Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Hà Văn Hùng

I. Mục tiêu:

* Kiểm tra đọc:

- Nội dung các bài tập đọc từ 19 đến tuần 27.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung cảm xúc của nhân vật.

- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

* Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 19 đến tuần 21 thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 - 27

 III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng:

 

doc 35 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP 4 - TUẦN 28
(Năm học: 2010-2011)
(Từ ngày: 14/3/2011 đến 19/3/2011)
THỨ
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐỒ DÙNG
Hai
14/3/2011
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Kỹ thuật
28
136
28
55
28
Chào cờ đầu tuần
Luyện tập chung (Tr/ 114)
Thiếu nhi thế giới liên hoan.TĐN số..
Ôn tập giữa kỳ 2 (Tiết 1)
Lắp cái đu (Tiết 2)
Bảng phụ
Phiếu BT
Bộ lắp ghép
Ba
15/3/2011
Thể dục
Toán
Lịch sử
Chính tả
Khoa học
55
137
28
28
55
Môn TT tự chọn. Trò chơi “Dẫn...
Giới thiệu tỉ số
Nghĩa ..... Thăng Long (Năm 1786)
Ôn tập (Tiết 2) 
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
Bóng, dây
Bảng phụ
Lược đồ ....
Bảng phụ
Cốc, túi ni ...
Tư
16/3/2011
LT&VC
Mỹ thuật
Toán
Kể chuyện
Địa lý
55
28
138
28
28
Ôn tập (Tiết 3)
Vẽ trang trí: Trang trí lọ hoa
Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai...
Ôn tập (Tiết 4)
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp theo)
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
Lược đồ 
ĐBDHMT
Năm
17/3/2011
Thể dục
Tập đọc
Toán
Tập Lvăn
Khoa học
56
56
139
55
56
Môn TT tự chọn. Trò chơi “Trao tín ...”
Ôn tập (Tiết 5)
Luyện tập 
Ôn tập (Tiết 6)
Ôn tập:Vật chất và năng lượng (Tiếp theo)
Bóng
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
Tranh ảnh ...
Sáu
18/3/2011
LT&VC
Đạo đức
Toán
Tập Lvăn
Sinh hoạt
56
28
140
56
28
(Tiết 7) Kiểm tra 
Tôn trọng Luật giao thông
Luyện tập
(Tiết 8) Kiểm tra 
SH tuần 28 - SHCĐ 
Các biển báo
Bảng phụ
Nội dung SH
Bảy
19/3/2011
Sáng
Chiều
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Toán: (Tiết 136)
 Luyện tập chung
	I. Mục tiêu: :
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ SGK.
- Phô tô phiếu bài tập như SGK.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng tính diện tích hình thoi biết:
+ Đường chéo thứ nhất dài 24 cm, đường chéo thứ hai bằng đường chéo thứ nhất.
+ Đường chéo thứ nhất dài 12 cm, đường chéo thứ hai gấp đôi đường chéo thứ nhất.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới;
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
* Tổ chức học sinh tự làm bài
- Giáo viên phát cho học sinh 1 phiếu bài tập đã phô tô sau đó yêu cầu học sinh làm thời gian 25 phút.
* Hướng dẫn kiểm tra bài
- Lần lượt cho học sinh nêu kết quả 
- Lớp nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
- Học sinh nhận phiếu và làm bài
- Học sinh nêu kết quả.
Bài 1: a, b, c: Đ; d: S
Bài 2: a: S; b, c, d: Đ
Bài 3: a
Bài 4: 
Giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
56 : 2 - 18 = 10 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số: 180 m2
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên tổng kết bài. Nhắc học sinh về ôn lại đặc điểm của các hình.
- Chuẩn bị bài Giới thiệu tỉ số.
- Nhận xét tiết học.
 ====================================
Âm nhạc: (Tiết 28)
Thiếu nhi thế giới liên hoan
Tập đọc nhạc số 8
(Có giáo viên dạy)
 =======================================
Tập đọc: (Tiết 55)
 Ôn tập giữa kỳ II (T 1)
	I. Mục tiêu:
* Kiểm tra đọc:
- Nội dung các bài tập đọc từ 19 đến tuần 27.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung cảm xúc của nhân vật.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
* Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 19 đến tuần 21 thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
	II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 - 27
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm bài đọc.
- Gọi 1 - 2 em trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Giáo viên ghi điểm.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. 
- Học sinh bốc thăm xong đọc, em khác lại bốc thăm đọc.
- Học sinh đọc và trả lời.
- Là những bài có 1 chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó.
+ Các truyện kể:
- Bốn anh tài trang 4 và trang 13.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21.
- 4 nhóm hoạt động.
- Giáo viên kết luận lời giải đúng
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu khây
Cẩu khây, Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, Móng tay đục máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Trần Địa Nghĩa
	4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập vào vở, học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
 ==================================
Kỹ thuật: (Tiết 28)
 Lắp cái đu (T 2)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy rình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy rình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu cái đu lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành lắp cái đu:
- Gọi 2 em đọc lại ghi nhớ
- Nhắc học sinh quan sát kĩ hình SGK, đọc kĩ nội dung từng bước lắp.
* HS chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Giáo viên đến từng nhóm và kiểm tra giúp HS chọn đúng, đủ chi tiết để lắp cái đu.
* Lắp từng bộ phận
- HS lắp từng bộ phận:
- Giáo viên nhắc học sinh lưu ý: Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ (cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu).
- Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu, vị trí vòng hãm.
* Lắp cái đu
- Nhắc học sinh qua sát hình 1 SGK để lắp hoàn thiện cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
- HS thực hành, Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
c. Đánh giá kết quả học tập:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành.
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh gia sản phẩm:
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu giao động nhẹ nhàng.
- HS tự dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Nhận xét dặn dò;
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần học tập, kĩ năng lắp ghép cái đu.
- Dặn về lắp cho thành thạo, chuẩn bị bài Lắp xe nôi.
 ================================
 Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009
Thể dục: (Tiết 55)
 Môn tự chọn – Trò chơi: “Dẫn bóng”
	I. Mục tiêu:
- Ôn và học một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
	II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân tập thoáng mát, đảm bảo an toàn.
- Mỗi học sinh 1 dây nhảy và dụng cụ tổ chức trò chơi.
	III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi tập: 1 phút.
- Khởi động cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc: 120 - 150 m.
* Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
- Ôn nhảy dây: 1 - 2 phút.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a) Môn tự chọn: 9 - 11 phút
+ Ném bóng: 9 - 11 phút.
- Cho học sinh ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
- Học cách cầm bóng: 1 - 2 phút: giáo viên làm mẫu, giáo viên kiểm tra học sinh làm và uốn nắn.
- Học tư thế chuẩn bị kết hợp cách cầm bóng: 4 - 5 phút
- Đội hình tập và cách dạy như trên.
b) Trò chơi vận động: 9 - 10 phút.
- Trò chơi “Dẫn bóng”: 
- Giáo viên phân công địa điểm cho học sinh.
x x x x x x x x
 x x x x x x x x GV
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Lớp trưởng điều khiển
- Đội hình hàng ngang.
x x x x x x x x
 x x x x x x x x GV
- Học sinh tiến hành tập, giáo viên xen kẽ có nhận xét giải thích thêm và sửa sai cho học sinh.
- Tổ trưởng điều khiển
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ từng nhóm.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- Cho học sinh làm một số động tác hồi tỉnh: 2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học: 1 phút. 
 ==============================
Toán: (Tiết 137)
Giới thiệu tỉ số
	I. Mục tiêu ... mình và mọi người chúng ta cần tôn trọng luật lệ giao thông. Để hiểu rõ điều đó các em cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK.
H:Em hãy nêu nguyên nhân xảy ra tai nạn ô tô? 
H: Hậu quả của tai nạn giao thông.?
H:Cách tham gia giao thông an toàn?
- Gọi học sinh trả lời, lớp nhận xét
- Giáo viên sơ kết lại.
- Đại diện khoảng 3 - 4 học sinh đọc bản thu thập và kết quả bài tập về nhà.
- 1 - 2 học sinh đọc.
- Học sinh trả lời.
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi,...) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông..)
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngưng trệ...)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
-Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi quan sát tranh để tìm hiểu:
H: Nội dung bức tranh này nói gì?
H: Những việc làm đó đã đúng luật giao thông chưa?
H:Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông?
- lớp nhận xét, giáo viên chốt ý đúng.
H: Việc làm trong các tranh 3, 4 là tranh những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Việc làm trong tranh 1, 5, 6 là việc làm chấp hành Luật giao thông.
- 2 em 1 cặp thảo luận.
- học sinh trình bày kết quả thảo luận
+ Tranh1 thể hiện việc làm đúng luật giao thông. Vì các bạn đang đạp xe đúng đường bên phảI, chỉ đèo một người.
+ Tranh 2: thực hiện sai luật giao thông. Vì xe chạy nhanh và chở quá nhiều người và đồ trên xe.
+ Tranh 3: Sai luật. Vì không được để trâu, bò, động vật đi lại trên đường ảnh hưởng các phương tiện giao thông đi lại
+ Tranh 4: Sai luật, Vì đi xe vào đường ngược chiều sẽ gây tai nạn.
+ Tranh 5: Đúng kuật. Vì thực giện theo tín hiệu biển báo, đội mũ bảo hiểm.
+ Tranh 6: Đúng luật. Vì mọi người đều đứng cách xa và an toàn khi xe lửa qua.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2 SGK)
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh xử lý tình huống.
+ Nhóm 1a: Một nhóm học sinh đang đá bóng ở dọc đường.
+ Nhóm 2 b: Hai bạn đang chơi trên đường tàu hỏa.
+ Nhóm 3c: Hai người đang phơi rơm rạ.
+ Nhóm 4d: Một nhóm thiếu niên đang đứng xem và cổ vũ cho đám thanh niên đua xe máy trái phép.
+ Nhóm 5đ: Học sinh tan trường tụ tập trước cổng trường.
+ Nhóm 6e: Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ.
+ Nhóm 7g: Đò qua sông chở quá số người qui định.
- Chia lớp thành 7 nhóm và tiến hành xử lí tình huống.
+ Sẽ xảy ra tai nạn giao thông.
+ Sẽ bị tàu hỏa tông.
+ Xe cộ qua lại bị cản trở, gây tắt nghẽn giao thông...
+ Học sinh tự do phát biểu.
- Giáo viên kết luận: Những việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm để gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi 3 em đọc ghi nhớ SGK.
- Về tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, nêu ý nghĩa và tác dụng của biển báo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 ==================================
Toán: (Tiết 140)
 Luyện tập 
	I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
	II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Thu vở một số em chấm.
- Gọi 1 em lên chữa lại bài 4
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
H:3 đựoc gọi là gì?
H: Tỉ số 3 cho biết gì?
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên chốt lại cách làm bài
Bài 2: HS đọc đề
H:Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh các định tổng, tỉ số.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm, chốt lại cách làm.
Bài 3: HS đọc đề
H: Tổng của hai số là bao nhiêu?
H: Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Lớp nhận xét 
- Giáo viên chốt lại cách làm.
Bài 4: Bài toán yêu cầu làm gì?
H: Tổng của hai số là bao nhiêu?
H: Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- Gọi học sinh đọc thành đề toán.
- Giáo viên nhận xét
- Yêu cầu học sinh giải
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- 1 em đọc đề. 
- Sợi dây dài 28 m, đoạn 1 gấp 3 lần đoạn 2.
- Mỗi đoạn dài ? m
- Tỉ số
- Biết đoạn 1 chiếm 3 phần, đoạn 2 chiếm 1 phần .
- 1 em làm ở bảng lớp. Học sinh khác làm vào vở
 ? m Ta có sơ đồ:
Đoạn 1: 28 m
Đoạn 2: 
 ?m Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ 2 dài là:
28 - 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21m
 Đoạn 2: 7m
- 1 em đọc
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số
- Tổng là 12, tỉ số là 
Ta có sơ đồ
12 bạn
Nữ : 
Nam : 
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 1 = 3 (phần)
Số bạn nam là: 12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn nữ là: 12 - 4 = 8 (bạn)
Đáp số: Nam: 4 bạn
 Nữ: 8 bạn
- 1 em đọc
- Là 72
- Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé (số bé bằng số lớn)
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
Ta có sơ đồ:
72
Số lớn: 
Số bé: 
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số nhỏ là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
 Số bé: 12
- Nêu đề toán rồi giải theo sơ đồ
- Là 180 l 
- Số lít ở thùng 1 bằng số lít ở thùng 2.
- HS nối tiếp nhau đọc
Hai thùng đựng 182 l dầu. Biết số lít dầu ở thùng thứ nhất bằng số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu ở mỗi thùng.
- 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Thùng thứ nhất đựng:
180 : 5 = 36 (lít)
Thùng thứ hai đựng:
180 - 36 = 144 (lít)
Đáp số: thùng 1: 36 lít
 thùng 2: 144 lít
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Giáo viên tổng kết bài, dặn về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 =====================================
Tập làm văn: (Tiết 56)
Kiểm tra định kỳ, giữa kỳ II
(Đề bài do nhà trường ra)
 ==================================
Sinh hoạt: (Tiết 28)
Sinh hoạt cuối tuần 28
Sinh hoạt theo chủ điểm
 I/ Mục tiêu:
-Qua tiết sinh hoạt HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân mình trong tuần qua để có hướng khắc phục trong tuần tới.
-HS có tinh thần đoàn kết, phê và tự phê cao.
	 II/ Nội dung sinh hoạt:
 1/ Sơ kết tuần 28:
-Lớp trưởng điều kiển các tổ nhận xét chung về tổ mình. Lớp trưởng tổng hợp lại và 
báo cáo về GV . GV nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
 a/ Đạo đức: 
 Nhìn chung các em ngoan, đi học đúng giờ và biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
 b/ Học tập: 
-Đa số các em đã có ý thức học tập cao, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đến lớp chăm chú nghe cô giảng bài và phát biểu bài sôi nổi.
- Song bên cạnh đó còn rải rác một số em chưa chịu khó học bài và làm bài trước khi đến lớp .
 c/ Các hoạt động khác: 
 Thực hiện việc sinh hoạt giữa giờ và tập thể dục giữa giờ đều đặn.
-Các em đội viên đã đeo khăn quàng đầy đủ trước khi đến lớp.
-Vệ sinh cá nhân và sân trường sạch sẽ.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
-Thực hiện tốt Nha học đường.
 2/Sinh hoạt theo chủ điểm:
Qua tiết hoạt động tập thể giúp HS hiểu được các em cần có ý thức và việc làm đúng đắn khi nghĩ về công lao to lớn của những người đi trước, đặc biệt là công lao to lớn của các bà, các mẹ.
-HS tiếp tục biết trình bày bài hát, những câu chuyện về mẹ, về bà.
-Qua đó giáo dục các em lòng kính yêu bà, mẹ và ghi nhớ công ơn của các anh hùng tham gia trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
-HS có thói quen khi làm những việc có ích cho xã hội, cộng đồng.
H: Em nào biết ngày chủ nhật vừa rồi là ngày bao nhiêu ? ( là ngày 26 tháng 3 )
H:Vậy em nào biết ngày 26 tháng 3 là ngày gì? ( là ngày thành lập Đoàn ).
 GV: Tháng 3 này có 3 ngày lễ, đặc biệt là ngày 17 tháng 3 là ngày giải phóng 
Pleiku. Tới ngày 17/ 3 tất cả các nhà đều phải treo cờ để kỉ niệm 32 năm ngày giải phóng thị xã Pleiku ( nay là thành phố Pleiku ).
 GV: Để có được tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay thì chúng ta phải ghi nhớ công lao của những người đi trước. Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện tốt để đền đáp lại công ơn của những người đi trước.
	 * Thi hát và kể chuyện :
 	Các tổ lần luợt cử đại diện lên hát các bài hát hoặc kể chuyện ca ngợi về mẹ, về bà. Lớp nhận xét tổ có những bạn hát hay và kể chuyện hay.
	GV nêu nội dung chính của mỗi câu chuyện mà HS vừa kể.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Các em hãy thực hiện tốt các điều vừa học.
-Về nhà các em hãy sưu tầm các tranh ảnh về ngày giải phóng Gia Lai.
 2/ Kế hoạch tuần 29: 
-Tiếp tục thực hiện tốt khâu nề nếp đã có.
-Lớp sinh hoạt văn nghệ.
-Tiếp tục thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
-Thực hiện tốt Nha học đường.
 ===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_ha_van_hung.doc