Giáo án Lớp 4 Tuần 22 - Trường tiểu học An Lộc

Giáo án Lớp 4 Tuần 22 - Trường tiểu học An Lộc

Tập đọc

SẦU RIÊNG

I- MỤC TIÊU

 + Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

+ Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC

 - Trang, ảnh về cây trái sầu riêng.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 52 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 22 - Trường tiểu học An Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
SẦU RIÊNG
I- MỤC TIÊU
 + Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC
 - Trang, ảnh về cây trái sầu riêng.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
 - Kiểm tra 2 HS.
 + HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi:
 * Sông La đẹp như thế nào ?
 + HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ.
 * Theo em, bài thơ nói lên điều gì ?
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 - Sầu riêng là một cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Hôm nay, các em sẽ theo tác giả Mai Văn Tạo đến thăm loại cây quý hiếm này qua bài tập đọc Sầu riêng.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu  kì lạ.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  tháng năm ta.
 + Đoạn 3: Còn lại.
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 - Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: sầu riêng, ngào ngạt, lủng lẳng. 
 b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 - Luyện đọc.
 - Cho HS đọc.
 c). GV đọc diễn cảm toàn bài.
 d). Tìm hiểu bài:
 + Đoạn 1: 
 - Cho HS đọc đoạn 1.
 * Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
 + Đoạn 2:
 - Cho HS đọc đoạn 2.
 * Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
 * Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc ?
 + Đoạn 3:
 - Cho HS đọc đoạn 3.
 * Dáng cây sầu riêng thế nào ?
 + Cả bài:
 - Cho HS đọc cả bài.
 * Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
 d). Đọc diễn cảm:
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 - GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 1. GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện.
 - Cho HS thi đọc diễn cảm.
 - GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài Sầu riêng.
 - Tìm những câu thơ, câu truyện cổ nói về sầu riêng.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
* Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi  
* Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 lượt.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2, 3 HS giải nghỉa từ trong chú giải.
- Các cặp luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
* Sầu riêng là một loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
* Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà 
- HS đọc thầm.
* Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
- HS đọc thầm cả bài.
- Các câu đó là:
+ Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây  kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín  đam mê.
- 3 HS đọc nối tiếp đọan 3.
- Lớp luyện đọc đoạn 1.
- Một số HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.
- Lớp nhận xét.
Chính tả
NGHE – VIẾT : SẦU RIÊNG
PHÂN BIỆT : l / n , ut / uc
I- MỤC TIÊU
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài Sầu riêng.
 - Bài viết không mắc quá 5 lỗi. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn l / n, ut / uc. 
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC
 - Bảng lớp hoặc bảng phụ viết BT 2a.
 - 4 tờ giấy khổ to viết BT 3.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động họcø
1. KTBC:
 - Kiểm tra 3 HS.
 - HS đọc cho HS viết: sầu riêng, gió, rải, nở, đỏ, cần mẫn 
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 - Hôm nay, một lần nữa chúng ta lại được viết về vẻ đẹp của hoa sầu riêng qua đoạn chính tả “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm  tháng năm ta”.
 b). Nghe viết:
 a). Hướng dẫn chính tả.
 - Cho HS đọc đoạn chính tả.
 - GV giới thiệu về nội dung đoạn chính tả: miêu tả nét đặc sắc của hoa, quả sầu riêng 
 - Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: trổ, toả khắp, nhuỵ, trái sầu riêng.
 b). Cho HS viết chính tả.
 - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
 - GV đọc một lượt bài chính tả để HS soát bài.
 c). Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 5 – 7 bài.
 - Nhận xét chung.
 * Bài tập 2:
 GV chọn câu 2a hoặc 2b.
 a). Điền vào chỗ trống l hay n.
 - Cho HS đọc yêu cầu BT và 2 khổ thơ.
 - GV giao việc.
 - Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép sẵn 2 khổ thơ lên.
 - Cho HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 + Nên bé nào thấy đau !
 + Bé oà lên nức nở.
 b) Điền vào chỗ trống ut hay uc.
 - Cách tiến hành như ở câu a.
 - Lời giải đúng:
 + Con đò lá trúc qua sông
 Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa
 Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
 Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
 * Bài tập 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT và đọc đoạn văn Cái đẹp.
 - GV giao việc: Các em làm bài trên bảng lớp chỉ cần dùng bút gạch những chữ không thích hợp trong ngoặc đơn.
 - Cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức. GV dán 3 tờ giấy đã chép sẵn bài Cái đẹp lên bảng lớp và phát bút dạ cho HS.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: nắng – trúc xanh – cúc – lóng lánh – nên – vút – náo nức.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả.
 - Dặn HS về nhà HTL khổ thơ ở BT 2.
- 3 HS lên bảng viết, HS còn lại viết vào giấy nháp.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn CT.
- HS luyện viết từ ngữ.
- HS viết chính tả.
- HS soát bài, tự chữa lỗi.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên làm bài trên bảng. 
- Lớp làm vào VBT.
- HS làm bài trên bảng đọc bài cho lớp nghe.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét kết quả.
- HS chép lời giải đúng vào VBT.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU
	Giúp HS:
 - Cùng cố về khái niệm phân số .
 - Rèn luyện kĩ năng rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số .
- HS hoàn thành được bài tập 1, bài 2, bài 3 (a, b,c) . còn HS khá hoàn thành tất cả các bài tập. 
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC:
 - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 105.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 - Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số , rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số .
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài. HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian.
 Bài 2
 * Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như thế nào ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS tự quy đồng mẫu số các phân số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - GV chữa bài và tổ chức cho HS trao đổi để tìm được MSC bé nhất (c- MSC là 36; d- MSC là 12).
 Bài 4
 - GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
 - GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố:
 - GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS rút gọn 2 phân số , HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Chúng ta cần rút gọn các phân số.
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Kết quả:
a). ; b). ; 
c). ; d). ; ; 
a). ; b). ; c). ; d). 
Hình b đã tô màu vào số sao.
- Có tất cả 3 ngôi sao, 1 ngôi sao đã tô màu. Vậy đã tô màu số sao.
- HS cả lớp.
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I- MỤC TIÊU
 Giúp HS:
 - Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,)
 - Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 - Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC
 - HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 - Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
 - Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
 - Đài cát- xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- KTBC:
- GV gọi HS lên kiểm tra bài.
 + Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
 + Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.
- Nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.
- Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi l ... ø đâu ?
 + Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ?
- GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
- Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
- GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ?
- Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm,  cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
 *Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:
 + Tiếng ồn có tác hại gì ?
 + Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.
- Kết luận : 
 *Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn
- Cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
- Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- GV chia bảng thành 2 cột nên và khônbg nên ghi nhanh vào bảng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.
3- Củng cố:
- GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”
- GV đưa ra tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”.Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.
- Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.
- GV cho HS nhận xét và tuyên dương.
4- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
- HS trả lời.
- Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.
- Kết quả có thể là:
 Ưa thích
Không ưa thích
- Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.
- Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.
 + Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.
- HS nghe.
- HS thảo luân nhóm 4.
- HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.
- HS trình bày kết quả:
 + Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
 + Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng 
- HS trả lời: hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên.
- Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
 + Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
- HS nghe.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS trình bày kết quả;
 + Những việc nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.
 + Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nghe.
- HS đóng vai.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn.
Sinh hoạt cuối tuần
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I- mơc tiªu
- Đánh giá,kiểm điểm lai hoạt động học tập và sinh hoạt tuần 22.
- Phương hướng hoạt động tuần 23.	
II- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1- Các tổ báo cáo kết quả học tập trong tuần vừa qua.
- Lớp trưởng nhận xét công tác trực nhật vệ sinh, nền nếp học tập, nề nếp sinh hoạt Đội sao. 
 2- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Đi học chuyên cần. 
- Thưch hiện nên nếp Đội sao một cách nghiêm túc.
- Thái độ học tập phần lớn các em chăm chú nghe giảng bài nhưng có một số em chưa tập trung học bài, làm bài chậm.
- Về phong trào giữ gìn VSCĐ sách sẽ, trực công trìng vệ sinh tốt.
- Tiên hành họp phụ huynh đạt kết quả tốt.
- Lao động trồng cây trong các bồn hoa.
3- Phương hướng tuần 23
- Đi học chuyên cần vắng học có lí do. Thực hiên nghiêm tục nội quy của Đội.
 - Luôn làm tốt trực nhật vệ sinh, mội trường.
- Chăm chỉ học bài làm bài tập thường xuyên, chú ý giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, luôm có ý thức giữ gìn VSCĐ.
Kĩ thuật
 TRỒNG CÂY RAU, HOA 
I- MỤC TIÊU
 - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
 - Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I- MỤC TIÊU
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 - Túi bầu có chứa đầy đất.
 - Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen( loại nho)û.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
 +Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
 +Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
 -GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi :
 +Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
 +Tại sao phải đào hốc để trồng ?
 +Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
 -Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
 -GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu . Sau đó tiến hành trồng cây con).
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS đọc nội dung bài SGK
- HS đ bài cũ.
-HS trả lời. 
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện trồng cây con theo các bước trong SGK.
-HS cả lớp.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I- MỤC TIÊU
- Giúp học sinh củng cố về xác định cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Học sinh viết một đoạn văn ngắn nói về một cây nào em yêu thích.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC
Hoạt động 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ tiết học.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức.
- Cấu tạo một bài văn miêu tả cây cối có mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Giáo viên nhấn mạnh nội dung của từng phần.
Hoạt động 3:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một cây mà em yêu thích.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
- Tổ chức cho học sinh trình bày rôi nhận xét bài của bạn.
* Giáo viên nhận xét tiết học.
Luyện toán
LUYỆN TẬP VỀ QUY ĐỒNG MẪU SỐ
I- MỤC TIÊU
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quy đồng mẫu so của các phân số thông qua làm các bài tập trong VBT.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán .
II- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ tiết học, giao nhện vụ học tập.
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức chữa bài.
Bài 1: Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài.
Sau đó chữa bài, riêng bài b MSC là 45.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quy đồng MS có 3 phân số trở lên.
Sau đó gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài rồi cho học sinh nhận xét bổ sung
Bài 3: Gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài. Rút gọn PS.
Học sinh thực hiện theo mẫu.
Bài tập luyện thêm dành cho học sinh đã hoàn thành bài tập ở VBT.
Bài 1: Năm này tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi mẹ và con hiện nay, biết rằng 12 năm về trước tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con.
Bài 2: Năm nay tuổi cha gấp 9 lần tuổi con, 15 năm sau tuổi cha gấp 3 lần tuổi con. Tím tuổi cha và tuổi con hiện nay.
 Bài 3: Tìm phân số . Biết a + b = 45; a – b = 9.
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu và giải các bài toán trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TUAN 22 Theo chuan KTKN.doc