Giáo án lớp 4 - Tuần 22

Giáo án lớp 4 - Tuần 22

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh minh họa ở SGK

 - Học sinh:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
(Tập trung toàn trường)
_______________________________________
Tiết 2:Tập đọc:
Tiết 43:SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh minh họa ở SGK
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La. Trả lời câu hỏi về nội dung bài?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa các từ được chú giải
- Cho học sinh đọc trong nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
* Tìm hiểu nội dung bài:
- Cho học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (của miền Nam)
- Cho học sinh đọc toàn bài
+ Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa quả, dáng cây sầu riêng? (Hoa thơm ngát, đậu từng chùm, màu trắng, cánh hoa nhỏ hao giống cánh sen con lác đác nhụy li ti. Quả: lủng lẳng dưới cành như những tổ kiến; mùi thơm đậm, thơm của mít chín quện hương bưởi, béo cái béo của trứng gà Dáng cây: Thân khẳng khiu cao vút cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như héo)
- Cho học sinh đọc lại toàn bài
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? (Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ )
- Gợi ý cho học sinh nêu ý chính của bài
- Nhận xét, chốt ý chính: Bài văn cho ta thấy giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng
* Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài, nhắc lại giọng đọc
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
- Tuyên dương các em đọc tốt
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài.
- 2 học sinh
- 1 học sinh khá đọc, chia đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 – 3 học sinh đọc toàn bài
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- Vài học sinh nêu ý chính
- Theo dõi, ghi nhớ
- 1 học sinh đọc, nêu lại giọng đọc
- Đọc diễn cảm toàn bài
- 2 học sinh thi đọc trước lớp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Tiết 3:Toán:
Tiết 106:LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, qui đồng mẫu số
2. Kỹ năng: Biết cách rút gọn phân số và qui đồng mẫu số
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: 
	- Học sinh: Giấy nháp, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: tính
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài:
Bài 1: Rút gọn các phân số
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1
- Yêu cầu lớp làm bài vào bảng con
- Gọi học sinh lần lượt làm bài trên bảng lớp
- Chốt kết quả đúng:
; 
Bài tập 2: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu
- Cho học sinh rút gọn các phân số rồi so sánh với 
(Yêu cầu lớp làm bài vào nháp)
- Gọi học sinh làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
 không rút gọn được
Vậy các phân số bằng bằng 
Bài tập 3: Qui đồng mẫu số các phân số
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
a) 
; 
b) 
; 
d) , 
; ; giữ nguyên 
Bài tập 4: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài toán
- Cho cả lớp làm bài, quan sát ở sgk
- Gọi 1 số học sinh trả lời miệng
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt ý đúng:
Nhóm ngôi sao ở phần b có số ngôi sao đã tô màu
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài 3c
- 2 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào bảng con
- 4 học sinh làm trên bảng lớp
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Rút gọn phân số và nêu nhận xét 
- Làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài
- Vài học sinh nêu miệng kết quả
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết 107
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết so sánh hai phân số cùng mẫu số. Củng cố cách nhận biết một phân số lớn hơn, bé hơn 1
2. Kỹ năng: Làm được các bài toán liên quan
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Hình vẽ trong SGK 
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Qui đồng mẫu số các phân số
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh so sánh hai phân số cùng mẫu số:
* Ví dụ:
- Giới thiệu hình vẽ như SGK
- Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? (Độ dài đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB)
- Yêu cầu học sinh so sánh độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? (Bằng )
- Yêu cầu học sinh so sánh độ dài đoạn thẳng AC và AD từ đó so sánh hai phân số và (Đoạn thẳng AC ngắn hơn đoạn thẳng AD à )
- Gợi ý cho học sinh nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số (như SGK trang 119)
c) Luyện tập:
Bài tập 1: So sánh hai phân số
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con, Gọi học sinh làm bài trên bảng lớp, kết hợp giải thích cách làm
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
c) > d) < 
Bài tập 2: 
- Cho học sinh so sánh hai phân số để học sinh tự nhận ra được tức là 
(Vì từ đó yêu cầu học sinh rút ra nhận xét: Nếu tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số nhỏ hơn 1
- Hướng dẫn học sinh làm tương tự đối với trường hợp ( mà 
à yêu cầu học sinh rút ra nhận xét: Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1
b) So sánh các phân số sau với 1
- Cho học sinh làm vào bảng con ý b
- Gọi học sinh làm trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Bài tập 3: Viết các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- Gọi học sinh làm trên bảng lớp
- Chữa bài: 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- Quan sát
- Nêu nhận xét
- So sánh nêu kết quả
- So sánh nêu kết quả
- Lắng nghe, nêu nhận xét 
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào bảng con, 2 học sinh làm trên bảng lớp
- Theo dõi
- So sánh, nêu nhận xét 
- Lắng nghe thực hiện tương tự
- Nêu nhận xét 
- Làm bài vào bảng con
- Vài học sinh làm trên bảng lớp
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở
- vài học sinh làm trên bảng lớp
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Luyện từ và câu:
Tiết 43
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
2. Kỹ năng: Xác định đúng chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Viết được một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào?
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chép sẵn nội dung đoạn văn ở phần nhận xét và nội dung bài 1
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại phần ghi nhớ tiết LTVC giờ trước
- Làm lại bài tập 2
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Phần nhận xét: 
1. Tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn sau:
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu, nội dung ý 1 phần nhận xét
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm các câu kể Ai thế nào? 
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét, kết luận: Các câu sau là câu kể Ai thế nào
j Hà Nội / tưng bừng màu đỏ
k Cả một vùng trời / bát ngát cờ đèn và hoa
m Các cụ già/ vẻ mặt nghiêm trang
n Những cô gái thủ đô / hớn hở áo màu rực rỡ
2. Xác định chủ ngữ (CN) của những câu vừa tìm được
- Nêu yêu cầu 2
- Cho học sinh làm bài tập vào vở bài tập
- Gọi học sinh làm trên bảng lớp
3. Chủ ngữ trong các câu kể trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
- Nêu yêu cầu
- Gợi ý cho học sinh trả lời miệng, 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
+ Chủ ngữ các câu trên thông báo đặc điểm, tính chất ở Việt Nam
+ Chủ ngữ ở câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành, CN của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành.
* Ghi nhớ (SGK)
- Chốt lại như nội dung ghi nhớ
- Cho 2 học sinh đọc lại ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa
* Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm chủ ngữ (CN) của các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây?
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu lớp đọc thầm, làm bài vào vở bài tập
- Gọi 1 số học sinh phát biểu ý kiến, xác định các câu kể Ai thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng xác định CN trong các câu kể vừa tìm được (gạch chân dưới chủ ngữ)
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
+ Các câu 3, 4, 5, 6, 8 là các câu kể Ai thế nào?
+ C3: Màu vàng trên lưng chú / lấp lánh
C4: Bốn cái cánh / mỏng như giấy bong
C5: Cái đầu và hai con mắt / tròn long lanh như thủy tinh
C6: Chân chú / nhỏ và thon vàng  nắng thu
C8: Bốn cánh / khẽ rung  phân vân
Bài tập 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở bài tập
- Gọi 1 số học sinh nối tiếp nhau đọc bài và nói rõ các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn vừa đọc
- Cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi học sinh viết hay
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài tập
- 2 học sinh
- 1 học sinh đọc
- Lớp đọc thầm, làm bài
- Vài học sinh nối tiếp nêu 
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
- 1 học sinh làm trên bảng lớp
- Lắng nghe
- Nêu miệng bài làm
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc, lấy ví dụ minh họa
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Đọc thầm, làm bài vào vở
- Vài học sinh phát biểu
- 4 học sinh lên bảng xác định
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
- Nối tiếp đọc bài, xác định câu kể trong bài làm của mình
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Thể dục
Tiết: 43 NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU”
A. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác .
-Trò chơi: “ Đi qua cầu” Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
B. Địa điểm – Phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
C. Nội dung và phương phá ... ng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thủy sản
2. Kỹ năng: Dựa vào tranh, ảnh kể thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu đất nước con người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về SX nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá, tôm ở đồng bằng Nam Bộ
- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 -Kiểm tra bài cũ
+ Kể tên một số dân tộc và lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB?
+ Nhà ở của người dân ở DDBNB có đặc điểm gì?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn của cả nước
* Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- Cho HS đọc thông tin ở SGK, dựa vào vốn kiến thức trả lời câu hỏi:
 + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? (có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ấm, dân cần cù lao động)
+ Lúa gạo và trái cây ở đây được tiêu thụ ở những đâu? (Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu)
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Cho HS quan sát các tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi của mục 1 SGK
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả
- Nhận xét, kết luận: Ở Nam Bộ có nhiều vườn cây ăn trái mang đặc trưng của vùng đất phương Nam, ngoài việc cung cấp cây cho thị trường, các miệt vườn còn là điểm du lịchthu hút nhiều khách du lịch.
* Nơi nuôi và đánh bắt thủy sản nhiều nhất trong cả nước
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Tiến hành như hoạt động 1
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản? (Vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác. Mạng lưới sông ngòi dày đặc)
- Kể tên một số loài thủy sản được nuôi trồng nhiều ở đây? (Cá tra, cá ba sa, tôm)
- Thủy sản ở đây được tiêu thụ ở đâu? (được tiêu thụ ở nhiều nơi trong cả nước và trên thế giới)
* Bài học: SGK
- Cho 2 học sinh đọc
- Cho cả lớp đọc thầm.
4. Củng cố, dặn dò: 
-Hệ thống bài, nhận xét tiết học
-Về nhà học bài, ôn lại nội dung bài
- Hát
- 2 HS nêu
- 1 học sinh đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát, trả lời các câu hỏi SGK
- HS trình bày
- Theo dõi
- Làm tương tự hoạt động 1
- Trả lời
- Nối tiếp nhau kể
- Trả lời
- 2 học sinh đọc
- Lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Tập làm văn:
Tiết 44
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả được lá (hoặc thân, gốc của cây)
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng viết sẵn lời giải bài tập 1
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: 
- Cho 2 học sinh đọc nối tiếp nội dung bài tập
- Yêu cầu học sinh phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý
- Gọi 1 số học sinh phát biểu ý kiến
- Cúng học sinh cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng trên bảng
- Cho 2 học sinh nói lại:
+ Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa
+ Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân
+ Hình ảnh so sánh: nó (cây sồi) như một con quái vật  bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn con người
+ Mùa đông cây sồi cau có, khinh khỉnh,  xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm bài
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 2
- 2 học sinh
- 2 học sinh nối tiếp đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, tìm hiểu
- Vài học sinh phát biểu
- Theo dõi, nhận xét
- 2 học sinh nêu lại
- 1 học sinh đọc
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 – 4 học sinh đọc bài trước lớp
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Mỹ thuật
Bài 22: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết cấu tạo của các vật mẫu.
2. Kỹ năng: - Học sinh biết bố cục bài sẽ sao cho hợp lý biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. Biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen và vẽ màu.
3. Thái độ: - Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả. Bài vẽ của học sinh các lớp trước
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (1’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu mẫu giáo viên bày gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét.
? Em hãy tả hình dáng cái ca
? Em hãy tả hình dáng của quả
? Vị trí của cái ca và quả
? Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu thế nào
- Giáo viên đưa ra một số bố cục để học sinh chọn ra một số bố cục đẹp, chưa đẹp.
- Miệng đáy bằng nhau, thân thẳng, cao lớn hơn ngang.
- Quả tròn, đều.
- Tùy từng vị trí để trả lời.
- Nhìn mẫu trả lời.
- Học sinh quan sát, lựa chọn.
Hoạt động 2: Cách vẽ
? Theo em phải vẽ như thế nào cho đẹp sau mỗi bước học sinh nhắc lại giáo viên thực hành luôn lên bảng theo các bước.
- Giáo viên hoàn thiện để học sinh nhìn thấy luôn.
- Học sinh nhắc lại các bước vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành 
- Giáo viên quan sát lớp và yêu cầu học sinh:
+ Quan sát mẫu ước lượng tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của khung hình.
+ Phác nét cho giống.
- Học sinh quan sát mẫu làm bài chú ý đến cách vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về
- Bố cục, tỷ lệ, hình vẽ
- Học sinh tham gia
- Dặn dò: Quan sát dáng người.
- Học sinh tham gia đánh giá và xếp loại hình vẽ.
Kỹ thuật
BÀI 22 CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 2. Kỹ năng: - Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
 3. Thái độ: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ:
 + Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất).
 + Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
 + Dầm xới, hoặc cuốc. 
 + Bình tưới nước.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Chăm sóc cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành thao tác kỹ thuật chăm sóc cây.
 * Tưới nước cho cây:
 -GV hỏi: 
 +Tại sao phải tưới nước cho cây?
 +Ở gia đình em thường tưới nước cho nhau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
 -GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi)
 -GV làm mẫu cách tưới nước.
 * Tỉa cây:
 -GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, 
 -Hỏi: 
 +Thế nào là tỉa cây?
 +Tỉa cây nhằm mục đích gì?
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b.
 * Làm cỏ:
 -GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi:
 +Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
 +Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? 
 -GV kết luận: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa.
 -GV hỏi :Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào ? Làm cỏ bằng dụng cụ gì ?
 -GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới và lưu ý HS:
 +Cỏ thường có thân ngầm vì vậy khi làm cỏ phải dùng dầm xới.
 +Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
 +Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt, không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống.
 * Vun xới đất cho rau, hoa:
 -Hỏi: Theo em vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? 
 -Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? 
 -GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý:
 +Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
 +Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-3	HS đ ba
-Thiếu nước cây bị khô héo hoặc chết.
-HS quan sát hình 1 SGK trả lời .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi và thực hành.
-HS theo dõi.
-Loại bỏ bớt một số cây
-Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
-HS quan sát và nêu:H.2a cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. H.2b giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt, củ to hơn.
-Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất.
-Cỏ mau khô.
-HS nghe.
-Nhổ cỏ, bằng cuốc hoặc dầm xới.
-HS lắng nghe.
-Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.
-Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triền mạnh.
-Cả lớp.
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 22
I) Nhận xét chung về ưu khuyết điểm trong tuần:
* Ưu điểm: - Thực hiện tương đối tốt các nền nếp do nhà trường liên đội và lớp qui định. Không có hiện tượng đi học muộn; thiếu đồ dùng.
- Thực hiện tốt việc luyện chữ và ôn bài đầu giờ
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Nhược điểm: Còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học. Một vài em quên sách, vở.
Tuyên dương: .................................................................................................................
Phê bình: ........................................................................................................................
II) Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm đã đạt được
- Khắc phục những tồn tại
- Chú ý việc rèn chữ giữ vở và thực hiện tốt ATGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 22 lop 4.doc