Đạo đức:
I . Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
1) Hiểu : - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội
-Mọi ngời đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn
-Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra ( Bài tập 4, sgk )
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả về những công trình công cộng của địa phơng
Cả lớp thực hiện về các bản báo cáo nh :
- Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trang các công trình và nguyên nhân
Tuần 24 Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2008 Đạo đức: I . Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng: Hiểu : - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội -Mọi ngời đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn -Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 2 1. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra ( Bài tập 4, sgk ) Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả về những công trình công cộng của địa phơng Cả lớp thực hiện về các bản báo cáo nh : - Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trang các công trình và nguyên nhân - Bàn các bảo vệ và giữ gìn chúng sao cho thích hợp GV kết luận về việc thực hiện giữ gin những công trình công cộng ở địa phơng 2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3 sgk) - Cách tiến hanhg nh hoạt động 3 tiết1của bài 3 - GV kết luận ý kiến a là đúng , các ý kiến b,c đều sai Kết luận chung GV mời 1-2 hs đọc to phần ghi nhớ trong SGK 3. Hoạt động tiếp nối HS thực hiện các nội dung ở mục thực hành trong SGK Nhận xét giờ học Chuản bị bài sau HS đọc phần ghi nhớ Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn I. Mục tiêu : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép ) Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) - giọng rõ ràng rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh - Hiểu các từ ngữ mới trong bài - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn’’ được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc thuộc lòng một khổ thơ bài Khúc hát ru trả lời các câu hỏi trong SGK B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc - GV ghi bảng : UNICEF đọc u-ni-xép . Cả lớp đọc đồng thanh. - GV giới thiệu UNICEF là tên viết tắt của quĩ bảo trợ nhi đồng của liên hợp quốc. GV viết bảng 50 000 hs đọc GV hướng dẵn hs đọc sáu dòng mở đầu: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng t- tm tắt những nội dung đáng chú ý của bảng tin . Vì vậy, sau khi đọc tên bài các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bảng tin . 1-2 HS đọc 6 dòng mở đầu bài đọc. Từng nhóm 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn.) GV hướng dẫn học sinh xem các bức tranh thiếu nhi vẽ minh hoạ bản tin trong SGK ; giúp HS hiểu từ mới và khó trong bài HS luyện đọc theo cặp 1-2 HS đọc cả bài GV đọc mẫu bản tin với giọng thông báo tin vui, rõ ràng rành mạch tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng những từ ngữ (Nâng cao, đông đảo, phong phú, tươi tắn , rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ ) b)Tìm hiểu bài GV gợi ý trả lời các câu hỏi Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? ( Em muốn sống an toàn ) Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? Chỉ trong vòng 4 tháng đã có một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của các em: 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban tổ chức) Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú Những nhận xét nào đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì? HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin phát biểu ý kiến. GV chốt lại: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng + Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc + Tóm tắt thật gọn gàng bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin c)Luyện đọcdiễn cảm. 4 HS nối nhau đọc 4đoạn trong bản tin. GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui ; Nhanh gọn rõ ràng . GV đọc mẫu một đoạn sau đó hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn tin 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học Dặn hs về nhà luyện đọc tốt bản tin Lịch sử Ôn tập I. Mục tiêu : Học song bài này học sinh biết Nội dung từ bài 7 đến bài 19, trình bày 4 giai đoạn buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời trần và nước đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất? B. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1 Làm việc cả lớp GV treo băng thời gian lên bảng, tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian 2. Hoạt động 2 Thảo luận nhóm GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 nội dung (Mục 2 và mục 3 SGK) GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp GV kết luận 3. Củng cố dặn dò GV cùng HS hệ thống lại các kiến thức đã ôn tập Dặn dò về nhà ôn tập. _____________________________________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS rèn kỹ năng - Cộng phân số - Trình bày lời giải bài toán II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ 1 HS nêu các cộng hai phân số cùng mẫu số 1 HS nêu các cộng hai phân khác mẫu số B. Dạy bài mới 1. Củng cố kỹ năng cộng phân số GV ghi bảng tính + + 2 hs lên bảng làm Dưới lớp làm vào vở nhận xét bài làm của bạn nói lại cách làm. GV cho hs nhắc lại cách cộng 2 phân số cùng mẫu số và 2 phân số khác mẫu số 2. Thực hành Bài 1: GV cho học sinh làm bài GV kiểm tra kết quả Bài 2: GV cho học sinh tự làm bài gọi 2 hs lên bảng thực hiện phép cộng a) + b) + Cho 2 hs nói cách làm và kết quả Cho hs nhận xét cách làm và ghi kết quả trên bảng GV kết luận cho hs ghi bài làm vào vở Bài 3: GV ghi phép cộng + lên bảng GV cho hs thực hiện phép cộng rồi nhận xét cách làm và kết quả (Quy đồng mẫu số rồ cộng) Ví dụ cho học sinh nhận xét phân số Học sinh có thể rút gọn = = Cộng + = + = = Tương tự hs làm phần b và c bằng cách rút gọn rồi tính GV cho hs thấy khi cộng các phân số có thể rút gọn phân số rồi tính thì phép cộng thuận lợi Bài 4: GV cho hs đọc bài toán, tóm tắt Cho hs tự làm vào vở GV kiểm tra kết quả 3. Củng cố dặn dò Nhắc lại cách cộng 2 phân số cùng mẫu số , khác mẫu số. Nhận xét giờ học. Dặn dò và chuẩn bị bài Đạo đức Giữ gìn các công trình công cộng (Đã soạn thứ hai tuần 23) Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Toán Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp hs rèn kỹ năng cộng phân số Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra GV Kiểm tra vở bài tập của hs chữa một số bài và nhận xét B. Luyện tập Bài 1: GV viết lên bảng phép tính 3 + ? Các em thực hiện phép tính này như thế nào ? Phải viết 3 dưới dạng phân số có mẫu số là 1 : 3 = Vậy 3 + = += + = Viết gọn 3 += + = GV cho hs làm các phần a, b, c tương tự Bài 2: GV cho hs tính ( +) +Và + ( + ) Gọi HS nối kết quả, nêu nhận xét. Sau đó GV phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số Bài 3: GV gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ nhật Cho HS đọc bài toán , tóm tắt bài toán Cho cảc lớp làm bài vào vở Gọi HS nêu cách làm và kết quả giáo viên chữa bài Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học khắc sâu cách cộng 2 phân số khác mẫu số Dặn dò về nhà Chính tả ( nghe viết ) Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân I. Mục tiêu : - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân - Làm đúng bài tập phâm biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : tr/ch, dấu hỏi dấu ngã II. Các hoạt động dậy học chủ yếu A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết GV đọc chính tả hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và các từ để chú giải HS theo dõi trong SGK, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân Và các từ được chú giải. HS theo dõi SGK HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc hs chú ý các chữ cần viết hoa (Tô Ngọc Vân, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng tám ) những từ ngữ dễ viết sai như: Hoả tuyến ) Cách trình bày. HS trả lời câu hỏi? Đoạn văn nói điều gì? (Cac ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến ( HS gấp SGK GV đọc cho hs viết) GV đọc cho học sinh soát lỗi . GV chấm một số bài chữ nhưng lỗi phổ biến 3. Hướng dẵn hs làm bài tập chính tả Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập. HS làm bài cá nhân điền truyện hay chuyện vào chỗ chấm . GV gọi hs lên bẩng điền, gọi một số hs đọc bài đã điền đày đủ : Giải đáp : a) Kể chuyện phải trung thành với truyện, Phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện GV giới thiệu với hs: viết chuyện trong các cụm từ kể chuyện, câu chuyện. Viết truyện trong các cụm từ đọc truyện, quyển truỵên nhân vật trong truyện. Chuyện là chuỗi các sự việc diễn ra có đầu có cuối được kể bằng lời . Còn truyện là tác phẩn văn học thường được in hoặc viết ra thành chữ Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở bài tập 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học hướng dẵn chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu Câu kể ai là gì ? I. Mục tiêu : - HS hiểu cấu tạo tác dụng của kiểu câu kể Ai là gì ? - Biết tìm câu kể ai là gì trong đoạn văn . Biết đặt câu kể ai là gì để giới thiệu hoặc nhận định về một người một nhân vật . II. Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét: Bốn hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu của các bài tập 1,2,3,4. Một hs đọc ba câu in nghiệng trong đoạn văn; đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là hs cũ của trường tiểu học thành công. Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. Cả lớp đọc thầm ba câu văn, tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi. HS phát biểu GV chốt lại và ghi bảng câu1,2 giới thiệu về bạn Diệu Chi Câu3 nêu nhận định về bạn ấy GV hướng dẵn hs tìm các bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, Là gì? Câu 1: - Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta ? - Đây là ai? Câu2: - Ai là hs cũ của trường tiểu học Thành Công ? Câu3: - Ai là hoạ sĩ nhỏ ? - Bạn ấy là ai ? HS gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Là gì? GV cho học sinh so sánh xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì ? với hai kiểu câu đã học Ai làm gì ?, Ai thế nào ? +Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào trong câu? (vị ngữ) +Bộ phận vị ngữ khác nhau như thế nào ? ... cả nước này. Các đồng bằng và con sông lớn của nước ta : + Làm việc cá nhân : - Học sinh quan sát bản đồ Việt Nam – Quan sát lược đồ khung. - Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 tờ phô tô của lược đồ khung. - Học sinh điền các địa danh như câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa trang 128 - 129 vào lược đồ - Học sinh trình bày trớc lớp. - 1 học sinh lên bảng điền vào lược đồ khung treo tường. Một số thành phố : + Làm việc cá nhân : - Học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên mở bảng phụ kẻ sẵn như câu 4 trong sách giáo khoa trang 130. - Các nhóm điền vào giấy rồi lên trình bày. + N1 + 2 : Địa hình. + N 3 + 4: Sông ngòi + N 5 + 6 : Đất đai + N 7 + 8 : Khí hậu - Học sinh trả lời câu 5 trong sách giáo khoa trang 130. + Học sinh trả lời câu hỏi nh sách hướng dẫn trang 105. Củng cố – Dặn dò : Học sinh đọc ghi nhớ, về nhà ôn lại bài Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009 Toán :Phép chia phân số I. Mục tiêu - Giúp học sinh thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngợc ) II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi hs làm lại bài tập 2 B. Bài mới 1. Hoạt động 1. Giới thiệu phép chia phân số - GV nêu ví dụ hs đọc lại + Muốn tìm chiều dài HCN khi biết diện tích và chiều rộng ta làm nh thế nào? - Học sinh trả lời: GV ghi bảng : - Gv nêu cách chia 2 phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngợc) - Gv cho hs hiểu phân số đảo ngợc Vd: đảo ngợc là trong ví dụ này phân số đợc gọi là phân số đảo ngợc của phân số Kết luận ta có : = = . Chiều dài hình chữ nhật là m - GV cho học sinh thử lại bằng phép nhân = = - Gv cho hs nhắc lại cách chia phân số Cho hs vận dụng tính : 2. Thực hành *Bài 1: - Cho hs làm bài rồi chữa - HS nêu miệng các phân số đảo ngợc vd phân số đảo ngợc là *Bài 2: - Cho hs áp dụng qui tắc vừa học để tính a. : = = - GV gọi 3 hs lên bảng mỗi em làm một phần dới lớp làm vào vở *Bài 3: - Tiến hành nh bài 1 - GV cho hs làm từng cột 3 phép tính = , : = , : = = *Bài 4: - HS đọc đầu bài nêu yêu cầu + Muốn tìm chiều dài HCN khi biết diện tích và chiều rộng ta làm nh thế nào - HS trả lời GV cho hs giải bài toán một hs lên bảng trình bày Chiều dài của hình chữ nhật là = m , Đáp số m 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại cách chia phân số - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu :Mở rộng vốn từ : Dũng cảm I/ Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành các cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn II/ Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2.Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài 1. - HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ làm bài - HS phát biểu ý kiến . - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng - Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm : gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường,gan góc,gan lì, bạo gan, quả cảm *Bài 2. - HS đọc yêu cầu của bài GV gợi ý HS thử ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp - HS cả lớp suy nghĩ làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả - nhận xét chốt lại lời giải đúng Tinh thần dũng cảm Em bé liên lạc dũng cảm Hành động dũng cảm Dũng cảm nhận khuyết điểm Dũng cảm xông lên Dũng cảm cứu bạn Người chiến sĩ dũng cảm Dũng cảm chống lại cường quyền Nữ du kích dũng cảm Dũng cảm trước kẻ thù Dũng cảm nói lên sự thật *Bài 3. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập ( đọc hết các từ ở cột A mới đến các từ giải nghĩa ở cột B) - GV cho HS thử ghép lần lượt từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ. Để kiểm tra có thể dùng từ điển - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến – Nhận xét chốt lại lời giải đúng ( gan góc - chống chọi,kiên cường, không lùi bước ) ( gan lì - gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì- Gan dạ không sợ nguy hiểm *Bài 4. - GV nêu yêu cầu của bài tập gợi ý cho hs chọn những từ ngữ có sẵn điền vào các chỗ trống để tạo ra câu có nội dung thích hợp - GV cho HS trao đổi nhóm đôi. - Gọi hai HS lên bảng điền – nhận xét Anh Kim Đồng là một người liên lạc dũng cảm . Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc anh cũng gặp những giây phút hết sức nguy hiểm. Anh đã hy sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi C.Củng cố dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ được cung cấp chuẩn bị bài sau Tập làmvăn:Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối I)Mục tiêu : - HS nắm được hai cách mở bài trục tiếp , gián tiếp trong bài văn mô tả cây cối - Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối II) Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài 2.HD học sinh luyện tập *Bài 1 - Hs đọc yêu cầu của bài học, tìm sự khác nhau trong hai cách mở bài của hai đoạn văn tả cây hồng nhung , phát biểu ý kiến . - GV kết luận : điểm khác nhau của hai cách mở bài . Cách 1 : Mở bài trực tiếp – Giới thiệu ngay cây hoa cần tả Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân các loài hoa trong vườn , rồi mới gt cây hoa cầm tả *Bài tập 2 : - GV nêu yc của bài nhắc cho học sinh , nhắc cho hs + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý (cây phượng ở giữa sân trường , cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà hoặc cây dừa đầu xóm ) - HS viết đoạn văn. - Hs nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình . - Cả lớp và GV nhận xét . - GV chấm điểm cho những mở bài hay *Bài 3 : - HS đọc yêu câu của bài - GV dán tranh ảnh một số cây - Hs suy nghĩ , trả lời lầm lượt từng câu hỏi trong sgk hình thành các ý cho một đoạn mở bài - Hoàn chỉnh . HS nối tiếp nhau phát biểu GV nhận xét góp ý * Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài gợi ý cho hs viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của bài tập 3 - HS viết đoạn văn sau đó từng cặp đổi bài góp ý - HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp - Nhận xét khen ngợi những hs viết tốt 3.Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Y/c hs về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài gt chung một cái cây - Chuẩn bị bài sau Kĩ thuật Kiểm tra chương II I)Mục tiêu : Kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và kĩ năng trồng rau hoa của HS II) Lên lớp Nhắc nhở HS trước khi kiểm tra GV ghi đề bài lên bảng Câu 1. Hãy đánh dấu nhân vào ô trống trước câu trả lời đúng Trồng rau hoa có ích lợi gì ? Làm thức ăn cho người Trang trí Lấy gỗ Xuất khẩu Ngăn nước lũ Làm thức ăn cho vật nuôi Câu 2. Hãy nêu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau hoa Câu 3. Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc ( làm cỏ, vun xới, tưới nước ) đối với rau hoa Câu 4. Hãy nêu qui trình trồng cây rau hoa trên luống và trong chậu HS làm bài GV bao quát lớp Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra Dặn dò chuẩn bị bài sau Kĩ thuật Các chi tiết và dụng cụ của bộ ghép mô hình kĩ thuật (T1) I)Mục tiêu : HS biết tên gọi, hình dạng của những chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình KT Sử dụng được cờ lê, tua vít để lắp tháo các chi tiết Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau II)Đồ dùng dạy học Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III) Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài GV giới thiệu bài nêu mục đích yêu cầu tiết học Hoạt động 1 : GVhướng dẫn HS gọi tên nhận dạng các chi tiết và dụng cụ Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết theo mục 1 SGK GV tổ chức cho học sinh gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng ( hình1 – SGK) GV giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp . các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn , mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi nhận dạng từng loại chi tiết dụng cụ như hình 1 SGK Hoạt động 2 : GVhướng dẫn HS cách sử dụng clê tua vít Lắp vít GV hướng dẫn khi lắp các chi tiết dùng ngón cáI và ngón trỏ của tay tráI vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp ren của vít, ta dùng clê giữ chặt ốc,tay phảI dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cán của tua vít theo chiều của kim đồng hồ Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau GV gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít – Cả lớp lắp Tháo vít GV hướng dẫn cách tháo vít HS quan sát hướng dẫn của GV và hình 3. GV cho HS thực hành cách tháo vít Lắp ghép một số chi tiết GV làm mẫu một phần ( hình 4 SGK ) Yêu cầu HS gọi tên số lượng của mối ghép GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp 3) Củng cố GV cho HS nhắc lại tên một số chi tiết trong bộ lắp ghép . Nhận xét giờ học _____________________________________ Khoa học Nóng lạnh và nhiệt độ I/ Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có thể -Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp - Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơI nước đang sôI; nhiệt độ của nước đá đang tan - Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh - Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế II/ Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị nhiệt kế , phích nước sôI,nước đá.HS chuẩn bị 3chiếc cốc , nhiệt kế III/ Hoạt động dạy học Kiểm tra : ? khi ngồi đọc sách hay viết bài em phảI ngồi như thế nào ? ? Tại sao khi ngồi đọc sách hay viết bài phảI để ánh sáng chiếu từ phía trước hay phía bên trái 2.Bài mới Hoạt động 1 ; Tìm hiểu về sự truyền nhiệt GV yêu cầu hs kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 sgk GV ; người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật HS tìm ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau ; Vật có nhiết độ cao hơn vật kia : Vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế B1 – GV giới thiệu hai loại nhiệt kế ( đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ trong KK GV mô tả sơ lược về cấu tạo nhiệt kế cách đọc nđ trên nk . HS đọc B2- HS thực hành đo nhiệt độ . HS làm thí nghiệm sgk Rút ra kết luận : Cảm giác của tay có thể giúp nhận biết đúng về sự nóng hơn , lạnh hơn GV nêu cách sử dụng nhiệt kế để do nhiệt độ của cơ thể người 3.Củng cố : Nhận xét giờ học , dặn chuẩn bị bài sau .
Tài liệu đính kèm: