Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Thứ 4

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Thứ 4

Toán

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ

I- MỤC TIÊU.

- Bước đầu biết qui đồng mẫu sồ hai phân số trong trường hợp đơn giản

II. CHUẨN BỊ.

Bảng phụ ghi các bài tập.

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 6 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1078Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2010
Toán
QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ
I- MỤC TIÊU.
- Bước đầu biết qui đồng mẫu sồ hai phân số trong trường hợp đơn giản 
II. CHUẨN BỊ.
Bảng phụ ghi các bài tập.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1. Kiểm tra.
Yêu cầu rút gọn phân số sau:
14 25 48
28 50 30
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
HĐ1.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
1. Ghi ví dụ lên bảng.
Yêu cầu tìm hai phân số có cùng mẫu số trong đó một phân số bằng và một phân số bằng 
Gợi ý:Để có mẫu số chung của cả hai phân số trên ta làm thế nào?
* Nhận xét: 
-Hai phân số và như thế nào?
-Phân số là bằng với phân số nào đã cho?
-Phân số là bằng với phân số nào đã cho?
* Kết luận.Sgk
-Vậy thế nào là quy đồng hai phân số?
2. Cách quy đồng.
Các em có nhận xét gì về mấu số của hai phân số và và mẫu số của hai phân số và ?
- Em làm thế nào từ phân số có được phân số ?
- 5 là gì của phân số ?
Vậy ta lấy tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số.
- Em hãy làm cách nào để phân số có được phân số ?
- 3 là gì của phân số ?
Vậy ta lấy tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số .
Vậy em nào có thể nêu cách quy đồng chung hai hay nhiều phân số khác.
HĐ2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: Làm bảng.
Đọc lần lượt các bài, yêu cầu làm.
a) và 
b) và 
c) và 
Bài 2: HSKG làm thêm vào vở.
Tương tự bài 1, yêu cầu học sinh làm.
Thu chấm và nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
Nêu lại cách quy đồng mẫu số.
Cần nắm cách quy đồng mẫu số, để làm tốt các bài toán về phân số.
Về xem bài và chuẩn bị bài: Quy đồng mẫu số tiếp theo.
3 HS lên bảng làm, cá nhân làm vào nháp
Nhận xét bài bạn.
Đọc lại ví dụ và yêu cầu bài.
Thảo luận nhóm bài và nêu.
Ta cần nhân với số tự nhiên để có chung mẫu số.
 = = ; = = 
-Hai phân số và có mẫu số bằng nhau và cùng chia hết cho cả hai mẫu số của hai phân số đã cho..
-Phân số là bằng với phân số .
-Phân số là bằng với phân số 
Lắng nghe
- Làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới bằng với phân số cũ tương ứng đã cho
- Mẫu số 15 chia hết cho cả hai mẫu số của hai phân số và 
Em thực hiện cả tử số và mẫu số nhân với 5
+ 5 là mẫu số của phân số .
-
Lấy phân số nhân cả tử số và mẫu số cho 3.
-3 là mấu số của phân số 
-Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta cần làm như sau:
- Lấy tử và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
Cá nhân nêu lại.
Cá nhân làm vào bảng.
a) = = và = = 
b) = = và = = 
c) = = và = = 
Cá nhân làm vào vở.
 Gọi hai em chữa bài.
Cá nhân nêu lại.
Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU. 
- Biết ý nghĩa cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Nội dung một số câu ca dao ,tục ngữ về phép lịch sự .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học tiết trước.
2- Bài mới :
- Giới thiệu bài ghi bảng .
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai ,thể hiện tình huống của nhóm .
- Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại .Theo em lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lí chưa ? Vì sao? 
Nhận xét câu trả lời của HS .
Kết luận :Những lời nói, cử chỉ đúng mực là một sự thể hiện lịch sự với mọi người .
* Hoạt động 2: Phân tích truyện
- GV đọc (kể) lần 1 câu chuyện “Chuyện ở tiệm may “
- Chia lớp thành 4 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm ,trả lời các câu hỏi sau :
1/ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên ?
2/ Nếu là bạn của Hà ,em sẽ khuyên bạn điều gì ?
 3/ Nếu em là cô thợ may ,em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy ? Vì sao ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS .
- Kết luận : Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh .
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai xử lí các tình huống sau đây :
+ Giờ ra chơi ,mải vui với bạn, Minh sơ ý đẩy ngã một em HS lớp dưới .
+ Đang trên đường về, Lan trông thấy một bà cụ đang xách làn đựng bao nhiêu thứ ,tỏ vẻ nặng nhọc .
+ Nam lỡ đánh đổ nước,làm ướt hết vở học của Việt .+ Tốp bạn HS đang trêu chọc và bắt chước hành động của một ông lão ăn xin 
- Nhận xét các câu trả lời của HS .
 Kết GV kết luận: Lịch sự với mọi người là có những lời nói cử chỉ hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc .
- Rút ghi nhớ.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh nêu ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2.
-HS trả lời.
Các nhóm lên đóng vai,thể hiện tình huống của nhóm.
Lớp nhận xét.
nghe
-Các nhóm thảo luận.trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
- Hai bạn cư xử tốt, lúc đầu mặc dù hà cư xử như thế chưa tốt nhưng bạn đã nhận ra và sửa lỗi của mình.
- Khuyên bạn lần sau nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may.
- HS tự trả lời theo sự lựa chọn khác nhau.
Các nhóm thảo luận đóng vai theo Y/c của GV.
-Lớp nhận xét,đánh giá.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
-Đọc lại ghi nhớ.
------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I- MỤC TIÊU.
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp .
- Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết dàn ý của bài kể .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ.
Yêu cầu HS kể câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái xấu, cái thiện với cái ác .
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.Giới thiệu bài.
HĐ1.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài:
-Kiểm tra HS đã chuẩn bị bài ở nhà.
-Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
-Gọi HS đọc đề bài .
-Gạch chân những từ ngữ quan trọng 
-Gọi HS đọc nối tiếp nhau lần lượt các gợi ý 1, 2, 3
- Gv lưu ý: Ngoài những việc làm đã nêu trong gợi ý 1, 2, 3 có thể kể về buổi em làm trực nhật, em tham gia trang trí lớp học, em cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa 
+ Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh ) đã làm, thể hiện ý thức làm đẹp môi trường. 
HĐ2. Thực hành kể chuyện:
Treo bảng phụ viết dàn ý bài KC, nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu – diễn biến – kết thúc .
- Kể chuyện theo cặp .
Đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn góp ý.
- Thi kể chuyện trước lớp .
Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ đặt câu .
Cho học sinh bình chọn bạn kể sinh động nhất.
Nhận xét và tuyên dương nhóm kể hay.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu em kể hay nhất kể lại trước lớp
Em cần biết giữ gìn vệ sinh môi trường như các nhân vật trong tiết kể chuyện hôm nay.
- Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài: “Con vịt xấu xí”
Cá nhân 3 em lần lượt lên kể.
Nhận xét bạn kể.
- Cá nhân nêu câu chuyện đã chuẩn bị.
-Cá nhân đọc đề bài.
- Cá nhân 3 em nối nhau đọc 3 gợi ý trên bảng.
-Theo dõi.
- Theo dõi.
- Hai em kể nhau nghe trong nhóm.
- HS tiếp nối nhau thi kể. Mỗi em kể xong, đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
Nhận xét và bình chọn.
Cá nhân kể lại trước lớp.
------------------------------------------------------------------
Tập đọc
BÈ XUÔI SÔNG LA
I- MỤC TIÊU.
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc đoạn thơ trong bài) 
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh minh họa bài thơ trong SGK.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1. Kiểm tra.
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.Giới thiệu bài:
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc:
-Yêu cầu đọc toàn bài.
-Yêu cầu đọc từng khổ thơ, kết hợp luyện đọc phát âm đúng: xuôi sông La, mươn mướt, xòa như bông.
-Yêu cầu đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
-Yêu cầu đọc nhóm nối khổ thơ.
-Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu,toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
1. Sông La đẹp như thế nào?
2. Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
3. Vì sao đi trên bè, tác giả nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lát cưa và những mái ngói hồng?
4. Hình ảnh “ Trong đạn bom đổ nát; bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? 
Qua bài thơ em nào có thể nêu được nội dung và ý nghĩa của bài?
Nhận xét và ghi nội dung và ý nghĩa:
d. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu đọc nối khổ, theo dõi và sửa sai.
Treo bảng ghi khổ thơ và yêu cầu luyện đọc.(từ sông la ơi Sông La đến bờ đê.)
-Gv đọc mẫu
- Yêu cầu đọc theo nhóm diễn cảm .
- Yêu cầu thi đọc đoạn hay, nhận xét tuyên dương em đọc hay.
Yêu cầu luyện học thuộc lòng bài thơ.
Kiểm tra học thuộc của học sinh, nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung và ý nghĩa của bài thơ.
Qua bài ta thấy việc bảo vệ và xây dựng đất nước trong những ngày đầu rất khó khăn, như nhân dân ta hăng hái XD quê hương.
Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài: Sầu riêng.
Nhận xét chung tiết học.
- Cá nhân đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Quan sát tranh vẽ sgk.
- Cá nhân đọc toàn bài.
- Cá nhân đọc nối khổ thơ.
- Cá nhân phát âm lại.
Luyện đọc nhóm 2 
Theo dõi.
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt ........ được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
+ Chiếc bè gỗ được với đàn trâu ............... Như bầy trâu lim dim, Đằm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
+ Nói lên tài trí và sức mạnh của người dân trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kể thù.
Nối tiếp nêu,bổ sung
Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
Cá nhân đọc nối khổ thơ.
- Theo dõi và luyện đọc theo yêu cầu của cô.
- Đọc nhóm.
- Hai em thi đọc khổ thơ vừa luyện.
- Cá nhân luyện đọc thuộc.
- Cá nhân đọc trước lớp.
- Cá nhân nêu
-------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
(Thầy Phương dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4T21ngay thu tu.doc