A. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u – ni - xép). Biết đọc đúng một bản tin thông báo tin vui, giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Nắm được nội dung chính của bản tin: (SGV).
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
I Tổ chức
II. Bài cũ:
- Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK.
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 24: Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn () A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u – ni - xép). Biết đọc đúng một bản tin thông báo tin vui, giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Nắm được nội dung chính của bản tin: (SGV). B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài tập đọc. C. Các hoạt động dạy - học: I Tổ chức II. Bài cũ: - Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK. III.Bài mới: 1. Giới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV ghi bảng: UNICEF - HS đọc: u – ni – xép. Giải thích: Tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc. - HS đọc: Năm mươi nghìn 50 000. - GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ SGK, giúp HS hiểu các từ khó trong bài và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. - 1, 2 em đọc 6 dòng đầu bài. - 4 em nối nhau đọc 4 đoạn (2 – 3 lần). - HS luyện đọc theo cặp, 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm để trả lời câu hỏi. ? Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Em muốn sống an toàn. ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc chơi như thế nào? + Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban Tổ chức. ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về cuộc thi? + Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường. ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em? + Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. ? Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì? + Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc. + Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. c. Luyện đọc lại: - 4 em nối nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn bản thông báo vui: Nhanh gọn, rõ ràng. - GV đọc mẫu. - Cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin. IV. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài. Toán Luyện tập A.Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Trình bày lời giải bài toán. B. Đồ dùng dạy học - VBT, bảng con C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Tổ chức II. Bài cũ - GV gọi HS lên bảng chữa bài. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hướng dẫn luyện tập: * Củng cố kỹ năng cộng phân số: - GV ghi lên bảng: Tính: + ; + - 2 em lên nói cách làm, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 3. Thực hành: Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài, tự suy nghĩ và làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng: a. + = = . c. + + = = = 1. - 3 em lên bảng làm. b. + = = = 3. Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài: a. b. c. Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài: a. b. c. Bài 4: - HS đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán và tự giải. Tóm tắt: =? Phần số đội viên của chi đội số đội viên tập hát tham gia bóng đá Giải: Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là: + = (số HS của lớp) - GV chấm bài cho HS. IV. Củng cố - Nhận xét giờ V. Dặn dò - Về nhà học bài lịch Sử ôn tập lịch sử A. Mục tiêu: - Học xong bài này HS biết: + Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. + Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình. B. Đồ dùng dạy học - Băng thời gian SGK (phóng to), tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Tổ chức II. Bài cũ - GV kiểm tra bài tuần trước III. Bài mới 1. Giới thiệu bài- ghi bảng 2. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm. - GV treo băng thời gian lên bảng. - HS quan sát, đọc băng thời gian ghi nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian. - GV gọi 1 số em lên bảng ghi nội dung. - Cả lớp nhận xét và so sánh với bài làm của mình. - GV nhận xét, kết luận đúng hay sai. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm câu hỏi sau: - HS mỗi nhóm chuẩn bị 2 nội dung (mục 2 và 3 SGK). - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả sau khi thảo luận. ? Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỷ VI) trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử nào tiêu biểu? Em hãy lập bảng thống kê các sự kiện đó (xảy ra lúc nào?) ở đâu? ? Em hãy kể lại 1 trong những sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê? - Đại diện các nhóm lên kể. - GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những nhóm kể đúng. IV. Củng cố - Nhận xét giờ V. Dặn dò - Về nhà học bài Thứ ba ngày 4 tháng 3. năm 2008. Luyện từ và câu Câu kể: “Ai là gì?” A. Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể “Ai là gì?”. - Biết tìm câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn. Biết đặt câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to, bút dạ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Tổ chức II. Bài cũ - Một em học thuộc lòng 4 câu tục ngữ, một em làm bài tập 3. III. Bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài 2. Phần nhận xét: - 4 HS nối nhau đọc 4 yêu cầu. - 1 HS đọc 3 câu in nghiêng có trong đoạn văn. - Cả lớp đọc thầm 3 câu văn in nghiêng, tìm câu dùng để giới thiệu câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi. - HS phát biểu. - GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu lên bảng. Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi. Câu 3: Nêu nhận định về bạn ấy. - Đây là bạn Chi, bạn mới của lớp ta. - Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. - GV hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi “Ai là gì?”: Câu 1: Ai là Diệu Chi ta? Đây là ai? + Đây là Diệu Chi ta. + Đây là Diệu Chi, bạn mới ta. Câu 2, 3 tương tự. - GV cho HS so sánh xác định sự khác nhau giữa kiểu câu “Ai là gì?” với “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?”. + Khác nhau ở bộ phận vị ngữ. 3.Ghi nhớ: - 4 , 5 em đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu kể: “Ai là gì?” a.- Thì ra đó là chế tạo. - Đó chính là hiện đại. Tác dụng: - Giới thiệu về thứ máy mới. - Nêu nhận định về giá trị của máy. b. Lá là lịch của cây Cây lại là lịch đất Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời Mười ngón tay là lịch Lịch lại là trang sách. - Nêu nhận định (chỉ mùa). - Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm). - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm). - Nêu nhận định (đếm ngày tháng). - Nêu nhận định năm học. c. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. - Nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng bao hàm cả gợi ý giới thiệu. + Bài 2: - GV và cả lớp nhận xét HS: Một em đọc yêu cầu, suy nghĩ viết nhanh vào giấy nháp lời giới thiệu kiểm tra các câu kể “Ai là gì?”. - Từng cặp HS thực hành giới thiệu. - Thi giới thiệu trước lớp. - Chấm điểm những em giới thiệu hay. IV. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài. Toán Luyện tập A. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng. B. Đồ dùng dạy học - VBT, bảng con C. Các hoạt động dạy – học: I. Tổ chức II. Bài cũ: - 2 em lên bảng chữa bài. - GV nhận xét cho điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV viết lên bảng phép tính: 3 + - Phải thực hiện phép cộng này thế nào? - Viết số 3 dưới dạng 3 = Vậy 3 + = + = + = Viết gọn 3 + = + = - Còn các phần a, b, c làm tương tự. a . 3 + = + = b. c. Bài 2: GV ghi bảng. - 2 em lên bảng làm. ?So sánh kết quả của 2 biểu thức trên ta thấy thế nào? + 2 biểu thức trên bằng nhau: => Kết luận (SGK). - 2 em đọc lại kết luận: + Khi cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ ba ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. Bài 3: - HS đọc đầu bài suy nghĩ tóm tắt và làm vào vở. Tóm tắt: Hình chữ nhật có chiều dài: m. Chiều rộng: m. Tính nửa chu vi của hình chữ nhật đó. - GV chấm bài- Nhận xét Giải: Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là: + = (m). Đáp số: m IV. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học và làm bài tập. chính tả( nghe- viết) họa sĩ: tô ngọc vân A. Mục tiêu: 1.Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”. 2. Làm đúng bài tập nhận biết tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ch/tr, dấu hỏi / ngã. B. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu bài tập, giấy khổ to. C. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: GV mời 1 HS đọc những từ ngữ cần điền vào ô trống ở bài tập 2 tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc bài chính tả cần viết và các từ được chú giải. HS: Theo dõi trong SGK, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân. - Đọc thầm lại bài chính tả. - GV nhắc các em chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày bài. ? Đoạn văn nói điều gì - Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sỹ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến. - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. HS: Nghe viết bài vào vở. - Soát lỗi bài chính tả. - Chấm 10 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV dán phiếu ghi sẵn nội dung bài tập. HS: Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở bài tập. - 3 – 4 HS lên làm bài trên phiếu. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. * Đoạn a: Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện. * Đoạn b: Mở hộp thịt mỡ. Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Nho, nhỏ, nhọ. b. Chi, chì, chỉ, chị. - GV cho điểm những HS làm đúng. 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò ... h, tranh ảnh về Thành phố Hồ Chí Minh. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Thành phố lớn nhất cả nước. a. HĐ1: Làm việc cả lớp. - GV treo bản Việt Nam lên bảng. HS: 1 – 2 em lên chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. b. HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm. HS: Các nhóm thảo luận theo gợi ý. - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh SGK hãy nói về Thành phố Hồ Chí Minh. ? Thành phố nằm bên sông nào - Nằm bên sông Sài Gòn. ? Thành phố đã có bao nhiêu tuổi - Trên 300 tuổi. ? Thành phố được mang tên Bác từ năm nào - Từ năm 1976. ? Thành phố tiếp giáp những tỉnh nào - Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. ? Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào - Bằng đường bộ và đường thủy. ? Dựa vào bảng số liệu trong SGK em hãy so sánh về diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác HS: Diện tích 2090 km2. Số dân năm 2003 là 5555 nghìn người đ đông nhất cả nước. - Đại diện nhóm lên trình bày với nội dung trên. - GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: c. HĐ3: Làm việc theo nhóm. HS: Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi. ? Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh - Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may. ? Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước HS: Thành phố có nhiều chợ và siêu thị lớn. Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng biển lớn cả nước. ? Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hóa khoa học lớn - Thành phố có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, các khu vui chơi giải trí hấp dẫn như Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên. TL: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có nhiều hoạt động mua bán tấp nập, nơi thu hút được nhiều khách du lịch. 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài. Khoa học ánh sáng cần cho khoa học (tiếp) I. Mục tiêu: - HS có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật. II. Đồ dùng: Hình trang 96, 97 SGK, khăn tay sạch, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: HS đọc phần “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người. * Bước 1: Động não. - Mỗi người tìm 1 ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người. - Viết ý kiến của mình vào giấy và dán lên bảng. * Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến. HS: Phân thành 2 nhóm - Nhóm 1: Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn nhận thế giới hình ảnh, màu sắc. - Nhóm 2: Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người. - GV kết luận như mục “Bạn cần biết” trang 96 SGK. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. * Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. HS: Làm theo nhóm. * Bước 2: Thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 1. Kể tên 1 số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? 2. Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vài ban đêm, 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày? - Đêm: Sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú - Ngày: Gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, 3. Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó? - Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. - Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối (trắng đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối. 4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn và đẻ nhiều trứng? => Kết luận: Mục “Bạn cần biết” trang 97 SGK. HS: 2 – 3 em đọc lại. 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập làm văn Tóm tắt tin tức I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. - Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Hai HS đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: - GV và HS nhận xét, chốt lại: 4 đoạn. - GV ghi phương án trả lời đúng lên bảng (SGV). HS: Đọc yêu cầu bài 1. a. HS đọc thầm bản tin, xác định đoạn của bản tin và phát biểu. b. Cả lớp trao đổi, làm vào vở bài tập. - HS đọc kết quả trao đổi trước lớp. c. HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp tóm tắt toàn bộ bản tin. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS phát biểu. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu bài 2 và tự trả lời như phần ghi nhớ. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 em đọc phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. 1 số HS làm vào phiếu lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phương án đúng. Tóm tắt bằng 4 câu: Ngày 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29 – 11 - 2000, UNESCO lại được công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11 – 12 - 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên. + Bài 2: HS: Đọc lại yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. - 1 số em làm vào giấy to lên trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bài tóm tắt hay nhất. VD: + 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận thế giới. + 29 – 11 – 2000, được tái tạo công nhận là di sản thiên nhiên thế giới trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo. + Việt Nam rất quan tâm đất nước mình. 5. Củng cố - Nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức. V. Dặn dò - Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại vào vở. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số. - Biết cách trừ hai, ba phân số. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: a. Củng cố về phép trừ 2 phân số: - GV ghi bảng: Tính: - =? - =? HS: 2 em lên bảng nhắc lại cách trừ 2 phân số khác mẫu số và thực hiện phép trừ. Cả lớp làm vào vở. b. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả. - GV gọi HS nêu kết quả, lên bảng trình bày. + Bài 2: HS: Làm bài rồi chữa bài. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bài 3: GV ghi phép tính lên bảng: 2 - =? HS: Viết 2 dưới dạng phân số 2 - = - = - = HS: Tự làm các phần còn lại vào vở. + Bài 4: GV đọc yêu cầu, nhấn mạnh cách rút gọn trước khi tính. HS: Tự làm vào vở. - 2 em lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài làm và kết quả. + Bài 5: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. Giải: Thời gian ngủ của Lan trong ngày là: - = (ngày) Đáp số: ngày. - GV có thể hỏi =? Giờ 1 ngày = 24 giờ ngày = x 24 = 9 (giờ) - Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà làm bài tập. Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?” I. Mục tiêu: - HS nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu “Ai là gì?” các từ làm vị ngữ trong kiểu câu này. - Xác định được vị ngữ của câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể kiểu “Ai là gì?” từ những vị ngữ đã cho. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Hai HS lên bảng chữa bài giờ trước. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: - GV: Để tìm vị ngữ trong câu phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi “Ai là gì?” HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập trong SGK. HS: Đọc thầm từng câu văn trao đổi với bạn lần lượt thực hiện từng yêu cầu. ? Đoạn văn này có mấy câu - 4 câu. ? Câu nào có dạng “Ai là gì?” - Em là cháu bác Tự. ? Trong câu này bộ phận trả lời câu hỏi “Ai là gì?” - Là cháu bác Tự. ? Bộ phận đó gọi là gì - Gọi là vị ngữ. ? Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?” - Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 HS đọc ghi nhớ. 4. Luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập. - 1 em lên chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Người/ là cha, là Bác, là Anh. Quê hương/ là chùm khế ngọt. Quê hương/ là đường đi học. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và làm vào vở. - GV cùng cả lớp chữa bài. - 1 HS lên chữa bài. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ. - Nối tiếp nhau đặt câu. - GV cùng cả lớp nhận xét: a. Hải Phòng, Cần Thơ, là một thành phố lớn. b. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. c. Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa là nhà thơ. d. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. - GV cho điểm những em đặt câu đúng và hay. 5. Củng cố - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài và làm nốt bài tập cho hoàn chỉnh. Thể dục Bật xa, tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác TRò chơi: kiệu người I. Mục tiêu: - Kiểm tra bật xa. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác và nâng cao thành tích. - Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi ở mức tương đối chủ động. II. Địa điểm - phương tiện: Sân trường, còi, thước dây. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hình tự nhiên. - Tập bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 2. Phần cơ bản: a. Bài tập RLTTCB: * Kiểm tra bật xa. - Lần lượt từng em thực hiện bật xa mỗi em thực hiện 2 lần, đo thành tích của lần nhảy xa hơn. - Tổ kiểm tra sau phục vụ tổ kiểm tra trước. - GV bao quát chung và yêu cầu HS giữ trật tự kỷ luật. - Đánh giá dựa trên 3 mức: + Hoàn thành tốt. + Hoàn thành. + Chưa hoàn thành. * Tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác. HS: Tập luyện theo tổ ở từng khu vực đã quy định. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi. HS: Chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức. - Các tổ thi nhau chơi. 3. Phần kết thúc: - Đi theo vòng tròn, thả lỏng hít thở sâu. - GV nhận xét phần kiểm tra, đánh giá giờ học. - GV giao bài tập về nhà. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần
Tài liệu đính kèm: