Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 2 cột đẹp)

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu bài thơ thể hiện một cách nhìn rất riêng , một khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi một khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.

2 – Kĩ năng

+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Chú ý :

- Đọc đúng các tiếng có âm và vần dễ lẫn.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui ,hồn nhiên ; đọc đúng những câu mở đầu cả bài thơ và từng khổ thơ “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? “ với giọng ngạc nhiên , thân ái, dịu dàng, thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với trăng , sự gần gũi giữa nhà thơ với trăng.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3 – Thái độ

- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 3.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 46 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 3 tháng 4 năm 2006.
Tập đọc 
Tiết 57:	ĐƯỜNG ĐI SA PA.
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.
2 – Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý :
+ Đọc đúng các từ , câu .
- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa ( nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ôn tập.
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài :
- Đất nuớc ta có nhiều phong cảnh đẹp . Một trong địa danh đẹp nổi tiếng ở miền Bắc là Sa Pa. Sa Pa là một địa điểm du lịch và nghỉ mát . Bài đọc Đường đi Sa Pa hôm nay sẽ giúp các em hình dung được vẻ đẹp đặc biệt của đường đi Sa Pa và phong cảnh sa Pa. 
 b) Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp . Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1 ?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa ?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa ?
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ? 
Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên? 
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Xe chúng tôi leo..liễu rủ. Giọng đọc suy tưởng , nhẹ nhàng , nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
*HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Đoạn 1 : Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh , huyền ảo , đi giữa rừng cây , hĩ­a những cảnh vật rực rỡ màu sắc : “ Những đám mây trắng . . . lướt thướt liễu rũ. “
- Đoạn 2 : Cảnh phố huyện rất vui mắt , rực rỡ sắc màu : “ nắng vàng hoe  núi tím nhạt “
- Đoạn 3 : Một ngày có đến mấy mùa , tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ “Thoắt cái  hây hẩy nồng nàng. “
+ HS trả lời theo ý của mình.
Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nhận xét.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 1 .
- Chuẩn bị : Dòng sông mặc áo.
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ hai, ngày 3 tháng 4 năm 2006.
Chính tả 
TIẾT 29:	AI ĐÃ NGHĨ RA CHỮ SỐ 1,2,3,4,?
I. MỤC TIÊU : 
1. Nghe và viết đúng chính tả bài : Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,?
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ch/tr ,êt/êch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a.
- Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài :
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,?- Ghi bảng
Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
a. Hướng dẫn chính tả: 
-Đọc đoạn viết chính tả.
- Câu hỏi : Chữ A-rập do người nước nào nghĩ ra? - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
-Nhắc cách trình bày bài
- Đọc cho HS viết 
- Đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
-Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
- Nhận xét chung 
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
-Giao việc 
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
-HS theo dõi trong SGK 
-HS trả lời. (người Ấn Độ)
-Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
-HS viết bảng con A- rập, Bát – đa, Ấn Độ.
-HS nghe.
-HS viết chính tả. 
-HS dò bài. 
-HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
-HS đọc yêu cầu bài tập 2b và bài 3. Cả lớp đọc thầm
-HS làm bài 
-HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2b: bết, bệt, chết, dết, hệt, kết, tết.
Bài 3: nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ. 
-HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố - Dặn dò :
	- Nhận xét.
	- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
- Chuẩn bị : Nhớ – viết Đường đi SaPa ( đoạn cuối)
Thứ ba, ngày 4 tháng 4 năm 2006.
Luyện từ và câu 
TIẾT 57:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH, THÁM HIỂM.
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm du lịch, thám hiểm.
Kỉ năng: Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
Thái độ: Dùng các từ đã học trong giao tiếp thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết tên các con sông quê hương.
SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’)
Ôn tập tiết 2
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
	- MRVT: Du lịch, thám hiểm.
- Bài học thuộc chủ điểm du lịch, thám hiểm , sẽ cung cấp cho các em 1 số từ chỉ địa danh, giúp các em phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.Dùng các từ đã học trong giao tiếp thích hợp.
 b) Các hoạt động : 
+ Hoạt động 1: Bài 1, Bài 2:
Bài 1:
- Làm việc cá nhân, dùng bút chì tự đánh dấu + vào ô đã cho.
- GV chốt ý đúng.
 Bài 2:
HS thảo luận nhóm đôi để chọn ý đúng.
- GV chốt ý đúng.
 + Hoạt động 2: Bài 3, 4
Bài 3:
- GV nhận xét, chốt ý.
* Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nêu nhận xét: ai đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành.
* Câu tục ngữ nói lời khuyên: Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới khôn ngoan, hiểu biết.
Bài 4:
- Treo bảng phụ. 
- GV chốt ý đúng. 
Sông Hồng. Sông Cửu Long. Sông Cầu.Sông Lam. Sông Mã. Sông Đáy. Sông Tiền – Sông Hậu. Sông Bạch Đằng.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Trình bày kết quả làm việc.
 Hoạt động được gọi là du lịch là: “Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh”
- Đọc thầm yêu cầu.
- Trình bày kết quả.
 Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghỉ, trả lời.
- HS nêu ý kiến.
- HS tiến hành. Chia nhóm tổ chức thành 2 cặp nhóm thi trả lời nhanh. Nhóm 1 nhìn bảng đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết nửa bài thơ đổi ngược nhiệm vụ. Sau đó làm tương tự với nhóm 3, 4.
Nhóm nào trả lời đúng đều là thắng.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nhận xét.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Chuẩn bị bài: giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu , đề nghị
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......Thứ ba, ngày 4 tháng 4 năm 2006.
Kể chuyện 
TIẾT 29: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG.
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 2. 
	-Phiếu viết nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’)
	-Ôn tập Tiết 4
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
	- Hôm nay , chúng ta sẽ tập kể chuyện về Đôi cánh của ngựa trắng để thấy rằng :
Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. 
 b) Các hoạt động :
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
 Chú ý : 
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao); 
-Giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối-Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu Bài tập 1, 2.
-Cho hs kể theo nhóm.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp  ... ranh.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Tuyên dương, động viên cho phù hợp.
- Quan sát một số tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông
-An toàn giao thông.
-Xe và người đi trên đường.
-Xe, tàu, người, cây, nhà hai bên đường
-Xe phạm luật gây ùn tắc, lộn xộn..
- Nắm cách vẽ:
 +Vẽ hình chính trước (xe hoặc tàu thuyền)
+Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động (nhà, cây, người)
+Vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt thể hiện trọng tâm.
-Hs tìm nội dung và vẽ theo ý thích.
-Thực hành vẽ theo hướng dẫn.
Tự đánh giá qua các tiêu chí:
+Rõ nội dung.
+Hình ảnh đẹp và sinh động.
+Màu sắc.
4. Củng cố : (3’)
	 -Nhận xét HS hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc . 
5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ năm, ngày 6 tháng 4 năm 2006.
Âm nhạc 
TIẾT 29: 	ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI
	LIÊN HOAN TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 8.	
I. MỤC TIÊU :
HS trình bày hát Thiếu nhi thế giới liên hoan theo cách hát : hòa giọng , lĩnh xướng , đối đáp 
HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài T Đ N số 8 ( Trích bài Bầu trời xanh ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Nhạc cụ ; Đàn giai điệu , đệm và hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và bài T Đ N số 8 ; 
Nghiên cứu tìm một vài động tác phụ họa phù hợp với giai điệu và nội dung bài hát ; 
Tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát ; Phân công HS đảm nhận vai trò hát lĩnh xướng và các nhóm hát đối đáp . 
Học sinh :
Sách vở ; Nhạc cụ gõ ; Học thuộc lời bài hát ; Chuẩn bị động tác để phụ họa cho nội dung bài hát. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2.BÀI CŨ : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
3.Bài mới : (27’)
 A).GIỚI THIỆU BÀI: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Học bài hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và bài T Đ N số 8
 b) Các hoạt động : 
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Hoạt động 1: Ôn bài thiếu nhi thế giới liên hoan.
Tập hát đối đáp như các tiết trước. 
Tập hát lĩnh xướng: GV chỉ định một HS hát tốt đảm nhận vai trò lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 tất cả cùng hát. 
Tập hát kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc. HS lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm. 
Hoạt động 2: Tập động tác phụ họa cho bài hát. 
GV mời 2 HS khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ. GV chọn động tác thích hợp và hướng dẫn HS trong lớp tập theo. 
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 8.
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài hát Bầu trời xanh là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bài hát này các em đã học ở lớp 1. Bài TĐN là đoạn trích trong bài.
Luyện tập tiết tấu của bài.
Hoạt động 2: Tập đọc tên từng nốt nhạc. 
Hoạt động 3: TĐN và hát lời. 
3. Phần kết thúc:
Mỗi tổ trình bày bài hát và bài TĐN một lần, GV đánh giá, cho điểm tượng trưng. 
HS hát.
HS hát và phụ hoạ động tác. 
HS đọc tên nốt nhạc. Sau đó chia bài thành 4 câu ngắn, tập đọc từng câu.
nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại. Cuối cùng tất cả cùng đọc nhạc rồi hát lời.
HS hát . 
4. Củng cố : (3’)
	Tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp.
Nhắc HS học thuộc lời ca của bài và tìm động tác phụ hoạ. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ tư, ngày 5 tháng 4 năm 2006.
Thể dục 
Tiết 57:	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU :
	- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
* Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc : 120m – 150m.
- Một số động tác khởi động và phát triển thể lực chung: 2 lần / 8 nhịp.
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Môn tự chọn: 9 – 11 phút.
-Đá cầu : 9 – 11 phút.
- Ném bóng : 9 – 11 phút.
* Ôn một số động tác bổ trợ: 2 phút.
 Nêu tên động tác, làm mẫu, HS tập , uốn nắn chỗ sai
* Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném ( chưa ném bóng đi và có ném bóng vào đích ): 7 - 8 phút. 
 Nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích.
 Kiểm tra, uốn nắn động tác sai.
b) Nhảy dây: 9 – 11 phút .
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 5 – 6 phút
- Thi vô địch tổ tập luyện : 3 – 4 phút
Hoạt động lớp, nhóm .
* HS ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: 2 phút.
- Tập theo đội hình hàng ngang đối mặt nhau từng đôi, cách nhau 2 – 3 m .
 Một người tâng cầu, một người đỡ cầu rồi chuyền lại.
- Tập đồng loạt theo 2 – 4 hàng ngang 
- Tập theo đội hình như trên.
 HS tập
- Tập hợp theo 2 – 4 hàng ngang sau vạch chuẩn bị
Tập mô phỏng kĩ thuật động tác nhưng chưa ném đi, sau đó ném bóng vào đích.
*Chia tổ tập luyện theo đội hình hàng ngang do tổ trưởng điều khiển. 
Tiến hành thi đua giữa các tổ.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
-Đi đều và hát : 2 phút
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 7 tháng 4 năm 2006.
 Thể dục 
Tiết 58:	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU :
	- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
* Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc : 120m – 150m.
* Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
- Một số động tác của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp.
- Ôn nhảy dây : 1 – 2 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Môn tự chọn: 9 – 11 phút.
-Đá cầu : 9 – 11 phút.
 Nêu tên động tác, HS tự tập
- Ném bóng : 9 – 11 phút.
* Ôn một số động tác bổ trợ: 2 phút.
 Nêu tên động tác, làm mẫu, HS tập , uốn nắn chỗ sai
* Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném ( chưa ném bóng đi và có ném bóng vào đích ): 7 - 8 phút. 
 Nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích.
 Kiểm tra, uốn nắn động tác sai.
b) Nhảy dây: 9 – 11 phút .
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 5 – 6 phút
- Thi vô địch tổ tập luyện : 3 – 4 phút
Hoạt động lớp, nhóm .
HS ôn tâng cầu bằng đùi: 2 – 3 phút.
*Chia tổ tập luyện theo đội hình hàng ngang do tổ trưởng điều khiển. 
* Tập theo đội hình như tâng cầu bằng đùi bằng hình thức thi đua.
- Tập theo đội hình như trên.
 HS tập
- Tập hợp theo 2 – 4 hàng ngang sau vạch chuẩn bị
Tập mô phỏng kĩ thuật động tác nhưng chưa ném đi, sau đó ném bóng vào đích.
*Chia tổ tập luyện theo đội hình hàng ngang do tổ trưởng điều khiển. 
Tiến hành thi đua giữa các tổ.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
-Đi đều và hát : 2 phút
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 7 tháng 4 năm 2006.
Sinh hoạt
TUẦN 29
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 30 .
- Báo cáo tuần 29 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 30 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : ....
	- Khuyết điểm :
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_ban_2_cot_dep.doc