Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Hùng

ĐẠO ĐỨC:

TÍCH CỰC THAM GIACÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 2)

I. Mục tiêu :

 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. (Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo).

 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 27
Thứ/ngày 
TCT
Môn 
Tên bài dạy
22011
27
Chào cờ
27
Đaọ đức 
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T2)
53
Tập đọc 
Dù sao trái đất vẫn quay
131
Toaùn 
Luyeän taäp chung
27
Lịch sử
Thành thị thế kỷ XVI - XVII
32011
27
Chính tả 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
53
Thể dục
GVBM
132
Toán
Hình thoi
53
LT& Câu
Câu cầu khiến
27
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
42011
54
Tập đọc 
Con sẻ
27
Kó thuaät
GVBM
133
Toán 
Diện tích hình thoi
53
Khoa học 
Các nguồn nhiệt
53
Tập làm văn 
Miêu tả cây cối – KT viết
52011
134
Toán 
Luyện tập 
54
Thể dục 
GVBM
54
LT& Câu
Cách đặt câu khiến
27
Mĩ thuật
GVBM
27
Aâm nhaïc
GVBM
62011
135
Toán 
Luyện tập 
54
Tập làm văn 
Trả bài
54
Khoa học 
Nhiệt cần cho sự sống 
27
Địa lý 
Dải đồng bằng Duyên Hải Miền Trung 
27
Sinh hoạt
Thöù 2 ngaøy 21 thaùng 3 naêm 2011
ĐẠO ĐỨC:
TÍCH CỰC THAM GIACÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 2)
I. Mục tiêu : 
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. (Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo).
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 4- SGK/39)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e. Hiến máu tại các bệnh viện.
 - GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là việc làm nhân đạo.
* Hoạt động2: Xử lí tình huống
(Bài tập 2- SGK/38- 39)
 - GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1:
a.Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2:
b.Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 - GV kết luận:
 + Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  ),
 + Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 5- SGK/39)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
ïKết luận chung:
 - GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38.
* Củng cố - Dặn dò:
 - HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp thực hiện.
******************************
Tập đọc
Tiết 53 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. 
-Hiểu ND của bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm ,kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ SGK 
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1:Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét- ghi điểm.
 2 Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: .
-GV chia đoạn và hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh chân dung của hai nhà khoa học.
- GV theo dõi sửa sai cho HS, giúp HS hiểu từ mới phần chú thích :
Thiên văn học, tà thuyết ,chân lí
Giúp HS đọc đúng tên riêng nước ngoài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
c. Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi:
- Đọc thầm đoạn 1,trả lời :Ý kiến của Cô-pec-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? 
 - Đọc thầm đoạn 2:
- Ga li lê viết sách nhằm mục đích gì?
-Đọc đoạn 3 trả lời:
- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
- Lòng dũng cảm của Cô-pec-ních và Ga-li-lê thể hhiện ở chỗ nào?
-GV cho HS nêu ND của bài 
d. Luyện đọc diễn cảm 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
- GV hướng dẫn và cho HS thi đọc đọc diễn cảm đọan: Chưa dầy một thế kỉ sau dù sao trái đất vẫn quay.
3. Củng cố, dặn dò. 
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
- HS lên đọc bài ,nêu ND bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
 Đoạn 1: Từ đầu đến phán bảo của chúa trời 
Đoạn 2:Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.
Đoạn 3:Còn lại.
-HS luyeän ñoïc
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 em đọc toàn bài
- HS theo doõi
-HS ñoïc thaàm
- Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ , đứng yên một chỗ,còn mặt trời ,mặt trăng quay xung quanh nó. Cô-pec-ních đã chứng minh ngược lại
- Ga li lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-pec-ních.
- Toà án lúc ấy xử phạt ông vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngựơc với những lời phán bảo của chúa trời.
-Hai nhà khoa học giám nói ngược với lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ.
-Ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm ,kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS noái tieáp nhau ñoïc
- HS thi đọc diễn cảm
****************
Toán
 Tiết 131 LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
- Làm BT1, BT2, BT3.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
 1: GV giới thiệu bài 
GV giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- GV cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số. 
- Khi HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV cùng HS nhận xét
 Bài 2:
- GV hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- GV cùng HS nhận xét
Bài 3:
- GV cho HS nêu bài toán.
- GVHD: Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
- Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
 -GV cùng HS nhận xét
3: Củng cố,dặn dò 
 -GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
Bài 1:
- HS làm bài 
- 1 em lên bảng làm bài 
a. ; 
 ;
b. 
Bài 2: 
HS làm bài 
1 em lên bảng làm 
 Baøi giaûi
a. Phân số chỉ 3 tổ HS là: 
b. Số HS của ba tổ là:
 (bạn)
Đ/S: a. ; b. 24 bạn
Bài 3:
HS làm bài 
1 em lên bảng làm 
 Baøi giaûi
Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là:
 (km)
Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là:
15 -10 = 5 (km )
Đ/S: 5 km
****************
LỊCH SỬ:
TIẾT 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. Mục tiêu:
 	- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kỳ này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc, ).
 	- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.	
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bản đồ Việt Nam.
 	- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII.
 	- PHT của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
 2. KTBC :
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài :
 * Hoạt động cả lớp:
 - GV hỏi : Theo em thành thị là gì ?
 - GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
 - GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
- GV nhận xét.
 *Hoạt động nhóm:
 - GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
Đặc điểm
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thành thị
Thăng Long
Đông dân nhiều hơn thành thị ở châu Á.
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á.
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được
Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
Là nơi dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong.
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
- GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội 
dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII.
 - GV nhận xét.
 * Hoạt động cá nhân :
 - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:
 + Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
 + Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào?
 - GV nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò :
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
 - Về học bài và chuẩn bị trước bài : “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
 - Nhận xét tiết` học.
- HS phát biểu ý kiến.
- 2 HS lên xác định.
- HS nhận xét.
- HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống ke để hoàn thành PHT.
- Vài HS mô tả.
- HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- 2 HS đọc bài.
- HS nêu: chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.
- HS cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011
Chính tả (nghe-vieát)
Tiết 27 BAØI THÔ V ... học!
 ..
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài ,phát biểu ý kiến 
VD:
Ngân cho tớ mượn bút của cậu với!
Ngân ơi cho tớ mượn cái bút nào!
Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
Bài 3, 4:
HS đặt câu khiến theo mẫu sau:
Câu khiến
Cách thêm
Tình huống
Hãy giúp mình giải bài toán này với!
hãy ở trước động từ.
a. Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải.
.
..
..
***************
Thöù saùu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 135 : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
- Làm BT1, BT2, BT4.
II. Đồ dùng:
Bộ đồ dùng học toán lớp 3
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu tính diện tích hình thoi.
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
GV cho HS áp dụng công thức và tự làm bài.
-GV cùng HS nhận xét
 Bài 2:
GV cho HS nêu bài toán, sau đó làm bài.
-GV cùng HS nhận xét
 Bài 4:
GV cho HS tự gấp hình và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV cùng HS nhận xét
 3: Củng cố,dặn dò 
- GV cho HS nêu lại cách tính diện tích hình thoi.
- GV dặn dò, nhận xét tiết học. 
-HS nêu 
Bài 1:
HS làm bài
2 em làm trên bảng:
 Baøi giaûi
a.Diện tích hình thoi là:
 (cm2)
 Đ/S :114 (cm2)
b.Diện tích hình thoi là:
Đổi: 30cm=3 dm
 dm2)
 Đ/S : (dm2)
Bài 2:
HS làm bài:
1 HS lên bảng làm 
 Baøi giaûi
Diện tích miếng kính là:
(14x10):2=70 (cm2)
Đ/S: 70 (cm2)
Bài 4:
 HS sử dụng các tờ giấy để gấp và trả lời:
- Bốn cạnh đều bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS neâu
***************
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu : 
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
- Nhận thức được những cái hay trong các bài được thầy, cô khen.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
 - Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu,....) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi ( phiếu phát cho từng HS ) 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. GV hướng dẫn hs chữa lỗi:
- GV viết đề bài kiểm tra lên bảng.
+ Nhận xét về kết quả làm bài.
- Nêu những ưu điểm chính:
- Xác định được yêu cầu của đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ dẫn chứng kèm theo tên HS
+ Những thiếu sót hạn chế:
- Nêu một vài ví dụ cụ thể tránh việc nêu tên HS.
+ Thông báo điểm cụ thể .
- Trả bài cho từng HS .
 2. Hướng dẫn HS chữa bài: 
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Gọi HS đọc lời phê của thầy cô giáo trong bài.
- HS viết vào phiếu các lỗi theo rõ từng loại.
- HS đổi vở, phiếu cho bạn để soát lỗi.
- GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chép các lỗi lên bảng.
+ Gọi HS lên bảng chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay 
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp 
+ Hướng dẫn HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình
+ HS chọn một đoạn trong bài của mình viết lại.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại cho hay hơn rồi nộp lại cho GV.
- Học thuộc các bài tập đọc HTL chuẩn bị lấy điểm đọc trong tuần ôn tập giữa kì II.
- 2 HS đọc lại đề bài. 
+ Lắng nghe GV.
- 2 HS đọc những chỗ giáo viên chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm vào phiếu.
+ Hai HS ngồi gần nhau đổi phiếu và vở cho nhau để soát lại lỗi.
- Lần lượt HS lên bảng chữa lỗi, HS ở lớp chữa trên nháp.
+ Trao đổi với nhau về bài chữa trên bảng.
- HS lắng nghe.
+ Trao đổi trong nhóm để tìm ra ý hay có trong đoạn văn hoặc trong cả bài văn mà mình nên học tập
+ Chọn 1 đoạn trong bài viết lại cho thật hay.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
*********************************
Khoa học
Tiết 54 NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu :
-Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
II Đồ dùng :
Hình trang 108, 109.
HS : sưu tấm các thông tin chứng tở mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1: Kiểm tra bài cũ:
-Nêu một số vai trò của nguồn nhiệt.
-Cần làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt?
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, Ai đúng.
Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được.
- GV chọn 4 HS làm giám khảo chấm điểm.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời.
- Kể tên ba cây và ba con vật có thể sống ở sứ lạnh hoặc sứ nóng mà bạn biết?
- Thực vật phong phú, phát trriển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? (sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
- Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
- Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng.
- Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi.
 - Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người.
 * GVKL như mục bạn cần biết trong SGK. 
 Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
Mục tiêu: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
Cách tiến hành:
 GV: Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
 * GVKL như mục bạn cần biết trong SGK. 
 3: Củng cố,dặn dò 
- GV giáo dục cho HS biết cách chống nóng hoặc rét cho vật nuôi hoặc cây cối và con người
 - GV dặn dò ,nhận xét 
HS nêu 
- HS làm việc theo nhóm 
- HS kể các con vật
- nhiệt đới
- Nhiệt đới
- Sa mạc và hàn đới
- Tưới cây, che giàn.
- Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột
- Mặc nhiều áo vào mùa rét, ngủ đắp mền.
Trên trái đất không có gió, không có mưa, có không khí
*******************
ĐỊA LÍ:
Tiết 27: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu:
 	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
	+ Các đồng bằng nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
 	+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giưa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
 	- Chỉ được vị trí ĐB duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN.
 	- Anh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát (HS sưu tầm).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC : 
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài : 
 GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền trung.
 1/.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển :
 * Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần :
 + Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng.
 + Nhận xét: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
 - GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồ cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
 2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam :
 *Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp: 
 - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS: + Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
- HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
- HS tìm hiểu.
- HS cả lớp.
- HS cả lớp.
****************************
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 27
1Ñaùnh giaù tình hình hoạt động trong tuần qua:
*Caùc tổ trưởng baùo caùo về học tập 
 +Tích cực xaây döïng baøi :
 +Chưa hoïc baøi vaø laøm baøi ñaày ñuû : 
 +Chưa nghieâm tuùc trong giờ học : 
* Lớp phoù lao động baùo caùo về vệ sinh trường lớp, vệ sinh caù nhaân, trang phục 
 + Veä sinh tröôøng lôùp saïch seõ.
 + AÊn maëc goïn gaøng, saïch seõñuùng quy ñònh .
 + Veä sinh caù nhaân toát.
 + Thöïc hieän toát phoøng choáng dòch cuùm.
.* Lớp trưởng baùo caùo về sĩ số, tỉ lệ CC, haøng ngũ ra vaøo lớp, caùc hoạt động khaùc :
 + Só soá ñaày ñuû, Tæ leä CC : 0 vắng.
 + Hoïc taäp trong tuaàn qua coøn vài baïn chöa chuù yù baøi coøn ngoài noùi chuyeän( Nhật Anh).
* GV ñaùnh giaù chung veà nhöõng vieäc ñaõ laøm ñöôïc vaø nhöõng vieäc chöa laøm ñöôïc. 
2 .Phương höôùng hoạt động tuần tới : 
 - Tieáp tuïc cuûng coá neà neáp lôùp hoïc. 
 - Xaây döïng toå töï quaûn, lôùp töï quaûn.
 - Duy trì vieäc tra baøi 15 phuùt ñaàu giôø. 
 - Thöïc hieän toát vieäc giuùp ñôõ baïn cuøng tieán 
 - Ôn tập kiểm tra giữa HKII

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2010_2011_tran_van_hung.doc