Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2005-2006 - Nguyễn Thị Tân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2005-2006 - Nguyễn Thị Tân

1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu chủ điểm và bài đọc bằng tranh minh hoạ.

2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a) Luyện đọc :

- HS đọc nối tiếp 3 đoạn , kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, kết hợp đọc từ khó, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tìm hiểu bài :

- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn văn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK ( Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).

 KL: Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm 1 đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục.

3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc truyện theo cách phân vai, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật.

- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 (SGk)

4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.

- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính.

 

doc 17 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2005-2006 - Nguyễn Thị Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2006
ĐẠO ĐỨC: Tiết : 25 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH GIỮA KỲ II
I - Mục tiêu : 
 - Củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành các kỹ năng
 - HS thực hiện được các kỹ năng: Kính trọng và biết ơn người lao động, Lịch sự với mọi người, Giữ gìn các công trình công cộng. 
II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4
 III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Hoạt động 1 : Ôn tập.
- GV lần lượt nêu câu hỏi về nội dung các kiến thức đã học để HS trả lời - GV nhận xét.
- GV nêu 1 số tình huống để HS tập xử lý , thực hành các kỹ năng. 
+ Hoạt động 2 : Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời.
- Cả lớp trao đổi , xử lý các tình huống.
---------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC : Tiết : 49 KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I - Mục tiêu bài học: 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn: Giọng khoan thai nhưng dõng dạc. Đọc phân biệt lời các nhân vật. 
2. HS hiểu ý nghĩa chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn và sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
 II - Đồ dùng dạy - học :
Tranh, minh hoạ bài học.
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, trả lời câu hỏi sau bài học.
 - GV nhận xét từng HS và ghi điểm.
GV nhận xét chung.
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu chủ điểm và bài đọc bằng tranh minh hoạ.
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn , kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, kết hợp đọc từ khó, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn văn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK ( Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).
 KL: Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm 1 đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc truyện theo cách phân vai, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 (SGk)
4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.
- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc .
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS rút ý chính của bài.
---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : Tiết : 121 LUYỆN TẬP CHUNG
I - Mục tiêu : Giúp HS kỹ năng về : 
 - Cộng và trừ phân số.
 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và trừ phân số.
 - Trình bày lời giải bài toán.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 5/131.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
- Gv lần lượt hướng dẫn HS làm bài 1,2,3,4,5 (SGK) ( Nếu không kịp thời gian bài 2 cho về nhà làm). - Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học.
- HD những HS yếu chưa biết rút gọn, quy đồng phân số, Cách tìm x.
2. Hoạt động 2: Gv tổng kết giờ học.
- Nhắc lại các kiến thức vừa học.
- Nhận xét chung. 
- HS nhắc lại cách cộng, trừ phân số.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề bài và tự làm 
- HS lên bảng làm
- HS sửa bài tập ( nếu sai )
---------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ : Tiết 25 Nghe - viết : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài 
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( r/d/gi ; ên/ênh)
II- Đồ dùng dạy học 
- Viết sẵn nội dung bài tập 2b vào phiếu.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Gv mời 1 HS đọc nội BT2a cho 2 bạn viết trên bảng lớp .
- Gv nhận xét .
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết : 
 -GV đọc bài chính tả và các từ chú giải, nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại và những từ ngữ dễ viết sai. 
-GV đọc HS viết chính tả.
- GV đọc HS soát lỗi
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2b)
- GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
- GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm
- HS gấp SGK, viết chính tả. 
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc, làm bài vào phiếu và làm bài trên bảng.
---------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC : Tiết: 49 ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I - Mục tiêu :
 - HS vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua 1 phần, vật cản sángđể bảo vệ mắt.
 - Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II- Đồ dùng dạy - học :
- Trang, ảnh SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng .
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình và câu hỏi trang 98, 99 SGK.
+ Kết luận : Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt. 
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về 1 số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết
Cách tiến hành : Cho HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh + TLCH trang 99 SGK
- Cho HS thực hành về vị trí chiếu sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn).
3. Hoạt động 3 : Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày 
-Thảo luận nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- HS trả lời. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2006
THỂ DỤC : Tiết 49 Bài 49 
I- Mục tiêu:
- HS tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II - Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường
- Phương tiện: Còi , bóng da
III - Nội dung và phương pháp :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2.Phần cơ bản : 
a) Bài tập RLTTCB
 + GV hướng dẫn HS tập luyện , cho HS thực hiện thử và tiến hành thi đua.
b) Trò chơi vận động :
 - Làm quen trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ”. 
 + GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS tập một số động tác hồi tĩnh, kết hợp hít thở sâu
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét..
+ HS khởi động các khớp, tập bài thể dục phát triển chung.
+ Tập luyện theo tổ, lần lượt tập
+ HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
+ HS tập.
---------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 49 CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I- Mục đích, yêu cầu :
1.HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo, tác dụng của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
2.Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? tạo được câu kể Ai là gì ? từ chủ ngữ đã cho.
II - Đồ dùng dạy học 
- Viết sẵn bài 1 phần Nhận xét
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : HS tìm câu kể Ai là gì ? xáx định vị ngữ trong câu.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải.
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu của từng bài tập (1,2,3/69 SGK).
b) Phần ghi nhớ: 
- Kết luận SGK. 
2 - Hoạt động 2: Luyện tập
Cách tiến hành: 
- Bài tập 1: HS trao đổi , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2,3: HS đọc yêu cầu bài, làm và trình bày, GV cùng cả lớp nhận xét.
3 - Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong Sgk. 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và phát biểu ý kiến.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS đọc, trao đổi và phát biểu ý kiến
- HS thực hiện các yêu cầu của bài tập .
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : Tiết : 122 PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I - Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số.
 - Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II - Đồ dùng dạy học 
 - Hình vẽ trong SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích Hình chữ nhật.
 - GV cho HS tính diện tích Hình chữ nhật có các cạnh độ dài lần lượt là số tự nhiên, phân số.
2. Hoạt động 2: Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số 
- GV cho HS quan sát hình vẽ, hướng dẫn để HS phát hiện quy tắc.
GV ghi bảng quy tắc ( như SGK).
3. Hoạt động 3 : luyện tập
- GV lần lượt cho HS làm bài 1,2,3 vào vở 
 - GV hướng dẫn thêm cho những em chưa thực hiện được phép nhân phân số. 
4. Hoạt động 4: Gv tổng kết giờ học.
- Nhận xét chung. 
- HS thực hiện
- HS quan sát hình vẽ thực hiện phép tính và tự rút ra quy tắc.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề bài và tự làm 
- HS lên bảng làm
- HS sửa bài tập ( nếu sai )
---------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN : Tiết 25 NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT 
I- Mục đích, yêu cầu :
1.Rèn kỹ năng nói:
- HS kể lại được một câu chuyện dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2.Rèn kỹ năng nghe: Nghe,nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II - Đồ dùng dạy học 
- Các tranh, ảnh minh hoạ trong SGK
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra 1-2 em kể câu chuyện của tiết trước
- Gv nhận xét .
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn  ... ải, chải răng giúp em những gì?
2) Hoạt động 2 : Thực hành
 - GV cho HS thực hành .
 - GV nhận xét.
3) Hoạt động 3 : Củng cố
 - Cách chải răng.
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát , trao đổi trả lời các câu hỏi.
- HS thực hành theo nhóm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 09 tháng 03 năm 2006
THỂ DỤC : Tiết 50 Bài 50 
I- Mục tiêu
- Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu biết thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ”. Yêu cầu thực hiện tương đối chủ động.
II - Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, bóng da, dây nhảy
III - Nội dung và phương pháp :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2.Phần cơ bản : 
a) Bài tập RLTTCB : 
 - Nhảy dây kiểu chụm chân, chân trước chân sau : GV hướng dẫn cách nhảy dây mới, làm mẫu cho HS quan sát. 
b) Trò chơi vận động :
 - Trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ”. 
 + GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi thứ hai , cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS giậm chân tại chỗ.
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét..
+ HS khởi động các khớp, tập bài thể dục phát triển chung
+ HS thực hiện theo yêu cầu 
+ HS chia thành tổ để chơi.
+ HS tập.
---------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 50 MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Dũng cảm.
2. Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. 
II - Đồ dùng dạy học 
- Viết sẵn nội dung BT 1
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - Nêu VD về 1 câu kể Ai là gì ?. Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu.
+ GV nhận xét ghi điểm.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giói thiệu bài
2 - Hoạt động 2: Luyện tập
Cách tiến hành: HS tự làm, GV nhận xét chữa bài
- Bài tập 1,2: HS trao đổi , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 3,4 : GV đọc yêu cầu bài, hướng dẫn cách làm.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
3 - Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- Ghi nhớ những từ ngữ vừa học. 
 - Nhận xét tiết học. 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc và phát biểu ý kiến.
- HS đọc, trao đổi và đọc lại giải nghĩa từ sau khi đã lắp ghép đúng.
---------------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết :124 LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu : Giúp HS :	
 - Bước đầu nhận biết 1 số tính chất của phép nhân phân số: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng 2 phân số với 1 phân số.
 - Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản. 
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 5.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu một số tính chất của phép nhân : Giao hoán, Kết hợp, Nhân 1 tổng 2 phân số với 1 phân số.
 - GV nêu bài tập 1a , cho HS tính, so sánh hai kết quả .
 - Rút ra kết luận của các tính chất trên (như SGK)
2. Hoạt động 2 : Thực hành
- Cho HS làm lần lượt các bài tập 1b, 2,3 SGK.
 Bài 1b: HS vận dụng các tính chất vừa học để tính.
 - Nhắc HS tính bằng 2 cách.
 - Cả lớp cùng GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2,3 : HS tự làm bài và chữa bài.
 - Cả lớp cùng GV nhận xét, chữa bài.
3. Hoạt động 3 : Củng cố
 - Cho HS nhắc lại các tính chất vừa học. 
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS thực hiện tính kết quả.
- HS tự rút ra kết luận. 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
 - HS chữa bài (nếu sai).
- HS nhắc lại.
---------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC : Tiết: 50 NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I - Mục tiêu :
 Sau bài học HS có thể: 
- Nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp và nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước sôi, nhiệt độ của nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
 - HS biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh và biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. 
II- Đồ dùng dạy - học :
 - Nhiệt kế, ba chiếc cốc.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : -Nêu một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận cả lớp
Cách tiến hành : Cho HS tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và lạnh thường gặp và quan sát hình 1, TLCH trang 100/SGK 
- Hướng dẫn HS sử dụng từ “ nhiệt độ ” diễn tả múc độ nóng , lạnh của các vật. 
2. Hoạt động 2 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm
Cách tiến hành : HS thực hành sử dụng nhiệt kế
- GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế, mô tả cấu tạo nhiệt kế, hướng dẫn cách đọc nhiệt kế .
 - Cho HS thực hành nhiệt kế.
 - GV quan sát, nhận xét.
4. Hoạt động 4 : Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- HS thảo luận, trao đổi, phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung ý kiến
- HS nêu ví dụ 
- HS nghe và quan sát.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trả lời. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 03 năm 2006.
KỸ THUẬT : Tiết 50 CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP
 MÔ HÌNH KỸ THUẬT (Tiết 1) 
I- Mục đích, yêu cầu : 
 - HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
- Sử dụng được cờ - lê, tua - vít để lắp, tháo các chi tiết.
 - Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau.
II - Đồ dùng dạy học : 
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III - Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS gọi tên và nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.
- GV giới thiệu, tổ chức cho HS gọi tên nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng.
- GV giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua - vít 
 - GV hướng dẫn, HS theo dõi.
 - GV cho HS thực hành.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ.
- HS thực hành
-------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN : tiết : 50 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I - Mục đích, yêu cầu :
1. HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. 
2. Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Tranh, ảnh một vài cây, hoa.
 III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 2 HS làm bài tập 3 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài , trao đổi, làm bài và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài và nhắc HS chọn 2 cách (trực tiếp hoặc gián tiếp) làm bài.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
- GV chấm điểm cho những đoạn mở bài hay.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài và trả lời lần lượt câu hỏi SGK.
- GV nhận xét góp ý. 
Bài 4: GV nêu yêu cầu bài và gợi ý HS chọn 2 cách (trực tiếp hoặc gián tiếp) làm bài.
- GV chấm điểm cho những đoạn mở bài hay.
3. Hoạt động 3 : Củng cố
 - GV nhận xét tiết học.
- HS đọc trao đổi, phát biểu ý kiến
- HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu bài
- HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình..
---------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 125 TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ 
 Mục tiêu : 
 - Giúp HS biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
II - Đồ dùng dạy học : 
 - Vẽ sẵn hình trong SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 3.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm phân số của một số
- GV nêu bài toán, HS quan sát hình vẽ, GV gợi ý, hướng dẫn HS nêu bài giải 
 - GV hòi để HS phár biểu được: Muốn tìm của 12 ta lấy số 12 nhân với .
2.Hoạt động 2: Thực hành
 - GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( từ bài 1 đến bài 3) trong SGK bằng bảng con, vở, bảng lớp.
 - Kèm cặp những HS yếu chưa biết làm.
 - Gv nhận xét và chữa bài 
3. Hoạt động 3: Củng cố
 - Nêu cách tìm phân số của một số.
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS đọc SGK, quan sát hình vẽ trả lời.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề bài, làm và chữa bài (nếu sai).
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-------------------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ : Tiết 25 TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I - Mục tiêu : Giúp HS biết:
 - Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 - Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tanh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên.
 - Tỏ thái độ không chấp nận việc đất nước bị chia cắt.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu học tập của HS.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ :
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV dựa vào SGK và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu cho HS về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (qua phiếu học tập)
- GV cho HS trả lời các câu hỏi 
+ Cả lớp cùng GV nhận xét.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi
+ KL: - Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau.
 - Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt.
 5. Hoạt động 5 : Củng cố nội dung bài bằng hình thức thảo luận nhóm.
 + KL: Ghi lại nội dung SGK/trang 55 
- HS tự đọc sách SGK và nghe
- HS đọc SGK, phát biểu ý kiến và trình bày cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
- HS trao đổi , trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, sau đó các nhóm lần lượt trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc