Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản đẹp tích hợp các môn)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản đẹp tích hợp các môn)

I, Mục tiêu:

- Biết mỗi quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.

- áp dụng làm được bài tập 1,2,3 và bài 4(a,b) SGK.

- HS có ý thức trong học tập

II, Đồ dùng dạy học:

- Hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, chục nghìn, trăm nghìn ( sgk)

- Các thể ghi số có thể gắn được trên bảng.

- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.

III, Các hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản đẹp tích hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 17 / 8 / 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
I. Lễ chào cờ.
 - Giáo viên cho học sinh tập hợp lớp và làm lễ chào cờ, hát quốc ca, đội ca,hô đáp khẩu hiệu.
II Nhận xét chung:
1/ Ưu điểm:
a/ Nề nếp đi học: -Các lớp đi học tương đối đều, đúng giờ. Vẫn có vài HS nghỉ học vô tổ chức vào những ngày mưa.
-Tỉ lệ chuyên cần đạt: 96-97 %
b/ Nề nếp học tập: 
- Các lớp đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, thực hiện học và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp
c/ Nề nếp khác:
- Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ. 
-Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ giữ gìn của công không bày bẩn vứt rác ra sân trường. 
2 Những tồn tại:
-Vẫn còn lác đác HS nghỉ học về buổi chiều, còn một số HS không học ở nhà
3. Phương hướng tuần 2
-Duy trì nề nếp đi học đầy đủ, chuyên cần không để HS nghỉ học tràn lan.
-Tích cực học tập ở lớp ở nhà.
- Duy trì tốt các nề nếp thể dục vệ sinh...
III. Hoạt động tập thể 
 - Múa hát và chơi trò chơi theo yêu cầu của lớp trực tuần
 ( GV trực tuần hướng dẫn thực hiện)
 ----------------š&›-----------------
Tiết 2 : Tập đọc
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.( Tiếp theo )
I, Mục đích yêu cầu
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng
 Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu ớt, bất hạnh.
 Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. Trả lời được câu hỏi SGK
 - HS giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 15 – sgk.
- Bảng phụ viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm.
- Đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Tổ chức cho h.s đọc đoạn trước lớp.
- G.s chý ý sửa đọc cho h.s
- Hướng dẫn h.s hiểu một số từ khó.
- G.v đọc toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
- Ngoài những nhân vật đã xuất hiện ở phần 1, ở phần này xuất hiện thêm nhân vật nào?
- Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
* Đoạn 1: 
- Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
- Với trận địa đáng sợ như vậy bọn Nhện sẽ làm gì?
- Hiểu từ: sừng sững, lủng củng” như thế nào?
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnhgì?
* Đoạn 2:
- Dế Mèn đã làm như thế nào dể bọn nhên phảu sợ?
- Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?
- Thái dộ của bọn nhện khi gặp Dế Mèn?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
* Đoạn 3:
- Dế Mèn đã nói như thế nào với bọn Nhện để chúng nhận ra lẽ phải?
- Sau lời lẽ đanh thép của Dế, bọn nhện đã hành động như thế nào?
- Từ ngữ “ cuống cuồng gợi cho em cảnh gì?
- Đoạn 3 nói lên điều gì?
- Chúng ta có thể tặng cho Dế các danh hiệu nào?
- G.v giải nghĩa tặng danh hiệu.
- G.v: các danh hiệu đó đều có thể phong cho dế, nhưng phù hợp nhất là danh hiệu Hiệp sĩ.
- Nội dung chính của đoạn trích?
c, Luyện đọc diễn cảm:
- Nêu cách đọc, giọng đọc.
- Tổ chức cho h.s luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Học tập được đức tính gì ở Dế Mèn?
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- Chia làm 3 đoạn.
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn trước lớp.
( 2 – 3 lượt )
- H.s đọc theo nhóm 3.
- Một vài nhóm đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- H.s chú ý nghe G.v đọc bài.
- Xuất hiện thêm bọn Nhện
- Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà trò yếu ớt, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- Chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi, trong khe đá lủng củng những Nhện là nhện, rất hung dữ.
- Để bắt Nhà trò phải trả nợ.
- Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
- Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự, không ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- Cảnh trận địa mai phục đáng sợ của bọn Nhện
- H.s đọc đoạn 2.
- Chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này?..
- Khi thấy chúa Nhện, Dế ra oai, quay phắt lưng, phóng càng đập phanh phách.
- Dùng lời thách thức: chóp bu bọn này, ta, để ra oai.
- Lúc đầu cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại, rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
- Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.
Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo.
- Chúng sợ hãi, cùng rạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
- Gợi cảnh cả bọn nhện vội vàng rối rít vì quá lo lắng.
- Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- H.s chọn , phong tặng danh hiệu cho Dế.
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- H.s nêu cách đọc.
 - 1-2 h.s đọc toàn truyện.
- H.s luyện đọc.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 3 : Toán 
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ.
I, Mục tiêu:
- Biết mỗi quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
- áp dụng làm được bài tập 1,2,3 và bài 4(a,b) SGK.
- HS có ý thức trong học tập
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, chục nghìn, trăm nghìn ( sgk)
- Các thể ghi số có thể gắn được trên bảng.
- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: Các số có sáu chữ số.
2.2, Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn
- Yêu cầu quan sát H8 sgk.
- Nêu mối quan hệ của các hàng liền kề?
- Yêu cầu viết số 100 000.
- Nhận xét số các chữ số của số này?
2.3, Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số
a, Giới thiệu số 432516
- Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một nghìn.
- Phân tích số 432516.
b, Giới thiệu số 432 516.
- Dựa vào cách viết số có năm chữ số, viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu? 
- Đó là cách viết số có sáu chữ số.
c, Cách đọc số 432516.
- Yêu cầu h.s đọc.
- So sánh cách đọc hai số: 432 516 và 32516 ?
- Yêu cầu h.s đọc một vài cặp số.
2.4, Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc và viết số có đến sáu chữ số.
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 2: Viết theo mẫu.
- Củng cố về cấu tạo thập phân.
- Chữa bài, noận xét.
Bài 3: Đọc số sau:
- G.v viết số, gọi h.s đọc số.
- Nhận xét.
Bài 4: Viết số sau;
- Tổ chức cho h.s viết theo tổ.
- Khen thưởng động viên h.s.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu: 10 đơn vị = 1 chục.
 10 chục = 1 trăm.
- H.s viết số 100 000.
- Có sáu chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- H.s quan sát.
- H.s phân tích số, viết vào bảng.
- H.s viết số vào bảng con: 432 516.
- Viết từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp.
- H.s đọc số.
- H.s so sánh: cách đọc khác nhau ở phần nghìn.
- H.s đọc một vài cặp số. 
- H.s nêu yêu cầucủa bài.
- H.s viết vào vở bài tập.
- H.s lên bảng đọc và viết số.
- Viết số: 523 453.
- Đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba.
- Nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài vào vở.
- Nêu yêu cầu của bài.
- H.s đọc số.
- Nêu yêu cầu của bài.
- H.s thi viết số theo tổ.
NhËn xÐt: .
 ---------------------------š&›----------------------------
Tiết 4 Chính tả ( Nghe viết )
 MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC.
I, Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.Viết đúng đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hạnh.
- Làm đúng các bài tập chính tả bài 2 , bài 3(a) trong SGK
- Rèn cách viết đúng chính tả. 
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2 a.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- G.v đọc một số từ để h.s viết.
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn nghe viết chính tả:
- G.v đọc đoạn viết.
- Bạn Sinh đã làm gì đẻ giúp đỡ bạn Hạnh?
- Việc làm của bạn Sinh đáng trân trọng ở chỗ nào?
- Hướng dẫn h.s viết một số từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu h.s đọc lại các từ vừa viết.
- G.v đọc chậm từng câu, từng cụm từ để h.s nghe viết bài.
- G.v đọc lại bài viết để h.s soát lỗi. 
- Thu một số bài chấm., chữa lỗi 
2.3, Luyện tập:
Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
- Yêu cầu h.s chọn từ, hoàn thành bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Yêu cầu h.s đọc toàn bộ câu chuyện.
- Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
Bài 3a: Giải đáp các câu đố sau:
- Tổ chức cho h.s hỏi đáp các câu đố.
- nhận xét.
3, Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s đọc đoạn viết.
- Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm.
- Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hạnh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km qua đèo vượt suối, khúc khuỷu, ghập ghềnh.
- H.s viết bảng con.
- H.s đọc các từ khó.
- H.s chú ý nghe g.v đọc để viết bài.
- Soát lỗi.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài vào vở.
- H.s đọc truyện: Tìm chỗ ngồi.
- Đáng cười ở chi tiết: Ông tưởng người đàn bà xin lỗi ông, nhưng không phải như vậy mà là bà ta muốn tìm chỗ ngồi.
 NhËn xÐt: .
 ---------------------------š&›----------------------------
Tiết 5 : Đạo đức
Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.( tiếp theo)
I, Mục tiêu:
-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh
- Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập, tung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ được mọi người yêu mến.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II, Tài liệu, phương tiện:
- Các mẩu chuyện, tấm gơng về trung thực trong học tập.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số việc làm thể hiện trung thực trong học tập.
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Bài tập 3: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: H.s hiểu rõ hơn Thế nào là trung thực trong học tập.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm.
- Nhận xét- bổ sung.
- G.v kết luận:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để bù lại.
+ Bấo cáo cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
+ Nói b ...  từ một triệu đến mời triệu.
- Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- Yêu cầu h.s viết các số tròn triệu.
- Yêu cầu đọc các số vừa viết được.
2.4, Các số tròn chục triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
- Yêu cầu đếm thêm 1 chục triệu từ 10 triệu đến 10 chục triệu.
- Yêu cầu đọc từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác.
- Viết các số vừa đọc.
2.5, Luyện tập:
Mục tiêu: Đọc, viết các số trong lớp triệu. 
Bài 3: Đọc và viết các số trong bài.Nêu số các chữ số 0 trong từng số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Viết theo mẫu:
- G.v phân tích mẫu.
- Nêu các chữ số ở các hàng của số đó.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s viết số.
+ 100.
+ 1 000.
+ 10 000.
+ 100 000.
+ 1 000 000.
+ 1 000 000 = 10 trăm nghìn.
+ 10 000 000.
+ 100 000 000.
- H.s nêu.
- H.s đếm.
- H.s viết các số.
- H.s đếm thêm.
- H.s đọc theo cách khác.
- H.s viết các số vừa đọc.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- Quan sát mẫu.
- H.s làm bài.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 3 : Khoa học: 
Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
 VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG.
I, Mục đích yêu cầu:
- Nêu được vai trò của của chất bột đường đối với cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường,chất đạm, chất béo,vi - ta min, chất khoáng.kể những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn...
-Yêu quý lao động và các sản phẩm do lao động làm ra
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk – 10,11. Phiếu học tập.
III, Hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất ở người?
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Tập phân loại thức ăn:
MT: H.s biết sắp xếp thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc đv hoặc tv.Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm đôi.
+ Nói tên các thức ăn nước uống thường dùng hàng ngày.
+ Hoàn thành bảng sau:
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Các cách phân loại thức ăn.
2.3, Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Yêu cầu quan sát H11sgk.
- Nêu tên những loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình.
- Nêu vai trò của chất bột đường?
- Kết luận: sgk.
2.4, Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thựcvật
-Tổ chức cho h.s làm việc với phiếu học tập
- G.v phát phiếu cho h.s.
- Nhận xét, hoàn chỉnh phiếu.
- H.s thảo luận nhóm.
- Nhóm hoàn thành bảng, trình bày.
Tên thức ăn, đồ uống.
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
X
Đậu cô ve
X
Bí đao
X
Lạc
X
Thịt gà
X
Sữa
X
Cam
X
Cá
X
Cơm
X
- H.s quan sát hình vẽ sgk.
- Nêu tên các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình.
- H.s nêu vai trò của chất bột đường.
- H.s làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
- Một vài h.s trình bày bài làm trên phiếu.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Từ loại cây nào?
1
Gạo
2
Ngô
3
Bánh quy
4
Bánh mì
5
Mì sợi
6
Chuối
7
Bún
8
Khoai lang
9
Khoai tây
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu tóm tát nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 4 : Kĩ thuật:
 Tiết 4: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I.Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ ).
- yêu thích môn học và an tòan trong lao động 
II. Đồ dùng dạy học
Một số vật mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
Khung thêu cằm tay, phấn may, thước kẻ, thước dây, khung cài, khung bấm.
DK : Hoạt động cá nhân
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: 
Cắt vỉ theo đờng vạch dấu.
2.2, Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- G.v giới thiệu mẫu.
- Hướng dẫn nhận xét: Hình dáng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Đường vạch dấu có tác dụng gì?
- Nhận xét.
2.3, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a, Vạch dấu trên vải:
- H1a,b – sgk.
- Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải?
- G.v đính vải trên bảng.
- G.v lu ý h.s cách vạch dấu. (sgk)
b, Cắt vải theo đường vạch dấu:
- H2a,b – sgk.
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- G.v lu ý h.s nh sgk.
c, Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
- Kiểm tra dụng cụ của h.s.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành: vạch 2 đường dấu,mỗi đường dấu cách nhau 3 – 4cm, cát vải theo 2 đường dấu đó. 
d, Đánh giá kết quả học tập của h.s.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chẩn đánh giá.
- G.v nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s quan sát mẫu.
- Hình dáng đường vạch dấu: đường thẳng, đường cong.
- Có tác dụng: đường cắt thẳng, mịn, không cong queo, 
- H.s quan sát hình vẽ sgk.
- H.s nêu cách vạch dấu.
- H.s lên bảng thực hiện vạch dấu.
- H.s quan sát hình vẽ.
- H.s nêu cáh vạch dấu.
- H.s chuẩn bị đầy dủ vật liệu, dụng cụ để thực hành.
- H.s thực hành.
- H.s trưng bày sản phẩm.
- H.s tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt lớp tuần 2
I . Nhận xét:
* Ưu điểm:
 - Các em đã có nề nếp củ trường và của lớp, đi học tương đối đều 
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ 
 - Hoạt động tập thể nhanh nhẹn.
* Nhược điểm 
-Đeo khăn quàng chưa đầy đủ và chưa đều.
- Đầu tóc các em nữ còn chưa được gọn gàng.
* Phương hướng tuần 3
 - Đi học đầy đủ và đeo khăn quàng đầy đủ, vệ sinh gọn gàng hơn
II. Văn nghệ .
 - Hs hát lại các bài hát đã học ở lớp 3
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tuần 3
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
I Lễ chào cờ.
 - Giáo viên cho học sinh tập hợp lớp và làm lễ chào cờ, hát quốc ca, đội ca,hô đáp khẩu hiệu.
II. Nhận xét
lớp trực tuần nêu nhiệm vụ của học sinh và các yêu cầu của trường lớp.
BGH dặn dò học sinh trong năm học
III. Văn nghệ 
học sinh múa hát, chơi trò chơi theo yêu cầu của lớp trực tuần.
Tiết 3: Cắt vải theo đường vạch dấu.
I, Mục tiêu:
- H.s biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II, Đồng dùng dạy học:
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt được một đoạn khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm; kéo cắt vải, phấn, thước.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: 
Cắt vỉ theo đường vạch dấu.
2.2, Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- G.v giới thiệu mẫu.
- Hướng dẫn nhận xét: Hình dáng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Đường vạch dấu có tác dụng gì?
- Nhận xét.
2.3, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a, Vạch dấu trên vải:
- H1a,b – sgk.
- Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải?
- G.v đính vải trên bảng.
- G.v lưu ý h.s cách vạch dấu. (sgk)
b, Cắt vải theo đường vạch dấu:
- H2a,b – sgk.
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- G.v lưu ý h.s như sgk.
c, Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
- Kiểm tra dụng cụ của h.s.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành: vạch 2 đường dấu,mỗi đường dấu cách nhau 3 – 4cm, cát vải theo 2 đường dấu đó. 
d, Đánh giá kết quả học tập của h.s.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chẩn đánh giá.
- G.v nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s quan sát mẫu.
- Hình dáng đường vạch dấu: đường thẳng, đường cong.
- Có tác dụng: đường cắt thẳng, mịn, không cong queo, 
- H.s quan sát hìno vẽ sgk.
- H.s nêu cách vạch dấu.
- H.s lên bảng thực hiện vạch dấu.
- H.s quan sát hình vẽ.
- H.s nêu cáh vạch dấu.
- H.s chuẩn bị đầy dủ vật liệu, dụng cụ để thực hành.
- H.s thực hành.
- H.s trưng bày sản phẩm.
- H.s tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Kĩ thuật:
Tiết 4: Khâu thường. ( Tiết 1 )
I, Mục tiêu: 
- H.s biết cầm vải, cầm kim. lên kim, xuống kim và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường và một số sản phẩm khâu bằng mũi khâu thường.
- Vật liệu và dụng cụ: Vải, len (chỉ) khác màu vải, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch dấu.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu:
- G.v giới thiệu mẫu.
- Khâu thường còn gọi là khâu tới khâu luôn.
- Quan sát mặt trái, mặt phải của mẫu. Nhận xét gì về đường khâu mũi thường?
- Thế nào là khâu thường?
2.3, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Cách cầm vải, cầm kim: G.v thực hiện thao tác kĩ thuật.
- Cách lên kim, xuống kim.
- Thao tác kĩ thuật khâu thường:
+ G.v treo tranh quy trình.
+ Nêu cách vạch dấu đường khâu.
+ Cách khâu các mũi khâu thường?
- G.v hướng dẫn 2 lần kĩ thuật khâu .
-Khi khâu đến cuối đường dấu ta phải làm gì?
- G.v hướng dẫn cách khâu lại mũi, cách nút chỉ cuối đường khâu.
- G.v lưu ý h.s khi khâu: ( sgk).
- Tổ chức cho h.s khâu thường trên giấy kẻ ô li.
3, Củng cố, dặn dò:
- Đặc điểm mũi khâu thường?
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s quan sát mẫu.
- H.s quan sát mặt phải, mặt trái của mẫu.
Nhận xét: đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- H.s chú ý quan sát g.v làm mẫu.
- h.s quamn sát tranh quy trình, nhận ra cách vạch dấu cách khâu các mũi khâu thường.
- H.s nêu để nhận ra cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- H.s thực hành khâu tập trên giấy kẻ ô li.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2012_2013_ban_dep_tich_hop_cac.doc