Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

1 KTBC:Gọi HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ Khúc hát ru những em bế lớn lên trên lưng mẹ

2.Bài mới:

a. Luyện đọc:

-GV cho HS đọc từ UNICEF& giải thích từ đó .

- Cho hS đọc bảng tóm tắt bản tin

- GV chia đoạn cho HS đọc nối tiếp 4đoạn

- Gv cho HS xem tranh & giúp HS hiểu các từ mới trong bài.

- Gv đọc mẫu bản tin

b. Tìm hiểu bài:

+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?

+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ntn?

+ Điều gì cho các em nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi

+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?

+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?

- GV chốt lại như SGV/ 97

c. Luyện đọc lại:

- GV HD HS có giọng đọc đúng

- HD HS đọc diễn cảm đoạn :" Được phát động từ tháng 4. , Cần Thơ, Kiên Giang,."

3. Củng cố - Dặn dò:

 Nhận xét tiết học

 Xem trước bài Đoàn thuyền đánh cá

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 24
Từ ngày: 21/02/2011
 Đến ngày: 25/02/ 2011
 Cách ngôn: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Thứ
Buổi
Môn
Tên Bài dạy
Hai
21/03
Sáng
Ch/cờ
T/đọc
Toán
Đ đức
Chào cờ
Vẽ về cuộc sống an toàn
Luyện tập
Giữ gìn các công trình công cộng
Ba
02/03
Toán
LTVC
K/ ch
Phép trừ phân số
Câu kể Ai là gì ?
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Tư
03/03
 Sáng
T/đọc
Toán
TLV
Đoàn thuyền đánh cá
Phép trừ phân số (tt)
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Năm
04/03
Sáng
Toán
LTVC
NGLL
Luyện tập
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
 Chiều
TLV
LT
LTV
Tóm tắt tin tức
Phép trừ phân số 
Dấu gạch ngang
Sáu
05/03
 Chiều
Toán
Ch/tả
LTV
SHTT
Luyện tập chung
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Viết đoạn văn tả cây hoa phượng
Sinh hoạt lớp
TUẦN 24 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
 Tập đọc: 
 VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
 I. Mục tiêu :
 -Biết đọc đúng bản in với giọng hoi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
 - Hiểu ND: cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiểu nhi cả nước hưởng ứng bằng nhưng bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thong.
( Trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 KTBC:Gọi HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ Khúc hát ru những em bế lớn lên trên lưng mẹ
2.Bài mới: 
a. Luyện đọc:
-GV cho HS đọc từ UNICEF& giải thích từ đó .
- Cho hS đọc bảng tóm tắt bản tin 
- GV chia đoạn cho HS đọc nối tiếp 4đoạn
- Gv cho HS xem tranh & giúp HS hiểu các từ mới trong bài.
- Gv đọc mẫu bản tin
b. Tìm hiểu bài:
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ntn?
+ Điều gì cho các em nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
- GV chốt lại như SGV/ 97
c. Luyện đọc lại:
- GV HD HS có giọng đọc đúng
- HD HS đọc diễn cảm đoạn :" Được phát động từ tháng 4......... , Cần Thơ, Kiên Giang,...."
3. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học
 Xem trước bài Đoàn thuyền đánh cá
- 3 HS trả bài
- HS luyện đọc 
-2 HS đọc tóm tắt bản tin
- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 2- 3 lần)
- HS luyện đọc từ khó 
- Luyện đọc câu khó
- Luyện đọc nhóm đôi
- 1 hS đọc lại cả bài
+ Em muốn sống an toàn.
+Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000.. 
+ Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức ....
+ Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng tượng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc.Các hoạ sĩ.....
+ HS phát biểu - Nhận xét
- HS luyện đọc lại bài
- HS luyện đọc diễn cảm & thi đọc diễn cảm
 TUẦN 24 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP
 I Mục tiêu: Giúp HS
 - Thực hiện được phép cộng hai phân số,cộng một số tự nhiên với phân số,cộng một phân số với số tự nhiên.
 II: Đồ dùng dạy hoc: - Bảng phụ.
 III: Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh nêu quy tắc cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
2.Bài mới:
Bài 1: GV hướng dẫn làm mẫu ví dụ 3+ở SGK
Cho học sinh làm các bài còn lại ở bảng con.
Bài 2: (Giành cho hs khá, giỏi)
Cho học sinh làm bài tập theo nhóm.
+ Khi cộng tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể làm như thế nào?
* Đây là tính chất kết hợp của phân số.
Bài 3: Gọi HS đọc đề và phân tích đề.
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ nhật. 
Cho HS làm bài vào vở BT.
3: Củng cố -Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau Phép trừ phân số
- 2 HS trả bài.
- HS theo dỏi.
- 3 HS lên bảng lớp làm bảng con
b/ ; c/ ; d/ 
- HS hoạt động nhóm- trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và thứ ba.
a/ b/ c/ ; d/ 
-HS đọc đề và phân tích đề.
-HS nêu lại quy tắc.
-1HS lên bảng lớp làm VBT.
 Giải
- Nửa chu vi hình chử nhật là:
 + = (m)
 Đáp số: m
TUẦN 24 Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
 Luyện tập toán: (Tiết 24 )
 RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN PHÉP CỘNG, TRỪ PHÂN SỐ
 1Tính: 
 2- Tính bằng cách thuận tiện nhất
3-Hộp thứ nhất đựng kg kẹo. Hộp thứ hai đựng nhiều hơn hộp thứ nhất 1/5 kg kẹo.Hỏi cả hai hộp đựng bao nhiêu ki-lô- gam kẹo?
TUẦN 24 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Toán:
PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
 I: Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
 II: Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, HS chuẩn bị hai băng giấy HCN dài 12 cm, rộng 4cm.
 III: Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
a) Thực hành trên băng giấy 
- Hướng dẫn HS chia hai băng giấy đã chuẩn bị. Mỗi hàng thành 6 phần bằng nhau.
- GV yêu cầu HS lấy một băng giấy, cắt lấy 5 phần.
+ Có bao nhiêu phần của băng giấy?
+ Còn lại bao nhiêu phần băng giấy? 
- GV nêu VD SGK.
b) Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- GV giới thiệu phép tính: -=? 
- GV hướng dẫn.
- Muốn kiểm tra phép trừ hai phân số ta 
làm ntn? 
+ Nêu cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
c) Thực hành: 
Bài 1: Cho học sinh làm bảng con.
Bài 2: Cho HS làm vở bài tập
3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Xem bài Phép trừ phân số (tt)
-Gọi H/S làm bài 1, 3 VBT in
-HS thực hành.
- Có phần băng giấy.- HS cắt băng giấy từ băng giấy, đặt phần còn lại trên băng giấy nguyên.
- Còn băng giấy.
- HS trả lời.
 HS nêu: 5-3=2, lấy 2 là tử số 6 là mẫu số ta được phân số . - = = 
+ =
- HS nêu quy tắc SGK?129.
HS làm bảng con.
1a/- = = ; b/ - = = . 
2a.- = - = = = 1 , .......
b.- = - = = = 2, ........
 TUẦN 24 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
 Luyện từ và câu: 
 CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
 I: Mục tiêu: 
 - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?( ND Ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn ( Bt 1, mục III) Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn , người than trong gia đình. ( BT2, muc III)
 II: Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập, ảnh 
 III: Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A: Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc thuộc lòng 4 câu TN 
B: Bài mới:
1: Phần nhận xét:
- Gọi học sinh đọc bốn yêu cầu của các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Gọi HS đọc ba câu in nghiêng trong đoạn văn. Tìm câu dùng để gt, câu nào nêu nhận xét về bạn Diệu Chi? 
- Hướng dẫn HS tìm các bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai,vàLà gì?
- Gọi HS gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai và gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
- Y/cầu HS so sánh, sự khác nhau ở 3 kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. 
- GV kết luận(SGK/ 102).
2: Phần ghi nhớ: 
- Cho HS đọc ghi nhớ.
3: Phần luyện tập: 
1: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc HS: Trước hết tìm đúng câu hỏi Ai là gì? Trong các câu đã cho. Sau đó nêu tác dụng của từng câu.
- Yêu cầu HS làm BT.
- GV hướng dẫn chữa bài (SGK/ 102).
2: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT.
chú ý: Chọn tình huống giới thiệu.
. Dùng các câu kể Ai là gì? trong bài giới thiệu. 
GV hướng dẫn nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học
Bài sau : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- 2 HS trả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm- trả lời.
. Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
. Câu 3: Nêu nhận định về bạn ấy.
Ví Dụ: Câu 1: Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta?- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Đây là ai? Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
* Câu 2, 3: Tương tự.
- HS phát biểu, 2 HS làm phiếu- nhận xét Ai là gì(là ai).
- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Diệu Chi là HS cũ của trường TH Thành Công.
- Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- 1 HS dọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm đôi- 3 HS làm phiếu, (gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn, nêu tác dụng của mỗi câu.) 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở nháp- thi giới thiệu trước lớp.
(Dành cho HS khá, giỏi)
 Luyện tiếng việt:
 ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐÃ HỌC TRONG HAI TUẦN
Tìm 3 từ chỉ nét đẹp trong tâm hồn , tính cách của con người.
Xác điịng CN,VN trong các câu sau:
-Những đoá hồng nhung này rất đẹp.
-Anh ấy là một chân cầu thủ xuất sắc.
-Bạn Hùng rất thông minh và lanh lợi.
Viết một đoạn văn (5-7 câu ) về một người mà em yêu quý trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì? và câu kể Ai thế nào?
TUẦN 24 Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011
Tập đọc:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 I: Mục tiêu: 
Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả , vẻ đẹp của lao động( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1,2 khổ thơ yêu thích)
II: Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, ghi đoạn thơ cần hướng dẫn luyện tập
III: Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A: Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi 2 HS đọc bài: Vẻ đẹp về cuộc sống an toàn, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
 B: Bài mới: 
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc 5 khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS xem tranh; hiểu nghĩa các từ khó trong bài; hướng dẫn các em biết nghĩ hơi tự nhiên, đúng nhịp trong mỗi dòng thơ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
2.Tìm hiểu bài:
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc 
nào? Những câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả như thế nào?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
3 Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc lại bài thơ
- GV HD HS tìm đọc đúng giọng đọc bài thơ 
- HD HS luyện đọc 1 đoạn tiêu biểu VD: " Một trời xuống biển..tự buổi nào"
3. Nhận xét tiết học:
Xem trước bài: Khuất phục tên cướp biển
- 2 HS trả bài
- HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ( 3-4 lần)
- HS đọc từ khó và câu khó 
-HS đọc theo nhóm đôi 
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài
- ..vào lúc hoàng hôn .
+ Câu thơ" Mặt trời xuống biển như hòn "
- ..lúc bình minh
* Những câu thơ cho biết điều đó 
+ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
+ Sóng đã cài then , đêm sập cửa
+ Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
. Tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm.
. Lời ca của họ thật là hay, thật vui vẻ,hào hứng.
. Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp .
. Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về.
* Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển; vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
- 5 HS đọc nối ti ... số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên.
II Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi HS đọc qui tắc trừ 2 phân số khác MS & tính bài tập 1 SGk
2. Bài mới: 
HD HS luyện tập
Bài 1:Tính
- H/S nêu cách thực hiện trừ 2 PS cùng MS
Bài 2: Tính 
- H/S nêu cách thực hiện trừ 2 PS khác MS
Bài 3: Tính( theo mẫu )
- GV HD mẫu SGK
- Cho HS làm bài theo nhóm
Bài 4: Rút gọn rồi tính 
Bài 5: Gọi HS đọc đề & nêu yêu cầu của bài.
Hướng dẫn tìm thời gian ngủ của Nam trong ngày ( - )
C/Củng cố - Dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau Luyện tập chung
- 2 HS trả bài
- 3 HS lên bảng- lớp làm bc
a/ = 1 ; b/ ; c/ 
- 2 HS lên bảng - lớp làm VBT
a/ ; b/ ; c/ ; 
- HS quan sát mẫu
- HS làm bài theo nhóm- trình bày
a/ ; b/ ; c / 
- 2 HS lên bảng- lớp làm VBT
- HS đọc & nêu yêu cầu của bài
a/ ; b/ ; c/ ; d/ 
- HS lên bảng- lớp làm VBT
 ĐS: ngày
( Bài 4-5 giành cho hs khá, giỏi)
TUẦN 24 Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu:
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu: 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? ( nd GHI NHƠ)
- Nhận biết và bước đầu tao được câu kể Ai là gì? Bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1,BT2 mục III) biết đặt 2,3 câu kể Ai là gì?Dựa theo 2,3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III)
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐHS
1. Bài cũ: 
Gọi HS làm bài tập 2 tiết trước
2. Bài mới: 
a) Phần nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV HD HS tìm vị ngữ trong câu 
+ Đoạn văn này có mấy câu?
+ Câu nào là mẫu câu Ai làm gì?
 + Xác định vị ngữ mỗi câu vừa tìm được?
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
b): Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
c): Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài - 
Bài 2: Gọi HS đọc đề & nêu yêu cầu đề 
- Cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi " tiếp sức"
Bài3: - GV gợi ý : Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận vị ngữ của câu kể Ai làm gì? 
Các em tìm từ ngữ thích hợp đóng vai trò chủ nữ trong câu cần đặt câu hỏi : cái gì? Ai? ở đâu? để tìm chủ ngữ.
3 Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- 2 HS trả bài
-1 HS đọc yêu cầu của bài
- 4 câu
- Em là cháu bác Tự .
- Em /là cháu bác Tự.
- Danh từ hoặc cụm danh từaD

- HS đọc ghi nhớ SGK
*- HS đọc đề & nêu yêu cầu đề bài
- 1 HS làm bảng- lớp làm VBT
. Người// là Cha, là Bác, là Anh.
. Quê hương// là chùm kế ngọt.
. Quê hương //là đường đi học.
*- HS đọc & nêu yêu cầu bài 
- HS tham gia trò chơi
 Sư tử / là chúa sơn lâm. 
Gà trống / là sứ giả của bình minh.
Đại bàng / là dũng sĩ của rừng xanh. 
Chim công / là nghệ sĩ múa. 
*- HS đọc đề & nêu yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm đôi & trinh bày
.a. Hải Phòng là một thành phố lớn.
 b. Bắc ninh là quê hương của những làn điệu quan họ.
 c. Xuân Diệu là nhà thơ.
 d. Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.
 TUẦN 24 Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn:
TÓM TẮT TIN TỨC
 I- Mục tiêu:
 -Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.(ND ghi nhớ)
 -Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin ( BT1,2, muc III)
 II- Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ 
 III- Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1-Bài cú:
2 HS đọc lại 4 đoạn văn giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh.
2- Bài mới:
a) Nhận xét:
Bài1: Yêu cầu HS đọc bài
-Bản tin này gồm có mấy đoạn?Nội dung từng đoạn
Bài 2
b) Luyện tập:
Bài 1/63
C) Củng cố - Dặn dò:
 Thế nào là tóm tắc tin tức?
Bài sau: Luyện tập tóm tắt tin tức
2 HS thực hiện.
HS đọc bản tin và trả lời câu hỏi.
Bản tin này gồm có 4 đoạn.
Đ1: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
Đ2: Nội dung kết quả cuộc thi.
Đ3: Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Đ4: Năng lực hội họa của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tóm tắt: UNICÈ và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn.Trong vòng 4 tháng kể từ tháng 4 năm 2001 đã có tới 5000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến. Đề tài của các bức tranh vẽ cho ta thấy kiến thức của thiếu nhi về cuộc sống an toàn rất phong phú.Các tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
HS nêu như SGK
HS tóm tắt bản tin: Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bằng 3 hoặc 4 câu.
HS dựa vào cách trình bày bài báo Vẽ về cuộc sống an toàn, viết phần tóm tắtin đậm cho bài học.Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
TUẦN 24 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia hoặc chứng kiến góp phần giữ gìn xóm làng, đường phố, trường học, xanh, sạch, đẹp.
 - Biết cách sắp xếp sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
 - Bảng phụ, viết dàn ý của bài kể.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A: Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS kể lại câu chuyện tiết trước.
B: Bài mới:
1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng em đã làm gì, xanh, sạch, đẹp.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- GV nhắc nhở HS.
+ Có thể kể về buổi em làm ở nhà; ngoại khoá.
+ Cần kể những sự việc chính (người xung quanh) đã làm.
2: Thực hành kể chuyện:
- GV mở bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện 
có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
C: Nhận xét tiết học:
- 2 HS trả bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp các gợi ý.
- HS kể chuyện thực, việc thực.
- HS kể chuyện theo nhóm- GV theo dỏi 
gợi ý thêm.
- Thi kể chuyện trước lớp.
TUẦN 24 Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: 
 GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I/ Mục tiêu:
 - Giúp học sinh thấy được quyền lợi và bổn phận của trẻ em.
II. Tiến hành sinh hoạt:
- Giáo viên nêu các quyền và bổn phận của trẻ em.
+ Quyền được học tập vui chơi.
+ Quyền được tự do không ai bắt nạt.
+ Trẻ em có bổn phận học thật giỏi, vâng lời ông bà ,cha mẹ, thầy cô.
- Giáo viên cho học sinh hiểu về nội dung giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em.
+ Quyền được chawmsocs bảo vệ sức khỏe
+ Quyền được học tập.
+ Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh.
+ Quyền được hoạt động văn hóa, tham gia du lịch.
- Học sinh nắm được một só bổn phận của mình
+ Bổn phận học thật giỏi.
+ Biết vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ.
+ Biết giúp đỡ ông bà cha mẹ.
TUẦN 24 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I- Mục tiêu:
-Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho một số tự nhiên.)
-Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ phân số
 II- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Kiểm tra bài cũ:
Rút gọn rồi tính:
2-Luyện tập
 Bài1/131
Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào?
 Bài 2/131
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 3/131
GV yêu cầu HS đọc đề 
GV yêu cầu HS làm bài
Bài 4/132 ( giành cho HS khá giỏi)
HS đọc đề bài
3/Củng cố - Dặn dò:
Bài sau:Phép nhân phân số.
HS làm bài.
HS làm bài vào BC
- HS làm bài vào VBT.
- HS tìm x
- HS làm bài vào VBT.
QĐMS hai phân số
Tính tổng số HS học Tiếng Anh và Tin học
TUẦN 24 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Chính tả:
HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I.Mục tiêu:
- Nghe, viết chính xác ,trình bày đúng chính tả văn xuôi
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT GV soạn. 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KTBC
B/BÀI MỚI:
HĐI/ Hướng dẫn H/S nghe viết:
- GV đọc bài Họa sĩ Tô Ngọc Vân và các từ chú thích
* Lưu ý: Những chữ viết hoa : Tô Ngọc Vân; Trường Cao đẳng Mĩ thuật, Đông Dương Cách mạng tháng Tám, Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- GV đọc
- Chấm một số vở ở H/S
- Nhận xét 
HĐ2/ Hướng dẫn H/S làm bài chính tả
- Bài 2/ SGK ( nhóm đôi )
- GV giải thích truyện và chuyện
- Bài 3/ SGK ( VBT )
C/ Củng cố -Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau 
Gọi H/S đọc từ ngữ cần điền ở bài tập 2 tiết trước
H/S theo dõi xem tranh chân dung của họa sĩ ở SGK
H/S đọc thầm bài chính tả 
- Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một tài sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến 
- H/S chép bài vào vở
Đoạn a/ chuyện ; truyện; chuyện; truyện, chuyện, truyện 
 Đoạn b/ Mở, mỡ, cãi, cải, nghỉ, nghĩ.
a/ nho, nhỏ, nhọ ( chữ nho thêm thanh hỏi thành chữ nhỏ, thêm thanh nặng thành chữ nhọ )
b/ Tương tự: 
TUẦN 24 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Luyện viết tập làm văn: 
 ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN ĐÃ HỌC TRONG HAI TUẦN
 1-Viết một đoạn văn miêu tả một loại hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích.
 2- Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài câymà em biết.
 --------------------------------
 TUẦN 24 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 *Thấy được các ưu khuyết điểm các mặt học tập tuần qua.
 *Có hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm có được của tuần 24
 *Lên kế hoạch hoạt động tuần 25
II/ Cách tiến hành:
 -Lớp trưởng điều hành.
 - hát tập thể.
 - Nêu lí do.
 -Đánh giá các mặt học tập tuần qua:
 * Các lớp phó phụ trách từng mặt học tập dánh giá nhận xét.
* Lớp phó HỌC TẬP: ( có hồ sơ kèm theo )
* Lớp phó NN-KL: (có hồ sơ kèm theo )
* Lớp phó VTM; (có hồ sơ kèm theo )
- Lớp trưởng tổng kết, xếp loại chung:
 * Kế hoạch tuần 25
-Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS
-Đi học chuyên cần, đúng giờ , tác phong gọn gàng , sạch sẽ.
-Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
-Ôn luyện nghi thức đội và các bài hát múa theo quy định.
-Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
-Tích cực tham gia xây dựng bài.
-Thực hiện tốt việc trực nhật lớp và vệ sinh đội chuyên
*Ý kiến GVPT:
-
..
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUẦN 24.doc