Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Chính tả (tiết 23)

CHỢ TẾT

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Chợ Tết .

2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng 11 dòng đầu bài Chợ Tết . Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn điền vào các ô trống .

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a hoặc b .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Sầu riêng .

 - 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước .

 3. Bài mới : (27) Chợ Tết .

 a) Giới thiệu bài :

 - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b) Các hoạt động :

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 45)
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả ; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò , đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chợ Tết .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Chợ Tết , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Hoa học trò .
 a) Giới thiệu bài :
	Bài Hoa học trò tả vẻ đẹp của hoa phượng vĩ – loài cây thường được trồng trên sân các trường học , gắn với kỉ niệm của rất nhiều HS về mái trường . Vì vậy , nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò . Các em hãy đọc và tìm hiểu để thấy vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa đó .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Cho xem tranh , ảnh hoa phượng .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Từng nhóm 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
- Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi , quen thuộc với học trò . Nó thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò . Thấy màu hoa phượng , học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè . Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường .
- Hoa phượng đỏ rực , đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt , cả một vùng , một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau .
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui : buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học , sắp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè .
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ .
- Lúc đầu , màu hoa là màu đỏ còn non . Có mưa , hoa càng tươi dịu . Dần dần , số hoa tăng , màu cũng đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi , màu phượng rực lên .
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Phượng không phải là  đậu khít nhau . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài ; học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả ; tìm tranh , ảnh đẹp , những bài hát hay về hoa phượng .
	- Dặn HS học thuộc lòng bài thơ Chợ Tết để chuẩn bị viết lại theo trí nhớ 11 dòng đầu trong tiết chính tả tới .
Chính tả (tiết 23)
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Chợ Tết .
2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng 11 dòng đầu bài Chợ Tết . Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn điền vào các ô trống .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a hoặc b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Sầu riêng .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Chợ Tết .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết 
MT : Giúp HS nhớ để viết đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ , những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa , chú ý những chữ dễ viết sai  
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- 1 em đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết trong bài Chợ Tết .
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ .
- Gấp SGK , nhớ lại 11 dòng thơ , tự viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán tờ phiếu đã viết truyện vui Một ngày và một năm , chỉ các ô trống , giải thích yêu cầu BT2 .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu , phát bút dạ mời các nhóm thi tiếp sức ( mỗi nhóm 6 em ) .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm truyện vui , làm bài vào vở .
- Đại diện nhóm đọc lại truyện sau khi đã điền các tiếng thích hợp ; nói về tính khôi hài của truyện .
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ đã được luyện tập để không viết sai chính tả ; về nhà kể lại truyện vui Một ngày và một năm cho người thân nghe .
Luyện từ và câu (tiết 45)
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
	2. Kĩ năng: Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Nhận xét .
	- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Luyện tập .
	- Bút dạ , 3 – 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .
	- 2 em làm lại BT2,3 tiết trước .
	- 2 em đọc thuộc 3 thành ngữ BT4 . Đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên 
 3. Bài mới : (27’) Dấu gạch ngang .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Từ năm lớp 1 , các em đã được học những dấu câu nào ? ( HS kể ra )
	- Bài học hôm nay giúp các em biết thêm một dấu câu mới : Dấu gạch ngang 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu gạch ngang trong văn viết .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 : 
+ Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT .
- Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang , phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ .
- Tham khảo ghi nhớ để trả lời .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Bài 2 : 
+ Lưu ý : Đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng :
@ Đánh dấu các câu đối thoại .
@ Đánh dấu phần chú thích .
+ Phát bút dạ và phiếu cho một số em .
+ Kiểm tra lại nội dung bài viết , cách sử dụng các dấu gạch ngang của một số em , nhận xét .
+ Chấm điểm bài làm tốt .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc nội dung BT , tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha , nêu tác dụng của mỗi dấu .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ .
- Tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp .
- Một số em dán bài viết của mình ở bảng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; dặn những em làm BT2 chưa đạt về nhà sửa bài , viết lại vào vở .
Kể chuyện (tiết 23)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
2. Kĩ năng: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc có nhân vật , ý nghĩa ; ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu cái đẹp , cái thiện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số truyện thuộc đề tài của bài KC .
	- Bảng lớp viết đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 ... .
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận , xử lí tình huống .
- Theo từng nội dung , đại diện các nhóm trình bày , bổ sung , tranh luận ý kiến trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ của công .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Các nhóm điều tra về các công trình công cộng ở địa phương và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng .
Kĩ thuật (tiết 45)
BÓN PHÂN CHO RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết mục đích của việc bón phân cho rau , hoa .
	2. Kĩ năng: Biết cách bón phân cho rau , hoa .
	3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm phân bón , đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sưu tầm tranh , ảnh về tác dụng và cách bón phân cho rau , hoa .
	- Phân bón N , P , K ; phân hữu cơ , phân vi sinh  
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chăm sóc rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Bón phân cho rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau , hoa
MT : Giúp HS nắm mục đích của việc bón phân cho rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức ở bài 16 và kiến thức môn Khoa học để trả lời câu hỏi :
+ Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu ?
+ Tại sao phải bón phân vào đất ?
- Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK để các em hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón đối với rau , hoa .
- Giải thích : Loại cây khác nhau thì có nhu cầu về phân bón khác nhau . Ở các thời kì sinh trưởng khác nhau , cây cũng có nhu cầu phân bón khác nhau . Cây lấy củ hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa thì có nhu cầu về lân , ka-li cao .
- Kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây , mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón với liều lượng khác nhau .
Hoạt động lớp .
- Lấy ở trong đất .
- Cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân , lá , hoa , quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít , không đủ cung cấp cho cây . Để bù lại sự thiếu hụt đó , ta cần phải bón phân vào đất .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân .
MT : Giúp HS nắm thao tác kĩ thuật bón phân cho rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý để HS nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cho cây .
- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số loại phân . Giải thích ngắn gọn về một số loại phân thường dùng để bón cho rau , hoa như phân hữu cơ , phân hóa học 
- Hướng dẫn , gợi ý HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi SGK .
- Giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho cây rau , hoa . Giải thích để HS hiểu được tại sao nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục .
- Tóm tắt nội dung bài học .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung ghi nhớ cuối bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm phân bón , đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; đọc trước bài học sau .
Kĩ thuật (tiết 46)
TRỪ SÂU , BỆNH HẠI CÂY RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết được tác hại của sâu bệnh và cách diệt trừ chúng .
	2. Kĩ năng: Trình bày được các nội dung của bài học .
	3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sưu tầm tranh , ảnh một số loại sâu , bệnh cây rau , hoa .
	- Một số loại sâu hịa rau , hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu bệnh phá hại .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bón phân cho rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại .
MT : Giúp HS nắm mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu tên những loại sâu , bệnh hại rau , hoa .
- Hướng dẫn HS quan sát một số loại sâu , bệnh và bộ phận cây bị sâu , bệnh phá hại bằng vật mẫu , tranh .
- Kết luận : Sâu , bệnh hại làm cây phát triển kém , năng suất thấp , chất lượng giảm sút . Vì vậy , phải thường xuyên theo dõi , phát hiện sâu , bệnh và diệt trừ chúng kịp thời .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 1 SGK để mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh phá hại ; nêu tác hại của sâu bệnh .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp trừ sâu , bệnh hại .
MT : Giúp HS nắm các biện pháp trừ sâu , bệnh hại .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK :
+ Đảm bảo khoảng thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ cho rau sạch , người sử dụng không bị ngộ độc .
+ Người lao động phải mang găng tay , kính đeo mắt , khâu trang , đi ủng , mặc quần áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 2 SGK và nêu những biện pháp trừ sâu , bệnh đang được thực hiện trong sản xuất .
- Nêu những ưu , nhược điểm của các cách trừ sâu , bệnh :
+ Bắt sâu , ngắt lá , nhổ cây bị bệnh tốn nhiều công sức và chỉ có hiệu quả khi sâu , bệnh còn ít .
+ Bẫy đèn đỡ tốn công nhưng chỉ áp dụng với sâu hại thích ánh sáng .
+ Phun thuốc trừ sâu , bệnh có hiệu quả nhanh nhưng độc với con người , động vật , gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy , phải thực hiện đúng kĩ thuật , đúng hướng dẫn , bảo đảm an toàn lao động .
+ Thả các loại ong kí sinh , bọ rùa , kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây độc và ô nhiễm môi trường .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau .
Mĩ thuật (tiết 23)
Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bộ phận chính và các động tác của người khi hoạt động .
	- Làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích .
	- Quan tâm , tìm hiểu các hoạt động của con người .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh , cách điệu .
	- Bài tập nặn của HS các lớp trước .
	- Đất nặn .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Đất nặn .
	- Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng đẻ làm bảng nặn .
	- Một thanh tre hoặc gỗ có một đầu nhọn , một đầu dẹt dùng để khắc , nặn các chi tiết .
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành ; màu vẽ hoặc giấy màu ; hồ dán .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Cái ca và quả .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Dùng hình nặn hoặc ảnh các bài nặn để giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp nội dung , lôi cuốn HS vào bài học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được các đặc điểm của các mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu ảnh một số tượng người , tượng dân gian hay các bài tập nặn của HS các lớp trước để các em quan sát , nhận xét về :
+ Dáng người .
+ Các bộ phận .
+ Chất liệu để nặn , tạc tượng .
- Gợi ý HS tìm vài hình dáng để nặn .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người .
MT : Giúp HS nắm cách nặn dáng người
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát :
+ Nhào , bóp đất sét cho mềm , dẻo .
+ Nặn hình các bộ phận .
+ Gắn dính các bộ phận thành hình người 
+ Tạo thêm các chi tiết cho hoàn chỉnh .
- Gợi ý HS :
+ Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật .
+ Sắp xếp thành bố cục .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS nặn được một hình người .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Giúp HS :
+ Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận .
+ So sánh hình dáng , tỉ lệ để cắt , gọt , nắn và sửa hình .
+ Gắn , ghép các bộ phận .
+ Tạo dáng nhân vật .
- Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tại theo ý thích .
- Lưu ý : Nặn xong , để khô , sau đó có thể vẽ màu cho đẹp .
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình , dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài .
Hoạt động lớp .
- Đánh giá , xếp loại .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS biết quan tâm , tìm hiểu các hoạt động của con người .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát kiểu chữ nét thanh , nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo , tạp chí .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_ban_moi_2_cot_chuan_kien_thuc.doc