Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức cơ bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức cơ bản 2 cột)

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF

 (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin- giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. Tốc độ đọc 90 tiếng/ phút.

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

II. Đồ dùng dạy học

 -Tranh về an toàn giao thông Hs tự vẽ.

III. Các hoạt động dạy học

A, Kiểm tra bài cũ

? Đọc thuộc lòng bài thơ Khúc hát ru .và trả lời câu hỏi sgk về nội dung bài?

- 2,3 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung.

- Gv nx chung, ghi điểm.

B, Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc.

- Đọc toàn bài:

- Chia đoạn:

- 1 Hs khá đọc.

- Trừ 6 dòng đầu tóm tắt nội dung chính bản tin còn nội dung bản tin chia thành 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

 

doc 33 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức cơ bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: Ngày 1 tháng 3 năm 2009
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 2 tháng 3 năm 2009
Tiết 47: Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF 
 (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin- giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. Tốc độ đọc 90 tiếng/ phút.
	- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
	- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. Đồ dùng dạy học
	-Tranh về an toàn giao thông Hs tự vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
A, Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ Khúc hát ru ...và trả lời câu hỏi sgk về nội dung bài?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- Chia đoạn:
- 1 Hs khá đọc.
- Trừ 6 dòng đầu tóm tắt nội dung chính bản tin còn nội dung bản tin chia thành 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp:(2 lần) Tóm tắt bản tin và nội dung:
- 5 Hs đọc.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 5 Hs đọc.
+Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ, kết hợp xem tranh sgk.
- 5 Hs khác.
- Luyện đọc theo cặp:
- Cả lớp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1,2 trả lời:
- Cả lớp.
? Chủ đề cuộc thi vẽ là gì?
- ...Em muốn sống an toàn.
? Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì?
- ...muốn nói lên ước mơ khát vọng của thiếu nhi về 1 cuộc sống an toàn, không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
? Cuộc thi vẽ tranh này có mục đích gì?
-...nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ntn?
- Chỉ trong 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về ban tổ chức.
? Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì?
- ý 1: ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Đọc thầm phần còn lại, trao đổi trả lời.
- Nhóm 2.
? Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
- ...kiến thức về an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường; chở 3 người là không được...
? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
- 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó có 46 bức tranh đoạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
? Em hiểu "thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ" nghĩa là gì?
...là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
? Đoạn 3,4 cho ta biết điều gì?
- ý 2: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
? Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
- ...tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
? Bài đọc có nội dung gì?
- ý chính: MĐ,YC.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp bài:
- 5 Hs đọc.
? Nêu cách đọc diễn cảm bài? 
- Đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng: nâng cao, đông đảo, 
50 000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ,....
- Luyện đọc đoạn 2:
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp.
- Lớp nx, trao đổi.
- GV nx chung, khen, đánh giá Hs, nhóm đọc tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:
	- Nêu ý chính tin tức. Nx tiết học. Vn đọc bài và chuẩn bị bài 48.
===============*****=============
Tiết 116: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp Hs:
	- Rèn kĩ năng cộng phân số.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phân số và bước đầu vận dụng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính 
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập.
Bài 1. gv đàm thọai với học sinh để làm mẫu bài1.
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
 .
- Tổ chức Hs làm bảng con:
- Lớp làm bảng con từng phép tính, 2 Hs lên bảng làm bài.
a. 3+
b. 
Bài 2. Viết vào chỗ chấm:
 - Hs tự lên bảng viết, lớp trao đổi thảo luận và rút ta kết luận:
+ =
 (
? Nêu tính chất kết hợp ?
- Hs nêu, nhiều học sinh nhắc lại.
Bài 3. 
? Nêu cách tính chu vi HCN và cách tính nửa chu vi HCN?
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng Hs nx chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu.
- Hs tóm tắt bài.
- Cả lớp làm bài. 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
 Đáp số: 
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN làm bài tập 1c/ 128.
===============*****=============
Tiết 24: Chính tả (Nghe - viết)
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
I. Mục đích, yêu cầu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
	- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
A, Kiểm tra bài cũ:
Viết: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh.
- Một số Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, đổi chéo nháp kiểm tra bạn.
- Gv cùng hs nx chung.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc bài, 1 Hs đọc từ chú giải trong bài.
- Đọc thầm và xem tranh hoạ sĩ:
- Cả lớp.
? Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào?
- Anh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen,...
? Đoạn văn nói về điều gì?
- ...ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội hoạ của mình và đã ngã xuống trong kháng chiến.
? Tìm từ khó viết trong đoạn văn?
- Hs tìm và cả lớp viết:
VD: Hoa sen, hoa huệ, Điện Biên Phủ, hoả tuyến,...
- Gv đọc :
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc :
- Hs tự soát lỗi.
- Gv chấm một số bài:
- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- Gv cùng Hs nx chung bài viết.
3. Bài tập.
Bài 2. Chọn phần a.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn và làm vào vở. 1 số Hs lên bảng điền từ vào đoạn văn đã chuẩn bị.
- Gv cùng Hs nx chữa bài:
- Thứ tự điền đúng: Kể chuyện; truyện; câu chuyện; truyện; kể chuyện; đọc truyện.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs suy nghĩ làm bài vào phiếu, 
- Trình bày:
- Nêu miệng, một số Hs dán phiếu.
- Lớp nx trao đổi.
- Gv nx chung:
a. nho - nhỏ - nhọ
b. chi - chì- chỉ- chị.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Ghi nhớ từ ngữ để viết đúng.
===============*****=============
Tiết 24: Đạo đức
Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	Củng cố, luyện tập cho học sinh:
1. KT: Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
	- Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
2. KN: Biết những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
3. TĐ: Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu bài tập 4., mỗi học sinh có 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu phần ghi nhớ? Em đã làm gì để giữ gìn các công trình công cộng?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nx, trao đổi.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra bài tập 4.
	* Mục tiêu: Hs ghi lại tình trạng hiện tại các công trình công cộng ở địa phương và nêu các phương pháp giữ gìn chúng.
	* Cách tiến hành: 
- Thảo luận nhóm 4: 
- N4 tổng hợp theo phiếu điều tra của nhóm mình.
- Trao đổi trước lớp:
- Từng nhóm báo cáo về tình trạng hiện nay của các công trình công cộng.
- Lớp nx bổ sung.
- Cả lớp trao đổi về cách bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng.
- GV nx kết luận: Về việc cần giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến BT3.
*Mục tiêu: Hs biết bày tỏ ý kiến của mình về việc giữ gìn các công trình 
công cộng.
* Cách tiến hành:
- Hs làm việc cá nhân.
- Gv đọc từng ý kiến :
- Gv cùng Hs nx, trao đổi và thống
- Hs thể hiện ý kiến của mình bằng cách giơ bìa : Đỏ - Đ
 Xanh - S
 Trắng - phân vân.
nhất từng nội dung trên.
*Kết luận: ý kiến a - Đ
 ý kiến b,c - S.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
4. Hoạt động tiếp nối: 
Hs thực hiện các nội dung ở mục "thực hành" trong sgk.
===============*****=============
 Ngày soạn: Ngày 2 tháng 3 năm 2009
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 3 tháng 3 năm 2009
Tiết 47: Luyện từ và câu
Câu kể Ai là gì?
I. Mục đích, yêu cầu
	- Hs hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?	
	- Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu học tập.
	- Anh gia đình học sinh.
III. Các hoạt động dạy học
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc 4 câu tục ngữ BT1. Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 4 câu tục ngữ.
- 2,3 hs đọc và nêu, lớp nx bổ sung.
- Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu sgk/57.
- Đọc đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
- Đọc 3 câu in nghiêng có trong đoạn:
- 1,2 Hs đọc.
? Câu nào giới thiệu bạn Diệu Chi?
- Câu 1,2.
? Câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
- Câu 3.
Thực hiện yêu cầu 3.
- Theo cặp, trao đổi. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì?
- Trìmh bày trước lớp:
- Hs nêu miệng. Lớp nx bổ sung.
- Gv chốt ý đúng:
Ai?
Đây
Bạn Diệu Chi
Bạn ấy
Là gì? là ai?
là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
Là Hs cũ của trường TH Thành Công.
Là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
? Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học ở chỗ nào?
- Hs trả lời, lớp nx.
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài theo cặp vào nháp.
- Trình bày trước lớp:
- Lần lượt Hs các nhóm nêu, lớp trao đổi nx bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
a. Câu 1: Giới thiệu về thứ máy mới.
Câu 2: Nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên.
b. Dòng thơ 1:
 - Nêu nhận định chỉ mùa.
 Dòng thơ 2:
 Dòng thơ 3,4:
 Dòng thơ 6:
 Dòng thơ cuối cùng:
- Nêu nhận định chỉ vụ hoặc chỉ năm.
- Nêu nhận định chỉ ngày đêm.
- Nêu nhận định đếm ngày, tháng.
- Nêu nhận định năm học.
c. Câu 1:
Nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, và giới thiệu về trái sầu riêng.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs chọn tình huống giới thiệu.
- Hs viết vào nháp, từng cặp thực hành giới thiệu.
- Giới thiệu trước l ... rau, hoa?
- Sâu bệnh hại làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng giảm. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu, bệnh và diệt trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp trừ sâu bệnh hại.
- Quan sát hình 2 và nêu các biện pháp trừ sâu bệnh?
- Dùng vợt bắt bướm.
- Phun thuốc trừ sâu.
- Bắt sâu.
? Nêu các ưu, nhược điểm của các cách trừ sâu bệnh hại?
- Hs nêu từng cách trừ sâu bệnh hại.
? Tại sao không thu hoạch rau, hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hại?
- Giữ cho rau sạch, người sử dụng không bị ngộ độc.
? Khi tiếp xúc với thuốc từ sâu người lao động phải mạng những trang bị ntn?
- ...mang gang tay, kính đeo mắt, đeo khẩu trang, đi ủng, mặc quàn áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
4. Nhận xét, dặn dò:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị bài 25.
===============*****=============
Ngày soạn: Ngày 5 tháng 3 năm 2009
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2009
Tiết 120: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số.
	- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ.
Tính: ; 
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp đổi chéo nháp kiểm tra. 
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1.Tính:
- Gv cùng Hs nx chữa bài.
Bài 2. Tính.
- Gv kiểm tra việc chấm bài của Hs ở lớp.
- Gv cùng Hs nx, chữa bài.
- 3 tổ làm 3 phép tính vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
a.
c. .
( Bài còn lại làm tương tự).
 Lớp làm bài vào nháp, đổi chéo nháp chấm bài cho bạn, 4 Hs lên bảng chữa bài.
a.
d.
( Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3. Tìm x.
- Gv chấm một số bài.
- Gv cùng Hs nx, chữa bài.
- Lớp làm phần a,b vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. b.
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho Hs trao đổi cả lớp cách làm bài.
- Gv cùng Hs nx, chữa bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm làm mỗi nhóm một phần sau đổi lại. 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. 
b.
Bài 5.
- Hs đọc đề toán, phân tích tóm tắt bài toán.
- Tổ chức Hs trao đổi cách làm bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp nx trao đổi chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng Hs nx chữa bài.
 Bài giải
Số học sinh Tin học và Tiếng Anh là:
 (Tổng số học sinh cả lớp).
 Đáp số: Tổng số học sinh cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò.- Nx tiết học. 
===============*****=============
Tiết 48: Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
I. Mục đích, yêu cầu
	- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
	- Bước đầu biết tóm tắt tin tức.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc 4 đoạn văn giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cây chuối.
- 2,3 Hs đọc, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệubài:
2. Phần nhận xét.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm bản tin và trả lời yêu cầu a.
- Bản tin gồm có 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Xác định sự việc chính nêu ở mỗi đoạn và tóm tắt mỗi đoạn bằng 1,2 câu:
- Hs làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Hs nêu lần lượt từng đoạn.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- Lớp nx và bổ sung.
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
Đ1: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
UNICEF, báo thiếu niên Tiền Phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.
Đ2: Nôi dung, kết quả cuộc thi.
Trong bốn tháng có 500 000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến.
Đ3: Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
Đ4: Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- Yêu cầu c. Tóm tắt toàn bộ bản tin:
- Hs làm vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt Hs nêu bài cuả mình.
- Gv nx chung.
- Lớp nx, bổ sung.
VD: UNICEF và báo Tiền Phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng Từ Tháng 4- 2001, đã có 500 000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú, tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu trao đổi theo cặp và rút ra kết luận chung.
- Gv thống nhất ý kiến.
3. Phần ghi nhớ.
- 3,4 Hs đọc ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài tập 1.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập 1.
- Đọc thầm bản tin: Vịnh Hạ Long....
- Cả lớp đọc.
- Gv phát phiếu cho một số học sinh:
- Lớp làm bài vào nháp, một số Hs làm vào phiếu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, dán phiếu.
Lớp nx chọn bản tin ngắn gọn và đầy đủ tin nhất.
- Gv nx chấm diểm một số bản tin làm tốt nhất:
- VD: Ngày 17 - 11 - 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29 - 11 - 2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11 - 12 - 2000.
Bài tập 2.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Cần tóm tắt bản tin ngắn gọn và đầy đủ, gây ấn tượng.
- Hs trao đổi cặp và viết vào nháp.
- Một số nhóm viết phiếu.
- Trình bày:
- Nêu miệng và dán phiếu, Lớp nx bình chọn phương án tóm tắt hay nhất.
- Gv nx thống nhất ý kiến và ghi điểm một số nhóm làm bài tốt.
VD:* 17 - 11 - 1994, vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
* 29 - 11 - 2000, được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo.
* Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên đất nước mình.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. VN hoàn thành bài tập 2 vào vở. Xem Bài 49.
===============*****=============
Tiết 48: Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	Sau bài học, Hs có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Khăn sạch, phiếu bằng bìa cứng bằng nửa khổ giấy A4.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
? Lấy ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới;
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
*Mục tiêu: Nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành:
? Tìm VD về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người?
- Phân loại các ý kiến trên: 
- Hs viết vào phiếu, dán bảng và nêu miệng.
- Hs trao đổi theo N4, phân loại theo gợi ý
- Gợi ý: 
- Trình bày và rút ra kết luận:
- Nhóm ý kiến vai trò ánh sáng đối với việc nhìn...
- Nhóm ý kiến vai trò ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- Hs nêu.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/96.
3. Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
	* Mục tiêu: Kể vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
	- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài ĐV có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức Hs trao đổi thao luận theo nhóm 4: 
- N4 thảo luận theo phiếu.
Gv phát phiếu cho các nhóm:
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu:
? Kể tên một số ĐV mà bạn biết? Chúng cần ánh sáng để làm gì?
- Hs tự kể.
? Kể tên 1 số ĐV kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
- Ăn ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai,..
- Ăn đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú,...
? Có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của ĐV?
- Mắt của đv kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của đv kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được ánh sáng tối, trắng, đen để phát hiện con mồi trong đêm tối.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu từng câu, lớp nx trao đổi.
- Gv nx thống nhất ý kiến đúng;
	* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/97.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, CB tranh ảnh các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, cách đọc viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
===============*****=============
Tiết 48: Thể dục
Bật xa - Tập phối hợp chạy, nhảy, mang ,vác
Trò chơi: Kiệu người
I. Mục tiêu:
	1. KT: Kiểm tra bật xa. Trò chơi Kiệu người.
	2. KN: Thực hiện động tác tương đối đúng, chính xác và nâng cao thành tích, tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, chủ động.
	3. TĐ: Yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường, VS an toàn.
	- Phương tiện: Còi, dụng cụ phục vụ tập luyện, kẻ sẵn vạch chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHTL:
- Lớp trưởng tập trung báo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Xoay các khớp.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
 + + + + +
G + + + + + +
 + + + + +
- ĐHTC: 
2. Phần cơ bản.
a. Bài tập RLTTCB:
- Kiểm tra bật xa.
- Tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác:
b. Trò chơi: Kiệu người.
18 - 22 p
- Kiểm tra từng em: Mỗi em thực hiện 2 lần và đo thành tích lần xa hơn.
- Đánh giá: 
+HTT: thực hiện đúng động tác; Nam 140 cm; nữ 130 cm.
+HT: Thực hiện cơ bản đúng ĐT; Nam đạy 120 cm;
nữ: 100cm.
+Chưa hoàn thành: Chưa đạt các thành tích nêu trên.
- Chia tổ tập luyện theo khu vực quy định.
- Gv nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và làm mẫu.
- Hs làm mẫu, nêu cách chơi.
- Hs chơi thử và chơi chính thức.
- Thi đua các tổ. Nx khen, chê.
3. Phần kết thúc:
4 -6 p
- ĐHTT:
- Đi vòng tròn và thả lỏng, hít thở sâu.
- Nx KT và đánh giá.
- Vn ôn nhảy dây kiểu chụm chân.
 ===============*****=============
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 24
 I. Yêu cầu
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 
 - Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại.
II. Lên lớp
 Nhận xét chung;
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cao đạt 100%.
 - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 - Có ý thức cao trong các giờ truy bài.
 - Chữ viết của một số em có tiến bộ. Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ; 
 - Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.
 - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.0
Tồn tại:
Một số em chữ viết còn hay sai lỗi chính tả.
III. Phương hướng tuần 25
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 24
 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh Yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc