I. MỤC TIÊU:
° Kiểm tra đọc:
- Nội dung các bài tập đọc từ 19 đến tuần 27.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung cảm xúc của nhân vật.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
° Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 19 đến tuần 21 thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 -27.
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 Toán: §. LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết: 136) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học. - Vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. - Giáo dục học sinh yêu thích toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ SGK. - Phô tô phiếu bài tập như SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng tính diện tích hình thoi biết: + Đường chéo thứ nhất dài 24 cm, đường chéo thứ hai bằng đường chéo thứ nhất. + Đường chéo thứ nhất dài 12 cm, đường chéo thứ hai gấp đôi đường chéo thứ nhất. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới; a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: - GV cho HS đọc đề bài -Gợi ý cách làm. * Tổ chức học sinh tự làm bài: 1,2,3 - Giáo viên phát cho học sinh 1 phiếu bài tập đã phô tô sau đó yêu cầu học sinh làm thời gian 25 phút. * Hướng dẫn kiểm tra bài: - Lần lượt cho học sinh nêu kết quả: - Lớp nhận xét chữa bài. - Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau bài 2,3. - Giáo viên chấm bài, nhận xét. HOẠT ĐỘNG HỌC: 2 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra - Giải: Đường chéo thứ hai dài: 24 = 16(m) Diện tích hình thoi là: = 192 (m2) Đáp số: 192 m2 - Giải: Đường chéo thứ hai dài: 12 2 = 24(cm) Diện tích hình thoi là: 12 24 = 144 (m2) Đáp số: 144 m2 - HS đọc đề bài 1,2,3 (SGK) - HS nghe - Học sinh nhận phiếu và làm bài - Học sinh nêu kết quả. Bài 1: a, b, c: Đ; d: S Bài 2: a: S b, c, d: Đ Bài 3: A : Đ 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên tổng kết bài. Nhắc học sinh về ôn lại đặc điểm của các hình. - GV gợi ý bài về nhà: Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề hướng dẫn HS tóm tắt và cách giải. Bước 1: Tính chiều rộng hình chữ nhật? (56 : 2 – 18) Bước 2: Tính diện tích của hình chữ nhật ? 18 (56 : 2 – 18) - Dặn HS về nhà làm bài tập đã gợi ý. - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------- Âm nhạc: §. THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN (Tiết: 28) TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 8 (Giáo viên Âm nhạc dạy) Tập đọc: §. ÔN TẬP GIỮA KỲ II (Tiết: 55) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: ° Kiểm tra đọc: - Nội dung các bài tập đọc từ 19 đến tuần 27. - Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung cảm xúc của nhân vật. - Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc. ° Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 19 đến tuần 21 thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 -27. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng: - Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm bài đọc. - Gọi 1 - 2 em trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Giáo viên ghi điểm. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: -H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? +Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. HOẠT ĐỘNG HỌC: - Học sinh bốc thăm và đọc, em khác lại bốc thăm đọc.... - Học sinh đọc và trả lời. - Là những bài có 1 chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó. + Các truyện kể: - Bốn anh tài trang 4 và trang 13. - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21. - 4 nhóm hoạt động. - Giáo viên kết luận lời giải đúng: Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu khây Cẩu khây, Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, Móng tay đục máng, yêu tinh, bà lão chăn bò Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà. Trần Địa Nghĩa .......................... ........................................................ ......................................... - GV nhận xét ghi điểm 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm bài tập vào vở, học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? - Dặn HS xem trước bài Ôn tập tiết 2 Sách TV 2/ 95 - Nhận xét tiết học ----------------------------------------------------------------------------------- Kỹ thuật: §. LẮP CÁI ĐU (Tiết: 28) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy rình. - Giáo dục HS rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy rình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu cái đu lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học ( HS nghe) b) Thực hành lắp cái đu: - Gọi 2 em đọc lại ghi nhớ (2 HS đọc ghi nhớ SGK) - Nhắc học sinh quan sát kĩ hình SGK, đọc kĩ nội dung từng bước lắp. ° HS chọn các chi tiết để lắp cái đu. - Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu và xếp từng loại vào nắp hộp. - Giáo viên đến từng nhóm và kiểm tra giúp HS chọn đúng, đủ chi tiết để lắp cái đu. ° Lắp từng bộ phận: - GV hướng dẫn HS thực hành lắp giá đỡ đu như sách SG: HS lắp từng bộ phận: - Giáo viên nhắc học sinh lưu ý: Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ (cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu) như hình sau: - Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu, vị trí vòng hãm. ° Lắp ghế đu: - Nhắc học sinh qua sát hình 1 SGK để lắp các chi tiết a,b c để hoàn thiện cái đu: Các chi tiết a,b,c - Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu. Lắp trục và cái đu (hình 4) - HS thực hành, giáo viên theo dõi giúp đỡ. - HS hoàn thành sản phẩm) như sau: c) Đánh giá kết quả học tập: - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành. - Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm: + Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. + Ghế đu giao động nhẹ nhàng. - HS tự dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Nhận xét dặn dò; - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần học tập, kĩ năng lắp ghép cái đu. - Dặn về lắp cho thành thạo, chuẩn bị bài: Lắp xe nôi. - GV nhận xét chung tiết học.
Tài liệu đính kèm: