I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Thảo luận. Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Gọi 2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn; nêu nội dung chính của bài.
B. Bài mới:
1. Khám phá:
? Em biết được những gương anh hùng tiêu biểu nào?
- Giới thiệu bài.
Tuần 21: Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Tập đọc: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Kĩ năng tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận. Trình bày ý kiến cá nhân. IV. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn; nêu nội dung chính của bài. B. Bài mới: 1. Khám phá: ? Em biết được những gương anh hùng tiêu biểu nào? - Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc: - Chia đoạn (4 đoạn), gọi HS luyện đọc đoạn - Gọi 1 HS đọc chú giải (SGK). - Gv hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ. gioùng keồ roự raứng, chaọõm raừi. Nhaỏn gioùng nhuừng tửứ ca ngụùi nhaõn caựch vaứ nhửừng coỏng hieỏn xuaỏt saộc cho ủaỏt nửụực cuỷa nhaứ khoa hoùc.. - Cho HS luyện đọc nhóm 4. - Gọi 1 nhóm hs đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài. ? Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước ? - Giảng: bộc lộ tài năng xuất sắc. ? Em hiểu : “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ” nghĩa là gì ? ? Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến và có những đóng góp gì trong việc xây dựng Tổ quốc? ? Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? ? Nhờ đâu ông Trần Đại nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? ? Nội dung chính của bài là gì? 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. - Gv nêu đoạn luyện đọc (đoạn 2), hướng dẫn HS luyện đọc và tổ chức thi đọc. - HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài văn (2 lượt) - Luyện đọc tiếng, tên riêng. - HS luyện đọc theo nhóm - 4 hs đọc toàn bài HS dựa vào SGK để nêu + Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. + ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế tạo ra nhiều loại vũ khí có sức công phá lớn như: súng ba- dô- ca; súng không giật; bom bay tiêu diệt xe tăng.. ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. + Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng;... - HS trao đổi rồi trình bày: Nhờ yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc. + Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. - 4 HS đọc bài. Lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. 5. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài. ? Noi gương Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, chúng ta cần phải làm gì? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài. _________________________________________________ Toán: Rút gọn phân số I. Mục tiêu: Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản. II. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Yêu cầu HS tìm ba phân số bằng phân số B. Bài mới: 1. Hướng dẫn HS cách rút gọn phân số. a.Tìm hiểu: Thế nào là rút gọn phân số: - Gv nêu vấn đề ( mục a SGK) . - Gv yêu cầu HS nêu cách tìm và phân số bằng vừa tìm được. ? Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau. - Gv kết luận: Phân số đã được rút gọn thành phân số . - Gv nêu : Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. b. Hướng dẫn cách rút gọn phân số. - Gv hướng dẫn HS rút gọn phân số , rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa (vì 3 và 4 không cùng chia hết cho 1 số tự nhiên) nào lớn hơn 1 nên ta gọi là phân số tối giản. - Kết luận quá trình rút gọn phân số. 2. Luyện tập: Bài 1. Cho HS nêu yêu cầu. GV nhắc HS rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Gọi HS chữa bài, GV chốt lại cách rút gọn phân số. Bài 2. Yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi. -HS tự tìm cách giải quyết. = = + Tử số và mẫu số của phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số . - HS nhắc lại. - = = - HS nhắc lại. * Tương tự HS rút gọn phân số . => Rút ra các bước của quá trình rút gọn phân số (SGK). - HS nhắc lại nhiều lần. - HS nêu yêu cầu. - HS tự làm bài. 3. Củng cố , dặn dò: - HS nhắc lại: Thế nào là phân số tối giản ? Nêu các bước để rút gọn phân số? - Nhận xét tiết học. Dặn HS làm thêm bài 3. _____________________________________________ Khoa học: Âm thanh I. Mục tiêu: Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra. II. Đồ dùng: ống bơ, thước, vài hòn sỏi. Trống, vụn giấy, kéo, lược III. Hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2.HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh. - Cho HS nêu các âm thanh xung quanh mà các em biết. - Phân biệt trong các âm thanh trên, những âm thanh nào do con người gây ra... - GV kết luận: Có rất nhiều âm thanh xung quanh chúng ta... HĐ2: Thực hành: Cách phát ra âm thanh. - Cho HS làm việc theo nhóm. Tìm cách tạo ra âm thanh. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả làm việc. ? Theo em, vì sao vật lại có thể phát ra âm thanh? HĐ3: Tìm hiểu: Khi nào vật phát ra âm thanh. - Cho HS thực hành thí nghiệm. ? Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì? - Cho HS đặt tay lên yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói. - Gv giải thích khi con người phát ra âm thanh từ miệng. * Rút ra kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra. HĐ4: Tổ chức trò chơi “ Tìm âm thanh ”. - GV chia lớp thành hai nhóm. Một nhóm dùng bất cứ việc gì để tạo ra âm thanh- nhóm kia đoán xem âm thanh đó do vật nào gây ra và đổi ngược lại. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. - HS liên hệ thực tế và nêu các âm thanh xung quanh mà các em biết. + Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em,... +Âm thành thường gnhe được vào sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh,... - HS làm việc theo nhóm 4: - HS cho sỏi vào ống để lắc, gõ sỏi vào ống, cọ hai viên sỏi vào nhau... + Vật phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng hay khi chúng có sự va chạm với nhau. - HS thực hành thí nghiệm: “gõ lên mặt trống” - Bỏ giấy vụn lên mặt trống, nhận xét hiện tượng. ( giấy không chuyển động) - Đánh trống, nhận xét hiện tượng: giấy vụn chuyển động. + Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu nữa. - HS thí nghiệm và nhận xét: Khi nói, dây thanh quản ở cổ rung lên. - HS chơi giữa các tổ. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. __________________________________________________ Kĩ thuật: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa I. Mục tiêu: - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với câu rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học. Các hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học. 1. Giới thiệu bài. 2. HĐ1: Tìm hiểu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau, hoa. - Cho học sinh quan sát tranh và quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi: ? Cây, rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào? HĐ2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, rau, hoa. - Cho học sinh đọc nội dung SGK - Gợi ý HS nêu ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa. a.Nhiệt độ: ? Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? ? Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? ? Hãy nêu tên một số loại của cây, rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau? GV nói thêm: Rau, hoa phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp trong năm (thời vụ) đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới có kết quả b. Nước: ? Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? ? Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? ?Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước. Cây không được tưới đều bị khô hạn hoặc bị úng sẽ có hiện tượng như thế nào? c.ánh sáng: ? Cây nhận ánh sáng từ đâu? ? ánh sáng có tác dụng đối với cây hoa, rau như thế nào? ? Muốn cho cây đủ ánh sáng ta phải trồng như thế nào? - Gv tóm tắt nội dung SGK. d.Chất dinh dưỡng: ? Các chất dinh dưỡng cho cây là gì? GV nói thêm: +Rễ cây hút thức ăn từ đất. +Khi thiếu chất dinh dưỡng cây bị còi cọc dễ bị sâu bệnh, chậm lớn. +Thừa chất dinh dưỡng cây mọc nhiều cành lá, chậm ra hoa, năng suất kém. e.Không khí: ? Cây lấy không khí từ đâu? ? Cây thiếu không khí để hô hấp thì điều gì sẽ xẩy ra? - Gọi hs đọc phần kết thúc bài học. - HS quan sát tranh. + Bao gồm nước, ánh sáng, đất, không khí, chất dinh dưỡng. - HS đọc nội dung SGK + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ Mặt trời. + Nhiệt độ của các mùa trong năm không giống nhau. + Mùa đông trồng Bắp cải, xu hào. Mùa hè trồng rau muống, mướp, rau dền... + Từ đất, nước mưa, không khí. + Nước hoà tan chất dinh dưỡng trong đất để giúp cây hút dễ dàng, vận chuyển các chất và điều hoà nhiệt độ trong cây. + Cây chậm lớn, khô héo;Thừa nước cây bị úng không phát triển được. + Cây nhận ánh sáng từ Mặt trời. + Giúp cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây. + Trồng cây rau, hoa ở nơi đủ ánh sáng và đúng khoảng cách. + Đạm lân, kali, phân bón... + Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và có trong đất. + Cây thiếu không khí để hô hấp thì phát triển chậm, năng suất thấp. - HS đọc ghi nhớ bài học. 3. Nhận xét, dặn dò: -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. -Chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài học sau. __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012 Chính tả (Nhớ - viết ): Chuyện cổ tích về loài người. I. Mục tiêu: - Nhớ và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập 2a,3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh). II. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: GV đọc cho HS viết: con dao, giao thông. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS nhớ viết. - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. ? Khi trẻ con sinh ra cần có những ai? Vì sao lại phải như vậy? - Cho HS đọc thầm lại bài tìm những từ khó viết. - Đọc cho HS viết: nhìn rõ, nghĩ. - HS nhắc lại cách trình bày bài thơ 5 chữ. - Cho HS viết bài. - Tự khảo bài ( Đổi vở và soát lỗi cho nhau ) 3. Chấm bài chữa lỗi: - Chấm bài một số em. Hướng dẫn HS tự chữa lỗi. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2a.- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập. Gv giải thích cách làm. - Gọi HS nêu kết quả - Gv nhận xét. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu ... n của mình. Lá cây thuỷ tiên dài và xanh mướt. Cây hoa hồng nhà em rất đẹp. Dáng cây hoa hồng mảnh mai. Khóm hoa đồng tiền rất xanh tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nêu lại cấu tạo, ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét tiết học. ____________________________________________ Mĩ thuật: Có GV dạy ____________________________________________ Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi : " Lăn bóng bằng tay " I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách quay dây, so dây và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi ‘Lăn bóng ”. II. Chuẩn bị: dây, bóng, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu. - Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cho HS tập một số động tác khởi động. - Chạy nhẹ nhàng một vòng trên sân. 2. Phần cơ bản: a. Hướng dẫn nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân. - GV làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây. - Lớp trưởng chỉ huy cả lớp luyện tập- Gv quan sát sửa sai. - HS luyện tập theo tổ. - Tổ trưởng điều khiển tổ của mình luyện tập. - Gv quan sát và sửa sai cho từng tổ. - Các tổ thi đua chọn người nhảy dây giỏi nhất b. Tổ chức trò chơi “Lăn bóng bằng tay" - Từng tổ thực hiện trò chơi một lần. - GV nhận xét uốn nắn những em làm chưa đúng. 3. Phần kết thúc: - HS đi theo vòng tròn xung quanh sân tập và hít thở sâu. - Hệ thống lại nội dung bài. - Nhận xét - dặn dò. ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 3 tháng2 năm 2012 Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối. - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối ( BT1); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học. ( BT2) II. Đồ dùng: Tranh ảnh một số cây ăn quả. III. Hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu phần nhận xét. Bài 1: - Cho HS xác định - Gv bổ sung kết luận và ghi nhanh lên bảng. Bài 2: Gv nêu yêu cầu bài tập. - Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài: “ Cây mai tứ quý ”. - Gv bổ sung. ? So sánh trình tự miêu tả trong bài “ Cây mai tứ quý" và “ Bãi ngô ”. - Gv kết luận : Giống nhau: Đều tả cây cối và đều có ba phần; Khác nhau: Bài tả bãi ngô miêu tả từng bộ phận. Bài tả cây mai tứ quý tả theo từng thời kỳ phát triển của cây. - Gọi HS đọc ghi nhớ. 3. Luyện tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và xác định trình tự miêu tả trong bài qua từng đoạn văn. ? Bài này tác giả miêu tả theo trình tự nào? Bài 2: Cho HS quan sát tranh vẽ một số cây ăn quả. - Yêu cầu HS chọn một cây, lập dàn ý miêu tả theo một trong hai cách. - Gọi HS trình bày dàn ý. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu của BT1. - HS đọc thầm bài (SGK) trao đổi - Xác định đoạn và nội dung từng đoạn. - HS nêu kết quả. Đoạn 1: (Bãi ngô... nõn nà) Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn bé lấm tấm như mạ non đến khitrở thành cây ngô... Đoạn 2: (Trên ngọn...áo mỏng óng ánh) Tả hoa ngô và búp ngônon ở giai đoạn đơm hoa, kết trái. Đoạn 3: tả hoa ngô và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập. - HS trao đổi theo cặp: Đoạn 1:(Cây mai...nhánh nào cũng chắc) Giới thiệu về cây mai, tả bao quát về cây mai. Đoạn 2: (Mai tứ quý...màu xanh chắc bền) Tả kĩ cánh hoa, quả mai. Đoạn 3: Cảm nghĩ của người miêu tả. - HS so sánh: Bài văn miêu tả bãi ngô theo từng thời kì phát triển của cây; Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo từng bộ phận của cây. => Rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối. - HS nhắc lại. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài rồi chữa bài. Đoạn 1: (Cây gạo... thật đẹp) Giới thiệu bao quát cây gạo mỗi khi bước vào mùa hoa hàng năm. Đoạn 2: (Hết mùa hoa...thăm quê mẹ) Tả cây gạo già sau mùa hoa. Đoạn 3: Tả cây gạo khi quả gạo đã già. + Tả theo từng thời kì phát triển của cây. - HS chọn cây, lập dàn ý cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại ghi nhớ. Dặn HS quan sát một cây mà em yêu thích. _________________________________________________ Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. II. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và - HS nhắc lại 2 cách quy đồng mẫu số đã học. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập: Bài 1. Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu: Cho HS viết 2 dưới dạng phân số; Quy đồng mẫu số và ( = = . Giữ nguyên phân số ) ? Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được phân số nào? ( Ta được và ) - Cho HS làm tiếp phần còn lại. Bài 4: Lưu ý HS: Tách các số ở mẫu số để có các số như tử số, sau đó loại các số cùng số ( cả tử và mẫu ). Ví dụ : = = = . - HS làm bài vào vở. - Chữa bài - nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Hướng dẫn HS làm thêm bài 3,5. - GV nhận xét tiết học. _____________________________________________ Khoa học: Sự lan truyền âm thanh. I. Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, một sợi dây mềm, đồng hồ, túi ni lông ( để bọc đồng hồ), trống, chậu nước. III. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: ? Khi nào vật phát ra âm thanh? Cho ví dụ? - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2.HĐ1: Tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh. - Gv cho HS thảo luận tìm hiểu nguyên nhân làm cho mặt trống rung, các giấy vụn nhảy lên và giải thích âm thanh trống truyền tới tai. - GV mô tả thí nghiệm. - Cho HS làm thí nghiệm nhóm 4. - Yêu cầu HS thảo luận: Vì sao tấm ni lông rung? ? Giữa trống và ống bơ có gì tồn tại? ? Trong thí nghiệm này không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động? ? Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào? - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. ? Qua thí nghiệm trên em thấy, âm thanh lan truyền qua môi trường gì? HĐ2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn. - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hình 2(SGK) theo nhóm 4 -> Rút ra kết luận (Gv bổ sung). - Cho HS tìm thêm ví dụ. HĐ3: Tìm hiểu âm thanh mạnh, yếu do khoảng cách nguồn âm. - Gv cho HS liên hệ thực tế( vừa gõ trống vừa đi ra cửa lớp ); Nhận xét hiện tượng. -> Kết luận: Càng xa nguồn âm, âm thanh càng yếu đi. - HS trao đổi theo cặp và trình bày. - HS quan sát hình 1 và dự đoán điều gì sẽ xẩy ra khi gõ trống. - HS làm thí nghiệm nhóm: gõ trống và quan sát các vụn giấy. + Do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới. + Có không khí. + Không khí là chất truyền âm thanh. + Khi mặt trống rung, không khí cũng rung động theo. - 2HS đọc mục Bạn cần biết. + Âm thanh lan truyền qua môi trường khí - HS làm thí nghiệm. - Liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết đã có để tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền của âm thanh qua chất lỏng và chất rắn. Ví dụ : áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa từ xa. Cá nghe thấy tiếng chân người bước. Cá heo, cá voi có thể nói chuyện với nhau dưới nước. - 1 HS vừa gõ trống vừa đi ra cửa lớp; cả lớp nhận xét. - HS lấy thêm ví dụ. 3. Củng cố, dặn dò. - Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết. - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết. ____________________________________________ Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: + Trồng nhiều lúa, gạo, cây ăn trái. + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. + Chế biến lương thực. * HS khá giỏi: Biết được những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động. II. Đồ dùng: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam; tranh ảnh minh hoạ ở SGK. III. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: ? Nêu những đặc điểm chủ yếu về trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HĐ1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước. -Yêu cầu thảo luận nhóm: Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây? - Hướng dẫn hs thảo luận - Gọi đại diện nhóm lên trình bày ? Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu? Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? HĐ2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước - Cho học sinh đọc SGK và trả lời: ? Nêu đặc điểm về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐBNB? ? Đặc điểm mạng sông ngòi, có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ? - GV giải thích từ thuỷ sản, hải sản ? Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? - GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này. - Lớp chia thành 6 nhóm. Thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm lên trình bày: - HS các nhóm nhận xét bổ sung. -2 HS trình bày về quy trình thu hoạch, xuất khẩu gạo. + ...trong nước và tiêu thụ ra nước ngoài. + Nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm và người dân cần cù lao động. - Hs đọc + ĐBNB có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. + Làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản. + cá tra, cá ba sa, tôm. - HS đọc ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò. - Cho HS nêu mối liên hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - GV nhận xét tiết học. ___________________________________________ hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp 1. Các tổ trưởng nhận xét đánh giá. - Các hoạt động và nề nếp được giữ vững và phát huy tốt. - Trong giờ học HS hăng say phát biểu. - Nhiều baùn có ý thức xây dựng nề nếp lớp; có ý thức tự học tốt. - Tham gia Tết trồng cây đầy đủ. 2. GV nhận xét và đánh giá: a .Thể dục , vệ sinh trực nhật: b. Nề nếp ra vào lớp : c. Nề nếp học bài làm bài d. Chất lượng chữ viết có nhiều tiến bộ - Vẫn có HS vi phạm nội quy lớp, trêu chọc các bạn lớp khác. (Khaựnh) 2. Kế hoạch tuần 22: - Duy trì nề nếp sau Tết nguyên đán. - Khắc phục mọi nhược điểm trong tuần 21. - Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập. - Làm tốt công tác vệ sinh lớp, trường. - Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài của HS. - Xây dựng phong trào đôi bạn giúp nhau cùng tiến. - Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS. __________________________________________
Tài liệu đính kèm: