Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Nhật Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Nhật Thủy

AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1 , 2 , 3 , 4 ?

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3 , 4 ? .

2. Kĩ năng: Nghe – viết lại đúng chính tả bài viết trên . Viết đúng các tên riêng nước ngoài , trình bày đúng bài văn . Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch ; êt/êch .

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - 3 , 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a hay b .

 - 3 , 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Bài thơ về tiểu đội xe không kính .

 - Vài em làm lại BT2 a tiết trước .

 3. Bài mới : (27) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4 ?

 a) Giới thiệu bài :

 - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Nhật Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2006
Tập đọc (tiết 57)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước .
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , thể hiện sự ngưỡng mộ , niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa . Học thuộc hai đoạn cuối bài .
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu mến những cảnh đẹp của đất nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK ; tranh , ảnh về cảnh Sa Pa .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Con sẻ .
	- Vài em đọc bài Con sẻ , trả lời các câu hỏi trong SGK .
 3. Bài mới : (27’) Đường đi Sa Pa .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới và tranh minh họa chủ điểm .
	- Giới thiệu bài đọc : Sa Pa – một huyện thuộc tỉnh Lào Cai , là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta . Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp các em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Phân đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  liễu rũ .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  tím nhạt .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người . Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy .
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy .
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên ?
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 và nêu lại .
- Đọc đoạn 2 và nêu lại .
- Đọc đoạn 3 và nêu lại .
- Mỗi em nêu một chi tiết riêng mình cảm nhận được .
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp . Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng , hiếm có .
- Tác giả ngưỡng mộ , háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa . Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Xe chúng tôi  liễu rũ . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng hai đoạn cuối .
+ Thi đọc thuộc lòng đoạn văn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS biết yêu mến những cảnh đẹp của đất nước .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 2 đoạn cuối bài , chuẩn bị cho tiết chính tả nhớ – viết tuần 30 .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 07 tháng 04 năm 2006
Chính tả (tiết 29)
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1 , 2 , 3 , 4  ?
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3 , 4  ? .
2. Kĩ năng: Nghe – viết lại đúng chính tả bài viết trên . Viết đúng các tên riêng nước ngoài , trình bày đúng bài văn . Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch ; êt/êch .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a hay b .
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
	- Vài em làm lại BT2 a tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4  ?
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết lại đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc bài chính tả .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày , cách viết các chữ số .
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài . Tự viết vào nháp tên riêng nước ngoài .
- Nêu nội dung mẩu chuyện . ( Mẩu chuyện giải thích các chữ số 1 , 2 , 3 , 4  không phải do người A-rập nghĩ ra . Một nhà thiên văn người Aán Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Aán Độ 1 , 2 , 3 , 4  )
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT . Nhắc HS có thể thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa .
+ Phát phiếu cho 3 , 4 nhóm làm bài .
+ Dán ở bảng lớp bài làm tốt của vài cặp , chốt lại lời giải .
- Bài 3 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài .
+ Truyện có tính khôi hài thế nào ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Trao đổi cùng bạn để làm bài .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt , làm bài vào vở .
- Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt , nhớ được cả những truyện xảy ra từ 500 năm trước – cứ như là chị đã sống được hơn 500 năm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa được ôn luyện chính tả ; nhớ truyện vui Trí nhớ tốt để kể lại cho người thân nghe .
v Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu (tiết 57)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm .
	2. Kĩ năng: Biết một số từ chỉ địa danh , phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi Du lịch trên sông .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ giấy để các nhóm làm BT4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Câu khiến .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Chốt lại lời giải đúng : ý b ( Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi , ngắm cảnh ) .
 - Bài 2 : 
+ Chốt lại lời giải đúng : ý c ( Thám hiểm có nghĩa là thăm dò , tìm hiểu những nơi xa lạ , khó khăn , có thể nguy hiểm ) .
Hoạt động lớp .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Đi một ngày đàng , học một sàng khôn nghĩa là : Ai đi được nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết , sẽ khôn ngoan , trưởng thành hơn .
- Bài 4 : 
+ Chia lớp thành các nhóm ; phát giấy cho các nhóm trao đổi , thảo luận , chọn tên các sông đã cho để giải đố nhanh .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Lập tổ trọng tài ; 2 nhóm thi trả lời nhanh : nhóm 1 đọc câu hỏi , nhóm 2 trả lời đồng thanh .
- Hết nửa bài thơ , đổi ngược lại nhiệm vụ ; làm tương tự như thế với các nhóm sau .
- Cuối cùng , các nhóm dán lời giải lên bảng lớp .
- Tổ trọng tài chấm điểm , kết luận nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ ở BT4 và câu tục ngữ Đi một ngày đàng , học một sàng khôn .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 04 tháng 04 năm 2006
Kể chuyện (tiết 29)
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu truyện , biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện : Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết , mới mau khôn lớn , vững vàng .
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , kể lại được từng đoạn và toàn truyện ; có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên . Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ truyện . Lắng nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình qua du  ... Vẽ trang trí : Trang trí lọ hoa .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ tranh đề tài : An toàn giao thông .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài 
MT : Giúp HS chọn được đề tài để vẽ .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu một số tranh , ảnh về đề tài an toàn giao thông ; gợi ý HS nhận xét :
+ Tranh vẽ về đề tài gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
- Tóm tắt : 
+ Tranh vẽ về đề tài an toàn giao thông thường có các hình ảnh phản ánh các phương tiện giao thông trên đường , trên nước  
+ Không chấp hành đúng luật lệ sẽ làm cho giao thông ùn tắc hoặc gây tai nạn nguy hiểm , có thể làm chết người , hư hỏng phương tiện  
+ Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi , trả lời .
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ tranh .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS chọn nội dung để vẽ .
- Gợi ý vẽ các tình huống vi phạm luật lệ giao thông .
- Gợi ý cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước .
+ Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động .
+ Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt 
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ hoàn chỉnh bức tranh về an toàn giao thông .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Gợi ý HS tìm , sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung .
Hoạt động cá nhân .
- Tìm nội dung và vẽ theo ý thích .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nhận xét , đánh giá bài vẽ của mình , của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , giảng giải .
- Chọn một số bài tiêu biểu , gợi ý HS nhận xét về :
+ Nội dung .
+ Các hình ảnh .
+ Màu sắc .
Hoạt động lớp .
- Xếp loại bài theo ý thích .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Thực hiện an toàn giao thông . Sưu tầm tranh , ảnh về các loại tượng .
v Rút kinh nghiệm:
Âm nhạc (tiết 29)
Oân tập bài hát : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 8
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Củng cố bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan . Học bài TĐN số 8
	2. Kĩ năng: Trình bày được bài hát theo những cách : hòa giọng , lĩnh xướng , đối đáp . Đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8 .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ .
	- Đàn giai điệu , đệm và hát bài hát ; bài TĐN số 8 .
	- Nghiên cứu vài động tác phụ họa phù hợp với giai điệu , nội dung bài hát .
	- Tranh , ảnh minh họa nội dung bài hát .
	- Phân công HS lĩnh xướng , đối đáp .
 2. Học sinh :
	- Sách vở , nhạc cụ gõ .
	- Thuộc lời bài hát .
	- Chuẩn bị động tác để phụ họa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan .
	- Một số em hát lại bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan . Tập đọc nhạc số 8 
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu nội dung , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát .
MT : Giúp HS hát đúng bài hát kèm động tác phụ họa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đệm đàn cho HS hát .
Hoạt động lớp .
- Tập hát đối đáp như tiết trước .
- Tập hát lĩnh xướng .
- Tập hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc 
- Vài em khá lên trình bày bài hát kết hợp động tác phụ họa .
- Cả lớp tập theo .
Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc số 8 .
MT : Giúp HS biết hát bài TĐN số 8 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Giới thiệu bài hát Bầu trời xanh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ . Bài TĐN là đoạn trích của bài hát này .
- Hướng dẫn HS luyện tập hình tiết tấu của bài .
- Chia bài thành 4 câu ngắn , tập đọc từng câu .
Hoạt động lớp .
- Tập đọc tên từng nốt nhạc .
- Tập đọc nhạc và hát lời .
- Nửa lớp đọc nhạc , nửa lớp hát lời ; sau đó đổi lại . 
- Tất cả cùng đọc nhạc và hát lời .
 4. Củng cố : (3’)
	- Mỗi tổ thi trình bày bài hát và bài TĐN 1 lần . GV đánh gía .
	- Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS tiếp tục học thuộc lời bài hát , bài TĐN số 8 .
v Rút kinh nghiệm:
Thể dục (tiết 57)
MÔN TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU :
	- Oân và học mới một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học .
	- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Dây nhảy , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai : 1 phút .
- Một số động tác khởi động và phát triển thể lực chung : mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập môn tự chọn và nhảy dây .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đá cầu : 9 – 11 phút .
- Oân chuyền cầu bằng mu bàn chân : 2 – 3 phút .
- Học chuyền cầu theo nhóm 2 người : 6 – 8 phút .
b) Nhảy dây : 9 – 11 phút .
- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 5 – 6 phút .
- Thi vô địch tổ tập luyện : 3 – 4 phút .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đội hình tập như bài 56 .
- Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi cách nhau 2 – 3 m , người nọ cách người kia tối thiểu 1,5 m . 
- Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang .
- Thi theo đội hình hàng ngang . Người để vướng dây cuối cùng là người vô địch 
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đi đều và hát : 2 phút .
- Trò chơi hồi tĩnh : 1 phút .
Thể dục (tiết 58)
MÔN TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU :
	- Oân và học mới một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
	- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Dây nhảy , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 150 – 200 m .
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút .
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai : 1 – 2 phút .
- Một số động tác của bài TD : mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập môn tự chọn và nhảy dây .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đá cầu : 9 – 11 phút .
- Oân tâng cầu bằng đùi : 2 – 3 phút .
- Oân chuyền cầu theo nhóm 2 người : 6 – 7 phút .
b) Nhảy dây : 9 – 11 phút .
- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 5 – 6 phút .
- Thi vô địch tổ tập luyện : 3 – 4 phút .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tập theo đội hình hàng ngang rồi tổ chức thi đua .
- Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi cách nhau 2 – 3 m , người nọ cách người kia tối thiểu 1,5 m . 
- Tập đồng loạt theo nhóm với đội hình hàng ngang ..
- Thi theo đội hình hàng ngang . Người để vướng dây cuối cùng là người vô địch 
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Một số động tác hồi tĩnh : 2 phút .
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát : 1 phút .
Sinh hoạt
TUẦN 29
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 30 .
- Báo cáo tuần 29 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 30 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nguyen_thi_nhat_thuy.doc