Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Nhâm - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Nhâm - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Môn: tập đọc

Tiết: 53

I- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Nhâm - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2007
Bài: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 53
I- MỤC TIÊU: 
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG:. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 4 học sinh đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phc6I vai, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 4 học sinh đọc phân vai, lớp theo dõi, nhận xét. 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
 1/ Giới thiệu bài: 
 Bài tập đọc hôm nay sẽ cho mcác em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại: Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
- Học sinh lắng nghe.
 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đoc
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm đúng các tên riêng : Cô-péc-ních, Ga-li-lê).
- Hướng dẫn học sinh hiểu các từ khó trong bài.
- Học sinh luyện đọc theo cặp, hai em đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Học sinh đọc nối tiếp theo trình tự.
- Một số học sinh đọc.
- Học sinh giải nghĩa: thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
- Học sinh đọc. Lớp theo dõi.
 b) Tìm hiểu bài:
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- Thời đó người ta cho rằng trái đất lá trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời).
- Ga-li-lê viết sách mhằm mục đích gì?
- Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.
- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
- Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của chúa trời.
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
 c/ Đọc diễn cảm:
- 3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm, đoạn từ “ Chưa đầy một thế kỉ.. trái đất vẫn quay.”
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc. Nhận xét
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 3 học sinh thi đọc thi đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 - Nhận xét tiết học.
 - Học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài “Con sẻ”
Bài: TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết: 27
I- MỤC TIÊU: 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
 - Biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài tập 2a và 3a viết trên phiếu, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ: khổng lồ, ngọn lửa, ánh nến, lung linh, lượn lên lượn xuống.
- Nhận xét. ... 
- 2 học sinh lên bảng viết. 
- Cả lớp viết vào bảng con.
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài “ Nhớ – viết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Học sinh lắng nghe.
2/ Hướng dẫn học sinh đọc, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để nhớ 3 khổ thơ. Giáo viên nhắc học sinh chú ý cách trình bày thể thơ tự do (ghi tên bài giữa dòng, viết các dòng thơ sát lề vở, hết mỗi khổ thơ để cách 1 dòng), chú ý những chữ dễ viết sai chính tả(xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt)
- Học sinh nhìn SGK đọc lại 3 khổ thơ. Nghe giáo viên nhắc nhở một số điểm cần lưu ý khi viết.
- Học sinh gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ – tự viết bài. Viết xong tự soát lỗi.
- Học sinh nhớ viết, sau đó mở SGK tự soát lỗi.
3/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x.
- Giáo viên phát phiếu đã kẻ bảng nội dung để các nhóm làm bài; nhắc học sinh lưu ý:
-1 học sinh đọc đề bài.
- Các nhóm nhận phiếu và làm bài.
+ Bài tập yêu cầu các em tìm 3 trường hợpp chỉ viết với s, không viết với x (hoặc 3 trường hợp chỉ viết với x, không viế với s)
- Học sinh lắng nghe.
+ Chỉ tìm tiếng có nghĩa. Có thể tìm tiếng không có nghiãa nhưng vẫn gặp trong thực tế sử dụng (khi kết hợp với những tiếng khác, VD: sậu trong sáo sậu)
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Cử đại diện nhóm dán bài, trình bày kết quả.
- Giáo viên kết luận nhóm tháng cuộc.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài tập 3a:
- Học sinh đọc thầm đoạn văn; xem tranh minh hoạ; làm vào vở BT.
- Cả lớp đọc thầm, làm vào vở BT.
- Giáo viên dán lên bảng 2, 3 tờ phiếu; mời học sinh lên bảng thi làm bài – gạch bỏ những tiếng viết sai chính tả, viết lại tiếng thích hợp để hoàn chỉnh câu văn
- 3 học sinh lên bảng thi làm bài
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng: 
a) sa mạc – xen kẽ.
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 - Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà tìm đọc lại kết quả làm BT2; đọc và nhớ thông tin thú vị BT3.
- Chuẩn bị tiết sau. 
- Học sinh lắng nghe.
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG 
Môn: TOÁN
Tiết: 131
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, kiên trì và suy nghĩ độc lập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phấn màu, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ:
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay giúp các em ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số.
- Học sinh lắng nghe.
2/ Luyện tãp:
Bài 1:
Giáo viên cho học sinh thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét, cho điểm.
a) = ; = ; = ; = 
b) = = = = 
Bài 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- Học sinh giải vào vở.
_ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 Bài giải:
Phân số chỉ ba tổ học sinh là: 
Sốù học sinh của ba tổ là:
32 ´ = 24 (bạn)
 Đáp số: a) 
 b) 24 bạn
Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài. Nêu các bước giải, sau đó giải vào vở BT.
- Học sinh giải bài tập vào vở
 Bài giải:
Anh Hải đã đi một đoạn đường dài là:
 15 ´ = 10 (km)
Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là:
 15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số : 5 km
Bài 4: 
- Cho học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh giải bài tập vào vở.
- Giáo viên theo dõi, chấm bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32 850 : 3 = 10 950 (l)
 Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:
 32 850 + 10150 = 43850 (l)
 Lúc đầu trong kho có số lít xăng là :
 56 200 + 43 800 = 100 000 (l)
 Đáp số: 100 000 lít xăng
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết học sau “ Chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ”
Bài: TÍCH CỰC THAM GIA 
 HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2) 
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết: 27
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh có khả năng:
 - Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
 - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Thẻ học tập.
 - Phiếu điều tra theo mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4 – SGK)
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận.
- 2 học sinh đọc. Cả lớp theo dõi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- Giáo viên kết luận: 
b, c, e là việc làm nhân đạo.
a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (bài tập 2 – SGK).
- Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm học sinh thảo luận một tình huống.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ và thảo luận.
- Đại diện các nhóm  ... ự làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh giải:
 Bài giải:
 Diện tích miếng kính là:
 (14 ´ 10) : 2 = 70 (m2) 
 Đáp số: 70 (m2) 
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm cách xếp bốn tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo cuả hình thoi.
- Yêu cầu học sinh tính diện tích hình thoi.
-Học sinh suy nghĩ và tìm ra cách xếp.
- Học sinh làm vào vở.
Bài 4: Nhằm giúp học sinh nhận dạng các đặc điểm cuả hình thoi qua hoạt động ghép hình.
- Học sinh xem các hình vẽ trong SGK, hiểu uêu cầu rồi thực hành trên giấy.
- Tất cả học sinh thực hành trên giấy.
- Giáo viên goị học sinh chữa bài, kết luận.
- 1 học sinh chữa bài
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài “ Luyện tập chung”.
Bài: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA 
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết: 27
I- MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Học sinh chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp cac1 sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lới kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điện bộ.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SG, môt5 số tranh minh hoạ việc làm cuả người có lòng dũng cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên mời 1 em kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm.
- Giáo viên - Nhận xét, ghi điểm.
- 1 học sinh kể, lớp nhận xét.
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài
Kể về lòng dũng cảm cuả những con người có thực đang sống chung quanh các em.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- HS lắng nghe
+ Tìm hiểu đề: 
- Học sinh đọc đề bài, giáo viên gạch dưới những từ nhữ sau trong đề bài đã viết trên bảng:
Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh nối tiếp nhau nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Một số học sinh nói về đề tài mình chọn kể.
VD: Tôi muốn kể về lòng dũng cảm đuổi bắt cướp, bảo vệ dân cuả một chú công an ở phường tôi tuần qua/Tôi muốn kể kể câu chuyện về một lần mình đã đấu tranh với bản thân để dũng cảm nhận lỗi trước bố mẹ.
+ Thực hành kể chuyện, trao đồi về ý nghiã câu chuyện:
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp
 + Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi em kể xong, trao đổi cùng bạn về ý nghiã câu chuyện.
- Một số học sinh kể chuyện trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất.
- Học sinh bình chọn,
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 - Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân cùng nghe.
- Về đọc trước nội dung bài kể chuyện : Đôi cánh cuả Ngựa Trắng, tuần 28
Bài: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết: 27
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐB DHMT: tập trung khá đông, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác hòa thuận.
- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT (các ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất).
- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ ĐB DHMT.
- Tranh ảnh như SGK, các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ 
- Treo lược đồ dải đồng bằng Duyên Hải ven biển MT.
- Yêu cầu HS lên bảng đọc tên các ĐB DHMT và chỉ trên lược đồ.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của ĐB DHMT.
- GV nhận xét, ghi điểm
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài: GV dẫn dắt: Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về con người vùng ĐB DHMT.
2/ Dân cư tập trung khá đông đúc
- Giới thiệu: ĐB DHMT tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
1. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng nói Trường Sơn.
2. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với vùng ĐBBB và ĐBNB.
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trên. 
- Tổng kết: dân cư ở vùng ĐB DHMT khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố.
- Yêu cầu HS đọc SGK , hỏi : 
+ Người dân ở ĐB DHMT là người dân tộc nào?
- Giới thiệu: Người dân ở ĐB DHMT chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác sinh sống bên nhau hòa thuận (sau đó treo hình 1, 2: trang phục của phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh).
- Yêu cầu HS: quan sát hình 1 & 2, nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Giảng : Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài.
3/ Hoạt động sản xuất của người dân
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3 -> hình 8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình.
- Hỏi : Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DHMT, hãy cho biết người dân ở đây có những ngành nghề gì?
- Yêu cầu HS kể tên một số loại cây được trồng.
- Yêu cầu HS kể tên một số loại con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐB DHMT.
- Yêu cầu HS kể tên một số loài thủy sản được nuôi trồng ở ĐB DHMT .
Kết luận : Nghề làm muối là 1 nghề rất đặc trưng của người dân ĐB DHMT. Người dân làm muối gọi là diêm dân. Để làm muối, người dân giữ nước biển trên các bãi biển, phơi cho bay bớt hơi nước, chỉ còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt). Sau đó nước chạt được dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước bốc hơi tiếp, còn lại muối đọng lại trên ruộng. Khi thu hoạch muối được vun thành từng đống. Nghề là muối là một nghề rất vất vả.
- HS theo dõi.
- 1 – 2 HS thực hieêm3
- 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- 1HS đọc sách, các HS khác trả lời.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 .
- Các HS lần lượt trình bày 
- Theo dõi.
- HS lần lượt đọc to trước lớp.
- HS trả lời: có các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và nghề làm muối.
- Theo dõi.
II. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Dặn dò HS về sưu tầm các tranh ảnh về ĐB DHMT.
Bài: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 54
I- MỤC TIÊU: 
 - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối cuả bạn và cuả mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
 - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chưã những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết cuả mình.
 - Nhận thức được cái hay cuả bài được thầy, cô khen.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
 - Phiếu học tập để học sinh thống kê các lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết cuả cả lớp.
- 2 học sinh đọc
- Giáo viên viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng. Nhận xét kết quả làm bài cuả học sinh.
+ Ưu điểm: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, gọn
+ Khuyết điểm: Trình bày chưa được sạch đẹp, còn viết sai lỗi chính tả, tả chưa được sinh động.
- Số điểm cụ thể:
Giỏi: em, Khá: em, TB: em, Yếu : em
2. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
+ Hướng dẫn từng học sinh chữa lỗi.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh. Mỗi em đọc lời phê cuả thầy (cô); đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài; viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi.
- Học sinh ghi vào phiếu.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
+ Hướng dẫn sửa lỗi chung.
- Giáo viên chép các lỗi định chữa lên bảng lớp.
- Goị học sinh lần lượt chữa lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Học sinh trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
- Học sinh chép bài chữa vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay của một số học sinh trong lớp (hoặc sưu tầm)
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay cuả một số học sinh trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được)
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học cuả đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- Học sinh phát biểu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên khen ngợi nhữnh học sinh làm việc tốt trong tiết trả bài. Yêu cầu một số học sinh viết bài không đạt, hoặc đạt số điểm thấp về nhà viết lại bài văn.
 - Học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng, chuẩn bị lấy điểm đọc trong tuần ôn tập giữa HK2.
- Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 27chuan.doc