I. MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Biết quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
- Biết viết, đọc các số có tới sáu chữ số.
2 - Giáo dục:
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ : SGK, VBT
III. LÊN LỚP :
a. Khởi động: Hát
b. Kiểm tra bài cũ :
Bài tập: Đọc và viết số: 37 505; 43 006.
Các số trên gồm mấy chữ số , thuộc các hàng nào?
Nhận xét , cho điểm.
c. Bài mới :
Tuần 2 Thứ hai, ngày 22 tháng 08 năm 2011 Toán Tiết 6 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Biết quan hệ giữa các đơn vị liền kề. - Biết viết, đọc các số có tới sáu chữ số. 2 - Giáo dục: - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. CHUẨN BỊ : SGK, VBT III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát b. Kiểm tra bài cũ : Bài tập: Đọc và viết số: 37 505; 43 006. Các số trên gồm mấy chữ số , thuộc các hàng nào? Nhận xét , cho điểm. c. Bài mới : Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu: 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Số có sáu chữ số a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. GV treo bảng phóng to trang 8 Hỏi bao nhiêu đơn vị thì bằng 1 chục.? Yêu cầu HS nêu quan hệ liền kề giữa đơn vị các hàng liền kề - Yêu cầu nhân xét : Bao nhiêu chục nghìn thì bằng 1 trăm nghìn.? b. Giới thiệu hàng trăm nghìn GV giới thiệu : 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết là 100 000 (có 1 chữ số 1 & sau đó là 5 chữ số 0) c. Viết & đọc các số có 6 chữ số GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn Sau đó gắn các thẻ số 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm : có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,. Bao nhiêu đơn vị? GV gắn thẻ số kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516 Số này gồm có mấy chữ số? GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị GV hướng dẫn HS viết số & đọc số. Lưu ý: Trong bài này chưa đề cập đến các số có chữ số 0. GV viết số, yêu cầu HS lấy các thẻ 100 000, 10 000, ., 1 gắn vào các cột tương ứng trên bảng Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Viết theo mẫu - Gắn các thẻ số 313 214 -Yêu cầu phân tích * Nhận xét : Mỗi chữ số có giá trị ứng với vị trí của hàng. Bài tập 2: Viết theo mẫu . - Treo bảng phụ chưa ghi mẫu, gắn thẻ số 425 671. Chỉ định 1 HS phân tích làm mẫu. * Nhận xét : Các số có 6 chữ số , giá trị mỗi chữ số ứng với một hàng, hàng cao nhất là hàng trăm nghìn, hàng thấp nhất là hàng đơn vị. Bài tập 3: Đọc số (a,b ) . * Nhận xét : Đọc số : Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Theo cách đọc số có 3 chữ số . Bài tập 4 : Viết số. -Trò chơi viết số nhanh. -Cách chơi : chọn 2 đội / mỗi đội 3 em. Cử một trọng tài. Đội nào viết nhanh đội đó thắng cuộc. - HS lắng nghe. * Ví dụ: Quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau là: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục HS nêu ví dụ, lớp nhận xét: + 10 đơn vị = 1 chục + 10 chục = 1 trăm + 10 trăm = 1 nghìn + 10 nghìn = 1 chục nghìn HS nhận xét: + 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn HS nhắc lại HS xác định Sáu chữ số HS xác định HS viết và đọc số -Thực hành - HS phân tích mẫu a/BT1: lên bảng gắn các thẻ 100 000, 10 000, ., 1 vào các cột tương ứng trên bảng. - Tương tự thực hiện bài b/ BT1 - Nêu các chữ số cần viết vào ô trống 523 453 cả lớp đọc số 523 453 - HS phân tích làm mẫu. - HS làm bài vào vở . phân tích miệng - HS sửa và thống nhất kết quả . - HS đọc tiếp nối các số . HS tham gia trò chơi 3. Củng cố : - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả toán” - Cách chơi: GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở. 4. Nhận xét - Dặn dò: - Nhận xét lớp. - Làm lại bài 3, 4 trang 10 - Chuẩn bị bài: Luyện tập Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Tập đọc Tiết 3 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.(tiếp theo) I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh nẽ của nhận vật Dế Mèn. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối . - Chọn danh hiệu phù hợp của tính cách của Dế Mèn . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 2 - Giáo dục : - HS có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm việc nghĩa. *Kĩ năng sống : - Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. II. CHUẨN BỊ: -Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn HS luyện đọc . III. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát b. Kiểm tra bài cũ : Mẹ ốm. Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. - Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? - Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? - 1 HS đọc truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” nêu ý nghĩa truyện. Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm. c. Bài mới : Giáo viên Học sinh 1 . Giới thiệu bài 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn. - Tổ chức đọc cá nhân. Hướng dẫn đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, nhắc nhở nghỉ hơi đúng sau các cụm từ, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm. - GV đọc cả bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài -Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? -Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? -Dế mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? -Bọn nhện sau đó hành động như thế nào? *GVKL. d. Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm . - Nêu cách đọc: Giọng đọc thể hiện sự khác biệt giữa các câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn, chú ý những từ gợi tả, gợi cảm. - Đưa ra đoạn 3 hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - HS lắng nghe. *Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . * Luyện đọc theo cặp . * Vài em đọc cả bài . - HS lắng nghe. - HS đọc thầm, thảo luận và trả lời. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, tìm giọng đọc. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Thi đua đọc diễn cảm . 3. Củng cố : (KNS : Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân) - Sau khi đọc xong hai bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, Em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn ? Vì sao ? 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. - Về nhà đọc lại cho trôi chảy hơn. - Chuẩn bị : Truyện cổ nước mình Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba, ngày 23 tháng 08 năm 2011 Toán Tiết 7 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức &Kĩ năng : - Viết và đọc được các số có đến sáu chỡ số. 2 - Giáo dục : - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập. II. CHUẨN BỊ : SGK, VBT III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát b. Kiểm tra bài cũ : HS thực hành một số bài tập nhỏ :trên bảng lớp. - Đọc các số sau : 384 705; 652 367. - Viết các số sau: Một trăm nghìn; Ba trăm hai mươi nghìn bảy trăm mười sáu. -Các số vừa viết có đặc điểm gì? Nhận xét cách thực hiện của HS, cho điểm. c. Bài mới : Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài : 2. Các hoạt động : Hoạt động1: Ôn lại các hàng GV cho HS ôn lại các hàng đã học, mối quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. GV viết số: 825 713, yêu cầu HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào GV cho HS đọc thêm một vài số khác. - GVKL Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Viết theo mẫu . - Treo bảng phụ chưa ghi mẫu, gắn thẻ số 653 267. Chỉ định 1 HS phân tích làm mẫu. * Nhận xét : Các số có 6 chữ số , giá trị mỗi chữ số ứng với một hàng, đọc từ phải sang trái, sử dụng 10 chữ số để viết số. Bài tập 2: Đọc số . Đọc số : Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Theo cách đọc số có 3 chữ số . * Nhận xét : Chữ số ở hàng nào thì có giá trị tương ứng với hàng đó. Ví dụ: chữ số 5thuộc hàng chục = 50 .. Bài tập 3: Viết số ( a, b, c ). -Trò chơi chính tả toán học. * Nhận xét : Chú ý cách viết số khi gặp chữ “linh” như : linh năm = 05 . Bài tập 4:( a, b ) Viết số. - Yêu cầu nêu cách làm. - HS lắng nghe. - HS nêu HS xác định (Ví dụ: chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục) HS đọc thêm một vài số khác. (Ví dụ:850203;820004;832010;832100..) - HS phân tích làm mẫu. - HS làm bài vào vở . phân tích miệng. - HS sửa và thống nhất kết quả . - HS đọc các số và cho biết chữ số 5 ở các số thuộc hàng nào?. - HS sửa và thống nhất kết quả - HS viết vào vở - HS lên bảng ghi số của mình - Cả lớp nhận xét - HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số . - HS viết các số - HS thống nhất kết quả . 3. Củng cố : - Nêu cấu tạo số có 6 chữ số. Cho ví du. 4. Nhận xét - Dặn dò : -Nhận xét lớp. -Xem lại các bài tập để củng cố những gì đã học. - Chuẩn bị bài: Hàng và lớp Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả Tiết 2 (Nghe – viết) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức &Kĩ năng: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng BT2 và BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn . - Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x hoặc ăn/ ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc âm đầu s/ x. 2 - Giáo dục : - Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác. II. CHUẨN BỊ : GV : - Bảng phụ viết bài tập 2a. HS : - SGK, VBT. III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát “Bài ca đi học” b. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc. - Nhận xét về chữ viết của HS. c. Bài mới : Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài mới 2. ... ............................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 4 TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức &Kĩ năng : - Hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III) ; kể lại được một đoạn câu chuyện nàng tiên ốc có kết hợp ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2). 2 - Giáo dục : - Bồi dưỡng vốn hiểu biết để quan sát và miêu tả ngoại hình nhân vật bằng lời của mình về nhân vật . * Kĩ năng sống : - Tìm kiếm và xử lí thông tin . - Tư duy sáng tạo . II. CHUẨN BỊ : GV :- Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập1để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật. - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. HS : - SGK III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát “Cùng múa hát dưới trăng”. b. Kiểm tra bài cũ : Hành động nhân vật. HS trả lời câu hỏi: Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào? Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao. Nhận xét, cho điểm từng HS.Nhận xét cách kể của HS cho điểm. c. Bài mới : Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài mới 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu. - Kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó * Tiểu kết: Đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách, thân phận của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Họat động 3: Ghi nhớ (Theo SGK) Hoạt động 3: vận dụng kiến thức vào Luyện tập (KNS : Tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo). Bài 1- Yêu cầu HS đọc bài. - Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn tả ngoại hình chú bé liên lạc. - Tổ chức nhận xét. - Yêu cầu HS trả lời những câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì? -Nhận xét: Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách, thân phận của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên ốc. -Tổ chức hoạt động. - Nhận xét, tuyên dương những HS tốt. * Tiểu kết: Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. - HS lắng nghe. - HS đọc đoạn văn. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2 HS kể lại câu chuyện của mình. - Các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận. Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về: Sức vóc - Thân mình – Cánh - “Trang phục” Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về: - Tính cách: yếu đuối. - Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt. -Nhận xét chung về ngoại hình nhân vật trong văn kể chuyện. -Rút ra ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc thầm và trả ời câu hỏi: Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của Chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về Chú bé? - Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình? - Gọi HS nhận xét, bổ sung : Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc bút ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tời gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. - Kết luận: Các chi tiết ấy nói lên *Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. * Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc. * Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú bé rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. - 1 HS đọc yêu cầu SGK. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Hoạt động trong nhóm. Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình. - Quan sát tranh minh họa. - HS tự làm bài. - 3 – 5 HS thi kể. - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn. 3. Củng cố : -Khi tả ngoại hình nhân vật cần miêu tả những gì? -Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu. 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS tập kể chuyện xảy ra chung quanh em có nhân vật, có chuỗi sự việc. - Chuẩn bị: Kể lại hành động của nhân vật. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Đạo đức Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2 ) A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập . - Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến . - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh . - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập . 2 - Giáo dục: *Kĩ năng sống : - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập bản thân. - Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. - Làm chủ bản thân trong học tập. *HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM : - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . Bồi dưỡng tác phong chuẩn mực trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học. - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học. C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Cùng múa hát dưới trăng” b. Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập HS trả lời câu hỏi : - Thế nào là trung thực trong học tập ? - Vì sao cần trung thực trong học tập ? GV nhận xét, cho điểm. c. Bài mới : Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài mới: 2.Các hoạt động: - Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm bài tập 3 - Chia nhóm và giao việc *KNS Tiểu kết: Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.( HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . ) c - Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4 SGK ) - Yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuyện , tấm gương đó ? Tiểu kết : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó . d - Hoạt động 4 : Tiểu phẩm* KNS : - Giải quyết vấn đề . -Yêu cầu HS trình bày , giới thiệu tiểu phẩm về trung thực trong học tập Cho HS thảo luận lớp : - Em có suy nghĩ gì về tiểu phâûm vừa xem ? - Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ? - Nhận xét chung Tiểu kết : HS có hành vi trung thực trong học tập. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày lớp trao đổi chất vấn, nhận xét, bổ sung. Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống : a) Chịu nhận khuyết điểm rồi quyết tâm học để gỡ lại. b) Báo lại cho cô biết để chữa lại điểm cho đúng. c) Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực. - Nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học. - HS thảo luận , trao đổi về hành vi trung thực. .( HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . ) 4. Củng cố : (3’) - Thế nào là trung thực trong học tập? - Nêu một vài hành vi trung thực trong học tập. 5. Nhận xét - Dặn dò : (1’) -Nhận xét lớp. - Yêu cầu HS thực hiện mục thực hành trong SGK - Chuẩn bị : Vượt khó trong học tập. KĨ THUẬT Tiết: 2 VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU . ( Tiết 2 ) A. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & kĩ năng : - HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản để cắt , khâu , thêu - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ . 2 - Giáo dục : -Gíao dục HS có ý thức thực hiện an toàn LĐ . B. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Mẫu vải và chỉ khâu , chỉ thêu các màu ; Kim ; Kéo ; Khung thêu cầm tay ; Phấn màu ; Thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm ; 1 số sản phẩm may , khâu , thêu . Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu như GV . C. LÊN LỚP : a .Khởi động: b .Bài cũ: -Ta chọn loại vải thế nào để dùng học? - Chỉ khâu như thế nào là phù hợp? c .Bài mới: Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Giới thiệu bài: 2.Phát triển: *Hoạt động 1:Hướng dẫn hs tim hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim -Yêu cầu hs quan sát hình 4 và các mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SGK. -Bổ sung cho hs những đặc điểm của kim khâu, kim thêu khác nhau. -Yêu cầu hs quan sát hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định hs thao tác mẫu. -Nhận xét và bổ sung. Thực hiện thao tác minh hoạ. *Hoạt động 2:Hs thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ -Cho hs tự thực hành, Gv kiểm tra giúp đỡ. *Hoạt động 3:Hướng dẫn hs quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác -Đưa ra các dụng cụ và yêu cầu hs nêu tên và tác dụng của chúng. -Hs quan sát các thao tác của GV. -Quan sát và thao tác mẫu. -Thực hành. -Thước may:dùng để đo vải và vạch dấu trên vải. -Thước dây:làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể -Khung thêu cầm tay:Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tron to có vít để điều chỉnh có tác dụng giữ cho vải căng khi thêu. -Khuy cài, khuy bấm:dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. -Phấn may: dúng để vạch dấu trên vải. 4.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: