Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi

 TẬP ĐỌC: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui

- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ, ngôn ngữ hội hoạ.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân .

Tư duy sáng tạo .

Đảm nhận trách nhiệm.

III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Trải nghiệm .

Trình bày ý kiến cá nhân.

Thảo luận nhóm.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh về an toàn giao thông.

- Ảnh chụp về tuyên truyền an toàn giao thông.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2012
HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
 -------------------- ------------------ 
 TẬP ĐỌC: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui
- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ, ngôn ngữ hội hoạ...
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm...
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân .
Tư duy sáng tạo .
Đảm nhận trách nhiệm.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Trải nghiệm .
Trình bày ý kiến cá nhân.
Thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh về an toàn giao thông.
- Ảnh chụp về tuyên truyền an toàn giao thông.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:	
a) Khám phá: Giáo viên treo tranh để giới thiệu bài .
b Kết nối :
b.1 Luyện đọc trơn :	
4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
b.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- 
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
- HS đọc phần chú giải.
+ Đọc: un - ni - xep.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của quỹ bảo trợ nhi đồng của LH quốc.
- HS luyện đọc theo cặp 	
 - HS đọc lại cả bài.	
+ H/ dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn khá dài (SGV)
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi và TLCH:
+ 6 dòng mở đầu cho biết chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2, trao đổi, trả lời câu hỏi.
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi vẽ như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời.
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
+ Em hiểu như thế nào là " thẩm mĩ "
- Nhận thức là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
- HS đọc đoạn 4, lớp trao đổi và trả lời.
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?
+ Nội dung đoạn 4 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 4.
- HS đọc phần chữ in đậm trong bản tin trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Những dòng in đậm trong bản tin có tác dụng gì ?
- GV tóm tắt nội dung bài (Cuộc thi vẽ "Em muốn sống cuộc sống an toàn "được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ) 
- Ghi nội dung chính của bài.
 *c. Thực hành
* Đọc diễn cảm:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
d. Áp dụng – củng cố và hoạt động tiếp nối:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc, trả lời nội dung bài.
 - Tranh vẽ về một cuộc thi vẽ có rất nhiều em HS tham gia, có người lớn đang trao phần tưởng cho một số em có bài vẽ xuất sắc.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn1: Từ đầu ... sống an toàn. 
+ Đoạn 2: Được phát ... Kiên Giang
+ Đoạn 3: Chỉ cần ... không được.
+ Đoạn 4: 60 bức tranh ... bất ngờ. 
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Chủ đề cuộc thi vẽ là:" Em muốn sống an toàn".
+ Giới thiệu về cuộc thi vẽ của thiếu nhi cả nước. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm TLCH:
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 
50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về BT Chức.
+ Nói lên sự hưởng ứng đông đáo của thiếu nhi khắp cả nước về cuộc thi vẽ "Em muốn sống cuộc sống an toàn ".
- HS đọc, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi:
- Là sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.
- Khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề - cho biết thiếu nhi cả nước có nhận thức rất đúng đắn về ATGT.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm, TLCH:
+ Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. 
Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạ mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- 1 HS, lớp đọc thầm bài 6 dòng in đậm ở đầu bản tin.
- Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc.
- Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
- HS lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối đọc các đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết được vì sao phải bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng .
Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
Có ý thức bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Đóng vai.
Nói cách khác.
Thảo luận nhóm .
Xử lí tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* a. Khám phá :
 Hoạt động1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36).
 - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
 - GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
* Kết nối ( thực hành)
* Hoạt động2: Bày tỏ ý kiến 
(Bài tập 3- SGK/36)
 - GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a) (Đúng)
b) (Sai).
c) (Sai).
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 +Ý kiến a là đúng
 +Ý kiến b, c là sai
 Kết luận chung:
 - HS đọc phần ghi nhớ- SGK/35.
 4. Vận dụng công việc về nhà :
 - HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
 - Đồ dùng dạy học bài tiết sau.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: 
+ Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- HS giải thích.
- HS đọc.
- HS cả lớp thực hiện.
TOÁN : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên 
- GD HS tính cẩn thận, tự giác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập.
III. Hoạt động trên Lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu bài mẫu :
Bài 1 :
- HS đọc phép tính mẫu trong SGK.
- HS nêu cách thực hiện phép tính? 
- HS nêu cách viết STN dưới dạng phân số.
+ GV hướng dẫn HS cách thực hiện như bài mẫu trong SGK.
+ HS làm các phép tính còn lại.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :	 (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu đề bài.	
+ GV ghi phép tính lên bảng hướng dẫn HS thực hiện và 
+ HS nhận xét về đặc điểm phép tính và kết quả ở hai phép tính.
- HS rút ra t/chất của phép cộng p/ số.
+ Gọi HS phát biểu.
- Gọi em khác nhận xét bạn
 Bài 3 :
- HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết nửa chu vi hình chữ nhật bằng bao nhiêu mét ta làm như thế nào ? 
- Lớp tự làm vào vở. 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Nêu cách đặc điểm phép cộng.
- Ta phải viết số 3 dưới dạng p/số.
- Thực hiện theo mẫu :
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- 2HS làm trên bảng:
- Nhận xét bài làm.
- HS nêu đề bài.
- Nêu nhận xét về đặc điểm 2 phép tính: 
- Phép tính thứ nhất dạng một tổng cộng với một số.
- Phép tính thứ hai có dạng một số cộng với một tổng.
+ Hai kết quả bằng nhau.
+ Đây là t/chất kết hợp của phép cộng.
+ 2 HS phát biểu:
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài. TLCH và làm bài.
- Phải thực hiện phép cộng : + 	
+ HS thực hiện vào vở.	
- HS lên bảng giải bài.	
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
 -------------------- ------------------ 
LỊCH SỬ :ÔN TẬP
I.Mục tiêu : 
 Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến Hậu Lê TK XV tên sự kiện thời gian xảy ra sự kiện .
Ví dụ : năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp laojn 12 xứ quân thống nhất đất nước ,năm 981 cuộc kháng chiến chống tống lần thứ nhất 
Kể lại một trong những sự kiện lịch swrtieeu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê TK XV
II.Chuẩn bị 
 -Băng thời gian trong SGK phóng to .
 -Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC
 -Nêu những thành tựu cơ bản của văn học và khoa học thời Lê .
 -Kể tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu thời Lê.
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài
 Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7 đến bài 19.
 b.Phát triển bài 
 ØHoạt động nhóm 
 -GV treo băng thời gian lên bảng và phát PHT cho HS . Yêu cầu HS thảo luận rồi điền nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian .
 -Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo kết quả sau khi thảo luận.
 -GV nhận xét ,kết luận .
 ØHoạt động cả lớp 
 -Chia lớp làm 2 dãy : 
 +Dãy A nội dung “Kể về sự kiện lịch sử”.
 + ... Thể hiện sự tự tin.
Ra quyết định .
Tư duy sáng tạo.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Trãi nghiệm .
Trình bày ý kiến cá nhân.
Thảo luận cặp đôi chia sẻ.
 IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Một số tranh ảnh thuộc đề tài của bài như: Các buổi lao động dọn vệ sinh khu phố, làng xóm, trường lớp...
- Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện: 
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện:
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
 a. Khám phá :
 b. Kết nối :
Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
- HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: Em (hoặc) người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó.
- HS đọc gợi ý 1, 2 và 3 
- HS quan sát tranh minh hoạ về một số việc làm bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
+ Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh) đã làm, thể hiện ý thức làm đẹp môi trường.
+ HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
 * Thực hành :
Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi.
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
 3. Áp dụng Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc tên truyện:
- Vệ sinh trường lớp.
- Dọn dẹp nhà cửa.
- Giữ gìn xóm làng em sạch đẹp.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc lại.
- HS tiếp nối nhau kể chuyện.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp thực hiện.
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG 
( Tiếp theo)
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 - Nêu được vai trò của ánh sáng :
Đối với đời sống của con người có thức ăn sưởi ấn sức khỏe .
Đối với động vật di chuyển ,kiếm ăn tránh kẻ thù.
II.Đồ dùng dạy học
 -Khăn dài sạch.
 -Các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK.
 -Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2.KTBC
-Kiểm tra 3 em
 +Anh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật ?
-GV nhận xét và ghi điểm.
 3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài:
 Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Con người và động vật cần ánh sáng cho sự sống của mình như thế nào ? Các em cùng học bài.
b. Tìm hiểu bài
 ØHoạt động 1:Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
-Yêu cầu: trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 +Anh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ?
+Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người.
-Gọi HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành 2 cột:
 +Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
-Nhận xét các ý kiến của HS.
-GV giảng bài: Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Anh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
-GV hỏi tiếp:
 +Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời ?+Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
-GV chuyển hoạt động: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng. Còn động vật thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
ØHoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
-Tổ chức HS thảo luận nhóm.
-Treo bảng phụ có ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
-Yêu cầu: Trao đổi, thảo luận, thống nhất câu trả lời và ghi câu trả lời ra giấy.
-Gọi đại diện HS trình bày các câu hỏi thảo luận là:
ü Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
ü Kể tên một số động vật kiếm ăn ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
ü Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ?
ü Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Kết luận: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Anh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
 4.Củng cố
 +Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ?
 +Ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thuộc bài ngay tại lớp.
 5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Hs hát
-HS trả lời.
-Hs lắng nghe
-HS trả lời:
+Anh sáng giúp ta: nhìn thấy mọi vật, phân biệt đuợc màu sắc, kẻ thù, các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống, 
 +Anh sáng còn giúp cho con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể, 
-HS nghe.
-HS trả lời:
 +Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì Trái Đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống, động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết.
 +Anh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.
-HS nghe.
-Hs trả lời
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới quay lại trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu, các nhóm khác bổ sung.
-Câu trả lời đúng là:
ü Tên một số loài động vật: chim, hổ, báo, hươu, nai, mèo, chó, gà, thỏ, voi, tê giác, sư tử, cú mèo, chuột, rắn, trâu, bò,  Những con vật đó cần ánh sáng để diện tích cư đi nơi khác tránh rét, tránh nóng, tìm thức ăn, nước uống, chạy trốn kẻ thù.
ü Động vật kiếm ăn vào ban ngày: ga, vịt, trâu, bò, hươu, nai, voi, tê giác, thỏ, khỉ, 
 Động vật kiếm ăn vào ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú mèo, dơi, ếch, nhái, côn trùng, rắn, 
ü Các loài động vật khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưa bóng tối.
ü Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng ban ngay, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
-Lắng nghe.
-Hs tham gia hái hoa dân chủ
 -------------------- ------------------ 
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 	
- Thực hiện được cộng , trừ hai phân số , cộng ( trừ ) một số tự nhiên với ( cho ) một phân số , cộng ( trừ ) một phân số với ( cho ) một số tự nhiên .
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập.
- Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên Lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài.
+ Nêu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số. 
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Làm thế nào để thực hiện 2 phép tính trên?
+ Cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
+ HS thực hiện viết vào vở.
- HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính còn lại vào vở.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn	
 Bài 3 :
- HS nêu yêu cầu đề bài. 
+ Ở phép tính a) thành phần nào chưa biết ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? 
+ Ở phép tính b) thành phần nào của phép tính chưa biết ?
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ? 
+ Ở phép tính c) thành phần nào của phép tính chưa biết ?
+ Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào ? 
+ HS thực hiện viết vào vở.
- HS khác nhận xét bài bạn
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS nêu đề bài.
+ GV nhắc HS cần tìm cách nào thuận tiện nhất để thực hiện.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 5 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết Số HS học Anh văn và số HS học tin học bằng mấy phần số HS cả lớp ta làm như thế nào? 
- Lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.	
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?
- Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- HS lên bảng giải bài, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu đề bài.	
- HS nêu cách tính.
- Lớp làm vào vở, làm bài trên bảng
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS nêu.
+ Quan sát lắng nghe GV hướng dẫn.
+ Ta viết các số tự nhiên đó dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
+ Nhận xét bài bạn.	
- HS đọc đề bài.
+ Có một số hạng chưa biết.
+ Lấy tổng trừ số hạng đã biết.
+ Số bị trừ chưa biết.
+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Số trừ chưa biết?
+ Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng.
+ Nhận xét bài bạn.
- Một em nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng
 - HS khác nhận xét bài bạn.
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trả lời câu hỏi.
+ HS thực hiện vào vở.
- HS lên bảng giải bài.
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
 -------------------- ------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 24 KNS CKT 100.doc