Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Vũ Thị Thanh Hường

I/ Mục tiêu

- Giúp HS ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.

- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.

- Phát triển tư duy, trí nhớ, óc quan sát, sự sáng tạo, cẩn thận.

II/ Đồ dùng dạy học

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

III/ Hoạt động dạy học

1/ Kiểm tra bài cũ

- 2 HS lên bảng giải BT 4, 5 (139). GV thu và chấm điểm VBT của 4- 5 HS khác.

2/ Bài mới

a/ Giới thiệu bài

- Luyện tập chung

b/ Hướng dẫn HS làm BT

 

doc 23 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tuần 27
Mĩ thuật
(GV chuyên dạy)
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay
I/ Mục tiêu
- Đọc đúng toàn bài, trôi chảy. Đọc đúng các từ: Cô-péc-níc, Ga-li-lê.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-níc và Ga-li-lê.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà KH chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý KH.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh chân dung Cô-péc-níc, Ga-li-lê(SGK-85), bảng phụ, mô hình trái đất.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS nối tiếp đọc bài cũ: “ Ga-Vrốt ngoài chiến luỹ”
? Theo em, Ga-vrốt là người như thế nào? Nêu nội dung bài học?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- GV nêu chủ điểm “Những người quả cảm”, dẫn vào bài.
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn bài
+ Lần 1: HS chú ý sửa phát âm (Cô-péc-níc, Ga-li-lê, sai lầm, sửng sốt, cổ vũ, chân lý)
+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa từ khó: Thiên văn học, tà thuyết, chân lý, Cô-péc-níc, Ga-li-lê.
+ Lần 3: HS tập đọc đúng các ngữ điệu của câu dài (bảng)
- HS luyện đọc theo cặp trong 3’.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài: Diễn cảm, thong thả, mạch lạc.
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
+ Đoạn 3: 6 dòng cuối.
- SGK (86)
+ “ Xưa kia, / người ta cứ nghĩ rằng/ trái đất là trung tâm của vũ trụ,/ đứng yên một chỗ,/còn mặt trời,/mặt trăng/ và muôn ngàn vì sao/ phải quay xung quanh cái tâm này/”
* Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1 và thảo luận TLCH:
? ý kiến của Cô-péc-níc có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- GV cho HS quan sát mô hình của trái đất trong hệ mặt trời.
? Mọi người đánh giá ntn về phát hiện của Cô-péc-níc?
*Kết luận: Một phát hiện của Cô-péc-níc làm cho mọi người sửng sốt, không chấp nhận được.
? Nội dung chính của đoạn 1?
1/ Cô-péc-ních cho rằng trái đất quay xung quanh mặt trời.
+ Lúc đó mọi người cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và vì sao sẽ quay xung quanh
+ Cô-péc-ních chứng minh Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
+ Coi nó là tà thuyết, đi ngược lại những lời phán bảo của Chúa Trời.
- HS đọc đoạn 2 và TLCH:
? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
? Vì sao toà án lúc ấy sử phạt ông?
*Kết luận: Một nhà KH khác vẫn ủng hộ ý kiến của Cô-péc-ních. Ông đã bị toà án sử phạt
? Đoạn 2 nói về điều gì?
2/ Ga-li-lê viết sách ủng hộ tư tưởng KH của Cô-pec-ních.
+ ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních
+ Nó là ý tưởng đi ngược lại lời phán của chúa.
- HS đọc đoạn 3 và thảo luận nhóm đôi
? Lòng dũng cảm của Cô-péc-níc và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
? Đoạn 3 nói về nội dung gì?
*Kết luận: Dù sống khổ cực, dù bị áp đặt, Ga-li-lê vẫn kiên quyết bảo vệ lẽ phải. Đó là một chân lý đúng đắn trong đời sống hôm nay.
? Bài đọc ca ngợi ai? Tại sao?
3/ Cuối cùng lý thuyết đó đã đúng cho nhân loại
+ Dù nhiều tuổi phải sống cảnh tù đày, các ông vẫn bảo vệ chân lý của mình
Ca ngợi những nhà KH chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý KH.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn. GV nhận xét, cho điểm.
? Bài đọc cần đọc bằng giọng ntn?
- GV treo bảng phụ ghi Đ2,3. HS tìm cách đọc và đọc thể hiện. Lớp nhận xét.
- HS luyện đọc (3’)
- Mời 3 HS thi đọc diễn cảm; HS khác nhận xét, bình chọn. GV cho điểm.
- Chậm rãi, rõ ràng, tự nhiên,
“ Chưa đầy một thế kỉ sau. Dù sao trái đất vẫn quay!”
3/ Củng cố, dặn dò
- 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài
? Nội dung của bài là gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau “Chim sẻ”
Toán
Luyện tập chung (trang 139)
I/ Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
- Phát triển tư duy, trí nhớ, óc quan sát, sự sáng tạo, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng giải BT 4, 5 (139). GV thu và chấm điểm VBT của 4- 5 HS khác.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập chung
b/ Hướng dẫn HS làm BT
*Bài 1(139)
- HS đọc yêu cầu BT và thảo luận làm bài theo nhóm đôi(5’)
- 2 HS đại diện nhóm lên bảng chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét kết quả.
? Có những phân số nào tối giản? Rút gọn phân số tức là làm như thế nào?
? Để có phân số bằng nhau, ta làm như thế nào?
*Bài 1(139) Rút gọn phân số
a/ 
 ;
b/ ;
*Bài 2(139)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Cả lớp suy nghĩ làm bài dựa vào phần tóm tắt.
- 1 HS lên bảng chữa bài và nêu lí do. HS khác nhận xét.
- GV chốt kết quả; HS đổi chéo VBT để kiểm tra.
? Phân số chỉ 3 tổ trong số 4 tổ ban đầu?
? (b) thuộc dạng nào? Cách tìm phân số của 1 số?
*Bài 2(139) Có 32 HS, xếp thành 4 tổ.
a/ Phân số chỉ 3 tổ HS là: 
b/ Số HS của 3 tổ là:
32 x = 24 (bạn)
Đáp số: a/ 
b/ 24 bạn.
*Bài 3(139)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? quãng đường đã đi có nghĩa là ntn? Phần còn lại?
- HS làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS làm bài.
- HS dán kết quả. Lớp và GV nhận xét bài.
? Tại sao biết quãng đường đã đi là 10km?
? Lời giải khác?
- 1 HS đọc to bài giải đúng.
*Bài 3(139)
- Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
- Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
Bài giải
Đoạn đường Hải đã đi là:
15 x = 10 (km)
Đoạn đường còn lại Hải phải đi dài là:
15 – 10 = 5 (km)
Đáp sô: 5 Km
*Bài 4(139) (Nếu còn thời gian)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán hỏi gì?Đã cho biết những điều kiện nào?
? Số xăng lúc đầu cần biết phụ thuộc vào đk nào?
- HS làm bài theo nhóm đôi vào VBT. 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp và GV nx kết quả.
? Bài toán có mấy bước giải? Cần tìm điều kiện nào trước, sau? Tại sao?
? Bài tập ôn dạng kiến thức nào?
*GV: Đọc kĩ đề bài; dựa vào điều kiện đã biết và áp dụng các phép toán để tìm đáp số bài toán.
*Bài 4(139)
- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
- Tìm số xăng lấy ra 2 lần
- Tìm số xăng lúc đầu có trong kho.
Bài giải
Lần 2 lấy ra số lít xăng là:
32850 : 3 = 10950 (l)
Hai lần lấy ra được số lít xăng là:
32850 + 10950 = 43800 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56200 + 43800 = 100 000(l)
Đáp số: 100 000 l.
3/ Củng cố, dặn dò
? Bài học đã ôn luyện những kiến thức nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài, làm BT 1, 2, 3, 4 (53). Chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 16 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I/ Mục tiêu
- HS nhớ, viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi/ dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT2a, 3a); bài viết mẫu.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Trả bài viết giờ trước của HS, nhận xét và chữa một số lỗi sai hay mắc.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Nhớ- viết “Tiểu đội xe không kính”
b/ Hướng dẫn HS nhớ – viết
- 2 HS đọc thuộc, to, rõ ràng 3 khổ thơ của bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
? Đoạn thơ ca ngợi ai? Tại sao?
- Yêu cầu HS tập viết nháp một số từ dễ lẫn trong bài viết, 2 HS lên bảng viết.
- Cả lớp quan sát SGK, đọc thầm 1 lượt bài viết.
? Thể loại bài viết? Cách trình bày?
- Yêu cầu HS gấp sách, ngồi ngay ngắn viết bài, GV uốn nắn HS.
- HS tự nhẩm, soát bài.
- Thu 5- 7 bài chấm và nx.
+ 3 Khổ thơ cuối: 
“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
. Cửa kính vỡ rồi”
+ Sự hồn nhiên, vô tư, dũng cảm của tiểu đội xe không kính.
+ Xoa, sao trời, sa, xối, suốt.
+ Thơ tự do (7 tiếng)
c/ Hướng dẫn HS làm BT chính tả
*Bài 2a(86)
- HS đọc đề bài và thảo luận nhóm đôi TLCH
? Tìm rõ các trường hợp chỉ viết bằng s/x?
- HS báo cáo kết quả. HS khác bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng.
- 2 HS đọc to BT đã hoàn thành.
*Bài 2a(86)
a/ “s”: sai, sãi, sảng, sau, sáu, sửu, suối, sơi,
“x”: xác, xía, xuể, xuôi, xúm, xốp, xuân, xoay, xẹp, xẻng,
*Bài 3a (87)
- HS nêu yêu cầu BT và đọc nội dung phần (a)
- HS làm bài và báo cáo kết quả. HS khác bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng.
- 1 HS đọc to bài đã hoàn thành.
*Bài 3a(87)
Chọn từ hoàn chỉnh câu văn
+ Sa mạc
+ xen kẽ
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về làm BT2b, 3b vào VBT.
Tin học
(GV chuyên dạy)
Toán
Kiểm tra
I Mục tiêu: 
 - HS vận dung những kiến thức đã học về PS câc phép tính với PS để làm các bài tập chính xác
 - Rèn kĩ năng trình bày bài khoa học có hệ thống 
II Nội dung kiểm tra
Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo 1 số câu trả lời A, B, C, D ( Là đáp số, kết quả tính). Hãy khoanh vào chữ đứng trước câu trả lời đúng nhất.
PS nào dưới đây nhỏ hơn 1 ?
A. B. C. D. 
PS nào dưới đây lớn hơn và nhỏ hơn ?
A. B. C. D. 
3. PS bằng PS nào dưới đây?
A. B. C. D. 
 Phần tự luận ( 7 điểm)
1 Tính:
 + =
 - =
 x 8 =
 : 3 =
2 Tính giá trị biểu thức:
 + x - =
3 Tìm y:
a) x Y = 
b) : Y = 
4 Một thửa ruộng hình bình hành có chiều cao Km ; đáy gấp 2 lần chiều cao.
 a) Tính diện tích của thửa ruộng đó.
 b) Nếu cứ mỗi mét vuông người ta trồng 3 cây công nghiệp thì thửa ruộng đó trồng được bao nhiêu cây?
III Đáp án và biểu điểm
Phần I (3 điểm) HS khoanh đúng mỗi bài cho 1 điểm
Phần II ( 7 điểm)
Bài 1 cho 2 điểm ( mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm )
Bài 2 cho 1,5 điểm HS thực hiện mỗi bước tính đúng cho 0,5 điểm
Bài 3 cho 1,5 điểm ở mỗi phần bước tính thứ nhất đúng cho 0,25 điểm, bước tính thứ hai cho 0,5 điểm
Bài 4 cho 2 điểm
Câu a 1điểm 
Câu b 0,75 điểm
Đáp số toàn bài cho 0,25 điểm
Khoa học
Các nguồn nhiệt
I/ Mục tiêu
- HS biết kể tên và nêu được vai trong các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hộp diêm, nến, bàn là, tranh ảnh,.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Trong gia đình em, có những đồ dùng nào là vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt?
? ứng dụng trong thực tế của những vật cách nhiệt?
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Các nguồn nhiệt
b/ Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
- Yêu cầu HS theo nhóm quan sát SGK (106) và TLCH:
? Nội dung các hình? Hãy nêu tên các nguồn nhiệt đó? Vai trò của chúng là gì?
? Trong cuộc sống, có những ngu ... ãm, cờ lê, tua vít.
- Lắp từng bộ phận
+ Lắp giá đỡ đu.
+ Lắp ghế đu
+ Lắp trục vào ghế đu
- Lắp ráp cái đu.
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau: Thực hành lắp cái đu.
Sinh hoạt lớp tuần 27( Dạy buổi chiều)
I/ Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm các mặt hoạt động tuần 27. HS biết tự nhận xét và đánh giá bản thân.
- Đề ra kế hoạch tiếp theo trong tuần 28 và những công việc cần khắc phục.
II/ Nội dung
- GV nhận xét các hoạt động của lớp:
+ Thi giữa kì 2 nghiêm túc, đủ sĩ số.
+ Nền nếp: Còn mất trật tự (học tập, xếp hàng), đồng phục còn chưa nghiêm túc.
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của từng cá nhân trong lớp
+ Có cố gắng học: ................................................................................................
+ Nghịch, mất trật tự:.......................................................................................
- HS mắc lỗi đọc bản kiểm điểm trước lớp: .....................................................
- Các tổ trưởng bình chọn, xếp loại tổ viên.
III/ Phương hướng tuần 28
- Hoàn thành điểm tháng 3 ở các môn học
- Duy trì sĩ số
- Nghiêm túc thực hiện nề nếp 
- Nâng cao chất lượng các môn học: Toán, Tiếng Việt.
Thứ 6 ngày 28 tháng 3 năm 2008
Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
I/ Mục tiêu
- HS biết đặt câu khiến; Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
- Rèn tính cẩn thận, khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Nêu nội dung ghi nhớ bài trước? Lấy VD một câu khiến?
- 2 HS nêu kết quả BT2.
- Tìm câu khiến trong SGK Toán, Tiếng Việt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Cách đặt câu khiến
b/ Phần nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi VD. HS đọc nội dung và yêu cầu giờ học.
? Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, vào trước một động từ?
? Thêm đi, thôi, nào,vào cuối câu?
? Thêm đề nghị, xin, mong,  vào đầu câu?
? Thay đổi giọng điệu?
- HS theo nhóm trao đổi, viết lại các câu đó theo yêu cầu, GV phát phiếu cho 3 nhóm. (7’)
- Các nhóm dán kết quả và báo cáo kết quả. Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: ? Các câu đó là các câu gì? Nó có đặc điểm gì khác câu kể lúc ban đầu?
VD: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
- Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
C1: Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ,..) hoàn gươm lại cho Long Vương!
C2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi/thôi/nào!
C3: Xin/mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương
c/ Phần ghi nhớ
? Muốn đặt câu khiến có mấy cách? Đó là những cách nào?
- 4-5 HS đọc “ghi nhớ”
- Ghi nhớ SGK (93)
d/ Luyện tập
*Bài 1(93)
- HS đọc yêu cầu BT và tự làm bài theo mẫu.
- 4 HS lên bảng chuyển 1 câu thành nhiều câu khiến khác.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả, nhận xét và đọc bài của mình (lưu ý ngữ điệu)
- GV chốt những câu đúng.
*Bài 1(93) Chuyển các câu kể sang câu khiến.
VD: Nam đi học nào!
- Đề nghị Nam đi học!
- Thanh phải đi lao động!
- Thanh phải đi lao động thôi!
- Ngân phải chăm chỉ lên!
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!
- Giang phải phấn đấu học giỏi!
- Giang hãy phấn đấu học giỏi hơn!
*Bài 2(93)
- HS đọc đề và thảo luận nhóm (3’). GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- HS dán kết quả. Lớp và GV nhận xét.
? Câu nào phù hợp nhất trong tình huống đó?
*Bài 2(93) Đặt câu khiến theo tình huống.
a/ Trang ơi, cho tớ mượn bút với!
b/ Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
c/ Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Phong ạ!
*Bài 3,4(93)
- HS đọc yêu cầu BT3,4 và làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc kết quả; chỉ rõ động từ trong câu và trường hợp sử dụng câu đó.
- GV và HS khác bổ sung.
*Bài 3,4(93) Đặt câu khiến và nêu rõ trường hợp sử dụng.
a/ Hãy đưa cho bạn ấy cái mũ!
b/ Chúng ta đi về nào.
c/ Xin thầy em vào lớp ạ!
3/ Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà làm lại BT1, 3 vào VBT và ôn bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
- Phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, chủ động.
II/ Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ, giấy bìa, kéo.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
? Phát biểu: Muốn tính diện tích hình thoi, ta làm ntn?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập
b/ Hướng dẫn HS làm bài
*Bài 1(143)
- HS đọc đề bài và nhận xét
? Đề bài đã cho biết những gì? Hỏi gì?
? Đơn vị đo các đường chéo phải ntn?
- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng trình bày bài.
- Lớp và GV nhận xét.
? Em áp dụng công thức nào? Tại sao?
? Tại sao (b) lại phải đổi đơn vị đo rồi mới tính?
* Bài 1(143) Tính S hình thoi
Bài giải
a/ Diện tích hình thoi là:
(cm2)
b/ Độ dài đường chéo là: 7dm và 30cm
Đổi 7dm = 70cm
Diện tích hình thoi là:
(cm2)
Đáp số: a/ 112 cm2
b/ 1050 cm2
*Bài 2(143)
- HS đọc đề bài và tóm tắt
? Miếng kính có đặc điểm gì đã biết? Yêu cầu đề bài?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn và bổ sung.
? Bài toán ôn kiến thức nào?
? Phát biểu cách tính diện tích hình thoi?
*Bài 2(143)
Bài giải
Diện tích miếng kính là:
(14 x 10) : 2 = 70 (cm2)
Đáp số: 70 cm2
*Bài 3(143)
- HS lấy giấy bìa và làm theo hướng dẫn: Vẽ 4 tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là: 2cm, 3cm. Cắt rời 4 hình vuông đó và ghép thành hình thoi.
- HS ghép hình, GV quan sát và nhận xét.
? Hình thoi có S là bao nhiêu? Tính bằng cách nào?
- HS trình bày bài giải vào vở. 2 HS đọc to kết quả.
*GV: Ghép 4 hình tam giác vuông sẽ được hình thoi. Dựa vào số đo cạnh góc vuông của hình tam giác sẽ biết số đo 2 đường chéo hình thoi.
*Bài 3(143)
Bài giải
Diện tích hình thoi là:
(4 x 6 ) : 2 = 12 (cm2)
Đáp số: 12 cm2
*Bài 4(144)
- HS đọc đề và làm theo nhóm: gấp hình và kiểm tra các đặc điểm của hình thoi.
- Các nhóm thực hành và nhận xét. (SGK- 144)
- 2 HS nêu rõ các đặc điểm của hình thoi.
Bài 4(144) Thực hành
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Giao BTVN: 1, 2, 3, 4 (58)
Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được vai trò, ích lợi của hoạt động nhân đạo đối với nhân dân và cộng đồng.
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động nhân đạo, biết cảm thông với những người gặp khó khăn.
- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người ở trường, lớp, địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học
- VBT, thẻ màu, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Hoạt động nhân đạo là những hoạt động ntn? Tại sao mọi người nên tích cực tham gia?
? Em và gia đình đã tham gia những hoạt động nhân đạo nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
b/ Hướng dẫn HS luyện tập
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm đôi(BT4-39)
- HS đọc yêu cầu BT. Mời cán sự đạo đức lên điều khiển lớp
- Các nhóm thảo luận các ý kiến và giải thích lý do
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung
*Kết luận: (b), (c), (e) là những việc làm nhân đạo.
(a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo.
*Bài 4
Tìm những việc làm nhân đạo
a/ Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/ Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
e/ Hiến máu tại các bệnh viện.
*Hoạt động 2: Xử lý tình huống (BT2-38)
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao tình huống để các nhóm thảo luận và thể hiện cách ứng xử
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm. GV bao quát và uốn nắn HS.
- Lần lượt các nhóm lên bày tỏ ý kiến, HS khác nx, bổ sung.
*Kết luận: Trong mỗi trường hợp đều phải biết lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng để thực hiện các hoạt động thể hiện sự nhân đạo ( Quyên góp, hộ, đỡ đần những việc thường ngày: quét dọn, trò chuyện,)
*Bài tập 2
*Nhóm 1, 2, 3: Tình huống (a)
+ Quyên góp giúp bạn mua xe lăn
+ Luân phiên giúp bạn đến trường.
+ Không bắt bạn trực nhật lớp.
+ Không trêu đùa bạn.
*Nhóm 4, 5, 6
+ Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ, động viên cụ già
+ Giúp bà quét dọn nhà cửa, nấu cơm.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT5-39)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và thảo luận nhóm 4 người(5’)
- GV phát phiếu cho 3 nhóm. HS ghi kết quả và báo cáo lại.
- HS khác trao đổi và bình luận.
*Kết luận: Dù ở đâu, thấy người hoạn nạn, khó khăn, mọi người cần nên chia sẻ, giúp đõ(Phù hợp với khả năng)
* Bài tập 5
Trao đổi với các bạn về những người gần nơi em sống
STT
Những người có hoàn cảnh khó khăn
Những công việc các em có thể giúp đỡ họ
1
..
..
2
..
..
3/ Củng cố, dặn dò
- Mời 2 HS đọc thuộc phần ghi nhớ- SGK (38)
- Nhận xét giờ học
? Trường, lớp (hoặc địa phương) em có những hoạt động nhân đạo nào? Em đã làm gì?
- Dặn HS về nhà học bài.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy cô giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
- Nhận thức được cái hay của bài được thầy cô khen.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ Nhận xét chung
- GV cho HS nêu lại đề bài đã cho làm ở tiết trước. GV nhận xét về kết quả bài làm.
+ Ưu điểm: Xác định đúng yêu cầu đề bài, kiểu bài.
 Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ các phần.
 Diễn đạt tương đối trôi chảy, mạch lạc (Trang, Thành, Lâm, Hải Linh,..)
+ Hạn chế: Bố cục từng phần chưa rõ (Thắng, Múi, Hiếu, Cường,..)
 Lỗi chính tả ở một số bài (Hiếu, Cường, Nhật Hưng, Thiện Tùng,)
- Thông báo điểm số bài viết:
+ K- G: 18 bài
+ TB: 18 bài
+ Yếu: 1 bài (Thắng)
2/ Hướng dẫn HS chữa bài
- GV phát phiếu học tập cho HS. Mỗi em đọc lời phê của thầy, cô giáo và lỗi trong bài rồi ghi các lỗi đó vào trong phiếu, sửa lỗi. (7’)
Lỗi
Sửa lỗi
Lớp gia dầy
Lớp da dầy
Lỗi
Sửa lỗi
Mở mở
Mơn mởn
Ngằn nghèo
Ngoằn ngoèo
.
.
- HS đổi phiếu cho nhau để kiểm tra kết quả việc soát lỗi.
- GV chép một số lỗi cơ bản lên bảng. HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp chữa ra nháp.
- HS khác nhận xét, GV dùng phấn màu chữa soát lại.
3/ Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài thơ, văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài thơ hay của HS; (tài liệu: Luyện TLV4)
- HS thảo luận về cái hay trong bài viết đó và tự sửa lại một đoạn trong bài viết của mình.
4/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS điểm TB về viết lại bài; chuẩn bị cho bài sau “Ôn tập”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_vu_thi_thanh_huong.doc