Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (Bản hay nhất)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống đấu tranh chống thiến tai, bảo vệ cuộc sống bình yên.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến của cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển.

3. Thái độ: Giáo dục H lòng dũng cảm và ý thức chống thiên tai bảo vệ cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc.

- HS : Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 52 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
THẮNG BIỂN. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống đấu tranh chống thiến tai, bảo vệ cuộc sống bình yên.
Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến của cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển.
Thái độ: Giáo dục H lòng dũng cảm và ý thức chống thiên tai bảo vệ cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc.
HS : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
10’
 8’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
GV kiểm tra 3 H đọc thuộc lòng bài thơ.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
	Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phảimà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai qua bài “ Thắng biển”.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT: Giúp đọc lưu loát toàn bài, hiểu nghĩa từ ngữ trong bài.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV giải nghĩa thêm 1 số từ mà H chưa hiểu ( nếu có ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
PP: Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
Đọc cả bài và TLCH.
+	Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bảo biển được miêu tả theo trình tự như thế nào.
Đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
® Ý đoạn 1: Sự đe dọa của cơn bão biển.
Đọc thầm đoạn 2 và TLCH.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn văn?
® Ý đoạn 2: Sự tấn công của cơn bão biển.
+	Trong đoạn 1, 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
Đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
 +	 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
® Ý đoạn 3: Cuộc chiến đấu và chiến thắng của con người trước cơn bão biển. 
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT: Đọc lưu loát, diễn cảm.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc phù hợp với nội dung bài văn miêu tả.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua đọc diễn cảm ( 2 dãy ).
GV nhận xét _ đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc lại.
Chuẩn bị: “ Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H đọc và TLCH.
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
H nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H đọc nối tiếp từng đoạn.
1 H đọc cả bài. 
H đọc thầm những từ ngữ đước chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
H đọc.
+	Biển đe dọa ( đoạn 1 )
 Biển tấn công ( đoạn 2 )
 Người thắng biển ( đoạn 3 )
+	Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả khá rõ nét, sinh động. Sức mạnh của cơn bão biển rất to lớn, không gì ngăn cản được, cuộc chiến đấu diễn ra dữ dội ác liệt.
 +	Biện pháp so sánh, biện pháp vật hóa, nhân hóa.
 +	 Tạo ra sự sinh động, sự hấp dẫn, tác động mạnh mẽ tới người đọc.
Học sinh đọc.
 +	Từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm: nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn.
 +	Sức mạnh và chiến thắng của con người: Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống – những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão
Hoạt động cá nhân, lớp.
H luyện đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
3 H / 1 dãy ( đọc nối tiếp ).
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Củng cố, luyện tập phép trừ 2 phân số, biết cách trừ 2, 3 phân số.
2. Kỹ năng : rèn kĩ năng trừ 2, 3 phân số.
3. Thái độ : Giáo dục tính khoa học, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, VBT.
H : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
8’
22’
2’
2’
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Phép trừ phân số ( tt ). 
Nêu quy tắc trừ 2 phân số khác MS?
Áp dụng:
  
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1:Củng cố về phép trừ phân số.
MT: Củng cố cách trừ phân số.
PP: Đàm thoại, thực hành.
Nêu quy tắc trừ 2 phân số khác mẫu số.
® GV cho ví dụ H trừ vào bảng con.
 Ví dụ: 
® GV lưu ý H phát biểu quy tắc và tính đúng.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Luyện tập phép trừ phân số.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính.
H tự làm bài.
GV gọi H sửa bài bảng lớp ( thi đua 2 dãy, mỗi dãy 3 em ).
® GV nhận xét.
 Bài 2: Làm bàng con.
GV đọc từng bài, H làm.
® GV nhận xét bảng đúng.
 Bài 3:
GV lưu ý H số tự nhiên là phân số có MS là 1.
® GV nhận xét.
	Bài 4:
GV lưu ý H chọn câu lời giải đúng.
Sửa bài bảng lớp.
® GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Đàm thoại, trò chơi.
Nêu quy tắc trừ phân số?
Thi đua 2 dãy.
® GV nhận xét + tuyên dương. 
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Học bài các quy tắc cộng, trừ phân số.
Chuẩn bị : “ Luyện tập chung”.
 Hát 
H nêu ( 2 – 3 em ). 
Hoạt động nhóm.
H nêu ( 3 – 4 em )
H làm bảng con 1 số bài.
Hoạt động lớp, cá nhân.
	Bài 1: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H thi đua sửa bài.
 Bài 2: Tính.
H làm bảng con.
 Bài 3: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H làm bài, đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
	Bài 4: H đọc đề.
H tự làm
H sửa bài bàng lớp.
	Giải:
a) Diện tích trồng rau cải và su hào là:
 ( diện tích )
b) Diện tích trồng su hào lớn hơn diện tích trồng rau cải là:
 ( diện tích )
	Đáp số: diện tích
 	 diện tích
H sửa bài.
Hoạt động dãy.
H thi đua.
Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KĨ XVI -XVII.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết ở thế kỉ XVI – XVII nước ta nởi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
Kỹ năng: Mô tả được những nét đặc sắc của các thành phố vào thời đó.
Thái độ: Tự hào về những thành tựu của đất nước vào thế kỉ XVI – XVII 
II. Chuẩn bị :
GV : Bản đồ VN, tranh Thăng Long và Phố Hiến thế kỉ XVI – XVII, phiếu giao việc.
HS : SGK. 
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
8’
20’
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong như thế nào?
Kết quả cuộc khẩn hoang?
Ghi nhớ?
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài: 
Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
MT: Nắm được vị trí Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
PP: Quan sát, thực hành.
GV treo bản đố và chỉ vị trí Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
GV yêu cầu H chỉ bản đồ.
Hoạt động 2: Đặc điểm của các thành thị cổ.
MT: Nắm được những đặc điểm tiêu biểu của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
PP: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
GV phát phiếu.
 Hát 
H trả lời.
Hoạt động cá nhân.
H quan sát.
H chỉ bản đồ.
Hoạt động nhóm 4.
H nhận phiếu thảo luận trả lời.
 Đặc điểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
 Đặc điểm
Thành thị
 Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
-Thăng Long
-Thăng Long
-Bằng Pari
-Đông hơn nhiều thị trấn ở châu Á
-Lớn bằng Pari. –Lớn bằng 1 số thị trấn ở châu Á
-Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
-Ngày phiên chợ đi 100 bước nửa tiếng.
-Phố Hiến
-Phố Hiến
-Các cư dân 4 phương đến ở
-Trên 2000 nóc nhà
-Nơi buôn bán tấp nập
-Hội An
-Hội An
-Các nhà buôn Nhật Bản cùng 1 số cư dân địa phương lập lên thị xã này
-Phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong.
-Thương nhân ngoại quốc thường lui tới.
-Hàng hóa từ Qui Nhơn, Quảng Ngãi, tập trung về Hội An.
5’
1’
GV cho các nhóm trình bày.
Theo em, hoạt dộng buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế công nghiệp, nước ta thời đó như thế nào?
→ GV chốt – ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố
Hãy mô tả lại 1 số thành thị ở thế kỉ XVI – XVII.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: “Tổng kết.”
Nhận xét tiết học.
H trình bày.
Thành thị nước ta lúc đó đông người buôn bán sầm uất, quy mô buôn bán lớn. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
H nêu.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình 1 câu chuyện đúng với chủ điểm “ Những người quả cảm”.
Kỹ năng: H biết kể lại câu chuyện 1 cách rõ ràng, mạch lạc.
Thái độ: Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị :
GV : 1 số truyện cổ tích, truyệb danh nhân, truyện thiếu nhi, bài báo nói về lòng dũng cảm.
HS : 
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
22’
5’
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 	Những chú bé không chết.
Vì sao truyện có tên “ Những chú bé không chết?”.
Nêu ý nghĩa?
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
	Ngoài những truyện đã học chắc các em còn được đọc, được nghe nhiều chuyện khác ca ngọi những con người ... ớp.
Chia lớp thành 6 nhóm.
1 H đọc nội dung thảo luận.
N1 + N2 + N3 thảo luận câu a.
N4 + N5 + N6 thảo luận câu b.
Các nhóm thảo luận và ghi phiếu.
Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
 Hoạt động nhóm.
H chia nhóm.
Các nhóm thảo luận cử thư ký ghi kết quả vào mẫu.
S
tt
Người
cần được giúp
 đỡ
Địa chỉ
Lí do cần giúp đỡ
Các biện pháp giúp đỡ
Thời gian
Người thực hiện
Đại diện từng nhóm trình bày, lớp trao đổi.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Tiếp tục rèn cho H kĩ năng tóm tắt tin tức.
Kỹ năng: H bước đầu làm quen với việc viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
Thái độ: Giáo dục H lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: Giấy khổ to.
HS : Tin về hoạt động của chi đội, liên đội, của trường hay của thôn xóm, phường, xã, nơi em ở.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
33’
10’
18’
5’
1’
1. Khởi động:
 2. Bài cũ: Xây dựng mở bài trong bài văn tả cây cối.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài:
	Trong tiết Tập làm văn Tóm tắt tin tức cuối tuần 23, các em dã nắm được cách tóm tắt bản tin. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục luyện tập tóm tắt tin tức. 
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
¥ MT: Làm quen với việc tóm tắt tin tức.
PP: Thảo luận.
Bài 1, 2:
Lứu ý: Muốn tóm tắt tin tức, các em phải nắm thật chắc nội dung bản tin.
GV chốt.
( Ví dụ:
Tin a: Liên đội TNTP Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám ( An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam ) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo, học giỏi.
Tin b: Hoạt động của các bạn H tiểu học ở Trường Quốc tế Liên hợp quốc ( Vạn phúc, Hà Nội )./ Một số hoạt động lí thú, bổ ích của các bạn H tiểu học Trường Quốc tế Liên hợp quốc ( Vạn Phúc, Hà Nội ).
Tin c: Trung tâm Tiếng Anh A-pô-lô trao chứng chỉ cho các học viên nhỏ tuổi)./ 18 học viên nhỏ tuổi nhận chứng chỉ Tiếng Anh trẻ em tại Trung tâm Tiếng Anh A-pô-lô.
Hoạt động 2: Luyện tập.
¥ 	MT: làm quen với việc viết tin về các hoạt động thành lập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
¥ 	PP: Thực hành.
 Bài 3:
Hỏi về tình hình chuẩn bị nội dung.
Nhắc H: Muốn viết tin, em phải nắm được các sự việc, kèm các số liệu liên quan ( nếu có ). Để nắm được sự việc, có được số liệu, em phải tìm hiểu tình hình hoạt động của chi đội, liên đội, của trường mà em đang học, ( hoặc các hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở ), phải ghi chép lại cẩn thận
Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố.
¥ 	MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: 
Hội thi tìm bản tin hay, sát thực.
Nhận xét.
 5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết. 
Hoàn chỉnh bản tin và tóm tắt
 ( BT3 )
Chuẩn bị: “ Dựng đoạn kết bài trong bài văn tả cây cối”.
 Hát 
3, 4 H đọc đoạn mở bài của BT2, 4.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
3 H nối tiếp đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
1 H đọc yêu cầu bài 2.
Đọc thầm các bản tin trong BT1.
Trao đổi nhóm, tóm tắt nội dung mỗi bản tin bằng 1, 2 câu.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
H làm việc cá nhân.
4, 5 H trình bày bản tin và tóm tắt tin.
Lớp nhận xét.
Đổi vở để sửa bài.
Hoạt động lớp, nhóm.
Nhóm chọn bản tin hay nhất đọc và tóm tắt.
Lớp nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Nắm được các tính chất của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, mệnh tổng nhân với 1 số, 1 hiệu nhấn với 1 số ( hoặc 1 số nhân 1 tổng và 1 số nhân với 1 hiệu ).
Kỹ năng : Rèn kĩ năng làm bài và nêu nhận xét.
Thái độ : Giáo dục H tính khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị :
GV : Kẻ bảng các tính chất.
 a ´ b = b ´ a
	( a ´ b ´ c ) = a ´ ( b ´ c )
	( a + b ) ´ c = a ´ c + b ´ c , c ´ ( a + b ) = c ´ a + c ´ b
	( a – b ) ´ c = a ´ c – b ´ c , c ´ ( a – b ) = c ´ a – c ´ b
HS : Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
16’
14’
2’
2’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
GV ghi phép tính:
Nêu cách nhân 1 phân số với số tự nhiên. 
3. Giới thiệu bài : Luyện tập.
GV ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện tập
MT: Rèn luyện kĩ năng làm bài và nêu nhận xét.
PP: Thực hành, động não.
Bài tập 1: 
Cho H đọc đề và làm BT1.
H nhận xét về các thừa số của 2 tích.
Đấy là tính chất gì?
Bài tập 2:
H tiếp tục làm bài 2.
GV treo bảng các tính chất và yêu cầu H phát biểu thành lời các tính chất đó.
Hoạt động 2: Vận dụng tính chất.
MT: H biết vận dụng các tính chât trong khi tính toán.
PP: Động não, thực hành.
Bài tập 3:
Cho H đọc đề.
Chia lớp thành các nhóm 4 trao đổi vì sao ta lại có:
GV có thể cho H liên hệ cách tính chu vi của hình chữ nhật.
Lưu ý: Đối với H trung bình chỉ yêu cầu giải bình thương không bắt bược phải giải thích sâu.
GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: củng cố.
Nêu các quy tắc vừa học.
Cho ví dụ.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 3/ 47.
Chuẩn bị: “ Phép chia phân số”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
 H rút gọn rồi tính.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H làm bài 1.
Các thừa số trong 2 tích đổi chỗ cho nhau.
Tính chất giao hoán.
H làm bài.
Tương tự làm các bài còn lại.	
H phát biểu
Tính chất giao hoán.
Tính chất kết hợp.
Tính chất nhân 1 tổng với 1 số.
Tính chất nhân 1 số với 1 hiệu.
Hoạt động cá nhân,lớp.
H đọc đề và làm bài theo 2 cách như hướng dẫn của SGK.
H giải thích.
Tổng thứ nhất có 2 số hạng bằng nên ta tính ´ 2, có 2 số hạng bằng nên ta tính ´ 2 
Trong tổng thứ 2 ta hiểu tổng là 2 lần , nên ta tính 
H biết tính chu vi bằng nhiều cách.
H nêu quy tắc, đọc biểu thức.
Khoa học
NÓNG VÀ LẠNH _ NHIỆT ĐỘ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: 
Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng đơn giản nhiệt kế.
Kỹ năng: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Nêu được nhiệt độ trong một số trường hợp: nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt đọ của nước đá đang ta.
Thái độ: Giáo dục H yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
HS : Chuẩn bị theo nhóm: Nhiệt kế, ba chiếc cốc.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
2’
28’
8’
12’
4’
4’
1’
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Ánh sáng cần cho sự sống 	 (tt)
Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong tròng trọt?
GV nhận xét – chấm điểm.
3. Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu bài: “Nóng và lạnh – Nhiệt độ” .
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
MT: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
GV yêu cầu H kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày.
GV đưa ra 3 cốc nước:
a. cốc nước nguội	
b. cốc nước sôi
c. cốc nước nguội có bỏ nước đá.
GV: Trong 3 cốc nước, cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?
Lưu ý H: Một số vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác
Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác có thể dẫn đến kết luận không chính xác về sự nóng lạnh của các vật.
MT: H biết cảm giác có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, cũng có trường hợp cảm giác làm cho ta bị nhầm lẫn. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật người ta sử dụng nhiệt kế.
PP: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
Trong câu hỏi về 3 chiếc cốc nói trên, làm thế nào chúng ta có thể biết được cốc nào nóng, lạnh hơn cốc nào?
Hãy đo nhiệt độ các chậu nước.
Đo nhiệt độ cơ thể.
Lưu ý: Không đổ quá nhiều nước sôi vào chậu A (tránh bị hỏng).
GV có thể yêu cầu H giải thích tại sao lại có cảm giác khác nhau ở hai tay?
GV giúp H nhận thấy nếu ta coi chậu c nóng hơn b là sai lầm.
Hoạt động 3: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
MT: H biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
PP: Quan sát, giảng giải.
GV giới thiệu cho H về 2 loại nhiệt kế (y tế, treo tường). GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế. Gọi một vài H lên thực hành đọc nhiệt kế. Khi đọc, cần nhìn mức chất lòng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
GV có thể giới thiệu thêm một số loại nhiệt kế khác.
Hoạt động 4: Củng cố
Mỗi nhóm cử 2 bạn lên đo nhiệt độ cơ thể _ Đọc nhiệt độ?
Cho biết tình trạng cơ thể của bạn?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nóng và lạnh _ Nhiệt độ (tt).”
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H trả lời.
Hoạt động lớp.
H kể.
H quan sát 3 cốc nước và trả lời.
Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b.
Hoạt động nhóm, lớp.
H làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK.
Thảo luận chung cả lớp, các nhóm trình bày kết quả và nêu nhận xét (tay ở chậu b cảm giác lạnh còn tay ở chậu c có cảm giác âm)
Hoạt động lớp.
H thực hành đo nhiệt độ của các nhiệt kế.
H tiến hành đo và nhận xét
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt
Đặng Ngọc Tuyết
Hà Đức Lân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_25_ban_hay_nhat.doc