Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 (Bản hay nhất)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài: Hiểu nghĩa các tư ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần độc lập suy nghĩ, tìm tòi, khám phá sự thật của nữ bác học Pháp I-ren Quy-ri ngày bà còn là 1 nữ sinh trên ghế nhà trường. Biết tóm tắt câu chuyện bằng 3, 4 câu.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 1 bài văn: giọng kể chậm rãi, đầy suy nghĩ, đọc phân biệt lời đối thoại của các nhân vật đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

3. Thái độ: Giáo dục H ham thích tìm tòi. Khám phá.

 II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 55 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài: Hiểu nghĩa các tư ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần độc lập suy nghĩ, tìm tòi, khám phá sự thật của nữ bác học Pháp I-ren Quy-ri ngày bà còn là 1 nữ sinh trên ghế nhà trường. Biết tóm tắt câu chuyện bằng 3, 4 câu.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 1 bài văn: giọng kể chậm rãi, đầy suy nghĩ, đọc phân biệt lời đối thoại của các nhân vật đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
Thái độ: Giáo dục H ham thích tìm tòi. Khám phá.
 II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1’
34’
10’
12’
5’
5’
2’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài: 
	Chủ điểm mới: khám phá thế giới.
Bài đọc “ Bình nước và con cá vàng” nói về nữ bác học Pháp I-ren Quy-ri thuở nhỏ, những ngày bà còn là 1 nữ sinh ngồi trên ghế nhà trường.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
MT: Đọc đúng các từ ngữ, hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
PP: Đàm thoại, trực quan, luyện tập thực hành, giảng giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: I-ren, thể tích, thí nghiệm( tranh minh họa ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
PP: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
GV chia nhóm giao việc.
Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
+	Thầy giáo nêu vấn đề gì cho H thảo luận?
+ Trước câu hỏi của thầy, H suy nghĩ như thế nào?
+ Trong khi các bạn bàn tán, I-ren nghĩ gì? I-ren đã làm gì để kiểm tra lại suy nghĩ của mình?
+ Thầy giáo nói gì sau khi nghe I-ren kể lại thí nghiệm của em?
® T giảng: Thầy giáo của I-ren đã nêu 1 kết luận đáng nghi ngờ để thử thách H, kích thích I-ren làm lại thí nghiệm của thầy. Từ đó, dạy cho H 1 bài học thấm thía: chỉ có sự thực mới đáng tin cậy.
 + Câu chuyện này khuyên điều gì?
® T chốt: Câu chuyện ca ngợi tinh thần độc lập suy nghĩ, tìm tòi, khám phá sự thật của nữ bác học Pháp I-ren Quy-ri ngày bà còn là 1 nữ sinh trên ghế nhà trường.
 + Tóm tắt nội dung chuyện bẳng 3, 4 câu.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm..
MT: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
PP: Luyện tập thực hành, giảng giải.
 GV lưu ý: giọng đọc chậm rãi, đọc đúng lời đối thoại giữa thầy giáo và H.
Lạ nhỉ! ra ngoài cốc chăng?
Ai cũng biếtnói sai?
® Giọng ngạc nhiên.
GV nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua đọc diễn cảm theo cách phân vai.
Nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: Chẳng phải chuyện đùa.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H nghe. 
Họat đông lớp, nhóm đôi.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Luyện đọc nhóm đôi.
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải các từ mới và nêu nghĩa của từng từ.
Hoạt động nhóm, lớp.
H trao đổi, thảo luận dựa theo câu hỏi SGK.
Đại diện nhóm trình bày theo yêu cầu của T.
Đọc thầm đoạn “ Một lần hăng”.
+ Thả 1 con cá vàng vào bình nước đầy thì chuyện gì xảy ra?
+ Tại sao lượng nước tràn ra lại nhỏ hơn thể tích con cá vàng?
+ H ngạc nhiên có thể là cá vàng uống mất ít nước, hoặc nước trào ra ngoài
Đọc thầm đoạn “ I-ren như nhau”
+ I-ren nghĩ rằng như thế thật là vô lí.
+ Về nhà, I-ren tự tay làm thí nghiệm để kiểm tra lại lời thầy nói.
Đọc thầm phần còn lại.
+ Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự thực mới đáng tin cậy.
+ Phải chịu khó suy nghĩ.
+ Ai chịu khó tìm từ, suy nghĩ, người ấy sẽ biết được sự thật.
+ Chỉ những kết luận được kiểm nghiệm bằng thực tế mới đáng tin cậy.
+ Ai chịu khóp tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.
+ H thực hiện. 	
Hoạt đông lớp, cá nhân, nhóm.
Nhiều H luyện đọc diễn cảm.
Đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
Đọc phân vai theo nhóm.
Mỗi dãy cử 1 nhóm thục hiện.
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Giúp H biết cách giải bài toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó”.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng giải bài toán tổng – tỉ.
3. Thái độ : Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Thẻ từ, bảng phụ.
H : SGK, VBT, nháp.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
13’
17’
2’
1’
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Giới thiệu tỉ số.
H cho ví dụ về tỉ số.
Vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số 
	 , 
® GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: H nắm được cách giải bài toán tổng – tỉ.
PP: Đàm thoại, trực quan, thực hành.
GV nêu bài toán 1 SGK/ 57.
Gọi 2, 3 H đọc lại đề.
 ( đề bài bảng phụ )
GV phân tích đề.
Tóm tắt bài toán.
	Tóm tắt: 	 
	 ?
 Số bé: 	96
 Số lớn:	
Quan sát sơ đồ, cho biết tỉ số của số bé và số lớn?
Số bé chiếm mấy phần?
Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
Vậy, 1 phần có giá trị bao nhiêu?
Tìm số bé như thế nào?
Tìm số lớn như thế nào?
Vậy, giải bài toán này làm mấy bước?
1 H lên bảng trình bày bài làm.
® GV nhận xét và nêu: Ta có thể tìm số lớn bằng cách lấy tổng trừ số bé.
GV nêu bài toán 2 SGK/ 58.
Gọi 1 H điều khiển lớp.
Phân tích đề ® tóm tắt bài toán.
Chia lớp 4 nhóm, thảo luận nêu cách giải bài toán.
GV nhận xét bài giải.
 Lưu ý: H có thể gộp bước 2 và 3 là : 25 : 5 ´ 2 = 10 quyển.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng giải toán.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Điền vào chỗ chấm.
GV gọi H sửa bài miệng.
 Bài 2: 
H phân tích đề.
Nêu cách giải
® GV gọi 2 H sửa bài bảng lớp.
® GV nhận xét.
 Bài 3:
Gọi 1 H lên bảng tóm tắt.
H nêu cách giải.
Sửa bài bảng lớp.
® GV nhận xét.	
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Đàm thoại, thi đua.
Nêu cách giải dạng toán tổng – tỉ?
Thi đua: giải toán dựa vào tóm tắt.
 ? 
Bút chì: 
Bút mực: 95 cây
	 ?
® GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Học các bước giải.
Chuẩn bị : “ Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
2, 3 H. 
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
H nêu lại đề.
Số bé: 3 phần, số lớn 5 phần.
	3 + 5 = 8 (phần ).
	96 : 8 = 12
	12 ´ 3 = 36
	12 ´ 5 = 60
 ( hoặc 96 – 36 = 60 )
4 bước: H nêu từng bước.
Tổng số phần bằng nhau:
+ 5 = 8 ( phần )
Giá trị 1 phần là:
	96 : 8 = 12
 	Số bé là:
	12 ´ 3 = 36
	Số lớn là:
	12 ´ 5 = 60
	Đáp số: 36, 60
H điều khiển lớp phân tích đề:
	+ Bài toán cho gì?
	+ Bài toán hỏi gì?
	+ Số vở của Minh chiếm mấy phần?
® 1 H lên bảng tóm tắt.
 Tóm tắt:
	? quyển
	Minh: 
	Khôi:	25 quyển
	 ? quyển
Các nhóm thảo luận.
( 2 nhóm trình bày miệng, 2 nhóm trình bày bài giải bảng lớp ).
 Tổng số phần bằng nhau:
	3 + 2 = 5 ( phần )
 Giá trị 1 phần:
	25 : 5 = 5 ( quyển )
 Số vở của Minh là:
	5 ´ 2 = 10 ( quyển )
 Số vở của Khôi là:
5 ´ 3 = 15 ( quyển )
Đáp số: Minh: 10 quyển
 Khôi: 15 quyển.
Hoạt động cá nhân, lớp.
	Bài 1:
H quan sát sơ đồ tóm tắt ® điền vào chỗ chấm.
H làm bài trong 3 phút.
a) Tổng của 2 số là: 35
 Số bé được biểu thị bằng 3 phần bằng nhau.
 Số lớn được biểu thị bằng 4 phần
bằng nhau.
b) Tương tự câu a.
® H sửa bài.
	Bài 2: H đọc đề.
H nêu cách giải.
H làm vào vở.
	Giải:
Tổng số phần bằng nhau:
	2 + 3 = 5 ( phần )
Số bé là:
	45 : 5 ´ 2 = 18
Số lớn là:
	45 – 18 = 27
	Đáp số: 18
	 27
® H sửa bài.
	Bài 3: H đọc đề.
H tóm tắt.
Tóm tắt:
 ? 
Gạo nếp: 	 49kg	
Gạo tẻ: 	
	 ?
H tự làm vào vở.
	Giải:
Tổng số phần bằng nhau:
	2 + 5 = 7 ( phần )
Số gạo nếp là:
	49 : 7 ´ 2 = 14 ( kg )
Số gạo tẻ là:
	49 – 14 = 35 ( kg )
	Đáp số: 14 kg
	 35 kg
® H sửa bài.
Hoạt động dãy.
H nêu.
H thi đua giải.
Lịch sử
VUA QUANG TRUNG TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI. 
Mục tiêu : 
Kiến thức : Biết được Quang Trung quý trọng Nguyễn Thiếp, 1 người có kiến thức uyên bác và Quang Trung muốn đất nước ngày càng giàu mạnh.
	2. Kỹ năng : Kể lại được những việc đã làm của vua Quang Trung.
Thái độ : Tự hào về lịch sử dân tộc, có ý thức giữ gìn những thành quả lao động.
Chuẩn bị :
GV : SGK.
HS : SGK.
Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
 29’
15’
8’
5’
1’
Khởi động :
Bài cũ : Quang Trung đại phá quân Thanh.
Quân Thanh mượn cớ gì để sang xâm lược nước ta?
Kể lại diễn biến của trận đánh “ Quang Trung đại phá quân Thanh”.
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Quang Trung trọng dụng người tài.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Những việc Quang Trung làm sau khi thống nhất giang sơn.
MT: Nắm được những việc Quang Trung đã làm sau khi thống nhất đất nước.
PP : Đàm thoại, thảo luận.
Sau khi đất nước sạch bóng quân thù Quang Trung đã làm gì?
Quang Trung còn băn khoăn điều gì?
Khi nghe Quang Trung nói rõ ý định của mình quần thần của ông có thái độ ra sao?
Bị ngăn cản, Quang Trung trả lời và hành động thế nào?
Vì sao Nguyễn Thiếp nhận lời mời của Quang Trung?
Nguyễn Thiếp đã giúp Quang Trung được những gì?
Công việc đang tiến hành thì việc gì xảy ra?
GV chốt ý ® ghi nhớ.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng.
MT: H kể lại được những việc làm có ích của Quang Trung.
PP: Đàm thoại, kể chuyện.
GV yêu cầu H ke ...  người hiện đại. Các em đã học cách tóm tắt tin tức ở tuần 23, đã luyện tập tóm tắt tin tức ở tuần 25. Hôm nay các em tiếp tục luyện tập tóm tắt tin tức. 
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
¥ MT: Ôn lại cách tóm tắt tin tức đã học.
¥ PP: Thảo luận.
Bài 1, 2:
Nhận xét, chốt lại.
	+ 	Tin a:
	Triển lãm tem:
+ Kỉ niệm 40 năm chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, Hội Tem Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin và Trung tâm Hợp tác quốc tế Văn hóa – Khoa học Nga tại Việt Nam đã tổ chức triển lãm tem “40 năm chinh phục vũ trụ”. Tham gia triển lãm có các Hội tem Hà Nội, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh.
	Triển lãm tem “40 năm chinh phục vũ trụ”.
+ Kĩ niệm 40 năm chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, 1 triển lãm tem đã được tổ chức. Tham gia triển lãm có các hội tem nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
	+ Tin b.
	Khách sạn trên cây sồi.
+ Tại Vat-te-rát, Thụy Điển có 1 khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét dành cho những người muốn nghĩ ngơi ở những chỗ lạ.
	Khách sạn treo.
+ Để thỏa mãn ý thích của những người muốn nghĩ ngơi ở những chỗ khác lạ, tại Vat-te-rát, Thụy Điển có 1 khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét.
	+ Tin c.
	Nhà nghĩ cho khách du lịch 4 chân.
+ Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, 1 phụ nữ ờ Pháp đã mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch 4 chân.
	Khách sạn cho súc vật.
+ Ở Pháp, người ta vừa mới mở 1 khu cư xá dành cho súc vật đi du lịch cùng với chủ.
	Súc vật đi du lịch nghĩ ở đâu?
+ Để có chỗ nghĩ cho súc vật theo chủ đi du lịch, ở Pháp có 1 phụ nữ đã mở 1 khu cư xá riêng cho súc vật).
Hoạt động 2: Luyện tập.
¥ 	MT: Luyện tập tóm tắt các tin đã biết, đã nghe và đã đọc ở đâu đó.
¥ 	PP: Thực hành.
GV phát cho mỗi nhóm 1 tin đã chuẩn bị được cắt từ báo.
GV nhận xét.
Tóm tắt của từng nhóm.
Hoạt động 3: Củng cố.
¥ 	MT: Khắc sâu kiến thức.
¥ 	PP: Thực hành.
Thi đua dãy: Bình chọn mẫu tin tóm tắt hay, chính xác, gọn.
Nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết. 
Làm lại BT3.
Quan sát trước: Con chó hoặc con mèo của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
Chuẩn bị: “Luyện tập quan sát con vật. Chọn lọc chi tiết để miêu tả”.
 Hát 
1, 2 H đọc nội dng cần ghi nhớ.
2, 3 H đọc dàn ý tả 1 vật nuôi đã chữa lại ở nhà.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
3 H nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài 1.
1 H đọc yêu cầu bài 2.
H làm việc theo cặp, mỗi cặp trao đổi để tóm tắt 1 trong 3 tin ® Dán tin.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Lớp nhận xét.
H viết vào vở 1 bản tin tóm tắt nhóm mình đã làm.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
1 H đọc yêu cầu.
H tự tóm tắt 1 tin GV nêu ra.
Đại diện nhóm chọn bản tin tóm tắt hay và đọc.
Lớp nhận xét.
Hoạt động, nhóm, lớp.
H trình bày mẫu tin đã sưu tầm được về du lịch khám phá.
Chọn mẫu tin hay và thi đua tóm tắt.
Lớp nhận xét.
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H biết cách giải bài toán về “ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó”.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng giải toán cho H.
Thái độ : Giáo dục tính khoa học, tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ + SGK Toán 4 + BT Toán 4.
HS : SGK Toán + BT Toán 4.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
8’
6’
14’
4’
2’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Bài tập 5/ 61
Gọi 1 H lên vẽ sơ đồ trên bảng lớp.
1 H giải bài.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Bài toán 1.
MT: Hướng dẫn H cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
GV nêu đề toán.
Đặt câu hỏi cho H trả lời.
+ Số bé là mấy phần?
+ Số lớn là mấy phần?
+ Số lớn hơn số bé mấy đơn vị?
GV phân tích đề, yêu cầu H vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Nhìn vào sơ đồ tìm hiệu số phần bằng nhau?
Tìm giá trị 1 phần?
Tìm số bé.
Tìm số lớn.
Khi hướng dẫn H cách giải.
GV hướng dẫn H gộp bước 2 và bước 3 khi giải.
Hoạt động 2: Bài toán 2.
MT: Rèn kĩ năng gải toán kết hợp dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ với bài toán hình học.
PP: Động não, hỏi đáp, thực hành.
GV nêu đề toán phân tích đề và yêu cầu H vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Dựa vào sơ đồ gợi ý hướng dẫn H cách giải.
GV lưu ý gộp bước 2 và bước 3 khi giải toán.
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Thực hành kĩ năng giải
 toán.
PP: Động não, thực hành.
Bài 1: Mục đích làm rõ mối quan hệ giữa hiệu của 2 số phải tìm và hiệu số phần mà mỗi số đó hiểu thị.
Bài 2: Hướng dẫn H đọc đề, nhìn vào sơ đồ áp dụng cách giải đã học để giải.
Bài 3: Yêu cầu H đọc đề, tự vẽ sơ đồ đoạn thẳng và tự làm.
GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 4: Củng cố.
MT: Củng cố kĩ năng giải toán.
PP: Thi đua giải toán.
GV vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng yêu cầu H đặt đề và giải.
	 ?
	Gà:
	 18 con
	Vịt:
	 ?
GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 4/ 63
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
	Giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
	64 : 2 = 32 (m)
Chiều rộng: (32 – 8) : 2 = 12 (m)
Chiều dài: 32 – 12 = 20 (m)
Tỉ số giữa số đo CR và số đo CD là: 	12 : 20 = 
	Đáp số: 
Hoạt động cá nhân.
H đọc lại đề.
H trả lời.
+ 3 phần
+ 5 phần
+ 24
1 H vẽ trên bảng lớp.
	 ?
	Số bé: 24
 Số lớn:	
	 ?
H tìm.
– 3 = 2 (phần)
24 : 2 = 12
12 ´ 3 = 36
36 + 24 = 60
24 : 2 ´ 3 = 36
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc lại đề.
1 H vẽ sơ đồ lên bảng lớp.
	?
CD:
	12 m
 CR:
 ?
H giải.
Hiệu số phần bằng nhau:
	7 – 4 = 3 (phần)
Giá trị 1 phần:
	12 : 3 = 4 (m)
Chiều dài hình chữ nhật:
	28 – 12 = 16 (m)
Hoặc: gộp bước 2 và bước 3 để tìm chiều dài hình chữ nhật,
	12 : 3 ´ 7 = 28 (m)
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc đề.
Tự điền vào chỗ chấm.
H tự giải.
+ Hiệu số phần: 5 – 3 = 2 (phần)
+ Số lớn: (34 : 2) ´ 5 = 85
+ Số bé: 85 – 34 = 51
H vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
	 ?
	AB:
	 2 km
	CD:
	 ?
H giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
	4 – 3 = 1 (phần)
Đoạn đường AB là:
	2 ´ 3 = 6 (km)
Đoạn đường CD là:
	2 + 6 = 8 (km)
	Đáp số: 6 km
	 8 km
Hoạt động cá nhân, dãy.
H đặt đề và giải, dãy nào đặt đề hay, giải chính xác, nhanh thì sẽ thắng.
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. (tt) 
Mục tiêu : 
Kiến thức: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
Kỹ năng: Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
Thái độ: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật
Chuẩn bị:
GV : Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về âm thanh, ánh sáng, nhiệt,
HS : Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt,  trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí
III.Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 30’
 15’
 10’
 5’
1’
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
 Nêu tính chất của nước? Nêu một số ví dụ ứng dụng các tính đó vào đời Sống?
Nêu tính chất của không khí? Nêu một số ví dụ ứng dụng các tính đó vào đời Sống?
GV nhận xét, tuyên dương
3. Giới thiệu bài :
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng(tt).
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
MT: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng.
PP : Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên phát phiếu học tập
* Phiếu học tập
Câu 1: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí nào?
Câu 2: Bạn có thể nghe thấy âm thanh từ đâu? Hãy nói về những ích lợi của việc ghi lại âm thanh? Nêu các cách chống tiếng ồn mà bạn biết?
Câu 3: Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng? Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?
Câu 4: Nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu? Của nước đá đang tan là bao nhiêu? Và nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh là bao nhiêu?
Hoạt động 2: Triễn lãm.
MT: Củng cố những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
PP: Trực quan, giảng giải.
Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
GV đánh giá sản phẩm của các nhóm về nội dung đầy đủ, phong phú phản ảnh các nội dung đã học, trình bày đẹp, thuyết minh rõ, đủ ý, gọn và trả lời được các câu hỏi đặt ra.
Hoạt động 3: Củng cố
Những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh. Hãy nói về vai trò của chúng?
Em có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày?
GV nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Cây cần gì để sống”.
GV nhận xét tiết học.
 Hát 
H nêu
Hoạt động cá nhân, lớp.
H làm phiếu
Chữa chung cả lớp. Một vài H trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
Hoạt động nhóm,lớp.
Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
H nêu
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt
Đặng Ngọc Tuyết
Hà Đức Lân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_ban_hay_nhat.doc