I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS có khả năng:
- HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Thông cảm với bạn bè và những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu:
1. Đồ dùng: Tranh SGK, phiếu học tập, 3 tấm thẻ xanh, đỏ, trắng.
2. Phương pháp : Phương pháp xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,
Tuần 26 Ngày soạn: 21/2/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 Giáo dục tập thể (Đ/C: Thanh – TPT soạn) Tập đọc Thắng biển Theo Chu Văn I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống bình yên. Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK. - Giáo dục KNS: kĩ năng giao tiếp thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định, ứng phó. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. 2. Phương pháp : Phương pháp động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút,.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV nghe, sửa lỗi phát âm giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt câu dài. - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: HS: Đọc lướt cả bài để trả lời câu hỏi. + Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? HS: Các từ đó là: Gió bắt đầu mạnh nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con chim nhỏ bé. + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? - Cuộc tấn công được miêu tả sinh động, rõ nét: Như 1 đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, dữ dội: Một bên là biển là gió trong 1 cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người chống giữ. + Đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (dành cho HS khá, giỏi). - Dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? (dành cho HS khá, giỏi). - Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ. HS: Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người? HS: hơn hai chục thanh niên mỗi người vác 1 vác củi vẹt cứu được quãng đê sống lại. + Nội dùng bài học là gì ? - HS phát biểu, nhận xét. => Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống bình yên. * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - Đọc diễn cảm theo cặp 1 đoạn 3. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - Nêu ý nghĩa bài văn. - Nhận xét giờ học, về nhà đọc lại bài. Toán: Tiết 126: Luyện tập I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - HS thực hiện phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số nhanh và chính xác. II. đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: SGK, bảng nhóm, . 2. Phương pháp : Phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân,. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: - Gọi HS nêu quy tắc chia phân số. - 1 HS lên chữa bài tập 3b (136). 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Thực hiện phép chia phân số rồi rút gọn. - 2 HS lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. a. hoặc: b. + Bài 2: Tìm x: HS: Tìm x tương tự tìm x trong số tự nhiên. - 2 em lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét: a. x = x = : x = b. : x = x = : x = + Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. HS: Đọc yêu cầu và tính nhẩm. a. b. c. + Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. HS: Đọc đầu bài toán, tóm tắt và giải. - 1 em lên bảng giải. Giải: Độ dài đáy của hình bình hành là: : = 1 (m) Đáp số: 1 m. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. đạo đức Bài 12: tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 1) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo - Thông cảm với bạn bè và những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Tranh SGK, phiếu học tập, 3 tấm thẻ xanh, đỏ, trắng. 2. Phương pháp : Phương pháp xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: HS đọc bài học. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2 SGK. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, tranh luận. - GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (bài 1). HS: Các nhóm thảo luận bài tập 1 SGK. - Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Việc làm trong các tình huống a, c là đúng. + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng thông cảm, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân. * Hoạt động 3: (Bày tỏ ý kiến). HS: Làm việc cá nhân. - Đọc từng ý kiến, nếu tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh. - Phân vân lưỡng lự giơ thẻ trắng và giải thích vì sao. - GV kết luận: ý kiến (a), (d) là đúng. ý kiến (b) (c) là sai. => Ghi nhớ. HS: 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. * Liên hệ với lớp, trường. 3. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục Đ/C: Thanh - GV bộ môn soạn, giảng) Ngày soạn: 22/2/2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011 Toán Tiết 127: Luyện tập I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - Giúp HS biết thực hiện phép chia hai phân số. - Biết cách tính và rút gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia phân số và vận dụng tính các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: SGK, vở BT, bảng nhóm, 2. Phương pháp : Phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân,.. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. a) Cách 1: Cách 2: b) c) d) - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm. + Bài 2: Tính ( theo mẫu) - GV cùng cả lớp nhận xét: HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm. - 1 số HS lên bảng làm. a. Viết gọn: b) ; c) + Bài 3: Không yêu cầu với HS yếu. - GV nêu đầu bài - HD tính. HS: Đọc lại đầu bài và tự làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. a) Cách 1: b) Cách 2: + Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. GV đọc yêu cầu và gọi HS lên bảng làm. - HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ làm bài tập vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập. - GV nhận xét, chấm bài cho HS. Bài giải: .Vậy gấp 4 lần . Vậy gấp 3 lần . Vậy gấp 2 lần 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Mĩ thuật Đ/C: Phương – GV bộ môn soạn, giảng) chính tả Nghe - viết: thắng biển I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ Bt2a,b hoặc bài tập do GV soạn. - Giáo dục BVMT: Giáo dục cho HS thấy lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vêh cuộc sống con người. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Bảng nhóm viết nội dung bài tập 2. 2. Phương pháp : Phương pháp trình bày 1 phút, thảo luận nhóm, động não,. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra: GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết ra nháp các từ ngữ giờ trước dễ sai. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn HS nghe - viết: HS: 1 em đọc 2 đoạn văn cần viết. - Cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc từng câu cho HS viết. HS: Gấp SGK nghe GV đọc, viết bài vào vở. - GV đọc lại cho HS soát lỗi. HS: Soát lỗi chính tả. C. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Làm bài vào vở bài tập. - 1 số em làm bài bảng nhóm sau đó treo lên bảng. - Đọc lại bài đã điền. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Nhìn lại, khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh, trong nắng, lũ lũ, lượn lên, lượn xuống. b. Lung linh Thầm kín Giữ gìn Lặng thinh Bình tĩnh Học sinh Nhường nhịn Gia đình Rung rinh Thông minh. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tìm và viết vào vở từ 5 từ bắt đầu bằng “n”, 5 từ bắt đầu bằng “l”. Khoa học Bài 51: Nóng lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Phích nước sôi, chậu, lọ có cắm ống thủy tinh. 2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, thực hành, giải quyết vấn đề,.. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài giờ trước. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. - GV chia nhóm. HS: Làm thí nghiệm trang 102 theo nhóm. - Các nhóm trình bày thí nghiệm và giải thích như SGK. - GV cho HS làm việc cá nhân. HS: Mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi và cho biết điều đó có ích hay không? - Rút ra nhận xét: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên. - GV chia nhóm. HS: Các nhóm làm thí nghiệm trang 103 SGK. - Các n ... B.Luyện tập thực hành: + Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. HS: 2 em đọc yêu cầu và gợi ý của GV. - Dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để tìm từ. - Cả lớp làm vào vở, 2 số em làm vào bảng nhóm sau đó treo lên bảng. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: + Cùng nghĩa với “Dũng cảm” là: đ Can đảm, can trường, gan, gan dạ, dan góc, gan lì, bạo dạn, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm + Trái nghĩa với “Dũng cảm” là: đ Nhát, nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn nhát, hèn hạ, nhu nhược, khiếp sợ + Bài 2: GV nêu yêu cầu và gợi ý HS. HS: Cả lớp nghe sau đó suy nghĩ đặt câu với từ vừa tìm được. - Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt. VD: Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng. + Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. HS: 2 em đọc yêu cầu. - Cả lớp làm việc cá nhân phát biểu ý kiến. - GV nhận xét sửa lời giải đúng: - Dũng cảm bênh vực lẽ phải. - Khí thế dũng mãnh. - Hy sinh anh dũng. + Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. HS: 3 em đọc yêu cầu và các thành ngữ. - Từng cặp trao đổi sau đó trình bày kết quả. - GV và cả lớp nhận xét. - Nhẩm học thuộc lòng các thành ngữ. + Bài 5: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. HS: 1 em nói lại yêu cầu của bài. - Cả lớp suy nghĩ đặt câu. - Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. - GV nghe và sửa lại cho HS nếu câu chưa hợp lý. VD: - Bố tôi là người đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị. - Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần. - Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở bài tập 4. địa lí Bài 24: dải đồng bằng duyên hải miền trung I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được vị trí của đồng bằng duyện hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra. - Giáo dục BVMT: Giúp SH thầy được những tác động của con người đối với môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Bản đồ, ảnh Duyên Hải miền Trung. 2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não,.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Đọc bài học giờ trước. 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Các hoạt động dạy học: a. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển: * HĐ1: Làm việc cả lớp và nhóm 2, 3 HS. - GV treo bản đồ và chỉ cho HS tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc Duyên Hải miền Trung để đến TPHCM. HS: Quan sát bản đồ GV chỉ để nắm được. HS: Các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK. - Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng và nêu nhận xét: - Các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển. - GV yêu cầu 1 số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng Duyên Hải miền Trung. b. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: * HĐ2: Làm việc cả lớp. HS: Cả lớp quan sát lược đồ H1 để chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, TP Đà Nẵng. - Giải thích vai trò “Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã và nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân, tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn, vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống. - GV nêu gió Tây Nam vào mùa hạ đã gây ra mưa ở sườn Tây Trường Sơn. - HS: Chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải. - Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam của duyên hải. => Bài học (SGK). HS: Đọc lại bài học. 3. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Tiết 130: Luyện tập chung I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - Giúp HS thực hiện được các phép tính với phân số. - Biết giải toán có lời văn. - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: SGK, bảng nhóm, vở BT,. 2. Phương pháp : Phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não,.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài Bt1c, BT2c, Bt3c, BT4c (138). 2. Dạy bài mới: A. Giới thiệu bài: B. luyện tập thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài. - HS phát biểu phép tính b làm đúng. + Bài 2: Tính (dành cho HS khá, giỏi). HS: Đọc đầu bài rồi tự làm bài vào vở. a) b) c) HS làm tương tự như a, b. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - 1 HS lên bảng giải. + Bài 3: GV HD tính tương tự bài 2 - HS làm bài tậpvào vở. - 3 HS lên bảng tính. - GV cùng cả lớp nhận xét. a) b) c) + Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. HS: 3 em đọc yêu cầu và làm bài. - Cả lớp làm bài tập vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập. - GV nêu các bước giải: Bài giải: Cả hai lần chảy được là: (bể) Phần bể chưa có nước là: 1 - (bể) Đáp số: bể nước. - GV chấm bài cho HS. + Bài 5: Dành hco HS khá, giỏi. - GV HD giải bài toán - 1 HS đọc bài toán, tóm tắt và nêu các bước giải. - 1 HS lên bảng và lớp giải vào vở. - GV chấm bài cho HS. Bài giải: Số ki – lô- gam cà phê lấy ra lần sau là: 2710 X 2 = 5420 (kg) Số ki - lô - gam cà phê lấy ra cả hai lần là: 2710 + 5420 = 8130 (kg) Số ki – lô - gam cà phê còn lại trong kho là: 23450 – 8130 = 15320 (kg) Đáp số: 15320 kg cà phê 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm BT3c (139). Tập làm văn Luyện tập miêu tả cây cối I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có khả năng: - HS lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ya đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. - Giáo dục BVMT: HS thể hiện những hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc một cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. II. Đồ đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 1. Đồ dùng: Bảng lớp, tranh ảnh 1 số loài cây. 2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, làm việc cá nhân,.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Hai HS kết bài mở rộng giờ trước. 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài tập: - GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng. HS: 1 em đọc yêu cầu của đề. - GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng lớp. HS: 4 – 5 em phát biểu về cây em sẽ chọn tả. - 4 em nối nhau đọc 4 gợi ý. - Cả lớp theo dõi SGK. - GV nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài. * HS viết bài: HS: Lập dàn ý, tạo lập từng đoạn hoàn chỉnh cả bài. - Viết xong cùng bạn trao đổi góp ý cho nhau. - Nối nhau đọc bài viết của mình. - GV và cả lớp nhận xét, khen những bài viết tốt, chấm điểm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Ngày 28 tháng 2 năm 2011 Ban giám hiệu ký duyệt Ngọc Văn Thưởng Tuần 27 Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Giáo dục tập thể (Đ/C: Thanh – TPT soạn) Tập đọc Dù sao trái đất vẫn quay Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh chân dung hai nhà bác học. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Bốn học sinh đọc truyện giờ trước theo phân vai và trả lời câu hỏi. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV kết hợp hướng dẫn phát âm, đọc các tên riêng nước ngoài, cách ngắt câu dài và nghỉ hơi, giải nghĩa từ khó. HS: Nối nhau đọc theo đoạn. HS: Luyện đọc theo cặp. 1, 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi. + ý kiến của Cô - péc – ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? - Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc – ních đã chứng minh ngược lại: Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. + Ga – li – lê viết sách nhằm mục đích gì? - Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc – ních. +Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông? - Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga – li – lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lý khoa học. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. - GV và cả lớp nhận xét bạn đọc. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán: Tiết 131: Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Giúp HS rút gọn phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn liên quan đén phân số. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài. - 4 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) ; ; b) + Bài 2: HS: Đọc đầu bài rồi tự làm bài vào vở. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - 1 HS lên bảng giải. Giải: a) Phân số chỉ 3 tổ HS là b) Số HS của 3 tổ là: 32 x = 24 (bạn) Đáp số: a) b) 24 bạn. + Bài 3: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và làm bài vào vở. - GV cùng cả lớp nhận xét. - 1 em lên bảng giải. + Bài 4: Dành cho HS kkhá, giỏi. HS: Đọc yêu cầu và làm bài. - GV nêu các bước giải: - Tìm số xăng lấy ra lần sau. - Tìm số xăng lấy ra cả hai lần. - Tìm số xăng lúc đầu có. - 1 em lên bảng giải. - Cả lớp làm bài tập vào vở. - GV chấm bài cho HS. Bài giải: Lần sau lấy ra số lít xăng là: 32 850 : 3 = 10 950 (l) Cả 2 lần lấy ra số lít xăng là: 32 850 + 10 950 = 43 800 (l) Lúc đầu trong kho có số lít xăng là: 56 200 + 43 800 = 100 000 (lít xăng) 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm vở bài tập.
Tài liệu đính kèm: