Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Yên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Yên

LỊCH SỬ

NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG

(NĂM 1786)

I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh nêu được:

- Sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Phiếu học tập cho HS.

- Bản đồ Việt Nam.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn:25/3/2009 
Ngày dạy:26/3/2009 
LỊCH SỬ
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG
(NĂM 1786)
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh nêu được:
- Sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập cho HS.
- Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
- Tổ chức cho Hs làm việc với phiếu bài tập.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Theo dõi và giúp đỡ những Hs gặp khó khăn.
- Yêu cầu một số em báo cáo kết quả làm việc.
- 3 em lên bảng:
-HS theo dõi
- Nhận phiếu.
- 3 em báo cáo, mỗi em nêu về một thành thị lớn.
Phiếu bài tập.
Họ tên...........................
Đánh dấu + vào c trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1. Nghĩa quân Tây Sơn Bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đìch của cuộc tiến quân là gì?
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
 Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
2. Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
 Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
 Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
 Cả hai ý trên.
3. Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
 Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, đại hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng.
 Một viên tướng khác thề đem cái chết đẩ trả ơn Chúa.
 Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.
 Tất cả các ý trên.
4. Khi Nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
 Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không dành được thắng lợi.
 Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
 Quân Trịnh và nghĩa quân tây Sơn đánh nhau không phân thắng bại.
5. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ.
 Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh. 
 Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
 Cả hai ý trên.
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu để trình bày lại cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
- Tuyên dương những HS trình bày tốt.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ.
- Tổ chức cho Hs thi kể chuyện, tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Nguyễn Huệ.
- GV và Hs cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt.
- Nguyễn Huệ được nhân dân ta gọi là “Người anh hùng áo vải” em có biết vì sao nhân dân ta lại gọi ông như thế không?
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau.
- 3 em trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện tham gia cuộc thi.
- Nhận xét, bình chọn.
- Một số em trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:23/3/2009 
Ngày dạy:24/3/2009 
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
 DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TIẾP THEO )
I/ Mục tiêu:
*Học xong bài , HS có khả năng :
+Dựa vào những tranh ảnh để trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch ,công nghiệp và lễ hội cuả người dân đồng bằng duyên hảimiền Trung .
+-Sử dụng tranh ảnh mô tả được quy trình làm đường mía ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+Giáo dục HS giữ gìn nét đẹp trong sinh hoạt của họ ,học tập sự chăm chỉ ,vượt khó của người dân miền Trung .
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
III/Hoạt động dạy học
 1/ Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng 
H:Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung ? H:Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa ,lạc ,mía và làm muối ? 
H:Nêu ghi nhớ ? 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2-Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề bài 
Hoat ïđộng 3 : Hoạt động du lịch 
GV treo lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung ,yêu cầu HS quan sát .
H:Các dải đồng bằngduyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
GV : Ở sát biển nên miền Trung có nhiều bãi biển đẹp ,bằng phẳng ,rợp bóng dừa ,phi lao ,nước biển trong xanh .Đây là những điều kiện lí tưởng để phát triển du lịch .
GV treo tranh ảnh bãi biển Nha Trang ,giới thiệu nét đẹp của bãi biển .
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 kể cho nhau nghe về vẻ đẹp các bãi biển ở miền Trung mà các em đã được đến hoặc tìm hiểu qua các thông tin .
Yêu cầu HS kể trước lớp .GV ghi lại tên các bãi biển đẹp ở miền Trung :
-Các bãi biển đẹp như :Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá ) ,bãi biển Cửa Lò ( Nghệ An ) ,Thiên Cầm ( Hà Tĩnh ),Lăng Cô , Cửa Tùng ( Thừa Thiên Huế );Mỹ Khê ,Non Nước (Đà Nẵng ); Nha Trang ( Khánh Hoà ) ;Mũi Né ,Hòn Rơm ( Bình Thuận ).
HS dán lên bảng các tranh ảnh về bãi biển đẹp mà các em sưu tầm được .
Yêu cầu HS kể tên các cảnh đẹp mà em biết 
 Hoạt động4: Phát triển công nghiệp 
H: Kể tên các loại đường giao thông ở miền Trung ?
H: Đường thuỷ phát triển là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
 -HS quan sát các hình 10 về xưởng sửa chữa tàu .
H: Người dân ở đây còn phát triển nghề gì nữa ? 
HS quan sát hình 11 về quy trình làm đường 
H:Em có thể xếp các hình ảnh theo trình ù tự sản xuất đường từ mía ?
H:Qua các hoạt động trên em hãy cho biết người dân miền Trung có những hoạt động sản xuất nào ?
Hoạt động 5: Lễ hội 
Kể tên các lễ hội mà em biết ?
HS quan sát tranh Tháp Bà ở Nha Trang .
GV : Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau .Các ngọn núi không cao nhưng rất đẹp .
H:Kể các hoạt động ở lễ hội Tháp Bà ?
H:Nêu ghi nhớ ?
3. Củng cố- dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
-Về họcbài , chuẩn bị bài :Thành phố Huế
HS nhắc đề bài .
-HS quan sát 
-Các dải đồng bằng miền Trung nằm sát ven biển, có nhiều bãi tắm đẹp thu hút khách du lịch .
HS lắng nghe 
HS quan sát 
HS kể cho nhau nghe và cho bạn xem tranh ảnh mình sưu tầm .
-Các cảnh đẹp :Cố đô Huế ,Thánh địa Mỹ Sơn ,Hội An ,Phong Nha –Kẻ Bàng (Quảng Bình )
-Đường giao thông như : đường thuỷ , đường bộ ,đường sắt ,hàng không nhưng đặc biệt phát triển là đường biển 
-Phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền .
-Ở đây nghề trồng mía rất phát triển nên công nghiệp làm đường phát triển mạnh .
-HS lên xếp .
-Có các hoạt động kinh tế như du lịch; đóng và sữa chữa tàu ;làm đường  
Lễ hội Tháp Bà ; lễ hội cá Ôâng ;lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm .
HS quan sát 
-Lễ hội tổ chức vào mùa hạ ,họ làm lễ ca ngợi công đức Nữ thần và cầu chúc một cuộc sống bình yên ấm no ,hạnh phúc .Có các hoạt động như :Văn nghệ ,thi múa hát ,đua thuyền
 2-3 HS đọc ghi nhớ .
HS lắng nghe và ghi nhận .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:22/3/2009 
Ngày dạy:23/3/2009 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS rèn luyện các kĩ năng:
+ Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
 +Vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính hình thoi để giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Các hình minh hoạ SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước. 
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
1. Tổ chức cho HS làm bài.
+ GV phát cho HS mỗi em 1 phiếu học tập, sau đó yêu cầu các em làm bài như bài kiểm tra.
2. Hướng dẫn kiểm tra bài.
+ GV cho HS lần lượt phát biểu ý kiến của từng bài, sau đó sửa bài.
+ Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng, sai cho từng ý.
+ Yêu cầu HS đổi chéo bài kiểm tra cho nhau.
+ GV nhận xét phần làm bài của HS.
3. Củng cố, dặn ... c trẻ”
+ GV chuẩn bị các tờ phiếu ghi sẵn các câu hỏi cho các nhóm. 
* Ví dụ: Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
1. Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
2. Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
3. Không khí ở xung quanh mọi vật, mọi chỗ rỗng bên trong vật.
4. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
5. Sự lan truyền âm thanh.
6. Ta chỉ nhìn thấy mọi vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
7. Bóng của vật thay đổi vị trícủa vậtchiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
8. Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
9. Không khí là chất cách nhiệt.
* GV yêu cầu các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, sau đó lần lượt lên trình bày.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho từng nhóm.
* GV treo bảng phụ ghi sẵn sơ đồ trao đổi chất ở động vật và gọi HS lên bảng chỉ vào sơ đồ nói về sự trao đổi chất ở động vật.
+ Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ ôxi có trong không khí, nuớc, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác thải ra môi trường khí các bô níc, nước tiểu, các chất thải khác.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập.
+ 1 HS đọc, lớp suy nghĩ trả lời.
+ HS lần lượt đọc các câu hỏi và trả lời.
+ Các nhóm hoạt động hoàn thành nội dung thảo luận.
+ Các nhóm lắng nghe kết quả.
+ HS quan sát trên bảng sơ đồ trao đổi chất ở động vật. 1 HS lên bảng chỉ và nêu.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:23/3/2009 
Ngày dạy:24/3/2009 
Kĩ thuật
LẮP XE NÔI
I. Mục tiêu:
+ HS biết chọn dúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi
+ Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình
+ Rèn luyện tính cẩn thận , làm việc theo quy trình 
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Mẫu caí xe nôi đã lắp sẵn 
+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài : GV GT và nêu yêu cầu bài học 
Hoạt động 3 HS thực hành lắp xe nôi( 15 phút)
Hs chọn chi tiết : 
+HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp 
+GV kiểm tra và giúp HS chọn dúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
Lắp từng bộ phận : HS tiến hành như trong SGK
+GV nhắc các em lưu ý : - Vị trí trong , ngoài của các thanh
+ Lắp các thanh chữ U dài váo đúng hàng lỗ trên tấm lớn 
+Vị trí tấm nhó với tấm chữ U khi lắp thành xe vào mui xe 
Lắp ráp xe nôi : 
+GV nhắc HS lắp theo qui trình SGK
+ Lắp ráp xong phải kiểm tra lại sự chuyển động của xe nôi 
+ GV theo dõi kiểm tra , uốn nắn
HOẠT ĐỘNG 4: đánh giá kết quả học tập 
+ Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành 
+GV nêu tiêu chuẩn đánh giá 
 * Lắp xe đúng mẫu, đúng quy trình
 * Lắp chắc chắn, xe chuyển động được 
 - GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
 - GV nhắc HS xếp các chi tiết vào hộp
* Nhận xét, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập.
+ Dặn HS chuẩn bị bàisau .
+ Lần lượt HS nhắc lại, lớp theo dõi và bổ sung.
+ HS thực hiện theo yêu cầu đã nêu 
+ HS đọc nối tiếp nhiều lần 
+ HS tiến hành láp ráp từng phần theo gợi ý trong SGK .
 .
+ HS lắng nghe và thực hiện.
+ HS theo dõi nhận xét , đánh giá cho đúng sản phẩm 
+ Đánh giá dúng yêu cầu đã nêu 
+ Nghe về nhà làm 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:23/3/2009 
Ngày dạy:24/3/2009 
KHOA HỌC
ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I. Mục tiêu:+ Giúp HS :
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng.
- Củng cố các kĩ năng : quan sát , làm thí nghiệm.
- Củng cố các kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan đến phần vật chất và năng lượng.
- Biết yêu thiên nhiên, có thai độ trân trong với các thành tựu khoa học kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi trang 110.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
1Bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS về tranh ảnh đã dặn ỏ tiết trước.
GV nhận xét.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 3 : triển lãm 
-GV phát giấy A0 cho nhóm 6 HS .
Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được , sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
Trong lúc các nhóm dàn tranh , ảnh; GV cùng 3HS làm ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
+ Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm.
+ Trình bày đẹp , khoa học: 3 điểm.
+ Thuyết minh rõ , đủ ý , gọn : 3 điểm .
Trả lời được các câu hỏi đặt ra : 2 điểm .
+ Có tinh thần đồng đội khi triển lãm : 2 điểm .- Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả
Hoạt động 4 : Thực hành 
-GV vẽ lên bảng các hình sau:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ.
+ Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện của bóng cọc.
Nhận xét câu trả lời của học sinh
3. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
-Hướng dẫn về nhà -chuẩn bị bài sau
Hoạt động học
HS hoạt động theo nhóm 6, đại diễn nhóm trình bày.
- Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- HS quan sát hình minh hoạ.
+ Vài HS lần lượt nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện của bóng cọc ; lớp nghe và nhận xét.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
LẮP XE NÔI
I. Mục tiêu:
+ HS biết chọn dúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi 
+ Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình
+ Rèn luyện tính cẩn thận , làm việc theo quy trình 
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Mẫu cái xe nôi đã lắp sẵn 
+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài : GV GT và nêu yêu cầu bài học 
Hoạt động 3 HS thực hành lắp xe nôi( 15 phút)
Hs chọn chi tiết : 
+HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp 
+GV kiểm tra và giúp HS chọn dúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
Lắp từng bộ phận : HS tiến hành như trong SGK
+GV nhắc các em lưu ý : - Vị trí trong , ngoài của các thanh
+ Lắp các thanh chữ U dài váo đúng hàng lỗ trên tấm lớn 
+Vị trí tấm nhó với tấm chữ U khi lắp thành xe vào mui xe 
Lắp ráp xe nôi : 
+GV nhắc HS lắp theo qui trình SGK
+ Lắp ráp xong phải kiểm tra lại sự chuyển động của xe nôi 
+ GV theo dõi kiểm tra , uốn nắn
HOẠT ĐỘNG 4: đánh giá kết quả học tập 
+ Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành 
+GV nêu tiêu chuẩn đánh giá 
 * Lắp xe đúng mẫu, đúng quy trình
 * Lắp chắc chắn, xe chuyển động được 
 - GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
 - GV nhắc HS xếp các chi tiết vào hộp
* Nhận xét, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập.
+ Dặn HS chuẩn bị bàisau .
+ Lần lượt HS nhắc lại, lớp theo dõi và bổ sung.
+ HS thực hiện theo yêu cầu đã nêu 
+ HS đọc nối tiếp nhiều lần 
+ HS tiến hành láp ráp từng phần theo gợi ý trong SGK .
 .
+ HS lắng nghe và thực hiện.
+ HS theo dõi nhận xét , đánh giá cho đúng sản phẩm 
+ Đánh giá dúng yêu cầu đã nêu 
+ Nghe về nhà làm 
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 28 và lên kế hoạch tuần 29 tới.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể tốt.
II. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 28
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua.
+ Báo cáo “Hoa điểm 10” trong tuần của tổ mình.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập: + Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà thương đối tốt.
 + Nhiều em đã có sự tiến bộ như : Lâm, Phong, Thảo, Phương, Thành 
 + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập : Thuý, Cùng, Ròi
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 29
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua 
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Rèn luyện nghi thức đội 
+ Tập các trò chơi trong sinh hoạt ngoài giờ.
+ Thi đua học tập tốt: Buổi học tốt, tiết học tốt .
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 28 chi tietdoc.doc