Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản hay nhất)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa bài văn. Ca ngợi sức khỏe, vẻ đẹp dũng mãnh của đại bàng Trường Sơn – loài chim của thế giới tự nhiên tượng trưng cho khát khao tự do, tinh thần dũng cảm và đức tính hiền lành cảu người dân miền núi.

2. Kỹ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, ngợi ca sức khỏe, vẻ đẹp hùng dũng của đại bàng ở Trường Sơn.

3. Thái độ: Giáo dục H tinh thần dũng cảm và đức tính hiền lành.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ để ghi các câu trong bài cần luyện đọc.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 51 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa bài văn. Ca ngợi sức khỏe, vẻ đẹp dũng mãnh của đại bàng Trường Sơn – loài chim của thế giới tự nhiên tượng trưng cho khát khao tự do, tinh thần dũng cảm và đức tính hiền lành cảu người dân miền núi.
Kỹ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, ngợi ca sức khỏe, vẻ đẹp hùng dũng của đại bàng ở Trường Sơn.
Thái độ: Giáo dục H tinh thần dũng cảm và đức tính hiền lành.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	 Bảng phụ để ghi các câu trong bài cần luyện đọc.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
8’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Chẳng phải chuyện đùa.
GV kiểm tra 3 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài:
	Bài đọc “Vệ sĩ của rừng xanh” sẽ giới thiệu cho các em biết về 1 loài chim nổi tiếng trong thế giới các loài chim bởi sức khỏe và vẻ dũng mãnh đặc biệt của nó – chim đại bàng.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: Đọc đúng, trôi chảy toàn bài và hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
PP: Luyện tập thực hành, đàm thoại, giảng giải, trực quan.
GV đọc mẫu bài văn.
Chia đoạn: 5 đoạn.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (tranh).
GV cùng cả lớp giải nghĩa thêm những từ khác trong bài mà H chưa hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nội dung bài văn.
PP: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải, trực quan.
GV chia nhóm, giao việc.
+ Đại bàng ở Trường Sơn có những loại nào?
GV giảng kết hợp tranh.
+ Cánh đại bàng như thế nào?
+ Bộ xương và lông cánh đại bàng như thế nào?
+ Mỏ và chân đại bàng được tả như thế nào?
+ Tìm các hình ảnh so sánh và nói tác dụng của nó?
® GV : với biện pháp so sánh trong đoạn văn đã làm tăng tính hình tượng trong diễn đạt.
+ Chi tiết nào cho thấy đại bàng rất hiền lành?
+ Đại bàng tượng trưng cho những đức tính nào của người dân miền núi?
® GV: Đại bàng rất khỏe nhưng rất hiền lành. Bài văn ca ngợi sức khỏe, vẻ đẹp dũng mãnh cảu đại bàng Trường Sơn – loài chim của thế giới tự nhiên tượng trưng cho khát khao tự do, tinh thần dũng cảm và đức tính hiền lành của người dân miền núi.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài văn.
PP: Luyện tập thực hành.
GV lưu ý: đọc với giọng tả chậm rãi, ngợi ca sức khỏe, vẻ đẹp hùng dũng của đại bàng, nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện sức khỏe đặc biệt của đại bàng.
Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua: đọc diễn cảm giữa 2 dãy.
+ Đặt câu nêu các đặt điểm của đại bàng.
GV nhận xét – đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: “Trăng ơi  từ đâu đến?”.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
H thuộc lòng bài thơ.
+ Đọc lại các từ ngữ các em tìm được theo yêu cầu của bài tập 3.
+ Nêu nội dung của bài thơ.
Nghe.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
H nghe.
H đánh dấu vào GK.
H tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt).
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của các từ đó.
Hoạt động nhóm, lớp.
H thảo luận về bài văn dựa theo các câu hỏi trong SGK.
H trình bày cá nhân.
Lớp nhận xét bổ sung.
H đọc đoạn 1.
+ Có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
H đọc đoạn 2, 3.
+ Cánh đại bàng rất khỏe. Sải cánh dài tới 3 mét, khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn, vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút.
+ Bộ xương cánh đại bàng tròn dài như ống sáo, trong lớp thủy tinh; lông cánh ngắn nhất cũng dài tới bốn mươi nhăm phân.
+ Mỏ dài tới 40 phân, rất cứng. Đôi chân giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn có thể cào bong cả gỗ dễ như ta tước lạt giang.
+ Đôi chân  như đôi móc hàng  Những móng vuốt nhọn  như ta tước lạt giang.
+ Cách so sánh như vậy làm nổi bật sức khỏe đặc biệt của đại bàng.
H đọc đoạn 4, 5
+ Đại bàng không cậy khỏe bắt nạt các giống chim khác.
+ Tượng trưng cho lòng khát khao tự do, tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của người miền núi.
H gạch dưới các từ cần nhấn giọng (SGK).
H luyện đọc từng đoạn, cả bài.
5 H / 1 dãy (đọc nối tiếp).
+ Đại bàng là con vật có sức khỏe phi thường.
+ Đại bàng là con vật dũng cảm.
+ Đại bàng là con vật hiền lành.
+ Đại bàng là tượng trưng cho lòng khát khao tự do, tinh thần dũng cảm.
 Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp H củng cố về cách giải toán “Tìm 2 số khi biết biết hiệu và tỉ số của 2 số đó: (dạng với m, n > 1).
Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải dạng toán trên.
Thái độ: Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK, VBT.
HS : Bảng con,SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
5’
25’
2’
2’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
Nêu các bước giải bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”.
Aùp dụng: giải theo tóm tắt:
	 ? 	
	Lan: 84 quả
	Cúc:
	 ?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài:
Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
MT: Củng cố kiến thức.	
PP: Hỏi đáp.
Nêu các bước giải toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”.
GV gọi H lên bảng, GV nêu đề bài, H tóm tắt.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: 	Rèn kĩ năng giải toán.
PP: Luyện tập , thực hành.
Bài 1:
H tóm tắt bài toán bảng lớp.
Gọi H nêu các bước giải.
H sửa bảng lớp.
® GV nhận xét.
 Bài 2: Điền số vào ô trống.
Sửa bài hình thức “tìm bạn”.
Mỗi tổ cử 3 bạn.
GV chuẩn bị 12 thẻ từ ghi kết quả bài 2 (cí 2 thẻ kết quả sai).
Lớp bắt bài hát, từng bạn lên chọn thẻ từ đính vào ô thích hợp, kết quả sai đính bên ngoài.
Bài 3:
Gọi H tóm tắt bài toán.
H nêu các bước giải.
® GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Trò chơi, đàm thoại.
Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số.
Thi đua giải nhanh.
	 ?
Gà:
	 27 con
Vịt:	 
	 ?	
® GV nhận xát + tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Học bài các bước giải toán.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
H nêu
H giải bảng lớp.
Hoạt động lớp.
H nêu.
H thực hiện.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 Bài 1:
H tóm tắt + nêu các bước giải toán.
H làm bài vào vở trong 2 phút.
1 h sửa bảng lớp.
® Lớp nhận xét, sửa bài.
	Giải:
Hiệu số phần bàng nhau”
	7 – 4 = 3 (phần)
Số thứ nhất là:
	15 : 3 ´ 4 = 20
Số thứ hai là:
	15 + 20 = 35
	Đáp số: 20 , 30
 Bài 2: H đọc đề.
H tự làm bài vào vở trong 5 phút.
H thi đua sửa bài.
® Nhận xét.
Kết quả:
	46 và 69
	27 và 45
	42 và 98
	81 và 189
	82 và 205
 Bài 3:
H đọc đề bài.
Tóm tắt:
 ? m2
 HCM: 	
 HV	 : 	36 m2
	 ? m2 
H nêu.
Lớp làm vào vở.
2 H làm bảng phụ.
H sửa bài.
® Nhận xét.
	Giải:
 Hiệu số phần bằng nhau:
	4 – 3 = 1 (phần)
 Diện tích HCM là:
	36 ´ 4 = 144 (m2)
 Diện tích HV là:
	144 – 36 = 108 (m2)
	Đáp số: 144 m2
	 108 m2
Hoạt động dãy.
H nêu.
H thi đua (1 em/ dãy)
® Nhận xét lẫn nhau.
 Lịch sử
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP. 
Mục tiêu : 
Kiến thức : Biết nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
	2. Kỹ năng : Biết nhà Nguyễn thiết lập một số chế độ hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng học mình.
Thái độ : Giáo dục lòng tự hào dân tộc và thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : SGK, một số điều luật của bộ luật Gia Long ( nếu có).
HS : SGK.
Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
15’
10’
5’
1’
Khởi động :
Bài cũ : Quang Trung trọng dụng người tài.
Quang Trung đánh giá Nguyễn Thiếp là người như thế nào?
Quang Trung d9a4 đối xử với Nguyễn Thiếp như thế nào? Kết quả ra sao?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Nhà Nguyễn thành lập.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà Nguyễn.
MT: Nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn.
PP : Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận.
Vua Quang Trung qua đời năm nào?
Lúc này, tình hình triều đại Tây Sơn như thế nào?
® GV chốt: tình hình triều Tây Sơn có dấu hiệu yếu kém và sập đổ.
Nhà Nguyễn ra đời trong thời gian nào?
Từ năm 1802 – 1858 nhà Nguyễn Trãi qua các đời vua nào?
Hãy lấy ví dụ dẫn chứng cho thấy các vua triều Nguyễn muốn cho ai, chia sẽ hoặc lấn át uy quyền của mình.
® GV chốt ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về luật Gia Long.
MT: Nắm được một số điều trong bộ luật Gia Long.
PP: Đàm thoại, vấn đáp
Quân đội nhà Nguyễn gồm những loại nào?
Để truyền tin từ nơi này sang nơi khác nhà Nguyễn đã làm gì?
Nêu một số điều trong bô luật Gia Long?
® GV chốt ý.
Hoạt động 3: Củng cố.
Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn và 1 số điều trong bộ luật Gia Long?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài
Chuẩn bị: Kinh thành Huế.
Nhận xét tiết.
 Hát 
H nêu
Hoạt động nhóm đôi.
Năm 1792 Quang Trung qua đời.
Triều Tây Sơn mất đi trụ cột vững chắc. Nguyễn Nhạc tự cao, tự đại, Nguyễn Lữ bất lực.
Nguyễn Ánh đã lợi dụng thời cơ đó huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế l ...  động nhóm, đôi.
H làm việc nhóm đôi.
1 số H trình bày ý kiến của mình.
Hoạt động nhóm.
Lớp chia thành 3 nhóm.
Mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động nhóm.
Lớp chia 3 nhóm.
Các nhóm thảo luận và ghi lại các ý kiến.
Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
Kỹ năng: Biết tham gia cùng các bạn torng lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
Thái độ: Nhận thức được cái hay của bài được thầy, cô khen.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng, phấn màu.
	 Phiếu học tập.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1’
37’
1’
1. Ổn định:
2. Giới thiệu bài:
	Trả bài văn tả con vật.
3. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp.
MT: Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi đã được thầy cô chỉ rõ.
PP: Phân tích.
Viết đề văn lên bảng.
Nhận xét về kết quả làm bài.
	+ Những ưu điểm chính xác định đúng:
	+ Những thiếu sót, hạn chế.
Thông báo điểm số cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H chữa bài.
MT: Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung và biết tự chữa lỗi.
PP: Thực hành.
Trả bài.
a/ Hướng dẫn từng H sữa lỗi:
Phát phiếu học tập.
Theo dõi, kiểm tra.
b/ Hưỡng dẫn sữa lỗi chung:
Viết các lỗi định sửa lên bảng.
GV sửa lại cho đúng bằng phấn màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay.
MT: Nhận thức được cái hay của bài được điểm cao.
PP: Phân tích.
Đọc những đoạn văn, bài văn hay của 1 số H trong lớp.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét, biểu dương H đạt điểm cao, tiến bộ, khen những H làm việc tốt trong tiết.
H có bài viết không đạt, điểm thấp hơn khả năng: Viết lại bài văn để GV chấm lại.
Chuẩn bị: “Luyện tả các bộ phận của con vật”.
 Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp.
	+ Đề bài
	+ Kiểu bài
	+ Bố cục
	+ Ý
	+ Diễn đạt
- Yếu
- Trung bình
- Khá - Giỏi
Hoạt động cá nhân, lớp.
H làm việc cá nhân.
	+ 	Đọc lời phê
	+ 	Đọc những chỗ thầy, cô chỉ lỗi.
	+ 	Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi.
	+ 	Đổi phiếu cho bạn soát lỗi.
1, 2 H lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
Lớp tự sửa
H trao đổi về bài sửa trên bảng.
H viết bài sửa vào vở.
Hoạt động lớp.
H trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn cảu GV để tìm ra cái hay, cái đáng học hỏi ® Rút kinh nghiệm cho mình.
Toán
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp H từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ (có tỉ lệ đã cho), biết cách tìm độ dài thật trên mặt đất.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh nhẹn, chính xác.
Thái độ: Giáo dục tín cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : vẽ lại sơ đồ trong SGK vào tờ giấy to để treo bảng.
HS : SGK Toán 4, sửa bài tập Toán 4..
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
8’
8’
14’
2’
2’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Tỉ lệ bản đồ.
Sửa bài 2/ 67
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài:
	Giới thiệu bài: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
GV ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán 1.
MT: H biết cách tìm độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ qua tỉ lệ bản đồ
PP: Hỏi đáp, thực hành.
GV nêu bài toán theo hình vẽ sơ đồ trường Thắng Lợi phóng to trên bảng.
GV hỏi: + độ dài thu nhỏ trên bản đồ (của đoạn AB) dài mấy xăng ti mét?
+ Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu?
+ 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
GV giới thiệu cách ghi bài giải (SGK).
Chiều rộng thật của cổng là:
	1 ´ 800 = 800 (cm)
	800 cm = 8 m
	Đáp số: 8 m
Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán 2.
MT: Giúp H biết cách tính độ dài thật trên mặt đất khi quan sát bản đồ.
PP: Động não, thực hành.
GV giới thiệu đề bài, treo bản đồ (đã phóng to sơ đồ SGK) lên bảng.
Thực hiện tương tự bài toán 4.
Lưu ý:
+ Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo so với bài 1 ( mm khác cm).
+ Đơn vị đo độ dài thật cùng tên với đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết ( như in, km).
Hoạt động 3: Luyện tập.
MT: Rèn luyện kĩ năng tính toán.
PP: Thực hành.
Bài 1:
Yêu cầu H tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ cho trước.
Bài 2:
GV hướng dẫn cho H tự giải bài toán này. Lưu ý H đổi độ dài thật ra km.
Bài 3:
Yêu cầu H quan sát sơ đồ để thấy trên bản đồ mảnh đất có chiều dài 5 cm, chiều rộng 2 cm.
Tỉ lệ bản đồ là 1: 500. Rồi từ đó đi giải toán.
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố.
Hỏi: Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta có thể tính được độ dài thật bằng cách nào.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Về nhà học bài, làm bài tập 3.
Chuẩn bị: “ Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt)”.
 Nhận xét tiết học.
Hát
1 H nêu.
 	1 ´ 500 = 500 cm.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H quan sát.
H trả lời.
	+ 1 cm
 	+ 1: 800
	+ 800 cm
H theo dõi.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H theo dõi đề bài va quan sát sơ đồ.
H thực hiện.
H lưu ý.
Hoạt động cá nhân.
H đọc yêu cầu đề và làm bài.
	+ 2 ´ 500000 = 1000000 (cm)
	+ 45000 dm
	+ 100000 mm
H đọc đề và tự giải.
Quảng đường TPHCM – QN
	27 ´ 2500000 = 67500000 cm
	67500000 cm = 675 km
	Đáp số: 675 km
H đọc đề, quan sát hình vẽ và giải:
	CD: 5 ´ 500 = 2500 (cm)
	 2500 cm = 25 m
	CR: 2 ´ 500 = 1000 (cm)
	 1000 cm = 10 m
	Diện tích: 25 ´ 10 = 250 (m2)
Hoạt động cá nhân.
2, 3 H trả lời.
 Khoa học
NHU CẦU VỀ NƯỚC CỦA CÂY XANH. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết nhu cầu về nước của cây xanh.
Kỹ năng: Trình bày nhu cầu về nước của cây xanh.
Thái độ: Ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ SGK trang 116, 117
HS : SGK, sưu tầm tranh ảnh những cây sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
28’
12’
12’
4’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ:	Cây cần gì để sống.
Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
Nêu các lý do đối với những cây phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh.
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về “ Nhu cầu về nước của cây xanh”
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Triển lãm
MT: trình bày nhu cầu về nước của cây xanh.	
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Yêu cầu các nhóm trình bày các tranh ảnh.
Hãy lập phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó?
Qua triển lãm, các nhóm có kết luận gì về nhu cầu về nước của cây xanh?
Hoạt động 2: Thảo luận và trình bày.
MT:Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.	
PP: Quan sát, đàm thoại.
Yêu cầu H quan sát các hình trang 117 SGK và TLCH:
Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
Tìm thêm 1 số ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng trọt?
Vậy cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau thì chúng cần nước như thế nào?
GV chốt: Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
Hoạt động 3: Củng cố
Có phải tất cả các loài cây đều có nhu cầu nước như nhau không?
Nói tên cây và nhu cầu về nước của một số cây mà em biết?
GV nhận xét
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Nhu cầu về chất khoáng của cây xanh”.
 Nhận xét tiết học.
Hát
H nêu.
Hoạt động nhóm, lớp
Nhóm trưởng tập tranh ảnh hoặc cây lá thật của những cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm sưu tầm được.
H lập phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
H phân các cây thành 4 nhóm:
+ Nhóm cây sống dưới nước.
+ Nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn.
+ Nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt.
+ Nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
Các nhóm trình bày sản phẩm . Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
“ Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn”
Hoạt động lớp
H quan sát
Lúa đang làm đồng, lúa mới cấy.
Cây lúa cần nhiều nước lúc: gieo mạ,lúa mới cấy, đẻ nhánh, ra hoa, nên thời kì này người ta phải tác nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa lại cần ít nước hơn nên phải tháo nước ra.
Cây ăn qủa, lúc còn non cần dược tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh; khi quả chin cây cần ít nước hơn.
Ngô, mía  cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc.
Vườn rau, vườn hoa cần được tưới đủ nước thường xuyên.
Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
H nêu
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt
Đặng Ngọc Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_ban_hay_nhat.doc