Môn: tập đọc
Tiết: 5
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập là truyện kể chủ điểm “ Người ta là hoa đất”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-17 phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu học sách Việt 4 –Tập 2, trong đó:
-11 phiếu –mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 19-27.
- 6 phiếu –mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc có yêu cầu HTL.
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2007. Bài: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 5 I- MỤC TIÊU: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). -Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập là truyện kể chủ điểm “ Người ta là hoa đất”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -17 phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu học sách Việt 4 –Tập 2, trong đó: -11 phiếu –mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 19-27. - 6 phiếu –mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc có yêu cầu HTL. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập ,củng kiến thức, kiểm tra kết quả học Tiếng Việt HS trong 9 tuần đầu của HKII. - Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập. 2.Kiểm tra Tập đọc và HTL (Khoảng 1/3 số HS trong lớp) . - Gọi từng HS lên bốc thăm bài đọc. - Cho HS đọc trong sách hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn cả bài theo yêu cầu của phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn đọc . - GV nhận xét, đánh giá. 3.Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Trong chủ điểm “ Người ta là hoa đất” có những bài tập đọc nào là truyện kể? - Từng HS lên bố thăm bài đọc, xem lại bài trong 1-2 phút. - HS đọc. - HS trả lời. - HS đọc yêu cầu của bài tập. -Bốn anh tài; Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, sự nhiệt làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây, NắmTay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nươcù, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, lão chăn bò. Anh hùng Laođộng Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho nghiệp quốc và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Trần Đại Nghĩa III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết học sau. Bài: ÔN TẬP Môn: CHÍNH TẢ Tiết: 2 I- MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả Hoa giấy. - Hiểu nội dung bài Hoa giấy - Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to và bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ : II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 1/ Giới thiệu: - Nêu mục tiêu của tiết học 2/ Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc bài Hoa giấy, cho 1 HS đọc lại , rồi hỏi : + Tìm những từ ngữ , hình ảnh cho thấy hoa giấy nở rất nhiều? + Từ “nở tưng bừng ” cĩ nghĩa là thế nào ? (nở nhiều, có nhiều màu sắc rõ rệt, mạnh mẽ bừng lên một không khí nhộn nhịp, tươi vui.) + Nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn .( +Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sắc sỡ của hoa giấy.) - Yêu cầu HS tìm ra các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - Đọc chính tả cho HS viết . - Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả. 3/ Ôn luyện về các kiểu câu kể. Bài 2: Luyện đặt câu theo yêu cầu -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập -Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi + Các câu đặt theo yêu cầu a , b , c của bài tập là những kiểu câu kể nào ? -Yêu cầu HS đặt câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? - Nhận xét từng câu HS đặt . - Yêu cầu HS tự làmbài. Mỗi HS thực hiện cả 3 yêu cầu bài a, b, c. HS viết bài ra giấy, mỗi HS thực hiện 1 yêu cầu. - Gợi ý : các câu kể có nội dung theo yêu cầu các em phải sắp xếp cho hợp lý để tạo thành một đoạn văn trong đó có sử dụng các câu kể được yêu cầu. Không nhất thiết câu nào cũng phải là câu kể theo kiểu quy định. - Gọi 3 HS dán bài làm trên bảng, đọc bài. - GV cùng HS nhận xét, sửa chữa về lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. - Cho điểm những HS viết tốt. - Gọi HS khác đọc bài làm của mình. - GV sửa lỗi cho từng HS. -Cho điểm những HS viết tốt. -HS lắng nghe . -Theo dõi , đọc bài - HS lần lượt trả lời . cả lớp nhận xét - Tìm và luyện viết từ khĩ . - Nghe viết bài chính tả vào vở . - 1 HS đọc to yêu cầu của bài trước lớp. - Trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau nêu các kiểu câu kể phù hợp với yêu cầu BT . - 3 HS nối tiếp nhau đặt câu ( Mỗi HS đặt một câu kể về một kiểu câu). - Làm bài vào giấy và vở - Theo dõi - 3 HS dán và đọc bài của mình -Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn. - Mỗi yêu cầu 3 HS đọc bài III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học. HS nào viết đoạn bài tập 2 chưa đạt về nhà làm lại vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Bài: LUYỆN TẬP CHUNG Môn: TOÁN Tiết: 136 I- MỤC TIÊU: - Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng : - Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học. - Vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phô to phiếu bài tập như SGK cho mỗi HS một bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng tính diện tích của hình thoi biết: a.Hai đường chéo lần lượt cĩ các độ dài là ;45 cm , 13 cm b. Đường chéo thứ nhất dài 45 cm, đường chéo thứ hai dàivbằng đường chéo thứ nhất. - Nhận xét , cho điểm bài làm . II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 1/. Giới thiệu bài mới: - Nêu yêu cầu bài học 2/ Luyện tập: 1. Tổ chức cho HS tự làm bài: - Yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3 trên SGK bằng bút chì . 2.Tổ chức trình bày bài làm . - Cho HS đổi vở chấm bài , vài HS đọc to bài làm , cả lớp đối chiếu nhận xét . Chốt ý : nhắc lại các đặc điểm của hình chữ nhật và hình thoi , hình vuơng , hình bình hành . Bài 4: Ơn cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật . - Yêu cầu HS đọc đề , nhận xét dạng bài , cách tinh , các cơng thức cần vận dụng - Yêu cầu HS tự làn bài , rồi sửa . - Cho HS nhận xét , sửa bài ., nhắc lại cách làm chung . - 2 HS lên bảng - HS đưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. - Lắng nghe - HS tự làm - Thực hiện theo yêu cầu . - HS lần lượt nhắc lại . - HS lần lượt nêu các nhận xét . - 1 HS lên bảng , lớp làm vào vở III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn lại đặc điểm của các hình đã học. - Chuẩn bị bài : Giới thiệu tỉ số. Bài: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết: 28 I- MỤC TIÊU: - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông: là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông - Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông - Đồng tình, noi gương những người chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông; Không đồng tình với những người chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông . Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông - Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ An toàn giao thông II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: + Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào? + Kiểm tra việc thu thập thông tin của HS về an toàn giao thông . - GV nhận xét, đánh giá II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG 2/ Trao đổi thông tin - Yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần qua - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - Chia lớp thành 4 nhóm, hỏi: + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? + Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ? + Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Nhận xét câu trả lời của HS - Kết luận: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông mọi nơi, mọi lúc 3/ Quan sát và trả lời câu hỏi - Yêu cầu thảo luận cặp đôi, quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Nhận xét những tranh nào thể hiện việc thực hiện được Luật giao thông? Vì sao? Kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là những việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 4/ Xử lý tình huống - Yêu cầu HS thảo luận nhĩm các tình huống trong bài tập 2 , cho HS dự đốn kết quả . - GV nhận xét phần bài làm của HS. tình huống (bài tập 2 – SGK) Kết luận: Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người - Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc . - Cho HS đọc phần ghi nhớ ( SGK ) - 2 HS trả lời - Lớp nhận xét - HS lắng nghe . - Đại diện khoảng 3 –4 HS đọc bảng thu thập - 1 –2 HS đọc - Tiến hành thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ... ó. - Về nhà làm bài tập 3/149. - Xem trước các bài tập trong bài: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học. Bài: ÔN TẬP GIỮA KÌ II Môn: KỂ CHUYỆN Tiết: 2 I- MỤC TIÊU: - HS đọc hiểu nội dung bài Chiếc lá. - HS nhận biết được biện pháp nghệ thuật nhân hóa, các loại câu, các kiểu câu có trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 .Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học Đọc thầm bài Chiếc lá. Sau đó, dựa theo nội dung bài đọc, các em chọn ý đúng trong các câu trả lời đã cho. 2 . Tổ chức làm bài kiểm tra đọc hiểu : A. Đọc thầm - GV nêu yêu cầu : các em đọc thầm bài Chiếc lá, chú ý đến biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài, chú ý các loại câu, các kiểu câu. - Cho HS đọc B. Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý đúng trả lời cho các câu hỏi . - Yêu cầu HS tự đọc kĩ đề bài rồi tự làm bài . - Cho 2 HS làm vào - Nhận xét , chấm bài + Gọi HS đọc bài làm trên bảng cho cả nhận xét Đáp án : Câu 1 : ý c Câu 2 : ý b Câu 3: ý a Câu 4: ý c. Câu 5 : ý c Câu 6 : ý c Câu 7 :ý c Câu 8: ý b - Lắng nghe - HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS làm bài trên phiếu in lớn trên bảng . - HS còn lại dùng viết chì khoanh tròn ở chũ ở đầu câu đúng - Lớp nhận xét bài làm trên bảng. Đối chiếu , đổi bài chấm điểm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ biện pháp nhân hóa, các loại câu, các kiểu câu. Bài: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Môn: ĐỊA LÝ Tiết: 28 I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐB DHMT: tập trung khá đông, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác hòa thuận. - Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT (các ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất). - Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam, lược đồ ĐB DHMT. - Tranh ảnh như SGK, các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT. - Bảng phụ ghi các câu hỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ - Treo lược đồ dải đồng bằng Duyên Hải ven biển MT. - Yêu cầu HS lên bảng đọc tên các ĐB DHMT và chỉ trên lược đồ. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của ĐB DHMT. - GV nhận xét, ghi điểm II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài: GV dẫn dắt: Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp về con người vùng ĐB DHMT. 3/ Hoạt động sản xuất của người dân - Yêu cầu HS quan sát các hình 3 -> hình 8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình. - Hỏi : Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DHMT, hãy cho biết người dân ở đây có những ngành nghề gì? - Yêu cầu HS kể tên một số loại cây được trồng. - Yêu cầu HS kể tên một số loại con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐB DHMT. - Yêu cầu HS kể tên một số loài thủy sản được nuôi trồng ở ĐB DHMT . Kết luận : Nghề làm muối là 1 nghề rất đặc trưng của người dân ĐB DHMT. Người dân làm muối gọi là diêm dân. Để làm muối, người dân giữ nước biển trên các bãi biển, phơi cho bay bớt hơi nước, chỉ còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt). Sau đó nước chạt được dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước bốc hơi tiếp, còn lại muối đọng lại trên ruộng. Khi thu hoạch muối được vun thành từng đống. Nghề là muối là một nghề rất vất vả. 4/ Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐB DHMT. - Yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở ĐB DHMT. - Lưu ý cho HS biết : Đây là nghề thuộc nhóm ngành nông, ngư nghiệp. - Hỏi: Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? - Yêu cầu HS đọc bảng gợi ý trong SGK, giả thích vì sao ĐB DHMT lại có các hoạt động sản xuất đó. - Các nhóm chuẩn bị lên trình bày trước lớp các điều kiện để sản xuất: + Hoạt động trồng lúa. + Hoạt động trồng mía, lạc. + Hoạt động làm muối. + Hoạt động nuôi, đánh bắt thủy sản. - Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp. - Kết luận :Mặc dù thiên nhiên ở đây thường gây bão lụt và khí hậu có phần khắc nghiệt, người dân ĐB DHMT vẫn biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình và còn phục vụ các vùng khác cũng như phục vụ xuất khẩu. - HS theo dõi. - 1 – 2 HS thực hieêm3 - 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. - HS lắng nghe. - Theo dõi. - HS lần lượt đọc to trước lớp. - HS trả lời: có các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và nghề làm muối. - Theo dõi. - 1 ,2 HS trả lời. - Vài HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm lớn ( 2 nhóm cùng thảo luận 1 câu hỏi). - Đại diện nhóm báo cáo .bằng miệng. - Các nhóm khác theo dõi và được bổ sung, nhận xét. - Lắng nghe , ghi nhớ II. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Dặn dò HS về sưu tầm các tranh ảnh về ĐB DHMT. Bài: ÔN TẬP GIỮA KÌ II Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 5 I- MỤC TIÊU: - HS viết được mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả bộ phận của đồ vật hoặc của cây về đề em đã chọn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép 3 khổ thơ để HS soát, chữa lỗi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu tiết học . II. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra - Cho HS đọc yêu cầu của đề -Yêu cầu : Bài tập cho 2 đề tập làm văn. Các em chọn một trong hai đề đó và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật ( nếu em chọn tả đồ vật) hoặc tả một bộ phận của cây ( nếu em chọn tả cây). Cho HS làm bài : làm trong giấy kiển tra - Thu bài về chấm . - Lắng nghe . -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS thực hành theo yêu cầu . III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Nhận xét tiết học. Dặn HS lưu ý những từ ngữ hay viết sai chính tả để bài sau viết chính tả cho đúng. Bài: Học hát Bài: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN Môn: ÂM NHẠC Tiết: 28 I- MỤC TIÊU: - HS hát đúng nhạc và thuộc lời của bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hát đúng những tiếng có luyến hai nốt móc đơn - HS biết bài hát có thể trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội. Tập trình bày cách hát đối đáp và hòa giọng, thể hiện sự nhiệt tình, sôi nổi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Một số tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Hằng năm nhiều nước trên thế giới thường tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi. Tại đó có trẻ em các nước ở khắp năm châu cùng tham gia vào các hoạt động bổ ích như biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, tham gia các diễn đàn về quyền trẻ em, phản đối chiến tranh, bảo vệ môi trường, Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ tập hát bài THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN, một bài hát nói lên tình cảm của tuổi thơ trong các cuộc họp mặt như thế. 2/ Dạy hát: - GV mở băng nhạc cho HS nghe - Hướng dẫn HS đọc lời ca - GV giải thích “khôn ngăn” nghĩa là “không ngăn được”, “cơn chiến chinh” nghĩa là “cuộc chiến tranh” - GV lưu ý: bài hát chia làm hai đoạn: + Đoạn 1: “ngàn dặm xa thái bình”, gồm 4 câu + Đoạn 2: còn lại, gồm 4 câu, câu cuối được mở rộng - GV dạy hát từng câu, đánh đàn theo giai điệu - GV đệm đàn cho HS luyện tập - GV dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng hát của HS. - Hướng dẫn HS hát đúng chỗ hát luyến hai nốt nhạc. GV vừa đàn vừa dùng giọng hát làm mẫu cho HS nhận rõ chỗ hát luyến - GV nhận xét, đánh giá - HS trình bày đồng ca hai lời bài Chú voi con ở Bản Đôn - 1 – 2 em đọc nhạc rồi hát lời bài TĐN số 7 kết hợp gõ đệm - HS chú ý lắng nghe - HS nghe băng nhạc bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan 2 lần - HS đọc lời ca - HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV - Luyện tập theo tổ, nhóm - Luyện tập hát cá nhân - HS nghe GV hát mẫu, sau đó hát đúng chỗ hát luyến hai nốt nhạc - HS tập trình bày bài theo cách hát đối đáp và hòa giọng: + Chia lớp thành 2 nhóm, đoạn 1 hát đối đáp, mỗi nhóm hát một câu. Đoạn 2 tất cả cùng hát hòa giọng III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Cả lớp trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, GV đệm đàn - Em hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà em biết? (Tiếng gọi thanh niên; Lên đàng, Khải hoàn ca, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn Sĩ Tử, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn,) - Về nhà học thuộc lời và tập trình bày bài hát. - Nhận xét tiết học Thiếu nhi thế giới liên hoan Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn. Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thân tình. Loài giặc kia, khôn ngăn tình yêu chứa chan, của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình Vui liên hoan thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi. Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời. Vang khúc ca yêu đời. Vàng, đen, trắng, nước da không chia tấm lòng. Cơn chiến chinh khôn ngăn chúng ta trao tình. Cùm hoặc gông khôn ngăn đoàn ta ước mong, một ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình.
Tài liệu đính kèm: