Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Môn: Chính tả (Nghe- viết): Tiết: 20

 Bài: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP

I. Mục tiêu:

 - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .

 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a/b hoặc (3) a/b.

 - Giáo dục học sinh kĩ năng luyện chữ viết đẹp, kĩ năng trình bày.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3b.

 - Tranh minh họa hai truyện ở bài tập 3/SGK

 - VBT Tiếng Việt 4, tập 2

 III. Các hoạt động dạy học:

 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết, cả lớp viết vào nháp những từ ngữ : sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2012
Soạn ngày 08 tháng 01 năm 2012
Tập đọc. Tiết: 39
TÀI BỐN ANH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 1. Đọc: - Đọc đúng: núc nác, khoét, vắng teo,lè lưỡi, quật túi bụi 
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diển cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện. 
 2. Hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: núc nác, núng thế
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 3. Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết.
 - Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bài.
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, trả lời các câu hỏi trong SGK
 3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1’
 GV cho HS xem tranh minh họa trong SGk miêu tả cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
 GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”
Hoạt động 2:(12) Hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu bài văn.
- GV cho HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài (Đoạn 1: 6 dòng đầu. Đoạn 2:còn lại) . GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS, giúp HS hiểu các từ mới được giải nghĩa (phần chú thích SGK)
GV đọc diễn cảm toàn bài ( chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.hướng dẫn cách đọc bài văn.
Hoạt động 2:(10) Tìm hiểu bài
Lần lượt cho HS đọc thầm kết hợp 1 em đọc thành tiếng từng đoạn, suy nghĩ trả lời những câu hỏi , GV theo dõi HS trả lời và nhận xét, thống nhất các ý kiến đúng.
 Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Hoạt động 3: (10) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 * Gọi HS đọc tiếp nối . GV cùng lớp nhận xét, tìm giọng đọc phù hợp.
* GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn: “Cẩu Khây hé cửasầm lại”
 - GV đọc mẫu. Nêu giọng đọc, gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
 - GV cùng lớp nhận xét, uốn nắn, ghi điểm
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt.
- HS luyện đọc từ khó.
- 1 HS đọc mục chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc , suy nghĩ trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS luyện đọc theo cặp
- HSø thi đọc diễn cảm trước lớp.
IV. Củng cố- Dặn dò: 2’
- Nội dung chính của truyện là gì? 
- Liên hệ GD
- Dặn HS về nhà tập thuật lại câu chuyện thật hấp dẫn cho người thân nghe
------------------------------------------------------------
Toán .Tiết 96
	 	Bài: PHÂN SỐ 
 I. Mục tiêu:
: Giúp HS: 
 - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
 - Biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc ,viết phân số.
 - Bài tập: Bài 1, 2
 - Rèn kĩ năng nhận biết phân số, tử số, mẫu số, đọc phân số
 II. Đồ dùng dạy - học- Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106,107. Mô hình ở bộ đồ dùng dạy học toán( GV+ HS)
 III.Hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Kiểm tra vử bài tập về nhà, 2 HS đồng thời làm bài 3,4 /105.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 1’- Phân số.
HĐ1:(12) Giới thiệu phân số.
- GV treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
 Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
Có mấy phần được tô màu?
- GV: tô màu 5/6 hình tròn.
- GV ghi bảng 5/6 và hướng dẫn cách viết
- GV đọc: Năm phần sáu
- GV giới thiệu tiếp: 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6.
- GV giúp HS nhận ra: Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. MS cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0. tử số viết trên dấu gạch ngang, tử số là 5 cho biết số phần bằng nhau đã được tô màu, 5 là số tự nhiên.
* Làm tương tự với các phân số: 1/2; 3/4; 4/7
- GV lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông ,yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.
* GV nhận xét: 5/6,1/2 ,3/4 là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là STN viết trên vạch ngang. Mẫu số là STN khác 0 viết dưới vạch ngang.
HĐ2: (15’)Luyện tập thực hành:
Bài 1
- GV làm mẫu hình 1.
- HS tự làm các bài còn lại.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:. Gv viết mẫu lên bảng, phân tích mẫu.
 H: Mẫu số của các phân số là những STN ntn?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài
- HS quan sát hình.
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- HS viết vào bảng con.
- HS nối tiếp đọc.
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS chú ý
- HS làm các bài còn lại theo mẫu.
- HS nêu miệng bài làm.
- 1 HS đọc đề
- HS trả lời
- HS làm bài.
IV.Củng cố- Dặn dò:3
- Đọc phân số: 4/7,3/6, 5/8
- Chuẩn bị bài: Phân số và phép chia STN.
- Tổng kết giờ học.
-------------------------------------------------------------------
Khoa học Tiết: 39
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
 - Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
 - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí.
 - Rèn kĩ năng nhận biết không khí sạch và không khí bẩn, nguyên nhân gây nhiểm bẩn không khí.
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Hình vẽ trang 78, 79 SGK.
 - Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. Hoạt động dạy - học
 1. Khởi động (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 - GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 49 VBT Khoa học.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
 3. Bài mới (30’) 
Hoạt động 1 :(12) Tìm hiểu không khí ô nhiễm và không klhí sạch
 - GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
 - GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. 
 Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 143 
Hoạt động 2 (15) Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu:
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng
- Làm việc theo cặp. 
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
- HS nhắc lại một số tính chất của không khí.
- HS liên hệ thực tế. Phát biểu
- Do khí thải của các nhà máy ; khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô thải ra ; khí độc vi khuẩn,do các rác thải sinh ra.
Kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:
IV: Củng cố dặn dò: 3’
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết
- GV nhận xét tiết học. 
------------------------------------------------
Thứ ba ngày 12 tháng 01 năm 2010
Soạn ngày 09 tháng 01 năm 2010
Môn: Chính tả (Nghe- viết): Tiết: 20
	Bài: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. Mục tiêu:
 - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a/b hoặc (3) a/b.
 - Giáo dục học sinh kĩ năng luyện chữ viết đẹp, kĩ năng trình bày.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3b.
 - Tranh minh họa hai truyện ở bài tập 3/SGK
 - VBT Tiếng Việt 4, tập 2
 III. Các hoạt động dạy học:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết, cả lớp viết vào nháp những từ ngữ : sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình
 3/ Bài mới:
Giới thiệu bài viết chính tả “ Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp” 
Hoạt động 1: 20’- Hướng dẫn nghe viết
 - GV đọc toàn bài chính tả.
 - Hướng dẫn HS viết đúng các từ nước ngoài, những chữ số và các từ khó trong bài. 
- Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi
- GV đọc chính tả HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lần
- GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2a/14SGK 
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng mời 3 HS lên bảng làm.
* GV chốt lại lời giải đúng: 
 Đoạn a)Chuyền trong- chim- trẻ 
 Đoạn b) Cuốc- buộc- thuốc- chuột. 
 Bài tập 3a
 - Tổ chức hoạt động nhóm 
 - Gọi HS nhận xét- GV chốt lời giải đúng
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- HS theo dõi SGK
- Đọc thầm đọc văn 
- HS luyện viết từ khó vào bảng con, 1 số viết trên bảng.
- Học sinh viết bài
- HS soát bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai
- Nêu yêu cầu 
- 3HS lên bảng làm.
- HS sửa bài
- HS nêu
- Hs làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày.
IV.Củng cố- Dặn dò: 2’
- Trả bài, nhận xét bài viêt của HS.
- Dặn HS về nhà viết lại những từ ngữ đã sai 
- Nhận xét tiết học	
-----------------------------------------------------------------
Toán .Tiết:97.
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Biết được thương của một phép chia số STN cho 1 số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số : Tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
Bài tập: bài 1, 2 ( 2 ý đầu), 3
Rèn kĩ năng nhận biết thương của một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 (thương là một phân số)
 II. Đồ dùng dạy -học
 - Các hình minh hoạ như phần bài học SGK vẽ trên bìa.
 III.Hoạt động dạy học:
1.KTBC: Phân số.
- GV yêu cầu HS viết và đọc 1 số phân số
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:Phân số và phép chia STN.
HĐ1: Phép chia một STN cho 1 STN khác 0 
A/Trường hợp thương là một số tự nhiên.
- GV nêu vấn đề như SGK và yêu cầu HS tìm kết quả
 - GV ghi bảng: 8: 4 = 2( quả).
 - Khi ta chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên ( khác 0) kết quả tìm được có thể là số tự nhiên không?
* KL: khi thực hiện chia 1 STN cho 1 STN khác 0 , ta có thể tìm được thương là 1 STN . Nhưng không phải lúc nào ta cũng thực hiện được như vậy.
HĐ2: Trường hợp thương là phân số:
- GV nêu tiếp vấn đề và yêu cầu HS tìm kết quả.
- GV đưa ra mô hình minh hoạ 3 cái bánh, chia mỗi cái thành 4 phần .Ở trường hợp này, kết quả của phép chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 là 1 phân số 
* KL: thương của phép chia STN cho STN khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là SBC và mẫu số là số chia.
- GV lấy thêm 1 số ví dụ minh hoa.ï
HĐ3: Luyện tập thực hành
Bài 1: BT yêu cầu gì?
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài:7: 9= 7/9; 5/8 = 5/8 
Bài 2 (2 ý đâu)
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu ,sau đó tự làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.
 H: Qua BT a em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số ntn?.
3 HS lên bảng làm.
Lớ ... iết vào giấy kiểm tra. Viết bài xong, khảo lại bài để chữa các lỗi về chính tả.
- Cho phép HS tham khảo lại các bài văn đã viết ở các tiết trước.
- GV theo dõi, hưỡng dẫn thêm cho những HS yếu.
- Thu bài.
- HS đọc lại các đề trên bảng.
- Từng HS đọc lại các đề bài, suy nghĩ, lựa chọn.
- Một số HS nối tiếp đọc đề mà các em đã chọn.
- HS dựa vào dàn ý trên bảng để lập dàn ý cho bài viết của mình ra nháp.
- HS viết bài vào vở.
IV. Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài 
Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------
Khoa học :Bài 40: 
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giáo dục kĩ năng bảo vệ bầu không khí trong sạch
 II.Đồ dùng dạy học
Hình vẽ trang 80, 81 SGK.
Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh vềà các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.
 III. Hoạt động dạy học
 1. Khởi động (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 50 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
 3. Bài mới (30’) 
Hoạt động 1 :(12) Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
 - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
 - GV gọi một số HS trình bày.
- GV theo dõi, nhận xét
 Hoạt động 2:(13) Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. 
- Yêu cầu các nhóm thực hành, GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. 
 - GV đánh giá nhận xét.
- HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi. 
- HS thực hiện
 - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Nghe GV nêu nhiệm vụ. 
- Các nhóm thực hành .Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
 - Đại diện các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ
- Lớp nhận xét
 IV: Củng cố dặn dò:2’
- Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2010
 	Soạn ngày 11 tháng 01 năm 2010
Luyện từ và câu:Tiết 39
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn (BT1) Xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được (BT2)
 - Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ?HS yếu viết 2, 3 câu.
 - HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (BT3)
 - GD học sinh kĩ năng nhận biết và thực hành viết đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì?, 
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Một số tờ phiếu viết rời từng câu văn trong bài tập 1 để HS làm BT1,2
 - VBT Tiếng việt 4, tập 2
 III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 4’ 	 1 HS làm bài tập 2 tiết LTVC trước
 1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Luyện tập về câu kể ai làm gì?” 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập
Bài tập1: (6)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét dán các băng giấy ghi các câu kể lên bảng và chốt lại lời giải đúng, 
Bài tập 2: (7)
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV chốt lại ý đúng
Bài tập 3: (12)
- GV treo tranh ảnh minh họa và nhắc nhở HS về yêu cầu của bài. (SGV)
- GV nhận xét, chấm bài và khen những HS có đoạn văn hay.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 
- HS đọc thầm đoạn văn, làm vào vở bài tập.
- HS trình bày
- HS đọc thầm lại các câu văn, xác đinh bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu.làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS trình bày
- HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm bài
- HS đọc nối tiếp nhau đoạn đã viết
- Cả lớp nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhâïn xét tiết học
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở
--------------------------------------------------------------- 
Môn: Tập làm văn:Tiết 40
Bài: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
 I.Mục tiêu:
 - HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi em sinh sống.
 - Giáo dục học sinh kĩ năng quan sát và trình bày những đổi mới nơi em sinh sống.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa một số nét đổi mới ở địa phương em
 Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
 III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động 
Hoạt động: (8) Bài tập 1:
- HS làm bài
- GV giúp HS nắm dàn ý bài giới thiệu.
GV: Nét mới ở Vĩnh Sơn là một bài giới thiệu mẫu. Dựa vào bài mẫu đó, có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu. Gv treo bảng phụ đã viết dàn ý .( Như SGV)
Hoạt động2 Bài tập 2: (20)
* Xác định yêu cầu của đề bài
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu. 
- GV nhận xét, ghi điểm cho những HS làm tốt.
- 1 HS đọc nội dung BT1
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời, lớp bổ sung.
- 1 HS nhìn bảng đọc.
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu
- Thực hành giới thiệu trong nhóm
- Thi giới thiệu trước lớp
- Cả lớp bình chọn người giới thiệu địa phương mình tự nhiên,chân thực, hấp dẫn.
IV: Củng cố, dặn dò: 2’
- GV hệ thống lại bài
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Môn: Toán.Tiết 99
Bài: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc viết phân số, biết quan hệ giữa phép chia STN và phân số.
- Bài tập: bài 1, 2, 3
- Rèn kĩ năng viết phân số, nắm được quan hệ giữa phép chia STN và phân số.
 II.Hoạt động dạy học:
1.KTBC:
 - Kiểm tra vở bài tập đồng thời 2 HS làm bài 1,3/110
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Luyện tập
 b. Các hoạt động.
Hoạt động 1:(6) Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- GV ghi bảng các số đo dại lượng ( dưới dạng phân số) 
- GV theo dõi và nhận xét.
Hoạt động2(5) Bài 2: 
- BT yêu cầu gì?
- GV theo dõi và nhận xét.
Lời giải: 8=8/1; 14= 14/1 ; 32= 32/1
Hoạt động 3( 5) Bài 3: 
- BT yêu cầu gì?
- H: mọi STN đều có thể viết dưới dạng phân số ntn?
- GV theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc đề.
- HS đọc cho nhau nghe 
- HS nối tiếp đọc.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc đề. 
- HS làm bài bảng con. 1 số làm trên bảng.
- HS phân tích và nêu nhận xét (Có tử số là STN đó và mẫu số là 1)
VI.Củng cố- Dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài.
- Chuẩn bị: Phân số bằng nhau.
- Tổng kết giờ học.
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2012
 	Soạn ngày 12 tháng 01 năm 2012
 Luyện từ và câu:Tiết 40
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE
 I.Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên số môn thể thao
 - Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe
 - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sức khoẻ và luyện tập thể thao hàng ngày.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BTTV 4, tập 2.
 - Bảng phụ.
 III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
- GV theo dõi nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới:Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Mở rộng vốn từ : Sức khỏe”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: (8)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận
Bài tập 2( 7) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Cho HS trao đổi nhóm, làm vào bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
Bài tập 3: (6) GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng như SGV.
Bài tập 4: (6)
- GV chốt ý đúng SGV.
- 2 học sinh đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? Trong đoạn viết (BT3, Tiết LTVC trước)
- 1 HS đọc nội dung bài tập, đọc cả mẫu.
- HS đọc và trao đổi theo nhóm để làm bài
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả ở bảng phụ.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS trao đổi ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày-lớp nhận xét
- HS viết vào vở
- 1-2 HS đọc
- HS đọc thầm lại các thành ngữ, làm bài vào vở bài tập ( bút chì).
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận chung cả lớp.
- Đại diện HS phát biểu
IV: Củng cố- dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Toán.Tiết 100
Bài: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
 I.Mục tiêu:: Giúp HS :
 - Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
 - Bài tập: bài 1
 - Rèn kĩ năng nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
II. Đồ dùng dạy học: Hai băng giấy như bài học SGK.
III.Hoạt động dạy học 
1.KTBC:4.
- Kiểm tra vở bài tập của HS đồng thời 2 HS làm bài 3,4/ 110
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 1’-Phân số bằng nhau.
HĐ1: Nhận biết hai phân số bằng nhau.
A/ Hoạt động với đồ dùng trực quan:
- GV đưa ra 2 băng giấy bằng nhau và yêu cầu HS nhận xét 2 băng giấy.
- Băng giấy thứ nhất được chia làm mấy phần, băng giấy thứ hai được chia làm mấy phần?
- So sánh phần tô màu của hai băng giấy.
- KL:3/4 = 6/8
B/ Nhận xét:
- GV nêu vấn đề và hỏi HS : làm thế nào để từ phân số 3/4 ta có được phân số 6/8, từ phân số 6/8 có được phân số 3/4
KL: ( SGK)
HĐ2: Luyện tập thực hành
Bài 1: 
- Cho tự HS làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- HS trả lời
- 2 HS nêu.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại
- HS làm thêm 1 số ví dụ khác.
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
IV.Củng cố- Dặn dò: 2’
Nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
Chuẩn bị: Rút gọn phân số.
- Tổng kết giờ học.
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc