Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Minh Thúy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Minh Thúy

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các từ tiếng khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghĩa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa Phượng, sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, vui.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Phượng, phần tử, vô tâm.

- Hiểu nội dung bài: Hoa Phượng là loại hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gắn bó và thân thiết với học trò.

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa Phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ.

- Bảng phụ.

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Minh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23:
 Ngày soạn: 31- 01- 2015
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 02 tháng 02 năm 2015
Tập đọc:
 Tiết 45 : Hoa học trò
 (Xuân Diệu)
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ tiếng khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghĩa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa Phượng, sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, vui.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Phượng, phần tử, vô tâm.
- Hiểu nội dung bài: Hoa Phượng là loại hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gắn bó và thân thiết với học trò.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa Phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ "Chợ tết".
? Nêu nội dung bài?
- GV nhận xét và tuyờn dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm của thuở cắp sách tới trường
2. Luyện đọc:
? Bài nay chia làm mấy đoạn ?
 Tổ chức cho hs đọc nối tiếp
+ Lần 1: Gọi HS đọc nối tiếp + kết hợp sửa phát âm.
+ Lần 2: Gọi HS đọc nối tiếp + kết hợp giảng từ: Phượng , phần tử , vô tâm, tin thắm
+ Lần 3: Gọi HS đọc nối tiếp + kết hợp hướng dẫn đọc câu dài.
 - Lưu ý câu : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ đến vậy? ( Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của câu học trò)
- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài:
* GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:
? Tìm những từ ngữ cho biết hoa Phượng nở rất nhiều?
? Em hiểu "Đỏ rực" có nghĩa là ntn?
? Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để mô tả số lượng hoa Phượng, dung như thế có gì hay?
* Chốt : Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng để chúng ta thấy được
? Em nêu ý đoạn 1?
* Gọi HS đọc đoạn 2, 3.
? Tại sao tác giả gọi hoa Phượng là "Hoa học trò"? 
- GV: Đã từ lâu hoa Phượng đã gắn liền với tuổi học trò với những kỷ niệm của thủa cắp sách đến trường. Hoa Phượng báo hiệu mùa thi, mùa Hè đã tới.
? Hoa Phượng nở gợi cho mỗi người học trò có cảm giác gì? Vì sao?
? Hoa Phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
? Đoạn này tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của hoa Phượng?
? Màu hoa Phượng thay đổi ntn? theo thời gian?
? Khi đọc bài "Hoa học trò" em cảm nhận được điều gì?
- GVchốt: Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu, giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hoa Phượng.
?Qua bài học em cảm nhận được điều gì ?
4. Đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau đểt ìm ra giọng đọc toàn bài.
- GV treo bảng phụ đoạn văn luyện đọc diễn cảm" Phượng không..... đậu khít nhau"
- HS đọc thầm và tìm ra cách đọc hay.
- GV yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn.
- Gọi HS đọc diễn cảm cả bài.
- GV nhận xét và tuyờn dương.
C. Củng cố - Dặn dò:
? Em có cảm nhận ntn khi thấy hoa Phượng nở.
- GV nhận xét giờ học.
- Dậưn về nhà học bài và CBBS.
- HS đọc và trả lời.
+ Các bạn hs đang nói chuyện với nhau
+ Nghe giảng
+ Đ1: Từ đầu.... đậu khít nhau.
+ Đ2: Nhưng hoa càng đỏ.. bất ngờ.
+ Đ3: Đoạn còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoan.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoan và giải nghĩa các từ ngữ
 HS đọc nối tiếp 3 đoan. HS nêu cách ngắt nghỉ.
- HS lắng nghe.
 1. Hoa Phượng nở rất lớn.
+ Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
+ Đỏ rực, đỏ thắm: màu đỏ rất tươi và sáng.
+ Tác giả dùng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa Phượng. So sánh hoa Phượng với muôn ngàn cánh bướm thắm để ta cảm nhận được hoa Phượng nở rất nhiều, rất đẹp. 
+ HS nghe
2. Vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo của hoa Phượng.
+ Tác giả gọi như vậy vì: Hoa Phượng rất gần gũi và quen thuộc với tuổi học trò. Vì nó được trồng nhiều ở sân trường. Hoa Phượng thường nở vào mùa Hè; mùa thi của học trò. Hoa Phượng nở các em lại nhớ đến mùa thi.
- HS lắng nghe.
+ Hoa Phượng nở gợi cho mỗi người học trò vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa Phượng báo hiệu sắp hết năm học phải xa trường, xa bạn. Vui vì sắp được nghỉ Hè.
+ Hoa Phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu Phượng mạnh mẽ khắp thành phố.
+ Mắt, lưỡi mũi để cảm nhận vẻ đẹp của hoa Phượng.
+ Bình minh, màu hoa Phượng là màu đỏ non, có mưa càng tươi dịu, dần dần số hoa tăng lên màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi hoa Phượng rực lên
+ Tác gả đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng.
+ Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- HS lắng nghe.
* Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò.
-
 3 HS đọc 3 đoạn.
+ Đọc bài với giọng nhẹ nhàng suy tư nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- HS nêu cách đọc.
- HS đọc trong nhóm.
- 3- 5 HS đọc. 
- 2 HS đọc.
+ Em thấy vui và bồi hồi.
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Toán:
Tiết 111: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:
+ Rèn kỹ năng so sánh hai phân số.
+ Củng cố tính chất cơ bản của phân số.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ , bút dạ
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV kiểm tra bài của HS.
- GV nhận xét và tuyờn dương.
B. Luyện tập:
1 Giới thiệu bài
 - Hôm nay các em cùng nhau đi luyện tập về tính chất cơ bản của PS
2 Nội dung luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV lưu ý: Các em thực hiện ra nháp chỉ viết kết quả vào vở.
- NHận xết và giải thích cách điền dấu.
* CHốt : So sánh hai PS khác MS và so sánh với 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Bài yêu cầu làm gì?
 ? HS nhắc PS > 1, PS < 1?
- HS làm bài.
* Chốt : Các PS lớn hơn 1 và bé hơn 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm gì.
- Gọi HS làm bảng.
- GV chữa bài.
- Gọi HS nêu cách so sánh.
? Muốn so sánh các phân số có cùng TS ta làm ntn?
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làn gì ?
? Để thực hiện được phép tính trên ta làm như thế nào ?
- Gọi 2 HS làm bài bảng.
- GV nhận xét và chữa bài.
C. Củng cố - Dặn dò:
? Bài hôm nay củng cố lại cho các em những KT gì ? 
? Nờu cỏch so sỏnh hai phõn số cựng mẫu số(khỏc mẫu số)?
- GV nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm bài và CBBS.
Bài 4( 31- VBT) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
a. 4/9 , 7/9, 8/9.
b. 7/6 , 7/5 , 7/3.
+ HS nghe
Bài 1(123- SGK) , =
Bài 2(123- SGK) Viết hai số tự nhiên
 a. Phân số bé hơn 1: 3/5
 b. Phân số lớn hơn 1: 5/3
Bài 3 (123- SGK)Viết các PS theo thư tự từ bé đến lớn
 a. 
 b. 
+ Ta so sánh MS , phân số nào có MS bé hơn thì PS đó lớn hơ
Bài 4(123- SGK) Tính
 - HS nờu: Tớnh
- Về nh
+ Hs tự tóm lại qua bài học
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..
---------------------- & œ -----------------------
Khoa học:
 Tiết 45 : Anh sáng
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Làm thí nghiệm để xác định được các vật do ánh sáng truyền qua và các vật không cho ánh truyền qua.
- Nêu VD để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nêu VD để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ thí nghiệm.
III. Các hoạt đông dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
? Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
? Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
- GV nhận xét và tuyờn dương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Khi trờ tối muốn nhì thấy vật gì chúng ta phải làm như thế nào ?
2. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: - Thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu HS quan sát H1, 2 - T90. Cho biết tên những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng?
* Chốt : Ban ngày vật tự phất ra ánh sáng là mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng
* Hoạt động 2: 
? Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
? ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
+ TN1: Đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin, theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu?
- Lần lượt chiếu đèn vào 4 góc của lớp học.
? Khi cô chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu?
? Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong?
+ Thí nghiệm 2:
? ánh sáng qua khe có hình gì?
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả.
? Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì về đường truyền qua ánh sáng. 
* GV chốt lại các ý trên
* Hoạt động 3:
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 6.
- GV hướng dẫn.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét kết quả làm thí nghiệm.
* Chốt : ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí
* Hoạt động 4:
? Mắt ta nhìn thất vật khi nào?
- Yêu cầu HS đọc TN 3 - T91.
- HS tiến hành làm thí nghiệm và TL CH' theo kết quả thí nghiệm.
? Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?
C. Củng cố - dặn dò:
? ánh sáng truyền qua các vật ntn?
? Khi nào mắt ta nhìn thấy vật?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn: VN học bài và chuẩn bị bài sau. 
- HS trả lời, lớp nhận xét theo dõi
+ Dùng đèn, điện
1.Vật tự phát sáng và vật được phát sáng.
+ H1: Ban ngày.
. Vật tự phát sáng.: Mặt trời.
. Vật tự chiếu sáng: Bàn ghế, gương, quần áo
+ H2: Ban đêm:
. Vật tự phát sáng: Ngọn đèn điện, con đom đóm.
. Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, gương, bàn ghế, tủ
2. ánh sáng truyền theo đường thẳng.
+ Là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.
+ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- HS phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả.
+ ánh sáng đến được điểm rọi đèn vào.
+ ánh sáng đi theo đường thẳng.
+ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
3 .Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
- HS thảo luận
Vật cho AS truyền qua
Vật không cho AS truyền qua
+ Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính
+ Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở.
 4. Mắt nhìn thấy vật khi nào?
+ Vật đó tự phát ánh sáng.
+ Có ánh sáng chiếu vào vật.
 ... hiếu phim, khu vui chơi giải trớ.
 HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................
...................................................................................................................................
---------------------- & œ -----------------------
Ngày soạn: 04- 02- 2015
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2015
Toán:
Tiết 115: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về phép cộng các phân số cùng mẫu số và khác MS.
- Vận dụng tính nhanh và chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ , bút dạ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách cộng 2 PS khác MS?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và tuyờn dương.
B. Dạy bài mới:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
? Các PS trong bài là các PS cùng MS hay khác MS?
? Vậy để thực hiện phép cộng các PS này ta phải làm ntn.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu ta làm gì?
- HS làm bài, gọi HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
? Khi cộng 2 phõn số khỏc MS ta làm thế nào?
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài yờu cầu ta làm gỡ?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Muốn biết số đội viên tham gia cả hai HĐ bằng bao nhiêu phần đội viên chi đội ta làm ntn?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
C. Củng cố - Dặn dò:
? Bài củng có cho các em kiến thức gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 3(36- VBT):
Sau 5 tuần, người công nhân đó hái được:
 1/4 + 2/5 + 1/3 = 59/60 (tấn)
 Đáp số: 59/60 tấn
Bài 1(128 - SGK): Tính 
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả bài. 
- HS nờu quy tắc cộng 2PS cựng MS
- HS nờu quy tắc cộng 2PS cựng MS
Bài 2(128- SGK): Tính 
a. 3/4 + 2/7
Vậy 
b 
Bài 3(128- SGK): Rút gọn rồi tính:
a. 
Vậy: 1/5 + 2/5 = 3/5
b. 
Vậy: 4/6 + 18/27 = 2/3 + 2/3 = 4/3
c. 15/25 + 6/21
Vậy: 15/25 + 6/21 =3/5 + 2/7 = 21/35 +10/35 = 31/35
Bài 4(128- SGK):
 Bài giải:
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: 3/6 + 2/5 = 29/35 (Số đội viên)
 Đáp số: 29/35 đội viên
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................
..............................................................................................................................................
---------------------- & œ -----------------------
Tập làm văn:
 Tiết 46 : Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Luyện tập xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối: Yêu cầu bài văn viết chân thật, sinh động, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hoặc quả mà em thích.
- GV nhận xét, sửa lỗi ngữ pháp (nếu có) và tuyờn dương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
* Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi, thảo luận theo trình tự.
+ Đọc bài "Cây gạo" trang 32
+ Xác định từng đoạn trong bài văn "Cây gạo"
+ Tìm nội dung chính của từng đoạn.
- Gọi HS trình bày.
- GV Bài văn có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ cái đầu dòng. Mỗi đoạn văn có 1 nội dung nhất định.
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Luyện tập:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, theo trình tự.
+ Đọc bài văn.
+ Xác định từng đoạn trong bài.
+ Tìm nội dung chính từng đoạn.
- Gọi các đại diện cặp trình bày.
- Yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và hỏi.
? Đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây nào đó, việc đầu tiên chúng ta phải làm là xác định xem cây đó là cây gì? nó có ích lợi gì cho con người và môi trường xung quanh. Đoạn văn thường nằm ở đâu trong toàn bài văn. 
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- GV phát bảng nhóm cho HS làm và đính lên bảng.
- GV chữa lối ngữ pháp cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài.
- GV nhận xét và tuyờn dương.
C. Củng cố - Dặn dò:
?Muốn viết một đoạn văn hay chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- VN học bài và CBBS.
- HS lên bảng tả.
Bài 1, 2, 3(52- SGK):
- HS thảo luận cặp đôi. Sau đó trình bày theo yêu cầu của giáo viên.
+ Đ1: Cây gạonom thật đẹp.
Trả lời kỳ ra hoa của cây gạo.
+ Đ2: Hết mùa hoaquê mẹ.
Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
+ Đ3: Đoạn còn lại.
Tả cây gạo thời kỳ ra quả.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
Bài 1(53- SGK):
- HS hoạt động cặp đôi.
+ Đ1: ở đầu.chừng 1 gang.
Tả thân cây, cành cây, tán lá, lá cây trám đen.
+ Đ2: Trám đen.không chạm hạt.
Cả 2 loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đ3: Cùi trám đen..xôi hay cốm.
ích lợi của quả trám đen.
+ Đ4: Đoạn còn lại.
Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
Bài 2 - SGK T53:
+ Đoạn văn về ích lợi của cây thường nằm ở phần kết của một bài văn.
- VD: 
+ Em rất yêu cây bàng: Cây bàng không những là người bạn chứng kiến những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò mà nó còn làm cho cảnh quan trường em thêm đẹp.
+ Cây nhãn của bà em thật đáng quý. Quả của nó là một thứ quả mà không gì ngon bằng. Lá và cành của nó bà em thường dùng làm củi.
+ HS nêu
+ HS tự nêu.
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................
..
---------------------- & œ -----------------------
Khoa học:
Tiết 46 :Bóng tối
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS có thể:
+ Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
+ Dự đoán được vị trí. hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
 + Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị đèn bàn, đèn pin.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
? Khi nào ta nhìn thấy vật.
? Hãy nói những điều em biết về ánh sáng.
? Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết.
- GV nhận xét và tuyờn dương.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho hs quan sát hình 1
?Mặt trời chiếu sáng từ phía nào?vì sao em biết?
? Bóng của người xuất hiện ở đâu?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: 
- GV mô tả thí nghiệm: Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
- Yêu cầu HS dự đoán xem:
? Bóng tối xuất hiện ở đâu?
? Bóng tối có hình dạng ntn?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm đó, thay quyển sách bằng vỏ hộp.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
? ánh sáng có xuyên qua (tuyền) quyển sách hay hộp vỏ không?
? Những vật không có ánh sáng truyền qua gọi là gì?
? Bóng tối xuất hiện ở đâu?
? Khi nào bóng tối xuất hiện?
GVKL: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có 1 vùng không nhận được ánh sáng truyền tới đó là vùng bóng tối.
* Hoạt động 2 : 
- Hoạt động cả lớp:
? Theo em hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
? Hãy giải thích tại sao vào ban ngày khi trời nắng bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi chiều và buổi sáng?
GV hướng dẫn các nhóm làm TN, chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi dựng thẳng trên mặt bàn.
- Yêu cầu các nhóm làm TN và trình bày.
? Bóng của vật thay đổi khi nào?
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
GVKL: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
C. Củng cố - dặn dò:
? Bài học hôm nay giúp các em nắm được điều gì ?
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn: về nhà học bài và CBBS.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát hình
+  từ phía bên phải của hình vẽ
+ Bóng của người xuất hiện ở phía của sau người.
 1 .Tìm hiểu về bóng tối.
+ HS quan sát
+ Bóng tối xuất hiện phía sau quyển sách
+ Có hình dạng giống quyển sách.
- HS thực hànhh thí nghiệm và trình bày
+ Bóng tối xuất hiện sau vỏ hộp.
+ Bóng tối có hình dạng giống vỏ hộp.
+ Bóng của vỏ họp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
+ Không thể truyền qua..
+ Gọi là vật cản sáng.
+ ở phía sau vật cản sáng.
+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
- HS lắng nghe.
2 .TH sự thay đổi về hình dạng và kích thước của bóng tối.
+.có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí ở vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
+ Bóng tối của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng, khi đó nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa khi mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngăn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng mặt trời mọc ở hướng Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây và ngược lại tương tự đối với bổi chiều.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
+ Vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
+ Ta nên đặt vật gần đối với vật chiếu sáng.
- HS lắng nghe.
+ HS nêu KT của bài
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................
..............................................................................................................................................
---------------------- & œ -----------------------
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 23
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thấy ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Tự giác sửa chữa những tồn tại.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
II. Lên lớp:
1. Cán sự nhận xét:
- ý kiến phát biểu cá nhân.
2. GV nhận xét chung:
*Nề nếp:
- Duy trì nề nếp sau tết nghiêm túc.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
* Học tập:
- ý thức học tập chưa cao, nhất là những môn học thuộc lòng. Một số em vẫn còn một số em quên vở bài tập ở nhà: Ngọc Sơn, Thế Sơn, Bỡnh, Hậu.
- Bên cạnh đó có những bạn có ý thức học tốt: Tỳ, Tiến Phương, Trà My, Dung, Thủy Tiờn
* Đạo đức:
- Không có hiện tượng nói tục, chửi bậy, đánh nhau.
* Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân sạch.
- Vệ sinh lớp sạch, nhưng còn muộn.
* Các hoạt động khác tham gia đầy đủ.
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục phù đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi.
- Khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm.
---------------------- & œ -----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an loop 4 tuan 23.doc