Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Nguyễn Thị Xuân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Nguyễn Thị Xuân

I/ Mục tiêu:

- HS hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì?

- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu vừa tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể thepo mẫu đã học; đặt được câu kể Ai là gì? Với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ.

II/ Chuẩn bị:

- Bốn băng giấy - mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét). Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1 - viết riêng mỗi câu một dòng (phần luyện tập).

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 39 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Nguyễn Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010.
Tập Đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I/ Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phâm biết rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
. Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ: 
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài-Ghi đề
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- Y/c HS đọc phần chú giải trong SGK. 
 giải thích thêm từ hung hãn (sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo)
- Gọi 1HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
 -Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? 
-Thấy tên cướp như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì?
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người ntn?
-Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của Bác sĩ Ly và tên cướp biển?
-Vì sao bác sĩ Ly lại khuất phục được tên cướp biển hung hãn
 - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?
Hoạt động 3:. Đọc diễn cảm
- Y/c 3HS nối tiếp nhau đọc truyện theo cách phân vai 
- Sau đó h/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sĩ Ly và tên cướp theo cách phân vai. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà kể lại truyện trên cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. 
- 2HS lên bảng đọc thuộc lòng. 
- Nhận xét. 
- 1HS đọc.
- HS chia đoạn 
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự
- 1HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- 1HS đọc toàn bài. 
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im.
+ Thô bạo quát bác sĩ Ly “Có câm mồm không?” 
+ Rút đoạn dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. 
+ Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho ông chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi gọi lại hắn: “Anh bảo tôi có phải không?”, bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nêu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra toà.
+ Ông là người hiền hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái các, bất chấp nguy hiểm. 
+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. 
+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. 
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.
+ Sức mạnh chính nghĩa thắng sức mạnh bạo tàn. 
+ Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa quả cảm làm cho kẻ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục. 
- Đọc và theo dõi bạn đọc để tìm giọng đọc hay. 
- 3HS ngồi cùng luyện đọc theo hình thức phân vai.
- 3 tốp HS thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. 
Toán	:PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I/ Mục tiêu:
Biết cách thực hiện phép nhân 2 phân số.
II/ Đồ dùng dạy học:
Vẽ sẵn trên bảng phụ hình vẽ như phần bài học của SGK 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng yêu cầu HS làm BT3, 4 / 132 SGK.
- GV chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật: 
- GV nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng .
- Y/c HS nêu phép tính trên. 
Hoạt động 2 : Quy tắc thực hiện phép nhân phân số: 
- Cho HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị + Hình vuông có diện tích bằng 1m². Hình vuông có 15, mỗi ô có diện tích bằng ².
+ Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm 8 ô. Vậy diện tích HCN bằng ²
- Dựa vào cách tính diện tích HCN bằng đồ trực quan hãy cho biết 
Vậy: Muốn nhân 2 phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự tính, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp. 
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó y/c HS tự tóm tắt và giải toán. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2 : Hướng dẫn về nhà
Hoạt động nối tiếp : Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng thực hiện theo yc.
- Lắng nghe.
- HS đọc lại bài toán. 
+ Diện tích hình chữ nhật là: 
- HS nêu: 
- Lắng nghe.
- 3 - 4HS nhắc lại.
+ Rút gọn rồi tính. 
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 2HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT.
Chính tả:KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả.Trình bày đúng đoạn văn trích. 
- Luyện đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (r/d/gi, ên/ênh).
II/ Đồ dùng dạy - học: 
3 – 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a (hoặc 2b).
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- Gọi 3HS kiểm tra đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả trước. 
- Nhận xét bài viết của HS. 
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
- Y/c HS đọc đoạn văn 
- Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ?
-H/ả và từ ngữ nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp trái ngược nhau?
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c HS đọc và viết các từ vừa tìm được. 
 Viết chính tả
- Gv đọc cho HS viết theo đúng y/c.
 Soát lỗi và chấm bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc y/c BT. 
- Dán 4 tờ phiếu lên bảng. Tổ chức cho từng nhóm thi tiếp sức tìm từ. 
Bài 2b: Tiến hành tương tự như phần a.
- Lời giải: mênh mông/ lênh đênh/ lên/ bọ/ lênh đênh/ ngã kềnh. 
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Y/c HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài. 
- 1HS đọc cho 2HS lên bảng viết: nghỉ nghơi, suy nghĩ, tranh cãi, cải tiến, mở cửa, thịt mỡ. 
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
+ Đứng phắt đậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng.
+ Bác sĩ Ly: Hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Tên cướp nanh ác hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
- tức giận, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, quả quyết, nghiêm nghị, gườm gườm  
- HS viết bài. 
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- HS lắng nghe cách chơi sau đó tham gia thi.
- Đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010.
Toán	:LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Biết cách thực hiện phép nhân phân số .Nhân phân số với số tự nhiên. Nhân số tự nhiên với phân số.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng y/c HS làm BT 2, 3 / 133 SGK.
- GV chữa bài, nhận xét. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV viết mẫu: . Y/c HS thực hiện phép nhân trên. 
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng cách viết gọn như bài mẫu trong SGK.
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại bài.
 - GV chữa bài và hỏi: Em có nhận xét gì về phép nhân của phần c, d ?
Bài 2:
- Tiến hành tương tự như bài 1.
- Chú ý cho HS nhận xét phép nhân phần c và d để rút ra kết luận.
+ 1 nhân với số nào cũng cho kết quả là chính số đó.
+ 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
Bài 4:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài. 
Bài 3,5:Hướng dẫn về nhà
Hoạt động nối tiếp : Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- Lắng nghe.
- HS viết 5 thành phân số sau đó thực hiện phép tính nhân. 
- HS nghe giảng. 
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Phép nhân ở phần c là phép nhân phân số với 1 cho ra kết quả là chính phân số đó. Còn phép nhân ở phần d là phép nhân phân số với 0, có kết quả là 0.
Luyện từ và câu:CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I/ Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì?
Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu vừa tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể thepo mẫu đã học; đặt được câu kể Ai là gì? Với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ.
II/ Chuẩn bị: 
Bốn băng giấy - mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét). Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1 - viết riêng mỗi câu một dòng (phần luyện tập).
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng xác định VN trong các câu kể Ai là gì?
+ Hoa cúc là nàng tiên tóc vàng của mùa thu.
+ Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 - Nhận xét, cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
Hoạt động 1 : Phần nhận xét:
- Gọi HS đọc các câu trong phân nhận xét 
Bài 1:
- Trong các câu văn trên, những câu nào có dạng Ai là gì?
- Nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Bài 2:
- Gọi 2HS lên bảng xác định CN trong các câu kể vừa tìm được. Y/c HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Bài 3:
- CN trong các câu trên do những loại từ nào tạo thành?
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ:
- Y/c HS đọc nội dung phần ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c của bài. 
- Y/c HS trao đổi thảo luận và làm bài. 
- Treo bảng phụ đã viết riêng từng câu văn trong BT và gọi 2HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng. 
-CN trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung. 
- Y/c HS tự làm bài. 
 - Nhận xét, kết luận.
Hoạt động nối tiếp : Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Y/c HS về nhà viết lại vào vở các câu văn vừa đặt ở BT3.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2HS lên bảng tìm câu kể Ai là gì?, xác định VN trong câu. 
- Lắng nghe. 
- 1HS đọc.
+ CN do danh từ tạo thành (ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông) và do cụm danh từ tạo thành (Kim Đồng và các anh bạn)
- 3 – 4HS đọc.
- 1HS đọc. 
- 3HS làm trên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
Trả lời
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.
- 1HS đọc.
- 3HS lên bảng đặt câu dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- 3 – 5HS tiếp nối nhau đọc câu trước lớp. 
Kể chuyện :NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT 
I/ Mục tiêu:
 Dựa ... NG CẢM 
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa( BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đựt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp( BT2,3) biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một cau với thành ngữ theo chủ điểm(BT5).
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1, 4.
Từ điển trái nghĩa đồng nghĩa tiếng việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học, 5 – 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng (từ cùng nghĩa/trái nghĩa) để HS các nhóm làm BT1. 
Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng); 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- Gọi 2HS thực hành đóng vai - giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3, tiết LTVC trước).
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài. 
- Y/c HS tự làm bài vào phiếu. 
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.
Bài 2: - Gọi HS đọc y/c của bài. 
- Gọi HS đặt câu với các từ ở BT1. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c của bài. 
- Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào?
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 4:
- GV gọi HS đọc y/c của BT. 
- Gọi 1HS lên bảng làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 5:
- Gọi HS đọc y/c BT. 
- GV gợi ý cho HS đặt.
- Gọi HS đặt câu GV chú ý sửa chữa cho từng HS về lỗi ngữ nghĩa của câu. 
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài, đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2HS lên bảng thực hiện y/c. 
- Lắng nghe. 
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu. 
- Bổ sung ý kiến cho bạn. 
- 1HS đọc từ cùng nghĩa, 1HS đọc từ trái nghĩa. 
- 1HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau đặt câu mình đặt trước lớp. 
- 1HS đọc thành tiếng.
+ Em ghép lần lượt từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa. 
- 1HS lên bảng làm. 
- Nhận xét bài trên bảng.
- 1HS đọc thành tiếng. 
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và cùng làm bài. 
- Lắng nghe.
- 1HS làm trên bảng lớp. 
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 1HS đọc. 
- Lắng nghe. 
- Tiếp nối đọc câu của mình trước lớp. 
Mĩ thuật: Bài 26 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT 
 XEM TRANH ĐỀ TÀI SINH HOẠT
 I/ Mục tiêu:
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình trònvà hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày .
 - HS biết cách sắp xếp hoạ tiết và trang trí hình tròn theo ý thích.
 - HS có ý thức làm đẹp trong học tâp và cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
 -GV:- Đồ vật được trang trí hình tròn.
 - Hình gợi ý cách trang trí. 
 -HS : 
 - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu vẽ,com pa,thước kẻ.
III/Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
	* Nội dung bài: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. HĐ1: Xem tranh:
 1. Thăm ông bà - Tranh sáp màu của Thu Vân.
- Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
- Trong tranh có những hình ảnh nào? Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc?
- Màu sắc trong tranh ntn?
- Bức tranh thể hiện tình cảm của các cháu đối với ông bà, các cháu với các dáng hoạt động thể hiện tình cảm thân thương gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc tươi sáng không khí ấm cúng của buổi sum họp gia đình.
2. Chúng em vui chơi - Tranh sáp màu của Thu Hà.
- Bức tranh vẽ về đề tài gì?
- Hình ảnh nào là chính?
- Hình ảnh phụ?
- Các hoạt động của các bạn nhỏ có sinh động không?
- Màu sắc trong tranh ntn?
- Đây là bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động: Em cầm hoa , cầm bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm tranh thêm đẹp và tươi vui.
3. Vệ sinh môi trường chào đón Sae Game 22 - Tranh sáp màu của Phương Thảo.
- Tên của bức tranh? Bạn nào vẽ tranh này?
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Hình ảnh chính?
- Hình ảnh phụ?
- Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào?
- Các hoạt động trong tranh đang diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
- Em có nhận xét gì về bức tranh?
- Tranh bạn Tảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi, làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước tavào năm 2003 tại Hà Nội. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động hăng say.
- Ba bức tranh vẽ về ba hoạt động khác nhau nhưng rất quen thuộc .
b.HĐ2: Nhận xét - đánh giá :
 - Khen ngợi động viên, 
- Nhận xét chung
- Quan sát nhận xét.
- ở trong nhà.
- Ông bà và các cháu.
- Hai bà cháu đang ngồi ở bàn nói chuyện. Ông chống gậy đứng ở bên cạnh và có một đứa cháu đang giơ tay đòi ông bế, bạn gái đang ngồi rửa bát đĩa...
- Bức tranh bạn vẽ bằng gam màu nóng thể hiện sự đầm ấm.
- Sinh hoạt vui chơi của thiếu nhi.
- Các bạn đang nhảy múa.
- Cây, trăng, sao.
- Rất sinh động.
- Tươi sáng, rực rỡ thể hiện sự nhí nhảnh, hồn nhiên.
- Vệ sinh môi trường chào đón Sae Game 22 của Phương Thảo.
- Các bạn đang quét rác, nhặt rác.
- Các bạn đang làm vệ sinh.
- Hoa, nhà, cây.
- Môi trường.
- Ở một khoảng sân rộng.
4. Dặn dò:
 - Quan sát một số loại cây.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010.
Toán	LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Thực hiện các phép tính với phân số
Giải các bài toán có lời văn
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 130
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1:
- GV cho HS nêu y/c của bài, sau đó tự làm bài vào VBT 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp 
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 3:
- GV y/c HS tự làm bài, nhắc các em cố gắng để chọn được MSC nhỏ nhất có thể
- GV chữa bài và cho điểm HS 
Bài 4:
- GV y/c 1 HS đọc đề 
- GV y/c HS làm bài 
- GV chữa bài và cho điểm HS 
Bài 5:
- y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe
- Kiểm tra từng phép tính trong bài 
- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào VBT
- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau 
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT 
- HS đọc đề bài trước lớp, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT 
Tập làm vănLUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh một vài cây cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- Gọi 2HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh – BT4 (tiết TLV trước).
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
Hoạt động 1: Hướngdẫn làm bài tập:
Hướng dẫn tìm hiểu y/c của BT
- Gọi HS đọc bài TLV. 
- GV gạch dưới những từ quan trọng: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. 
- GV gợi ý cho HS chọn 1 trong 3 loại cây trên. 
- Y/c HS giới thiệu cây mình định tả. 
- Y/c HS đọc phần gợi ý. 
HS viết bài
- Y/c HS lập dàn ý, sau đó hoàn chỉnh bài văn. 
- Gọi HS trình bày bài văn. GV nhận xét sửa lỗi cho từng HS. 
- Cho điểm những bài viết tốt. 
Hoạt động nối tiếp : Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đứng tại chỗ đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp. 
- Thẽo dõi GV phân tích đề. 
- 3 – 5HS giới thiệu. 
- 4HS tiếp nối nhau đọc từng mục. 
- HS tự làm bài. 
- 5 – 7HS trình bày. 
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác trong tuần, phương hướng sinh hoạt tuần đến. 
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt:
1/ Tổng kết công tác tuần 26: 
* Ưu điểm:	+ HS đi học đầy đủ, chuyên cần.
	+ Hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
* Tồn tại:	+ Một số HS còn mất tập trung trong giờ học.
	+ Việc tự quản chưa thực hiện tốt.
2/ Phương hướng công tác tuần 27:
Đi học phải chuyên cần.
Chuẩn bị thi giữa kì II. Y/c HS về nhà học bài, ôn bài kĩ; làm bài cẩn thận.
Nhắc HS phong trào bảo vệ môi trường trường học. 
Nhắc HS giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp. 
Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc. 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 25 Tục ngữ:Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng .
Thứ
Tên bài soạn
Hai
TD
TĐ
T
CT
Bài 51
Khuất phục tên cướp biển
Phép nhân phân số
(NV)Khuất phục tên cướp biển
Ba
TD
T
LTC
KC
ATGT
Bài 49
Luyện tập
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
Những chú bé không chết
Ôn tập
Tư
TĐ
T
TLV
Đ Đ
NGLL
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Luyện tập( tt )
Luyện tập tóm tắt tin tức
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II
Yêu quý mẹ và cô
Năm
T
LTC
MT
Tìm phân só của một số
Mở rộng vốn từ dũng cảm
Xem tranh đề tài sinh hoạt
Sáu
TD
T
TLV
KT
Bài 50
Phép chia phân số
Luyện tập mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
Chăm sóc cây rau hoa
Sinh hoạt lớp
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 26 Từ ngày: 9/3 / 2009 Đến ngày: 13/3 / 2009
 Tục Ngữ: Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm mấy hạt đắng cay muôn phần . .
Thứ
Môn
Tên bài soạn
Hai
CC
TĐ
T
CT
Thắng biển
Luyện tập
(Nghe viết ) Thắng biển
Cuộc khẩn hoang ở đàng trong
Ba
TD
T
LTC
KC
ATGT
Bài 51
Luyện tập
Luyện tập về câu kể Ai là gì ?
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Tư
TĐ
T
TLV
NGLL
ĐĐ
Ga- vrốt ngoài chiến lũy
Luyện tập (Luyện tập TT)
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
Yêu quý mẹ và cô
Tích cực tham gia các hoạt động nhân 
Năm
T
LTC
MT
Luyện tập chung
Mở rộng vốn từ dũng cảm
Xem tranh đề tài sinh hoạt
Sáu
TD
T
TLV
Bài 52
Luyện tập ( LT chung TT)
Luyện tập miêu tả cây cối 
SH lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_25_den_26_nguyen_thi_xuan.doc