Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Hồng Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Hồng Vân

1. Bài cũ :

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và TLCH

- Nhận xét, cho điểm

2. Bài mới:

* GT bài:

- Cho xem tranh minh họa

- GT : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò. Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò ? Hoa phượng có gì đặc biệt ? Bài Hoa học trò sẽ giúp các em hiểu.

HĐ1: Luyện đọc

- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng

- Gọi HS đọc chú giải

- Yêu cầu nhóm đôi luyện đọc

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu : nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 ( Từ ngày 13/2 - 17/2/2011)
Thứ 
Môn
Tên bài dạy
Hai
 Chao cỜ
Tập đọc
toán
khoa học
đạo đức
Chào cờ
Hoa học trò
Luyện tập chung
ánh sáng
Giữ gìn các công trình công cộng
Ba
Thể dục
chính tả
lt&câu
Toán
lịcH sử
Bật xa - Trò chơi: “Con sâu đo”
Nhớ - viết : Chợ Tết
Dấu gạch ngang
Luyện tập chung
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Tư
tập đọc
Tlv
Toán 
địa lí
kĩ thuật
Khỳc hỏt ru những em bộ lớn trờn lưng mẹ
Luyện tập tả các bộ phận của cây cối  
Phép cộng hai phân số
Thành phố Hồ Chí Minh
Trồng cõy rau, hoa
Năm
THỂ DỤC
lt& câu
Toán 
khoa học
mĩ thuật
Bật xa, tập phối hợp chạy, nhảy – TC : ô  Con sõu đo ằ
MRVT : Cái đẹp
Phép cộng hai phân số (tt)
Bóng tối
Tập nặn tạo dáng: Tập nặn dáng người đơn giản
Sáu
Toán
TLV
kể chuyện
âm nhạc
hđ tt
Luyện tập
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Học hỏt : Bài Chim sỏo
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2011
Tập đọc : Tiết 45
 Hoa học trò
I. Mục đích, yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tinhf cam
-.Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trũ( Trả lời cỏc cõu hỏi trong SGK
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài tập đọc như SGK
- Tranh cây phượng lúc ra hoa
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần HD luyện đọc
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và TLCH
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
* GT bài: 
- Cho xem tranh minh họa 
- GT : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò. Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò ? Hoa phượng có gì đặc biệt ? Bài Hoa học trò sẽ giúp các em hiểu.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng
- Gọi HS đọc chú giải
- Yêu cầu nhóm đôi luyện đọc 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu : nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ?
+ Khi đọc bài Hoa học trò, em cảm nhận được điều gì ?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài ?
- GV ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 em đọc 3 đoạn
+ Theo em, ta nên đọc bài này với giọng thế nào ?
- HD đọc diễn cảm đoạn 1
– GV đọc mẫu.
– Yêu cầu luyện đọc
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc cả bài
- Nhận xét, ghi điểm
3. Dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn CB: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 3 em lên bảng.
- Quan sát và mô tả: các bạn HS đang nói chuyện với nhau về cành phượng rực hồng.
- Lắng nghe
- 2 lượt : HS1: Từ đầu ... khít nhau
 HS2: TT ... bất ngờ vậy ?
 HS3: Còn lại
- 1 em đọc.
- 2 em cùng bàn luyện đọc.
- 2 em đọc
- Lắng nghe
– Phượng là loại cây gần gũi, thân thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
– Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
– Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui : buồn vì sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ hè.
– Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên.
– Lúc đầu là màu đỏ non, có mưa, hoa càng tươi dịu. Số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Hòa với mặt trời, màu phượng rực lên.
– Hoa phượng là loài hoa gần gũi, thân thiết với học trò.
– Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của hoa phượng...
– Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của Xuân Diệu.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em nối tiếp đọc, HS theo dõi tìm giọng đọc.
– Đọc nhẹ nhàng, suy tư và nhấn mạnh từ gợi tả.
- Lắng nghe
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 3- 4 em thi đọc
- HS bình chọn bạn đọc hay.
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
 ******************************
Toán : Tiết 111
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Biết So sanh 2 PS
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản
* BTCL: Bài 1( Đầu trang 123), Bài 1( Đầu tr . 123) , Bài 3( a,c)
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng con, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng giải lại bài 2/ 122
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh 2 PS cùng MS, khác MS và cùng TS
2. Bài mới :
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm VT, nhắc các em làm các bước trung gian ra Vn, chỉ ghi kết quả vào VT
- Yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp PS
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề
- Đọc từng yêu cầu cho HS làm BC
Bài 3:
+ Muốn viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn, ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài trước lớp
Bài 4:HSKG
3. Dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn CB : Luyện tập chung (T2)
- 3 em lên bảng.
- 1 số em đứng tại chỗ trình bày.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm VT. Kết quả :
 < ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
- 6 em lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về 1 cặp PS.
- 1 em đọc.
- HS làm BC, 1 em lên bảng. Kết quả :
 a) b) 
– Ta phải so sánh các phân số.
- HS làm VT, 2 em làm vào bảng phụ.
a) Vì 5 < 7 < 11 nên < < 
b) Rút gọn các PS ta có : 
 = ; = và = 
Vì < < nên < < 
- HS nhận xét.
a) 
b) 
- Lắng nghe
 *****************************
Khoa học : Tiết 45
 ánh sáng 
I. Mục tiêu :
- Nờu được vớ dụ về cỏc vật tự phỏt sỏng và cỏc vật tự chiếu sỏng:
+ Vật tự chiếu sỏng : Mặt trời , ngọn lửa,
+ Vật được chiếu sỏng: Mặt trăng, àn ghế,
 - Nờu được một số vật cho ỏnh sỏng truyền qua một số vật khụng cho ỏnh sỏng truyền qua.
 - Nhận biết được ta chỉ nhỡn thấy vật khi cú ỏnh sỏng từ vật truyền tới mắt.
II. Đồ dùng dạy học :
- CB theo nhóm : hộp cát-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ?
- Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
* GT bài: Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi
- Gọi vài nhóm báo cáo, lớp bổ sung
- Kết luận câu trả lời đúng
HĐ2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
+ Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
- Nêu : Để biết ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
– Thí nghiệm 1:
- Gọi 4 HS đứng ở 4 góc lớp. Gọi 1 HS hướng đèn tới 1 trong 4 bạn đó
+ ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong ?
– Thí nghiệm 2:
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như H3 trang 90
+ Em có kết luận gì về đường truyền của ánh sáng ?
HĐ3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- HD : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, tấm kính, quyển vở, thước mêka, hộp sắt... Sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
+ Liên hệ thực tế việc sử dụng kính trong, kính mờ, cửa sổ...
HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi 
nào ?
+ Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?
- Gọi 1 em đọc thí nghiệm 3/ 91
- Yêu cầu HS đưa ra các dự đoán
- Yêu cầu 4 em lên bảng làm thí nghiệm với hộp kín
+ Khi đèn chưa bật sáng, bạn có nhìn thấy chữ A không ?
+ Khi đèn bật sáng, bạn nhìn thấy gì ?
+ Chắn mắt bạn bằng quyển vở, bạn nhìn thấy vật nữa không ?
+ Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
+ ánh sáng truyền qua các vật như thế nào ?
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
- Gọi HS đọc Bạn cần biết
- Nhận xét 
- Dặn chuẩn bị bài 46
- 2 em lên bảng.
- Nhóm 2 em
- 2 em cùng bàn quan sát hình minh họa trao đổi và viết ra giấy.
+ H1: Ban ngày
– Vật tự phát sáng : Mặt Trời 
– Vật được chiếu sáng : bàn ghế, sách vở, gương...
+ H2: Ban đêm
– Vật tự phát sáng : đèn điện
– Vật được chiếu sáng : Mặt Trăng, bàn ghế, cái gương...
- HS trả lời theo dự đoán.
- HS nghe phổ biến và tiến hành làm thí nghiệm.
– ánh sáng đi theo đường thẳng.
- Nhóm 4 em làm thí nghiệm.
– ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nhóm 4 em
- Nhóm 4 em làm thí nghiệm.
- HS làm theo HD của GV và ghi kết quả ra phiếu học tập.
a) Vật cho ánh sáng truyền qua tấm kính, thước mêka...
b) Vật không cho ánh sáng truyền 
qua : tấm bìa, hộp sắt...
- Đ.diện nhúm trỡnh bày, lớp bổ sung
- HS trả lời.
- HĐ cả lớp
- HS trả lời : có ánh sáng, mắt không bị chắn, ...
- 1 em đọc.
- HS dựa vào kinh nghiệm để dự đoán.
- HS làm thí nghiệm và TLCH theo kết quả thí nghiệm.
– Không
– chữ A
– Không
– Khi có ánh sáng đi từ vật đến mắt ta
- HS trả lời.
- Lắng nghe
 *******************************
Đạo đức : Tiết 23
 Giữ gìn các công trình công cộng (T1) 
I. Mục tiêu :
- Biết được vỡ sao phải ảo vệ , giữ gỡn cỏc cụng trỡnh cụng cộng
- Nờu được một số việc cần làm để ảo vệ cỏc cụng trỡnh cụng cộng .
- Cú ý thức bảo vệ giữ gỡn cỏc cụng trỡnh cụng cộng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu điều tra (mẫu BT4)
- Mỗi HS có 2 tấm thẻ : xanh, đỏ.
III.Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nêu một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi...
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ khuyên lịch sự với mọi người
2. Bài mới:
* GT bài - Ghi đề lên bảng
HĐ1: Xử lí tình huống
- Nêu tình huống như SGK
- Yêu cầu thảo luận, đóng vai xử lí tình huống
- Nhận xét các câu trả lời của HS 
- Kết luận : Công trình công cộng là tài sản chung của XH. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến
- Giao cho từng nhóm HS thảo luận BT1
- GV kết luận.
HĐ3: Xử lí tình huống
- Gọi 2 em đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2
- Yêu cầu các nhóm thảo luận 
- GV kết luận về từng tình huống.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
- Dặn các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng
- 2 em lên bảng.
- Nhóm 4 em
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 em nhắc lại.
- Nhóm 2 em
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
– Tranh 1, 3: Sai
– Tranh 2, 4: Đúng
- Nhóm 4 em
- 2 em nối tiếp đọc.
- Nhóm 4 em thảo l ... .
- HS thực hiện và nêu : Băng giấy được chia thành 6 phần bằng nhau.
- HS cắt 3 phần.
- HS cắt 2 phần.
- Cả 2 bạn đã lấy đi 5 phần bằng nhau.
– + 
– Mẫu số của 2 phân số khác nhau.
– Quy đồng mẫu số hai phân số này rồi mới cộng
- 1 em lên bảng, lớp làm Vn.
– Quy đồng :
 = = và = = 
– Cộng 2 phân số :
 + = + = 
– Bằng nhau
- 2 em nêu như SGK.
- 3 em lên bảng, lớp làm VT.
 a) b) c) 
- 1 em đọc, 1 em trả lời.
– Hai mẫu số trong tổng này chia hết cho nhau.
- HS theo dõi.
- HS làm VT, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS làm VT, 1 em làm bảng phụ rồi treo lên.
– Sau 2 giờ, ôtô đi được :
 + = (quãng đường)
- Lắng nghe
	*****************************************************
Khoa học : Tiết 46
 Bóng tối 
I. Mục tiêu :
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng
- Nhận biết được khi vị trớ của vật cản sỏng thay đổi thỡ búng của vật thay đổi
II. Đồ dùng dạy học :
- Một cái đèn bàn
- CB theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc đối với HS.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Khi nào ta nhìn thấy vật ?
- Hãy nói những điều em biết về ánh 
sáng ?
- Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ?
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
* GT bài- Ghi đề lên bảng
HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối
- Mô tả thí nghiệm: Đặt tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn
- Yêu cầu dự đoán :
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
- Yêu cầu nhóm 4 em làm thí nghiệm
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu thay quyển sách bằng vỏ hộp và làm thí nghiệm
- Gọi HS trình bày
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
+ Bóng của vật thay đổi khi nào ?
+ Em hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta tròn vào buổi trưa, dài hteo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ?
HĐ2: Trò chơi "Xem bóng đoán vật"
- Chia lớp thành 2 đội
- Di chuyển HS về nửa phía của lớp
- Sử dụng những đồ chơi, nhân vật hoạt hình HS chuẩn bị.
- GV căng vải trắng lên bảng, dùng đèn chiếu chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bóng, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật.
- Tổng kết trò chơi
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 47
- 3 em lên bảng.
- Lắng nghe
- HS phát biểu.
– phía sau quyển sách
– giống quyển sách
- HĐ nhóm 4 em
- 2 nhóm trình bày.
– giống nhau
- HS làm thí nghiệm.
- 2 nhóm trình bày.
– Bóng tối xuất hiện sau vỏ hộp, có hình dạng giống vỏ hộp và to dần khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
– Bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi vật đó được chiếu sáng.
– Đặt vật gần với vật chiếu sáng
– Khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
- Một số em phát biểu theo suy nghĩ.
- Chia 2 đội
- Mỗi đội cử 2 bạn ghi điểm.
- HS dùng cờ giành quyền trả lời.
- Lắng nghe
 ****************************************************
 Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2011
LT&C : Tiết 46
 Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
I. Mục đích, yêu cầu :
- Biết được một số cõu tục ngữ liờn quan đến cỏi đẹp (BT1) ; nờu được một trường hợp cú sử dụng một cõu tục ngữ đó biết (BT2), dựa theo mẫu để tỡm được một vài từ ngữ chỉ mức độ cao của cỏi đẹp (BT3) ,đặt cõu được với một từ tả mức độ cao của cỏi đẹp (BT4)
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bảng ở BT1
- Một số giấy khổ lớn để HS làm BT3. 4
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ nói về tình hình học tập của em trong tuần qua có dùng dấu gạch ngang
- Dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
2. Bài mới:
* GT bài: Ghi đề lên bảng
* HD làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu trao đổi và tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu học thuộc lòng 4 câu tục ngữ
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS giỏi làm mẫu với câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến của mình
- GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
Bài 3:
- Gọi HS đọc BT3
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài trên phiếu
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày
- Nhận xét, kết luận
Bài 4:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT3. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ, câu tục ngữ đã học
- CB tiết sau : mang ảnh của gia đình đến lớp
- 2 em đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 em trả lời.
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em trao đổi, 1 em làm bảng phụ.
- Nhận xét
- Chữa bài
a) Phẩm chất cao quý hơn vẻ đẹp bên ngoài : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Cái nết đánh chết cái đẹp.
b) Hình thức thường thống nhất với nội dung: Người thanh tiếng nói cũng thanh..., Trông mặt mà bắt hình dong...
- 1 em đọc.
- 2 em làm mẫu.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 3. 4 em trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Nhóm 2 em thảo luận, làm bài.
- 2 nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
– tuyệt diệu, tuyệt vời, tuyệt mĩ, tuyệt trần, mê hồn, mê li, kinh hồn, vô cùng, như tiên...
- 4. 5 em nối tiếp đọc câu của mình.
– Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời.
– Khung cảnh nơi đây đẹp vô cùng...
- Lắng nghe
 *****************************
 Thứ sỏu ngày 17 tháng 02 năm 2011
Toán : Tiết 115
 Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Rỳt gọn được phõn số.
- Thực hiện được phộp cộng hai phõn số
* BTCL: Bài 1, Bài 2(a,b) ,bài 3(a,b)
II. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 HS làm lại bài 2
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài - Ghi đề lên bảng
HĐ1: Củng cố kĩ năng cộng phân số
- GV ghi bảng : Tính + ; + 
- Cho HS nêu đặc điểm của mỗi phép tính
- Yêu cầu 2 HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số rồi tính kết quả, yêu cầu cả lớp làm vở toán.
- Cho HS nhận xét phát biểu của bạn, kết quả
HĐ2: Thực hành
Bài 1 :
- Cho HS tự làm bài
- Kiểm tra kết quả, nhận xét
Bài 2 (a,b):
- Thảo luận từng cặp
- Yêu cầu đại diện 2 cặp thực hiện, một vài em nói cách làm.
- Cho HS nhận xét cách làm và kết quả trên bảng
- GV kết luận.
Bài 3(a,b) :
- GV ghi phép cộng + lên bảng.
- Cho HS thực hiện phép cộng, nhận xét cách làm và kết quả.
Hỏi : Muốn tìm kết quả phép tính, ta cần thực hiện các bước nào ?
- Cho HS suy nghĩ nói cách làm khác.
- Gợi ý HS : Không phải quy đồng mẫu số nhưng vẫn tìm được 2 phân số cùng mẫu số.
 = = 
 + = + = 
- Cho HS thực hiện phần b, bằng cách rút gọn rồi tính
- Hỏi : Khi cộng các phân số trường hợp rút gọn rồi tính và trường hợp quy đồng rồi tính, trường hợp nào thuận lợi hơn ?
Bài 4 : HSKG
- Cho 1 HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán
- Cho HS tự làm vở, kiểm tra kết quả
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn hoàn thành bài tập
- 2 HS lên bảng.
- HS phát biểu.
- 2 HS nêu rồi thực hiện ở bảng.
- Lớp làm vở, nhận xét.
- HS tự làm, nêu miệng kết quả.
- HS thảo luận cặp.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
– Quy đồng mẫu số rồi cộng.
– Rút gọn phân số rồi tính
- HS trả lời.
- 1 HS đọc đề bài, 1 em tóm tắt.
- 2 em làm bảng lớp, HS làm vở.
- Lắng nghe
	****************************************
TLV : Tiết 46
 Đoạn văn trong bài văn 
 miêu tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu :
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (Nd ghi nhớ ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn núi về lợi ớch của loài cõy em biết(BT1,2, mục III)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh cây gạo, giấy khổ lớn và bút dạ
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả em thích
- Gọi HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Trái vải tiến vua
2. Bài mới:
* GT bài - Ghi đề lên bảng
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
- Gọi 3 em nối tiếp đọc yêu cầu của bài tập 1. 2. 3
- Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi, thảo luận theo trình tự
- Gọi HS trình bày
HĐ2: Nêu Ghi nhớ
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, theo trình tự :
+ Đọc bài văn
+ Xác định từng đoạn văn trong bài
+ Tìm nội dung chính của từng đoạn
- Gọi HS trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hỏi : Đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây thường nằm ở đâu trong toàn bài văn ?
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. Phát giấy cho 3 em thuộc 3 đối tượng G-K-TB
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, GV chữa bài.
- Gọi 1 số em đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét, ghi điểm
3. Dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn chuẩn bị bài 47
- 1 em đọc.
- 1 em trả lời : miêu tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ và hương vị khi ăn
- 3 em đọc.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 em nối tiếp nói về 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Tả thời kì ra hoa của cây gạo
+ Đoạn 2: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa
+ Đoạn 3: Tả cây gạo thời kì ra quả
- 2 em đọc, lớp đọc thầm thuộc lòng.
- 2 em đọc.
- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài.
– Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen
– Đoạn 2: Tả 2 loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp
– Đoạn 3: ích lợi của trám đen
– Đoạn 4: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen
- 4 em nối tiếp nhau nói về từng đoạn.
- 1 em đọc.
– Phần kết bài của một bài văn
- HS tự viết đoạn văn.
- Cùng GV chữa bài
- 5. 7 em đọc.
- Nhận xét
- Lắng nghe
 ***********************************
HĐTT :Tiết 23
 Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
- Triển khai kế hoạch tuần đến .
II. nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung .
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Kiểm tra sách vở và dụng cụ học tập .
- Giúp các bạn yếu thực hiện cộng trừ các phân số .
- Duy trỡ nề nếp học tập và sinh hoạt giữa giờ
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn bài múa hát: Ngày vui mới
- Tổ chức vui học
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
- HĐ cả lớp
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 23 20102011.doc