Bài: BẬT XA - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I- Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật va tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy) .
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác chạy, nhảy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được
- Trò chơi “con sâu đo” yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm:trên sân trường.vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện:chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và cho xuất phát trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2010 TUẦN 23. MÔN: THỂ DỤC Bài: BẬT XA - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO” I- MỤC TIÊU: - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật va tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy) . - Bước đầu biết cách thực hiện động tác chạy, nhảy. - Biết cách chơi và tham gia chơi được Trò chơi “con sâu đo” yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN Địa điểm:trên sân trường.vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện. Phương tiện:chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và cho xuất phát trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Phần mở đầu: 6-10 phút GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ hóc . Tập bài thể dục phát triển chung . Trò chơi “đứng ngồi theo lệnh” . Chạy chậm trên địa hình tự nhiên . 2 Phần cơ bản : 18-22 phút a) Bài tâp 5 RLTTCB Học kĩ thuật bật xa GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà(tại chổ), cách bật xa rồi cho HS bật thử và tập chính thức. - HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng trước, yêu cầu HS khi chân tiếp đất cần làm động tác chùng chân (hoãn xung). Yêu cầu HS bật hết sức rơi xuống hố cát hoặc đệm. -Tránh tuyệt đối để các em dùng hết sức bật xa rơi xuống sân gạch hoặc trên nền cứng. GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý bảo đảm an toàn. b) Trò chơi vận động Làm quen trò chơi” con sâu đo” GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi thứ nhất (xem phần một) - Cho một nhóm HS ra làm mẫu , giải thích ngắn gọn cách chơi. Cho HS chơi thử 1 lần để biết cách chơi, sau đó chơi chính thức. Cho HS tập theo 2-4 hàng dọc có số người bằng nhau mỗi hàng trở thành một đội thi đấu. -1 nhĩm chơi , cả lớp theo dõi , nhận xét - Cả lớp cùng chơi theo hướng dẫn Một số hướng dẫn phạm quy: Di chuyển trước khi có lệnh hoặc người trước chưa về đến nơi. Không thực hiện di chuyển theo qui định Bị ngồi xuống đất . 3. Phần kết thúc: 4 - 6phút Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu. - Đứng theo 4 hành ngang GV cùng HS hệ thống bài . - lắng nghe GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học . GV giao bài tập về nhà ôn bật xa. IV. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : TẬP ĐỌC HOA HỌC TRÒ I . MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, lồi hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của buổi học trị.( trả lời được các Ch trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng. - HS : SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 – Bài cũ : Chợ Tết - Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. 2 – Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết, trả lời các câu hỏi trong SGK Học sinh thực hiện yêu cầu II. HOẠT ĐỘNG :Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh, ảnh hoa phượng :lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai ( đóa, tán hoa lớn xòe ra, nỗi niềm bông phượng ) đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò ( hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?); giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài ( phượng, phần tử, vô tâm, tươi thắm). Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài đọc 2 đến 3 lượt . HS luyện đọc theo cặp GV đọc diễn cảm toàn bài Một, hai HS đọc cả bài b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm và thảo luận các câu hỏi , trình bày trước lớp -Thảo luận theo nhĩm , trả lời các câu hỏi Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ? Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? - Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian? Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. GV yêu cầu HS nói cảm nhận của em khi học bài văn . GV Chốt ý : nêu nội dung bài - Cá nhân lần lượt trả lời c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2c ) 3HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn. Cả lớp nhận xét , phát hiện giọng đọc diện cảm . GV hướng dẫn luyện đọc đoạn sau : Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành : phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi ; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm / đậu khít nhau . - Lắng nghe , luyện đọc - Thi đọc diễn cảm - Bình chọn bạn đọc hay IV.. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn . - Dặn HS đọc thuộc lòng bài thơ chợ tết để chuẩn bị viết lại theo trí nhớ 11 dòng đầu của bài trong tiết CT tới . V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU : - Biết so sánh hai phân số . - Biết vận dụng dấu hiệu chia hêt cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - Chú ý: bài 1( đầu tr 123), bài 2(đầu tr 123), bài 1( a, c ở cuối tr123) II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : SGK HS : SGK + VBT III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 2/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập so sánh các phân số : 1/2; 2/4 5/4; 15/20 -2 HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp theo dõi để nhận xét GV nhận xét và cho điểm HS II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài mới - HS nghe 2/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1 GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở bài tập 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập . Đổi vở chấm bài . GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số - Vài HS lần lượt trinh bày Bài 2 GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 1 HS đọc to GV cho HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1 ? thế nào là phân số bé hơn 1 ? - Một Số HS nêu , lớp nhận xét Bài 3 GV : Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ? GV yêu cầu HS tự làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập . có thể trình bày ( như SGV hướng dẫn) GV chữa bài trước lớp - Đổi vở chấm bài Bài 4 GV yêu cầu HS làm bài 2HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS IV.. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : GV tổng kết giờ học . Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau . V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : KHOA HỌC ÁNH SÁNG I-MỤC TIÊU: -Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. -Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. -Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín ( có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1/ Bài cũ: -Tiếng ồn có tác hại như thế nào? -Có những biện pháp nào chống tiếng ồn? 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 1. Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ? 2. Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn - Nhận xét câu trả lời và cho điểm học sinh . 2 học sinh lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi Cả lớp nhận xét II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 1/ Giới thiệu : Aùnh sáng quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật như thế nào ? Các em tìm hiểu trong bài học này . - Lắng nghe 2/ Vật tự phát sáng và vật được phát sáng Yêu cầu : quan sát hình minh hoạ 1,2 trang 90/sgk, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được phát sáng . Gọi học sinh trình bày, nhận xét 2 học sinh ngồi cùng bàn quan sát hình minh hoạ, trao đổi và viết ra giấy kết quả làm việc , trình bày, các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác . Kết luận : Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được Mặt trời chiếu sáng . Aùnh sáng từ Mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng . Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua . Còn mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do được Mặt trời chiếu sáng . Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng . - Lắng nghe 3/ Ánh sáng truyền theo đường thẳng GV phổ biến thí nghiệm : Đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin, theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu ? GV tiến hành thí nghiệm . Lần lượt chiếu đèn vào 4 góc của lớp học (GV chú ý vặn cho ánh sáng đèn pin tụ lại càng nhỏ càng tốt ) . GV hỏi tiếp : Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong ? Học sinh nghe GV phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả . Học sinh quan sát Trả lời : Ánh sá ... ät số lần để nắm được cách thực hiện bài tập ( chương III, phần I SGV) - Nghe , quan sát mẫu , tập thử Cho HS tập theo đội hình hàng dọc , em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi đệm hoặc hố cát , em tiếp theo mới đuợc xuất phát - Thực hành theo yêu cầu b) Trò chơi vận động:5-6phút - Trò chơi “Con sâu đo”, GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi thứ 2 (xem ở phần chung) hướng dẫn và giải thích cách chơi, cho HS chơi thử sau đó mới chơi chính thức . GV làm trọng tài - Chơi theo hướng dẫn - Các nhĩm thi đua chơi 3. Phần kết thúc :4-6phút Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng , - Cả lĩp cùng thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà bật xa. - lắng nghe V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI . I -MỤC TIÊU: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối(ND ghi nhớ) . - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây mà em biết(BT1, 2, mục III) . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ . Bài cũ: 2/ . Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra : Gọi HS đọc bài tập tiết trước Một HS đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích ( BT2 tiết TLV trước ) Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm hoa mai vàng hoặc trái vải tiến vua . II. HOẠT ĐỘNG :Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Một HS đọc yêu cầu của BT 1,2,3. 2. Phần nhận xét - Yêu cầu HS đọc và thực hiện các nội dung phần nhận xét - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : ( Theo SGV ) HS cả lớp đọc thầm bài cây gạo (tr.32), trao đổi cùng bạn bên cạnh, các ND 2,3. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, ghi nhớ lời giải đúng : 3.Phần ghi nhớ 3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 4. Phần luyện tập Bài tập 1: Xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn . Một HS đọc nội dung BT - Yêu cầu HS thực hiện theo nhĩm . Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen, các nhĩm thực hiện theo yêu - Cả lớp và GV nhận xét , chốt ý đúng : - HS phát biểu ý kiến., Bài cây trám đen có 4 đoạn + Đoạn 1 : Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trámđen. + Đoạn 2 : Hai loại trám đen : trám đen tẻ và trám đen nếp + Đoạn 3 : Ich lợi của quả trám đen + Đoạn 4 : Tình cảm của người tả với cây trám đen Bài tập 2 GV nêu yêu cầu của bài, gợi ý : - Lắng nghe, ghi nhớ + Trước hết, em xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. + Có thể đọc thêm hai đoạn kết sau cho HS tham khảo GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, góp ý. HS khá, giỏi đọc đoạn viết Trong khi đó GV chấm chữa một số bài viết Từng cặp HS đổi bài, góp ý IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ : GV nhận xét chung về tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà sủa chữa, viết lại vào vở. Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để hoàn chỉnh được các đoạn văn theo yêu cầu của BT2, tiết học tới . V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I – MỤC TIÊU : - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Một số truyện thuộc đề tài của bài KC (sưu tầm ) Bảng lớp viết Đề bài. III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A – Bài cũ B – Bài mới Giới thiệu bài Hướng dẫn hs kể chuyện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra một HS kể lại một –2 đoạn của câu truyện con vịt xấu xí, nói ý nghĩa câu truyện. GV nhận xét, đánh giá - 1 HS lên bảng, lớp theo dõi bổ sung. II. HOẠT ĐỘNG :Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS kể truyện a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT - 1HS đọc đề bài . GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài (đã viết trên bảng lớp): kể một câu truyện em đã được nghe được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu cái thiện với cái ác. 2HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2,3 . Cả lớp theo dõi trong SGK GV hướng dẫn HS quan sát trang minh họa các truyện nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, cây tre trăm đốt trong SGK. GV nhắc HS : Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Ttrống và Cáo trong SGK, những câu truyện khác ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu truyện ngoài SGK, em có thể dùng truyện đã học ( ngoài các truyện trên , còn có : người mẹ, người bán quạt may mắn, nhà ảo thuật, ). Kể câu truyện đã có trong SGK, các em sẽ không được tính điểm cao bằng bạn tự tìm được truyện. Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu truyện của mình , nhân vật trong truyện b. Học sinh thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV nhắc HS : KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. ( có thể kết thúc theo lối mở rộng : nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể một –2 đoạn. HS thực hành kể truyện, trao đổi và ý nghĩa câu truyện - Cho HS kể truyện trong nhĩm - Kể chuyện trước lớp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét cách kể chuyện : treo bảng ghi tiêu chuẩn kể chuyện để HS dựa vào nhận xét Từng cặp HS kể truyện cho nhau nghe. Cá nhân thi kể Cả lớp cùng trao đổi , nhận xét IV. CỦNG CỐ. – DẶN DÒ : 1,2 HS nói tên câu truyện em thích nhất. GV biểu dương những HS kể truyện tốt, HS nhận xét chính xác. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện và kể ở lớp cho người thân. Nhắc nhở và giúp đỡ những hs yếu kém cách luyện tập ở nhà để đạt yêu cầu của BT kể chuyện. Dặn HS đọc trước nội dung của btập KC được chứng kiến hoặc tham gia –SGK, tuần 24 tr .58 V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : TOÁN LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU : - Rút gọn được phân số. - Thực hiện được phép cộng 2 phân số II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 2/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ - So sánh và - sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn : , , -2 HS thực hiện yêu cầu - Cả lớp làm trên nháp và nhận xét II. HOẠT ĐỘNG :Dạy bài mới 1. Tổ chức cho học sinh tự làm bài GV phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu các em tự làm bài như trong giờ kiểm tra 2. Hướng dẫn tự đánh giá kết quả học GV yêu cầu HS thông báo kết quả của từng ý trong bài. Kết quả làm bài đúng : 1. C , D , C , D 2.a) 103075 b) 14974 c) 772906 d ) 86 3.a) Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 12 x 5 = 60 ( cm2) Diện tích hình bình hành AMCN là: 5 x 6 = 30 ( cm2) Ta có 60 : 30 = 2 ( lần ) Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành AMCN . - 10 HS lần lượt báo cáo kết quả làm bài của mình. Mỗi HS báo cáo kết quả 1 ý, nếu sai HS khác báo cáo lại. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : : GV cho HS tự cộng điểm và báo cáo điểm của mình . GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Dặn dò các em về nhà tự ôn tập lại các phần đã học về dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5,9. phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 23. MÔN : SINH HOẠT SINH HOẠT CUỐI TUẦN 23 A/ Mục tiêu : ¡ Đánh giá các hoạt động tuần 23 phổ biến các hoạt động tuần 24. * Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy . B/ Chuẩn bị : Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 24 . Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra : -Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh . a) Giới thiệu : -Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần . 1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua. -Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt . -Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . -Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải . 2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 24 -Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới : -Về học tập . - Về lao động . -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt -Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt. -Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình . -Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua . -Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua. -Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. -Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau. d) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
Tài liệu đính kèm: