I – Mục tiêu:
-Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề .
-Biết viết , đọc các số có đến sáu chữ số.
II – Đồ dùng Dạy – Học:
• Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như sách giáo khoa.
• Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
III – Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu:
TUẦN 2: Thứ 7 ngày 22 tháng 08 năm 2009 Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN. . Tiết 2 : TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I/ Mục tiêu: -Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. -Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp,ghét áp bức, bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. -Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. -HSK-G trả lời được câu hỏi 4. II/ Đồ dùng Dạy – Học: Tranh minh hoạn/dung bài học trong SGK. Giấy khổ to(hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc. III/ Các hoạt động Dạy – Học: Giáo viên. Học sinh. 1/ Ổn định: 2. Bài cũ: - Một HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm, trả lời câu hỏi 3 SGK/10. - Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(phần 1), nói ý nghĩa truyện. GV nhận xét, ghi điểm sau mỗi HS đọc. GV nhận xét chung. 3/ Giới thiệu bài mới:Tiết học trước đã tìm hiểu tới đoạn Dế Mèn hứa gíup đỡ đỡ Nhà Trò. Dế Mèn thực hiện lời hứa của mình như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tiếp theo). -GV ghi tựa. a. Luyện đọc mới: GV: bài này chia làm 3 đoạn. Mời 3 em đứng lên đọc tiếp nối. GV nêu và ghi:khi đọc cần phát âm đúng các từ sau: lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn. Một từ ngữ vài HS đọc cho đúng. GV các em nghỉ hơi cho đúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm 1 HS dọc đoạn 1. GV nêu và ghi:từ chóp bu các em rất ít khi gặp .SGK giải nghĩa thế nào? 1 HS đọc đoạn 2. GV nêu và ghi: như thế nào được gọi là nặc nô? ( hung dữ , táo tợn). 1 HS đọc đoạn 3.GV sửa cách đọc nếu cần. 3 HS đọc tiếp nối. GV sửa cách đọc sau mỗi em đọc HS đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài. GV đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài mới H. (4 dòng đầu).Đọc thầm Đ1 và cho biết trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? H. (sáu dòng tiếp theo).GV đọc thầm Đ2 và nghĩ xem Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? H. - GV các em đọc thầm phần còn lại, thảo luận nhóm 6 hai câu hỏi sau: +,Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? +, Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? HSK-G: Em có thể đặt cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng? HS báo cáo, nhận xét. GV sửa chữa- bổ sung. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm Đ1 – nhấn giọng các từ: sừng sững, lủng củng, hung dữ Đ2 _ nhấn giọng: cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét. Đ3 _ nhấn giọng: dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.Đ1 GV khen HS đọc tốt với giọng căng thẳng hồi hộp. Đ2 đọc hơi nhanh. Đ3 đọc giọng hả hê GV đính đoạn:” từ trong hốc đá, phá hết các vòng vây đi không”. GV lưu ý cách đọc diễn cảm – vài HS đọc thi. 3 HS đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm. Từng cặp HS đọc cho nhau nghe. 4/. Củng cố, dặn dò: H. Bài tập đọc hôm nay em học bài gì? H. Em học được gì ở Dế Mèn? ( HS nêu – GV ghi ý nghĩa như ND) Mỗi bạn cần phải biết giúp đỡ bạn học yếu hơn mình. Về nhà luyện đọc lại bài cho hay hơn và chuẩn bị bài” Truyện cổ nước mình. HS đọc thuộc. HS đọc. -HS nhắc lại tựa. -HS đọc nối tiếp. -HS phát âm - HS đọc – nhận xét cách đọc. - HS đọc – nhận xét cách đọc. - HS cả lớp, nhóm. - HS nêu miệng. - Học sinh đọc. -Chúng chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc gác còn lại núp kín vẻ hung dữ. -Dế hỏi rất oai, giọng thách thức. -Lúc nhện cái xuất hiệnDế ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh. HS thảo luận nhóm 6 +,Dế phân tích theo cách so sánh để nhện thấy chúng hèn hạ. +,Bọn nhện sợ hãi ,phá hết vòng vây. -HS trả lời. -HS luyện đọc diễn cảm. - HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - HS đọc thi. -3 HS đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm. - Từng cặp đọc cho nhau nghe. -Học sinh trả lời. -Học sinh lắng nghe. . Tiết 3: TOÁN CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I – Mục tiêu: -Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề . -Biết viết , đọc các số có đến sáu chữ số. II – Đồ dùng Dạy – Học: Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như sách giáo khoa. Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng. III – Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu: Giáo viên Học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: -Sửa bài tập 4. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3/ Bài mới: a)Giới thiệu bài: “ Các số có sáu chữ số” b) Tìm hiểu bài: -HD HS ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, nghìn, chục nghìn. -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8/ SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. H. Mấy đơn vị bằng một chục ? H. Mấy chục bằng 1 trăm ? H. Mấy trăm bằng 1 nghìn ? H.Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? H..Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? - Hãy viết số 1 trăm nghìn. H. Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? Giới thiệu số có sáu chữ số. - GV treo bảng hàng các hàng số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu. a) Giới thiệu số 432516 - GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn, hỏi: H.Có mấy trăm nghìn ? Có mấy chục nghìn ? Có mấy nghìn ? Có mấy chục ? Có mấy đơn vị ? - GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. b) Giới thiệu cách viết số 432 516. - Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ? - GV nhận xét đúng / sai. H. Số 432 516 có mấy chữ số ? H.Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? - GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có sáu chữ số. Khi viết các số có sáu chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp. c) Giới thiệu cách đọc số 432 516. H. Bạn nào có thể đọc được số 432 516 ? - Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu lại cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. H. Cách đọc số 432 516 và số 32 516 có gì giống và khác nhau ? - GV viết lên bảng các số 12 357 và 312 357; 81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu HS đọc các số trên. c.Luyện tập – thực hành: Bài 1 - GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214, số 523 453 và yêu cầu HS đọc, viết số này. - GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số Bài 2 - GV gọi2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số. - GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Bài 3 - GV viết các số trong bài tập ( hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số. - GV nhận xét. Bài 4(a, b) - GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài ( hoặc các số khác) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc. - GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 4/. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát. - 1 HS lên bảng, HS khác đọc bài làm. - Quan sát hình và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. -1HS lên bảng viết, cả lớp làm vào giấy nháp -HS quan sát bảng số - HS lên bảng viết. - HS trả lời - HS trả lời -HS viết bảng số theo yêu cầu. -2HS lên bảng viết ( bảng con): - HS trả lời -HS thảo luận nhóm 2. -HS đọc đề,nêu Y/c đề bài. - HS đọc, viết số này. -HS đọc đề,nêu Y/c đề bài. - gọi2 HS lên bảng. -1 HS đọc các số cho bạn viết. -HS đọc đề,nêu Y/c đề bài. - HS đọc số. - HS làm bảng con. HS thực hiện. -HS thi viết chính tả toán -Nghe và thực hiện. .. TiÕt4:©m nh¹c: gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y . CHIỀU: Tiết 1+2:LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I Mục tiêu: - Luyện về cấu tạo của tiếng cho học sinh - Tạo thói quen phân tích tiếng, tìm vần giống nhau. II - Hoạt động dạy học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Bài cũ: H: Nêu các bộ phận của tiếng ? H.Thế nào là tiếng bắt vần với nhau ? 2. Dạy bài mới: Bài 1: Đọc câu ca dao sau và trả lời: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Các tiếng có vần giống nhau? Các tiếng có âm đầu giống nhau? Các tiếng có thanh giống nhau? Bài 2: Nêu sự giống nhau của từng cặp tiếng sau: um – tùm, tròn - trịa, sâu - sắc,thoang - thoảng, loắt - choắt, xinh – xinh. Bài 3: Chép lại 3 cặp tiếng bắt vần với nhau trong bài ca dao sau: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học Về ôn bài -HS nối tiếp nêu. Đọc lại câu ca dao rồi làm vào vở. 3 HS lên bảng làm Kẻ bảng đánh dấu x hoặc viết vào vở ô ly. HS chữa ở bảng, lớp nhận xét. -HS làm tương tự bài1. Kết quả: ta – xa thầm - bầm bầm – thâm Tiết 3: LUYỆN TOÁN: ÔN TẬP I Mục tiêu: - Rèn cách tính giá trị của biểu thức cho học sinh, luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. - Tạo thói quen đọc, viết, so sánh số có nhiều chữ số. II - Hoạt động dạy học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Bài cũ: H: Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức? H: Muốn đọc, viết số tự nhiên ta làm như thế nào? 2. Dạy bài mới: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức a. 3257 + 4659 - 1300 b. 6000 - 1300 x 2 c.(70850 - 50230) x 3 d. 9000 + 1000 : 2 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a. 37 + 8 x n với n = 7 b. 168 – m x 9 với m = 9 c. 237 – (66 x x) với x = 69 d. 37 x (18 : y) với y = 3 e. (92 - c) + 8710 với c = 16 g. 66 x c + 3725076 với c = 0 Bài 3: Viết số biết số đó gồm: a. 5 triệu, 7 trăm ngìn,, 6 chục ngìn, 3 trăm 4 chục và 2 đơn vị b. 5 tỷ,7 trăm triệu, 6 triệu, 6 ngìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị. c. 5 trăm triệu, 2 chục triệu, 3 ngìn, 4 chục và 6 đơn vị. d. 5 chục triệu,3 triệu, hai trăm và 2 đơn vị. Bài 4: Viết tất các số có 6 chữ số mà tổng các chữ số của số đó là 2. G: 2 = 2 + 0 + 0 + 0 +0 +0 2 = 1 + 1 + 0 +0 + 0 +0 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về ôn bài -HS nối tiếp nêu. 1 HS đọc đề, 1 HS nêu yêu cầu của đề 1 HS nêu cách tính giá trị của biểu thức theo thứ tự phép tính. 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét. - HS nhận xét bài 2 có gì khác so với bài 1. - Nêu cách làm bài 2 - 6 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra nhau. - 1 HS nêu yêu cầucủa đề - Yêu cầu học sinh làm bảng con, 4 hs lên bảng làm. - Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn - 1 HS đọc đề, 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS làm nháp rồi trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung Các số là: 200000, 110000, 101000,1001 ... oại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, dễ bị bắt nạt. 3. Phần ghi nhớ : - HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa 4. Phần luyện tập : * Bài tập 1 : - Yêu cầu HS đọc nội dung của BT1 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đọan văn, viết nhanh vào vở nháp những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc và trả lời câu hỏi: Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? - GV dán 1 tờ phiếu viết nội dung đoạn văn tả chú bé lên bảng mời 1 HS lên gạch dưới các chi tiết miêu tả, trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận : a. Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc húi ngắn, 2 túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. b. Các chi tiết ấy nói lên điều gì? + Thân hình gầy gò , bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ dài đến đầu gối cho thấy chú bé là con của 1 gia đình nông dân nghèo quen vất vả. + 2 túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi nặng của trẻ con nông thôn trong túi áo, cũng có thể chú bé đã dùng túi áo dựng rất nhiều thứ có cả lựu đạn trong khi đi liên lạc. + Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho thấy chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ. * Bài tập 2 : - GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS. + Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình của bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện. + Quan sát tranh minh hoạ truyện thơ nàng tiên ốc ( trang 18 SGK ) để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên. - Yêu cầu từng cặp HS trao đổi làm bài - GV nhận xét cách kể của HS có đúng với yêu cầu của bài hay không . 5. Củng cố dặn dò : - GV hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ? -Nhận xét tiết học. -HS nêu -2 HS nhắc lại phần ghi nhớ ở tiết trước -HS nhắc tựa. - HS đọc nối tiếp - HS thảo luận nhóm đôi. - HS đọc phần ghi nhớ - HS đọc nội dung của BT1 - Lớp đọc thầm lại đọan văn, viết nhanh vào vở nháp. -HS trả lời. -HS đọc đề bài. - Từng cặp HS trao đổi làm bài. -HS trả lời. .. Tiết 2: CHÍNH TẢ : (nghe – viết) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC Phân biệt s/x,ăng/ăn I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ , đúng quy định. - Làm đúng bài tập 2 và bài tập(3)a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ. II. Đồ dùng Dạy – Học: - Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2, để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp BT3( ghi lời giải câu đố - VBT tiếng việt 4, tập một (nếu có). III. Các hoạt động Dạy – Học: Giáo viên Học sinh 1 .Bàicũ: GV kiểm tra2 HS. GV đọc cho học sinh viết: Dở dang, vội vàng , đảm đang, nhan nhản, tảng sáng , hoang mang. -GV nhận xét + cho điểm. 2 .Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”. Sau đó chúng ta sẽ luyện tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (s/x), có vần (ăn/ăng). GV ghi tựa 3 .Nghe – viết: a/ Hướng dẫn chính tả - GV đọc toàn bài chính tả “Mười năm cõng bạn đi học” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến tiếng có âm đầu(s/x) và vần (ăn/ăng). H. Đoạn đường Sinh cõng bạn như thế nào? (qua đèo ,vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh) . H. Vì sao Sinh cõng bạn đi học ? ( bạn bị liệt cả hai chân ). - Các em đọc thầm lại toàn bài cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai (khúc khuỷu, gập ghềnh , liệt,10năm, 4 ki-lô-mét) - Chúng ta tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. GV đưa bảng mẫu. HS phân tích tiếng khó theo yêu cầu. - GV nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng. - GV đọc mẫu lần 2. - HS gấp SGK lại. b/ GV cho HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu(bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho hs viết theo tốc độ viết quy định. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai. c/ Chấm chữa bài - Các em đổi vở, soát lỗi cho nhau, các em đối chiếu SGK sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. H. Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5 lỗi ? - GV chấm từ 5 đến 7 bài. - GV nhận xét chung về bài viết của HS. 4 .Làm BT2 BT2 : Chọn cách viết đúng từ đã cho - Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc đoạn văn. - GV: BT cho một đoạn văn ngắn , cho sẵn một số từ trong ngoặc đơn. Nhiệm vụ của các em là chọn một trong hai từ cho trước trong đoạn văn sao cho đúng chính tả khi bỏ dấu ngoặc đơn. - Các em làm bài vào VBT. - GV dán 3- 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện vui lên bảng, 3-4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh (viết lại những tiếng đúng, tiếng sai). Từng em đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh, GV hỏi về tính khôi hài của truyện vui. H. Người đàn bà để ông khách tưởng nhầm điều gì ?. - Cả lớp và GV nhận xét từng bạn về chính tả, phát âm, khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm của truyện vui, GV chốt lại lời giải đúng , kết luận bạn thắng cuộc. Sau – rằng –chăng- xin- boăn khoăn- sao- xem BT 3 : Giải câu đố - Các em đọc yêu cầu BT3 + đọc câu đố. - GV : BT đưa ra 2 câu đố a, b. Nhiệm vụ của các em là giải được câu đố ghi lời giải vào bảng con. Nhớ viết lời giải cho đúng chính tả. - GV có thể gợi ý thêm.- HS làm bài. - GV kiểm tra kết quả, chốt kết quả đúng a/ Câu đố 1: chữ sáo bỏ sắc thành chữ sao b/ Câu đố 2 : chữ trăng thêm dấu sắc thành trắng. 5. Củng cố, dặn dò: H. Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ? H Chúng ta được rèn viết đúng âm nào, vần nào? - Về nhà các em xem trước chính tả nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà, chú ý âm, thanh :tr/ch, hỏi/ngã. - GV nhận xét tiết học. -2 HS viết trên bảng lớp.HS còn lại viết vào bảng con. HS lắng nghe HS nhắc lại. Cả lớp, cá nhân. Lắng nghe Trả lời Đọc thầm Viết từ khó vào bảng con Lắng nghe Gấp SGK Cá nhân HS viết bài Dò bài, tự sửa lỗi HS sửa lỗi cho bạn HS giơ tay Cá nhân Đọc yêu cầu Lắng nghe Làm bài Sửa bài Đọc to Thi đua theo tổ Đọc bài làm Đọc yêu cầu Lắng nghe Giải vào bảng con Trả lời . Tiết 3: TOÁN TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. Mục Tiêu: -Nhận biết hàng triệu,hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. II- Đồ Dùng Dạy Học + Bảng các lớp , hàng kẻ sẵn trên bảng phụ III- Các Hoạt Động Dạy Học Giáo viên Học sinh 1/.Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ Bài : So sánh các số có nhiều chữ số H. Muốn so sánh các số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào? H. Muốn so sánh các số có số chữ số bằng nhau ta làm thế nào? H. Nêu số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số, sáu chữ số GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài -GV:Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các hàng , lớp đã học qua bài:Triệu và lớp triệu b. Tìm hiểu bài: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu H. Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn H. Hãy kể tên các lớp đã học.( Lớp đơn vị, lớp nghìn). - GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn. - GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu H.1 triệu bằng mấy trăm nghìn? ( 1 triệu = 10 trăm nghìn). H. Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? ( số 1000.000 có 7 chữ số trong đó có 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1). H. Em hãy viết số 10 triệu? ( 10 000 000) H. Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu H. Em hãy viết số 10 chục triệu? ( 100 000 000) . - GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là100triệu. H.1 trăm triệu có mấy chữ số , đó là những số nào? ( 100 000 000 có 9 chữ số .). - GV giới thiệu:Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. H. Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? (lớp triệu gồm 3 hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu). - Kể tên các hàng , lớp đã học. c. Luyện tập, thực hành Bài 1:Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000 H. 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 2 triệu). H. 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 3 triệu). H. Em hãy đếm thêm1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? H.Em nào có thể viết được các số nói trên ? - GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc. Bài tập2: Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000 H. 1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ? ( là 2 chục triệu). H.2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ? ( là 3 chục triệu) H. Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu(1 chục triệu, 2 chục triệu) -1 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 10 triệu) -2 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 20 triệu). -Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác(10 triệu,20 triệu) - Em hãy viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu - GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên Bài 3(cột 2) -GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số mà BT yêu cầu vào VBT -Yêu cầu HS lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số và nêu số chữ số 0 có trong số đó -GV nhận xét và ghi điểm cho HS Bài 4:(HSK-G) - Yêu cầu HS đọc đề bài -GV hướng dẫn mẫu SGK -Cho HS làm vào phiếu bài tập Cho HS nhận xét, GV chữa bài 4/. Củng cố,dặn dò H. Lớp triệu gồm những hàng nào? H. Lớp nghìn gồm những hàng nào? H.Lớp đơn vị gồm những hàng nào? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài:”Triệu và lớp triệu “(tiếp theo) - 2-3 HS trả lời - HS nhắc lại tựa - HS trả lời - HS trả lời - HS viết bảng con - HS trả lời -1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. -1HS lên viết,cả lớp viết vào bảng con - HS trả lời - HS cả lớp đọc -HS nêu - HS nêu - HS thi đua kể - HS trả lời - HS trả lời -HS đếm - HS đếm -1 HS lên bảngviết, cả lớp viết bảng con - HS trả lời - HS trả lời - HS đếm - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc -HSviết giấy nháp, 1 HS lên bảng viết -2 HS lên bảng (mỗi học sinh viết 1 cột), cả lớp làm VBT. -2 HS thực hiện theo yêu cầu., lớp nhận xét. -1 HS đọc đề -HS làm phiếu bài tập,-1HS lên bảng -HS trả lời - Học sinh lắng nghe. Tiết 4: SINH HOẠT LỚP I/ Đánh giá hoạt động tuần 2 : Mọi nề nếp đều tốt . Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , đi học đúng giờ . Thực hiện nghiêm túc mọi phong trào của trường ,lớp đề ra. II/ Kế hoạch tuần 3: Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch của trường , đội đề ra. Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém , bồi dưỡng học sinh giỏi . Thực hiện tốt phong trao giữ vở sạch viết chữ đẹp .
Tài liệu đính kèm: