
- Cho HS trình bày tiếp sức
- GV đánh giá
- Lớp nhận xét - bổ sung
VD: Gạo đ Cây lúa
 Ngô đ Cây ngô
 Bánh quy đ Cây lúa mì
 Mì sợi đ Cây lúa mì
 Bún đ Cây lúa...
*Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
* Đều có nguồn gốc từ thực vật.
 Hoạt động nối tiếp.
 - Em biết thêm điều gì mới sau bài học.
 - Nhận xét giờ học.
Toán
4b-tiết 6, 4a- tiết7
Ôn : Các số có sáu chữ số
A. Mục tiêu:
 - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
B. Chuẩn bị:
 GV : Bảng phụ. Bảng nhóm
 HS : SBT, VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
	- Nêu cách đọc các số có sáu chữ số
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
- Đọc yêu cầu bài
Bài 14(SBT)
a ) Đọc số và cho biết chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
- HS đọc nối tiếp các số và nêu
450731: Bốn trăm năm mươi nghìn bảy trăm ba mươi mốt.
- Nhận xét 
- Cho HS làm bài vào SGK
- nhận xét, chữa bài
200 582: Hai trăm nghìn năm trăm tám mươi hai.
450 731: Bốn trăm năm mươi nghìn bảy tăm ba mươi mốt.
b) Viết mỗi số trên thành tổng theo mẫu:
450 731 = 700 000 +50 000 +700 +30 + 1
200 582 = 200 000 + 500 + 80 + 2
450 731 = 400 000 + 50 000 +700 + 30 + 1
Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Bài yêu cầu gi?
+ Muốn làm được bài ta làm thế nào? 
Bài 16(SBT). Nối số với chữ số 0 ở tận cùng của số đó.
- HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
Số
Tận cùng
1 triệu
3 chữ số 0
1 nghìn
8 chữ số 0
1 trăm triệu
6 chữ số 0
1 chục nghìn
4 chữ số 0
1 tỉ
7 chữ số 0
1 chục triệu
9 chữ số 0
1 trăm nghìn
5 chữ số 0
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu bài
Bài 17(SBT). Giá trị của chữ số 3 trong mỗi số ở bảng.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở, nêu kết quả
Số
723
4250
35161
5763602
13657125
Giá trị chữ số 3
30
300
30000
3000
3000 000
- nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại các kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà
Thứ bảy ngày 5 tháng 9 năm 2009
Toán 
4b- tiết 1, 4a- tiết 2
Triệu và lớp triệu
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Bài cũ:
- Chỉ các chữ số trong số 653708 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
 2. Nội dung:
a. Giới thiệu lớp triệu.
- GV gọi 1 HS lên bảng viết số.
- Yêu cầu HS đọc các số : một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- HS viết lần lượt
1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000
- HS thực hiện
- Giới thiệu mười trăm nghìn gọi là 1 triệu viết là: 1.000.000
- HS đọc số 1.000.000 (Một triệu)
+ Đếm xem số 1 triệu có bao nhiêu chữ số 0, số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số? 
+ Có 6 chữ số 0
+ Có 7 chữ số
+ Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu.
- HS viết bảng con số 10.000.000
+ Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu.
- HS viết : 100.000.000
+ Vừa rồi các em biết thêm mấy hàng mới là những hàng nào?
+ 3 hàng mới: Triệu, chục triệu, trăm triệu.
- 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- HS nhắc lại các hàng của lớp.
- Nêu các hàng, lớp đã học từ bé đ lớn
- HS nêu - lớp nhận xét bổ sung.
b. Luyện tập: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Đếm thêm từ 10 triệu đ 100 triệu.
+ Đếm thêm từ 100 triệu đ 900 triệu
- GV nhận xét
Bài 1(13). Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- HS nêu miệng.
+ 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, ... 10 triệu, 20 triệu,... 100 triệu.
+ 100 triệu, 200 triệu, ..., 900 triệu 
HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu HS làm bài vào SGK, nêu miệng.
 Bài 2(13). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS làm vào SGK, nêu miệng
30 000 000, 40 000 000, 50 000 000, 60 000 000, 70 000 000, 80 000 000, 90 000 000, 100 000 000, 200 000 000, 300 000 000. 
- Lớp nhận xét- bổ sung
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS viét từng số vào bảng con, đọc và nêu.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3(13). Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0.
- HS làm bảng con
+ Mười lăm nghìn: 15000
+ Ba trăm năm mươi: 350
+ Sáu trăm : 600
+ Một nghìn ba trăm: 1300
+ Năm mươi nghìn: 50000
+ Bảy triệu: 7000000
+ Chín trăm triệu: 900000000
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Nhận xét, chữa bài
 Bài 4(14). Viết theo mẫu:
- HS làm bài SGK, nêu miệng
- Lớp nhận xét - bổ sung
3. Củng cố - dặn dò:
- Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại các bài tập.
Sinh hoạt lớp
A. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 2.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
B. Nội dung:
1. Lớp trưởng báo cáo kết quả thực hiện của lớp trong tuần 2
2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thực hiện của tổ
3. Giáo viên nhận xét xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh nhẹn, có ý thức.
	- Có ý thức tự quản trong giờ truy bài.
	- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Có ý thức trong việc xây dựng bài.
 Tồn tại:
	- 1 số em chưa có ý thức tự rèn, tự giác trong học tập.
	- Đi học hay quên đồ dùng
	- Khả năng tiếp thu còn chậm
	- Chữ xấu + ẩu
	- Có học sinh còn nghịch trong giờ học.
4. Phương hướng tuần 3:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
	 - Kiểm tra thường xuyên một số em lười.
	 - Rèn chữ cho 1 số em.
GDNGLL:
Lễ khai giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc