Giáo án Lớp 4 - Tuần 24

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24

- GV gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

- GV nhận xét và ghi điểm cho từng em.

- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.

- GV chia đoạn và gọi 4HS tiếp nối nhau đọc 3 lần

- HS luyện đọc: UNICEF; 50000.

- GV giải thích UNICEF

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ.

- HS đọc phần chú giải trong SGK

- GV hướng dẫn HS ngắt nhịp một số câu khó.

- HS luyện đọc theo cặp – Vài cặp trình bày trước lớp.

- 1 em đọc bản tin.

- HS đọc thầm lướt bản tin trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề của cuộc ti vẽ là gì?

+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?

+ Điều gì cho thấy các em nhận thức tốt về cuộc thi?

+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?

+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: LUYỆN TẬP 
 Các hoạt động 
 Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Bài tập 1
*MT: HS biết cách cộng một số tự nhiên với một phân số.
*PP: Luyện tập, theo mẫu.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
- GV viết lên bảng phép tính:
 3 + = + = + = 
Ta có thể viết gọn như sau:
 3 + = + = .
- HS làm tương tự với các phần a, b, c.
HĐ2: Bài tập 2, 3
*MT: Củng cố lại tính chất kết hợp của phép cộng và cách tính chu vi của hình chữ nhật để giải bài toán có liên quan.
*PP: Luyện tập thực hành
*ĐD: Bảng lớp, SGK
HS tự đọ đề và làm bài tập 2, 3.
GV theo dõi, chấm, chữa.
GV lưu ý, trước khi chữa bài 3, cho HS nhắc lại cách tính chu vi của hình chữ nhật.
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
*MT: Củng cố nội dung tiết học
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà.
Tập đọc: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
 Các hoạt động
 Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh.
- GV gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng em.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc
*MT: HS đọc trôi chảy một số từ viết tắt của nước ngoài và số.
*PP: Đọc nối tiếp, cá nhân
*ĐD: SGK.
- GV chia đoạn và gọi 4HS tiếp nối nhau đọc 3 lần
- HS luyện đọc: UNICEF; 50000.
- GV giải thích UNICEF
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ.
- HS đọc phần chú giải trong SGK
- GV hướng dẫn HS ngắt nhịp một số câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp – Vài cặp trình bày trước lớp.
- 1 em đọc bản tin.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
*MT: HS nắm được nội dung và chủ đề của cuộc thi vẽ và ý nghĩa của nó.
*PP: Động não, đàm thoại
*ĐD: SGK 
HS đọc thầm lướt bản tin trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề của cuộc ti vẽ là gì?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
+ Điều gì cho thấy các em nhận thức tốt về cuộc thi?
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
HĐ3. Luyện đọc lại
*MT: HS biết đọc bản tin với giọng vui, tốc đọ khá nhanh
*PP: Luyện đọc theo mẫu
*ĐD: SGK
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bản tin
- GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui.
- GV đọc mẫu cho HS nhận thấy cách đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Vài nhóm thi trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc tốt.
HĐ4:Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS tiếp tục về nhà luyện đọc bài Đoàn thuyền đánh cá.
Chính tả ( nghe- viết ): HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc luyện viết chính tả của HS.
- 1 em lên bảng làm lại bài tập 2 của tiết chính tả ở tiết trước.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn nghe viết chính tả.
*MT: HS nắm được đoạn văn cần viết và nội dung đoạn văn đó.
*PP: Toàn lớp.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
Bước 1: Trao đổi về nội dung đoạn văn
-1 em đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài sầu riêng.
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài chính tả, những từ ngữ dễ viết sai. ( trổ vào cuối năm, toả khắp khu vườn, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti... ) 
Bước 2: Viết chính tả
- GV đọc từng câu, từng bộ phận của câu cho HS viết.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- GV chấm, sửa lỗi cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*MT: HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn: l/ n; ut/ uc
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: Bút dạ khổ to
- GV lựa chọn câu a.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV phát bút dạ cho một số cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ. ( 2 em ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu )
- GV gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những HS khác bổ sung, sửa.
Đáp án:
Nên bé nào thấy đau/ Bé oà lên nức nở.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở bài tập 2 và làm tiếp bài b.
 ------------------------------------------
 Hoạt động ngoài giờ: AN TOÀN GIAO THÔNG – BÀI 4
Toán: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn thực hành trên băng giấy
*MT: HS thực hành trên băng giấy để so sánh và xem thử phần còn lại là bao nhiêu phần của băng giấy
*PP: Thực hành, quan sát
*ĐD: Mỗi em 2 băng giấy
HS lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị, chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy 1 băng, cắt lấy 5 phần.
GV hỏi và yêu cầu HS:
+ Phần cắt đi bằng mấy phần của băng giấy?
+ Cắt lấy 3 phần từ 5 phần của băng giấy.
+ Đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên.
+ Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần của băng giấy?
GV kết luận: Có băng giấy, cắt đi còn băng giấy
HĐ2: Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số
*MT: HS thực hiện được phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
*PP: thực hành, động não.
*ĐD: Bảng lớp
GV ghi: - 
GV yêu cầu HS: Từ cách làm với băng giấy, hãy thực hiện phép trừ trên.
Vài em nêu
GV ghi: - = = 
HĐ3: Thực hành
*MT: HS vận dụng các kiến thức vừa học để làm toán
*PP: thực hành, động não.
*ĐD: SGK, vở
HS làm tất cả các bài tập vào vở.
GV theo dõi, chấm chữa.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm phần bài tập ở nhà. Xem trước bài Phép trừ phân số ( tt ).
Luyện từ và câu: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh.
- 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ trong bài tập 1 ở tiết LTVC trước.
- GV nhận xét.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Phần nhận xét và phần ghi nhớ
*MT: HS hiểu cấu tạo, tác dụng câu kể ai Là gì? nhận biết được sự khác nhau giữA câu kể Ai làm gì, Ai thế nào với kiểu câu kể Ai là gì?
*PP: Động não.
*ĐD: Bảng lớp, SGK, bảng ghi đáp án.
Bước 1:
4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1, 2, 3, 4.
1 em đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn.
Cả lớp đọc thầm 3 câu in nghiêng, tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi rồi phát biểu.
GV dán lên bảng rồi chốt lại.
GVHDHS tìm các bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì? Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì?
2 em lên bảng làm bài. GV chốt lời giải.
HS xác định sự khác nhau giữa câu kể Ai là gì? với các kiểu câu đã học.
Bước 2:
- Vài em đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
HĐ2: Phần luyện tập
*MT: HS xác định đúng câu kể Ai là gì trong đoạn văn và nêu được tác dụng của các câu kể đó.
*PP: Thực hành
*ĐD: Vở bài tập
- HS làm vào vở bài tập 1, 2.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
GV làm mẫu bài 2: Mình giới thiệu với Diệu Chi một số thành viên của lớp nhé. Đây là bạn Bích Vân. Bích vÂn là lớp trưởng lớp ta. Đây là bạn Hùng, bạn Hùng là học sinh giỏi toán. Còn bạn Thơm là người rất có tài kể chuyện. Bạn Cường là cây đơn ca của lớp. Còn mình là Hằng, tổ trưởng.
 Mời các bạn xem tấm ảnh chụp gia đình mình. Gia đình có 4 người. Bố mình là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Mẹ mình là cô giáo dạy tiếng Anh. Anh trai mình là học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn. Còn đây là mình, con út trong nhà.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn ở bài tập 2
 Kể chuyện: 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra HS kể chuyện đã kể ở tiết trước
- HS kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc đã được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài
*MT: HS hiểu được yêu cầu của đề bài, những việc mình được chứng kiến hoặc có thể tham gia.
*PP: đàm thoại,ảtình bày.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
1 em đọc đề bài.
GV viết đề bài lên bảng lớp, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
3 em tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3.
GV lưu ý HS: 
+ Ngoài những việc làm được nêu trong gợi ý 1, có thể kể về buổi em làm trực nhật, em tham gia trang trí lớp học.
+ Cần kể những việc chính (em hoặc người xung quanh) đã làm thể hiện ý thức làm đẹp môi trường.
- HS kể chuyện về người thực, việc thực.
HĐ2: Thực hành kể chuyện
*MT: HS kể được câu chuyện mình định kể theo yêu cầu
 *PP: Thực hành, thi đua
*ĐD: Bảng phụ
- GV mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài kể chuyện.
- GV nhắc HS chú ý: Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- HS kể chuyện theo cặp.
- GV đến từng nhóm nghe HS kể
- HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Vài em tiếp nối nhau thi kể. Mỗi em kể xong, đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ GV hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ đặt câu.
+ Cả lớp bình chọn bạn kể sinh động nhất.
3. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố và nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tập viết lại nội dung câu chuyện các em vừa kể ở lớp và chuẩn bị trước bài Những chú bé không chết.
Khoa học: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra sự hiểu biết của các em qua tiết học trước.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
.HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
*MT: HS nêu được vai trò của ánh sáng đối với đơìi sống thực vật
*PP: Quan sát, trình bày
*ĐD: Tranh trong SGK
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95/ SGK:
+ Bạn có nhận xét gì về cách mọc của những cây trong hình 1?
+ Theo bạn, vì sao những bông hoa ở hình 2 có tên là hoa hướng dương?
+ Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo ... nh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
*MT: HS nêu được ví dụ về vai trò ánh sáng đối với sự sống của con người
*PP: Động não, thảo luận.
*ĐD: Giấy khổ to, bút dạ.
Bước1: Động não
GV yêu cầu HS cả lớp mỗi người tìm ra một ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
HS viết ý kiến của mình vào một tấm bìa. Khi viết xong dùng băng keo dán lên bảng
Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến
Sau khi thu thập được ý kiến của HS cả lớp, GV và một vài HS lên đọc, sắp xếp ý kiến vào các nhóm:
+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
GV kết luận: Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực...
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật
*MT: HS kể ra được vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
*PP: Thảo luận, trình bày
*ĐD: Phiếu giao việc
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và phát phiếu ghi các câu hỏi thảo luận cho các nhóm
Bước 2: HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu:
+ Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
+ Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
+ Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó
+ Trong chăn nuôi, người ta đã làm gì để khuyến khích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diên các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi)
 - GV kết luận như mục Bạn cần biết ở SGK / 97
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS Chuẩn bị tiết sau Ánh sáng.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TÌM CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu cấu tạo của câu kể Ai là gì? Câu kể ai là gì có tác dụng như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện tập
*MT: Luyện xác định câu kể Ai là gì có trong đoạn văn, có khả năng sử dụng câu kể Ai là gì để giới thiệu những người thân của mình
*PP: Thực hành
*ĐD: Bảng lớp, vở.
 Bước 1: 
- 1 em nhắc lại câu kể ai là gì là câu kể như thế nào?
Bước 2: GV ghi các bài tập sau lên bảng:
Bài 1. Xác định câu kể Ai là gì trong đoạn văn sau:
 Gia đình Lan có 4 thành viên. Bố Lan là Bác sĩ. Mẹ Lan là giáo viên. Năm nay Lan học lớp 4.còn em Hùng của Lan là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh.
Bài 2. Đặt 2 câu kể để giới thiệu về mẹ của em.
Bài 3. Dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về các bạn trong tổ của em.
HS làm các bài tập trên vào vở.
GV theo dõi, chấm, nhận xét.
HĐ2: Chữa bài
*MT: HS nhận ra được những chỗ mình làm sai và chữa lại cho đúng.
*PP: Thảo luận, toàn lớp.
*ĐD: Phiếu khổ to ghi sẵn đáp án của bài 1.
- GV đính bảng ghi đáp án bài 1 để cho HS đọc lại
Bài 1
 Gia đình Lan có 4 thành viên. Bố Lan là Bác sĩ. Mẹ Lan là giáo viên. Năm nay Lan học lớp 4.còn em Hùng của Lan là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh.
Bài 2, 3: 
GV cho HS trình bày trước lớp.
Cả lớp nhận xét về câu của bạn , phát hiện xem chỗ nào chưa đúng cần chữa lại.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- 1 em đọc phần tóm tắt nội dung bài miêu tả cây cối trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
 Các hoạt động
 Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- GV chấm, chữa bài tập ở nhà của HS.
- GV theo dõi, chấm, chữa. Nhận xét.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: thực hành
*MT: Rèn kĩ năng so sánh hai phân số khác mẫu số
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: SGK, vở.
GV yêu cầu HS làm vào vở các bài tập 1 ,2 , 3 ,4.
GV theo dõi, chấm, chữa
*Lưu ý 
Bài tập 2:
- Quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh
- So sánh với 1
- GV yêu cầu HS tự làm theo cách quy đồng mẫu số rồi so sánh, sau đó hướng dẫn HS cách so sánh với 1.
- Hãy so sánh từng phân số trên với 1
- Dựa vào kết quả so sánh từng phân số với 1, em hãy so sánh hai phân số đó với nhau.
- GV hỏi: Với các bài toán về so sánh hai phân số, trong trường hợp nào, chúng ta có thể áp dụng cách so sánh phân số với 1?
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài và ghi điểm cho HS.
Bài tập 4
a) Các phân số ; ; được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: ; ; .
b) Các phân số ; ; viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 ; ; .
HĐ2. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà.
Tập làm văn: TÓM TẮT TIN TỨC.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra bài đã học.
- GV gọi 2 hs đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh ( BT 2, tiết TLV trước ).
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và ghi đề.
HĐ1: Phần Nhận xét – Ghi nhớ.
*MT: Hs hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
*PP: Thực hành, thảo luận. *ĐD: 1 tờ giấy viết lời giải BT1 ( Phần Nhận xét); VBT.
 PHẦN NHẬN XÉT:
*Bài tập 1:
 Hs đọc yêu cầu BT1.
Yêu cầu a: Hs đọc thầm bản tin “ Vẽ về cuộc sống an toàn”, phát biểu ý kiến. Gv chốt lại 4 đoạn của bản tin.
Yêu cầu b: Hs làm vào VBT rồi đọc kết quả trước lớp. Gv dán tờ giấy đã ghi phương án trả lời.
Yêu cầu c: Hs viết vào nháp, phát biểu. gv dán tờ giấy đã ghi phương án tóm tắt.
 *Bài tập 2:
 Hs đọc yêu cầu của bài tập. Gv hướng dẫn trao đổi, đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ.
 PHẦN GHI NHỚ:
3 – 4 hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
1 hs đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin “ Vẽ về cuộc sống an toàn” để nhớ cách tóm tắt thứ hai.
HĐ2: Phần Luyện tập.
*MT: HS bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
*PP: Thực hành.
*ĐD: Vở bài tập; bút dạ và 4- 5 tờ giấy khổ to để hs làm BT 1, 2.
 * Bài tập 1 :
 - 1 hs đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản văn hoá thế giới, làm việc theo nhóm đôi để tóm tắt bản tin. Gv phát giấy khổ rộng cho 1 số hs làm.
 - Hs phát biểu ý kiến. Gv mời những hs làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và gv nhận xét.
 * Bài tập 2:
 - Hs đọc yêu cầu bài tập. Gv lưu ý hs cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai – trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
 - Hs làm bài trên giấy khổ rộng – gv theo dõi chung.
 - Hs trình bày cách tóm tắt của mình. Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt hay nhất.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò
*MT: Củng cố nội dung tiết học.
Hs nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt tin.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
 CÁC HOẠT ĐỘNG 
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy lấy dẫn chứng để chứng tỏ thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất cả nước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
*MT: HS nắm được và chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ và các phương tiện đi lại của thành phố Cần Thơ
*PP: Trực quan, trình bày
*ĐD:Lược đồ ở SGK, Bản đồ hành chính.
- HS đọc thầm thông tin SGK, quan sát lược đồ trong SGK thảo luận theo cặp:
+ Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên lược đồ và cho biết thành phố Cần Thơ giáp với những tỉnh nào?
+ Cho biết từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đương giao thông nào?
Các nhóm trình bày trước lớp.
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam và nói lên vị trí Cần Thơ
GV chốt lại vị trí Cần Thơ trên bản đồ và nói một số phương tiện giao thông đi lại ở thành phố Cần Thơ.
HĐ2: Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằNG sông Cửu Long
*MT: HS nêu được những dẫn chưng dể chứng tỏ thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long
*PP: Đàm thoại, thảo luận.
*ĐD: Phiếu khổ to cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm dựa vào tranh ảnh, Bản đồ Việt Nam, SGK thảo luận: 
*Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế
+ Trung tâm văn hoá, khoa học.
+ Trung tâm du lịch
*Giải thích tại sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá , khoa học của ĐBSCL?
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố tiết học
- Vài em đọc nội dung tóm tắt ở SGK.
- GV nhận xét tiết học.
 SINH HOẠT LỚP
 Các hoạt động 
 Hoạt động cụ thể
HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 24
*MT: Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 24
*PP: Kiểm tra, đánh giá
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu dương 
HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 25
*MT:
-HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 25
*PP: Toàn lớp
 - Kế hoạch hoạt động:
 + Duy trì sĩ số 100%
 + Dạy và học bình thường theo chương trình tuần 25
 + Bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 +Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu.
 +Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học.
- Giải pháp thực hiện:
+ Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
+ Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu.
HĐ3. Văn nghệ:
*MT: 
-Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích.
-Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt.
*PP: Toàn lớp
- Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích
- Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ.
HĐ4. Ý kiến đề xuất
*MT: 
-HS đề xuất những ý kiến của mình
- Lớp trưởng điều khiển các bạn đề xuất ý kiến
- Lớp trưởng chốt lại các ý kiến đề xuất của các bạn và kết thúc buổi sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 4 Tuan 24.doc