I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra đọc (lấy điểm) (yêu cầu như tiết 1)
- Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về: nội dung chính, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm.
- Gio dục HS tinh thần quả cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc + học thuộc lòng từ tuần 19 - 27.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT2 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2011 Thể dục: (Tiết: 56) §. MÔN TỰ THỂ THAO CHỌN TRÒ CHƠI:“TRAO TÍN GẬY” I. Mục tiêu: -Ơn và học mới một số nội dung của mơn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác -Trị chơi “Trao tín gậy ”. Yêu cầu tham gia trị chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức nhanh nhẹn II. Địa điểm – phương tiện: Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an tồn tập luyện Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trị chơi “Trao tín gậy ”ø và tập mơn tự chọn . III Nội dung và phương pháp lên lớp: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.Phần mở đầu: - Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh báo cáo - GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học -Khởi động : Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối , hơng , cổ chân. -Ơn các động tác tay , chân , lườn , bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển -Kiểm tra bài cũ : Thi nhảy dây Lần 1 thực hiện thử : Khi cĩ lệnh HS đồng loạt thực hiện động tác, ai để chân vướng dây thì dừng lại những người nhảy lâu nhất là người thắng cuộc Lần 2 : Cho HS thi chính thức 2.Phần cơ bản: -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập , một tổ học nội dung của mơn tự chọn , một tổ học trị chơi “Trao tín gậy ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vịng a) Mơn tự chọn : - Đá cầu : Ø Ơn tâng cầu bằng đùi : + GV chia tổ cho các em tập luyện + Cho mỗi tổ cử 1-2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi ØHọc đỡ và chuyển cầu bằng mu bàn chân + GV nêu tên động tác + GV làm mẫu kết hợp giải thích : -Ném bĩng ØƠn cách cầm bĩng và tư thế chuẩn bị: + GV nêu tên động tác : + GV nhắc lại và làm mẫu : Cầm bĩng bằng tay thuận , để bĩng tì trên phần chai tay ( phần nối giữa lịng bàn tay và các ngĩn tay ) , các ngĩn trỏ , giữa và ngĩn áp út. Năm ngĩn tay xoè đều để giữ lấy bĩng + Tổ chức cho HS tập , GV theo dõi kiểm tra, uốn nắn động tác sai Ø Ơn cách cầm bĩng và tư thế chuẩn bị , ngắm đích , ném ( chưa ném bĩng bĩng đi và cĩ ném bĩng vào đích ) - GV nêu tên động tác : - GV làm mẫu và kết hợp giải thích - Tổ chức cho HS tập , GV vừa điều khiển vừa quan sát HS để nhận xét về động tác và chỉ dẫn cách sửa động tác sai cho HS b. Trị chơi vận động - GV tập hợp HS theo đội hình chơi - Nêu tên trị chơi : “ Trao tín gậy ” - GV nhắc lại cách chơi - GV tổ chức cho HS chơi thử - Tổ chức cho HS chơi chính thức 3 .Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống bài học - Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh : dang tay : hít vào , buơng tay : thở ra , gập thân - Trị chơi “ Làm theo hiệu lệnh ” - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ơn nội dung của mơn học tự chọn : đá cầu ném bĩng ” - GV hơ giải tán 6-10 phút 1 phút 1 phút 2 lần 8 nhịp 18-22 phút 9-11 phút 2 phút 5-6 phút 9-11 phút 1-2 phút 5-6 phút 9-11 phút 1-2 lần 1-2 lần 4-6 phút 1-2 phút 2 phút 1 phút 1 phút - Đội hình 3 hàng ngang GV - Đội hình khởi động - Đội hình thể dục - HS thi nhảy dây - HS nghe - HS cĩ thể làm mẫu theo giáo viên - HS thực hành các động tác - HS nghe - Đội hình 3 hàng ngang GV - HS hơ “Khỏe” 3 lần Tập đọc: §. ÔN TẬP ( Tiết 5) (Tiết: 56) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc (lấy điểm) (yêu cầu như tiết 1) - Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về: nội dung chính, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm. - Giáo dục HS tinh thần quả cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc + học thuộc lòng từ tuần 19 - 27. - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT2 và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: - Các em đã học chủ điểm Những người quả cảm. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính, về nhân vật của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này. 2. Kiểm tra đọc: (Số học sinh còn lại) - Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi trong đoạn bài vừa đọc. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên yêu cầu: hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. - Kết luận đúng: - HS nghe - HS thực hiện yêu cầu kiểm tra của GV - 1 em đọc - 1 học sinh nêu các bài tập đọc. + Khuất phục tên cướp biển. + Ga - vrốt ngòai chiến lũy. + Dù sao trái đất vẫn quay. + Con sẻ. - 4 nhóm hoạt động. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục. - Bác sĩ Ly. - Tên cướp biển. Ga - vrốt ngòai chiến lũy Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt, bất chấp hiểm nguy ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. - Ga - vrốt - Ăng - giôn - ra. - Cuốc - phây - rắc Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li - lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - Cô - péc - ních - Ga - li - lê Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ - Con sẻ mẹ, sẻ con. - Nhân vật “tôi” - Con chó săn. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm có kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn học sinh ghi nhớ những nội dung vừa ôn, ôn lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? và chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập (tiết 6 sách TV 2) trang 98 . - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------ Toán: §. LUYỆN TẬP (Tiết: 139) I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh rèn kỹ năng giải bài toán: “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DAY: 1. Bài cũ: - 1 HS Nêu được các bước giải của bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - Kiểm tra 2; 3 trang 148. GV gọi 2 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài rồi cho lớp nận xét chữa bài ghi điểm: - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài mới: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Bài 1: Gọi học sinh đọc đề - H: Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu học sinh giải - Giáo viên nhận xét, chốt lại các bước giải. Ghi điểm HS Bài 2: Gọi học sinh đọc đề - Gợi ý: Xác định tổng, tỉ số, áp dụng các bước giải để giải. - Yêu cầu học sinh làm phiếu bài tập - Giáo viên nhận xét ghi điểm. HOẠT ĐỘNG HỌC: - 1 HS nêu - Giải bài 2: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5(phần) Kho thứ nhất chứa: 125 : 5 3 = 75(tấn) Kho thứ hai chứa: 125 – 75 = 50 (tấn) Đáp số: 75tấn thóc và 50 tấn thóc - Giải bài 3: Số lớn nhất có 2 chữ số là 99 Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần) Số bé là: 99 : 9 4 = 44 Số bé là: 99 – 44 = 55 Đáp số: 55 và 44 - HS nghe - 1 HS đọc đề SGK: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 198 và tỉ số của hai số đó là - Tổng hai số 198 . Tỉ số của hai số - Tìm hai số đó. - 1 em làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở Ta có sơ đồ: ? 198 Số lớn: Số bé: ? Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 8 = 11 (phần) Số bé là: 198 : 11 3 = 54 Số lớn là: 198 - 54 = 144 Đáp số: số bé: 54 số lớn: 144 - 1 em đọc SGK - HS nghe GV gợi ý - 4 nhóm làm phiếu bài tập. Đại diện nhóm báo cáo kết quả và chữa bài: Ta có sơ đồ: ? quả 280 quả Cam : Quýt: ? quả Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số cam là: 280 : 7 2 = 80 (quả) Số quýt là: 280 - 80 = 200 (quả) Đáp số: Cam: 80 quả Quýt: 200 quả 3. Củng cố, dặn dò: - GV gợi ý bài về nhà: Bài 3; 4 Bài 3: Học sinh đọc đề -H: Bài toán cho biết gì? -H: Bài toán hỏi gì? -H: Muốn biết mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? -H:Làm thế nào để biết số cây mỗi học sinh trồng? - Sau đó tìm số cây của mỗi lớp. - Yêu cầu học sinh về nhà làm. - 1 em đọc SGK + Hai lớp trồng 330 cây 4A có 34 học sinh, 4B có 32 học sinh. +Mỗi học sinh trồng số cây như nhau. + Tìm số cây mỗi lớp trồng được. + Lấy số cây mỗi bạn trồng được nhân với số học sinh của mỗi lớp. + Lấy tổng số cây chia cho tổng số học sinh của 2 lớp. Bài 4: Gọi học sinh đọc đe.à -H: Bài toán thuộc dạng toán gì? -H: Vì sao em cho rằng đây là dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số? - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài. - 1 em đọc SGK + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Vì bài toán cho biết tỉ số của chiều rộng và chiều là . Cho biết chu vi của hình chữ nhật là 350 m. Từ chu vi của hình chữ nhật ta tìm được nửa chu vi, đó chính là tổng của chiều rộng và chiều dài. - GV cho HS nêu lại các bước thực hiện loại toán Tổng, tỉ tìm 2 số (2 HS nêu lại các bước. - Chuẩn bị bài: Luyện tập (trang 149/SGK). - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------ Tập làm văn: §. ÔN TẬP (Tiết 6) (Tiết 55) I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể. - Giáo dục HS nói viết đúng các dạng câu đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tờ phiếu kẻ bảng để học sinh phân biệt 3 kiểu câu kể - Viết sẵn BT1, BT2 vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Gọi học sinh đọc ghi nhớ về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học b) Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên giao việc: Xem lại bài: Câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? để lập bảng phân biệt đúng: - Gọi các nhóm trình bày. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. Nhận xét tuyên dương các nhóm làm đúng. HOẠT ĐỘNG HỌC: - 3 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra: mỗi em đọc 1 loại câu - HS nghe, nhắc lại đề bài - 1 em đọc (SGK) - Các nhóm thảo luận làm bài trên phiếu - Đại diện các nhóm trình bày kết quả: - HS nhận xét Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Định nghĩa - CN trả lời câu hỏi: Ai (con gì)? - VN trả lời câu hỏi: làm gì? - VN là động từ, cụm động từ. - CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì?) - VN trả lời câu hỏi: Thế nào? - VN là tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ. - CN trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? - VN trả lời câu hỏi là gì? - VN thường là danh từ, cụm danh từ. Ví dụ Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. Bên đường, cây cối xanh um. Hồng Vân là học sinh lớp 4A. Bài 2: (GV làm tương tự như trên)Tìm hiểu 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu kể: STT Câu Kiểu câu Tác dụng 1 Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười Ai là gì? Giới thiệu nhân vật “tôi” 2 Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một Ai làm gì? Kể các hoạt động của nhân vật “tôi” 3 Buổi chiều ở làn ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. Ai thế nào? Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên: -H: Em có thể dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly? -H: Câu kể Ai là gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly? -H: Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly. - Yêu cầu học sinh làm bài: - Gọi học sinh trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét. - Giáo viên tuyên dương học sinh làm bài tốt. - GV nhận xét- ghi điểm + Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. + Cuối cùng, bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn. + Bác sĩ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết. - Học sinh viết đoạn văn: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho học sinh nhắc lại 3 kiểu câu đã học (3 HS nhắc lại) - Về nhà làm bài tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị thi giữa kì 2 - Giáo viên nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------------- Khoa học: §. ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết: 56) (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng. - Củng cố các kĩ năng: Quan sát, làm thí nghiệm. - Củng cố các kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến phần vật chất và năng lượng. - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với thành tựu khoa học kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tất cả các đồ dùng của những tiết trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn? - Tại sao khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ? - Giáo viên nhận xét- ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học: Nay ta tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng về phần vật chất và năng lượng. b) Hướng dẫn Ôn tập: Hoạt động 1: - Giáo viên phát phiếu giao việc, yêu cầu các nhóm thảo luận: - Gọi đại diện nhóm trả lời: -H:Nêu ích lợi của âm thanh? -H: Bạn có thể làm gì góp phần chống tiếng ồn? -H: Làm thí nghiệm chứng minh vai trò của ánh sáng. -H: Bóng của vật xuất hiện ở đâu, khi nào? -H: Bóng của vật thay đổi khi nào? - Quan sát bóng cây theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều). Vì sao bóng của cây lại thay đổi? - Giáo viên kết luận: 1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía Tây. 2. Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó. 3. Buổi chiều, bóng cọc dài ngả về phía Đông. -H: Những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh? -H:Bạn có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống? - Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý đúng. HOẠT ĐỘNG HỌC: - 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra - 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra - HS nghe - Học sinh làm việc nhóm - Học sinh trả lời. + Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện vớ nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu, + Đi nhẹ, nói khẽ... + Học sinh làm thí nghiệm: Bỏ một số vật vào hộp kín, nhìn qua lỗ nhỏ. Sau đó bật điện cho sáng lên rồi nhìn vào lỗ nhỏ. + Phía sau vật cản sáng (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. + Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối vật đó thay đổi. - Vì vị trí chiếu của mặt trời đối vói cây thay đổi. - HS nghe - Mặt trời, bếp củi đang cháy, - Tắt điện, bếp khi không sử dụng, không đun nước sôi đến cạn, Hoạt động 2: Thực hành: - Giáo viên làm thí nghiệm: Dùng ngón tay bịt kín một đầu xa lanh, tay kia ấn thân bơm vào ống bơm Thí nghiêm trên chứng minh điều gì? - Úp chiếc cốc vào chậu nước, đặt chai nằm nghiêng vào chậu nướcThí nghiệm chứng minh không khí ở xung quanh ta và không khí có ở trong những chốc rỗng của mọi vật. - GV nhận xét ghi điểm. - Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời - Không khí có thể nén lại và giãn ra. 3. Củng cố dặn dò: - Gọi học sinh lên làm lại các thí nghiệm chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra; chứng minh không khí có trong các vật xốp. - Giáo viên tổng kết bài, nhắc học sinh về ôn bài. Chuẩn bị bài: Thực vật cần gì để sống? (trang 144/SGK) - Giáo viên nhận xét tiết học. _______________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: