Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản hay 2 cột)

THỂ DỤC(Tiết 5)

ĐI ĐỀU,ĐỨNG LẠI, QUAY SAU - TRÒ CHƠI"KÉO CƯA LỪA XẺ"

I/Mục tiêu:

- Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại và quay sau.

- Trò chơi"Kéo cưa lừa xẻ". yc biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

II/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn,1 còi .

III/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 03/09 đến ngày 07/09/2012)
Thứ/ngày
Tiết
Tiết CT
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Thứ 2
03-09-2012
1
SHDC
2
T Đ
Thư thăm bạn
MT- KNS
3
T
Triệu và lớp triệu (TT)
4
T D
Đi đều, đứng lại, quay sau .Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ"
5
LS
Nước Văn Lang
Thứ 3
04-09-2012
1
ĐĐ
Vượt khó trong học tập (T1)
KNS
2
CT
Nghe viết:Cháu nghe câu chuyện của bà
3
Â.N
Giáo viên bộ môn
4
T
Luyện tập
5
KH
Vai trò của chất đạm và chất béo
TM
Thứ 4
05-09-2012
1
LT-C
Từ đơn và từ phức
2
KC
Kể chuyện đã nghe đã đọc
3
T
Luyện tập
4
Đ.LÝ
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
5
TD
Động tác đi đều, vòng trái, vòng phải, đứng lại.Trò chơi" Bịt mắt bắt dê"
Thứ 5
06-09-2012
1
TĐ
Người ăn xin
KNS
2
TLV
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
3
K T
Giáo viên bộ môn
4
T
Dãy số tự nhiên
5
K H
Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
MT
Thứ 6
07-09-2012
1
LT-C
MRVT:Nhân hậu - Đoàn kết
MT
2
MT
Giáo viên bộ môn
3
T
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
4
TLV
Viết thư
KNS
5
SH (NGLL)
Giữ gìn và bảo vệ môi trường
Thứ 2	Tập đọc (tiết 5)
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu đọc diễn cảm của một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau cua bạn. 
- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha. Đọc đúng: xúc động, hy sinh, lũ lụt, vượt qua, quyên góp, khoẻ, cứu người, ủng hộ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Hiểu tình cảm của người viết thư : Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thức bức thư.
* KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Thể hiện sự cảm thơng - Xác định giá trị - Tư duy sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ 
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc và đoạn học sinh 
đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc thuộc lòng bài tập đọc Truyện cổ nước mình
 + Tại sao tác giả lại yêu truyện cổ nước mình?
 + Em hiểu ý hai dòng thơ cuối muốn nói gì? 
- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm
2) Dạy bài mới: 
2.1) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ 
đọc một bức thư thăm bạn. Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba. Trong tai hoạ, con người phải yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này.
 - GV đưa tranh minh hoạ + tranh sưu tầm
2.2) Hướng dẫn luyện đọc:
- GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài (2 – 3 lượt)
 + GV khen HS đọc đúng (chú ý sửa cách đọc của các em: đọc bức thư nội dung chia buồn với giọng quá to, lạnh lùng); kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
- Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải: xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn nhóm đôi 
- Đọc mẫu toàn bài văn: giọng trầm buồn, chân thành. Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mất mát (Mình rất xúc động gửi bức thư này chia buồn với bạn) ; cao giọng hơn khi đọc những câu động viên (Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào vượt qua nỗi đau này)
- Mời học sinh đọc cả bài
=> GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc
2.3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài trả lời 
câu hỏi cuối bài. 
 + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
 + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc phần còn lại
 + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
 + Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- GV nhận xét & chốt ý 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu & kết thúc bức thư 
 + Em hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư? (Dòng mở đầu cho ta biết điều gì?
 + Dòng cuối bức thư ghi cái gì? 
- Giáo viên nhận xét & chốt ý 
2.4) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Giáo viên mời học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- Giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
- Giáo viên treo bảng phụ - Đọc mẫu đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hoà Bình  chia buồn với bạn) – Hướng dẫn HS đọc.
- Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Giáo viên cùng HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay - đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài 
3) Củng cố - dặn dò:
-Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp
-Thể hiện sự cảm thơng -Xác định giá trị -Tư duy sáng tạo.
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài: Người ăn xin 
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
 - 2 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát tranh minh hoạ để thấy hình ảnh bạn nhỏ đang viết thư, cảnh người dân đang quyên góp, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. 
- Học sinh chia đoạn:
 + Đoạn 1: từ đầu  chia buồn với bạn 
 + Đoạn 2: tiếp theo  những người bạn mới như mình 
 + Đoạn 3: phần còn lại 
 - HS tiếp nối đọc đoạn. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
 - HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
- Học sinh đọc theo nhóm đôi	
- Cả lớp theo dõi
- 1, 2 học sinh đọc lại toàn bài
- Học sinh đọc thầm bài, đọc câu hỏi và trả lời.
- Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong 
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng 
- Học sinh đọc thầm phần còn lại 
 + Câu cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng: “ Hôm nay, đọc báo  khi ba Hồng ra đi mãi mãi”.
 + Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào  nước lũ 
 + Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba  nỗi đau này 
 + Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình 
- HS đọc thầm lại những dòng mở đầu & kết thúc bức thư 
 + Những dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. 
 + Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư 
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
- Cả lớp thực hiện
- Học sinh theo dõi
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
- HS: Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Lương rất giàu tình cảm. Khi đọc báo, biết hoàn cảnh của Hồng, Lương đã chủ động viết thư hỏi thăm, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
- Học sinh phát biểu
- Cả lớp theo dõi
Toán (Tiết 11)
 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
	- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu
	- Học sinh củng cố về hàng và lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- SGK - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: Triệu và lớp triệu
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà 
Lớp triệu gồm những hàng nào?
Giáo viên nhận xét
2) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết số
GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 
342 157 413
- Số vừa viết có mấy chữ số?
GV cho học sinh tự do đọc số này
Giáo viên hướng dẫn thêm cho những học sinh yếu.
Hướng dẫn cách đọc.
 + Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, 
 + Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
GV yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn nội dung và kẻ thêm cột viết số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, đọc nhiều lần các số ghi ở cột “số”
- Mời học sinh đọc các cặp số
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên ghi các số trong bài lên bảng = yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc số.
- GV chỉ số đọc bất kì học sinh nào.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài tập 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu ca lớp viết số vào vở + 1 học sinh lên bảng viết.
- Nhận xét, bổp sung, 
Bài tập 4:
 - Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Giáo viên treo bảng phụ – gọi học sinh đọc bảng thống kê. 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
3) Củng cố - dặn dò:
Nêu qui tắc đọc số?
Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết & đọc số theo các thăm mà GV đưa.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.	
- Nhận xét tiế học.
- Học sinh sửa bài và trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS cả lớp viết số vào bảng con + 1HS lên bảng viết số.
- Có 9 chữ số.
HS đọc số :Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba
- Học sinh theo dõi
- Học sinh thực hành trên bảng con theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh nêu cách đọc số
+ Trước hết tách số thành từng lớp (từ phải sang trái)
+ Tại mỗi lớp dựa vào các đọc số có ba chữ số rồi thêm tên lớp đó.
- HS đọc: Viết và đọc các số theo mẫu 
- 1HS lên bảng làm bài + cả lớp viết 
vào vở nháp.
- Học sinh làm bài vào vở
 32 000 000 32 516 000
 32 516 497 834 291 712 
 308 250 705 500 209 037.
- Viết xong HS bắt cặp đọc số vừa viết đọc lại các số vừa viết.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc: Đọc các số sau 
- HS tiếp nối đọc số – các học sinh khác theo dõi nhận xét.
- Học sinh đọc số 
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa
- Học sinh đọc yêuViết các số sau.
 a. 10 250 214 b. 253 564 888
 c.400 036 105 d. 700 000 231.
- Học sinh đọc: Bảng dưới đây cho biết vài số liệu về giáo dục phổ thông năm học 2004 – 2005 
- Học sinh đọc bảng thống kê
- Nhận xét, ... h bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 +
 -
Nhân hậu 
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ. 
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết 
cưu mang, che chở, đùm bọc. 
Đè nén, áp bức, chia rẽ.
- HS đọc YC.
- HS đọc: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào ô trống để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây? 
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh trao đổi nhóm đôi
- Học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại:
 a) Hiền như bụt (hoặc đất) 
 b) Lành như đất (hoặc bụt)
 c) Dữ như cọp (hoặc hổ cái)
 d) Thương nhau như chị em gái.
- HS đọc: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?
- Cả lớp theo dõi
Vài HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh, sau đó viết lại vào VBT
- Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
 a) Môi hở răng lạnh: Ý nói những người ruột thịt, gần gũi,hàng xóm láng giềng phải biết che chở, đùm bọc nhau.
 b) Máu chảy ruột mềm: Những người thân gặp hoạn nạn mọi người trong gia đình đều cảm thấy đau đớn.
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi
Toán(Tiết 15)
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:	
 Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Trong dãy số tự nhiên số nhỏ nhất là số nào? Có số lớn nhất hay không? 
- Trong dãy số tự nhiên, hia số liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 ..... trăm = .. 1 nghìn
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
- Giáo viên nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
- Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
- Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
- Giáo viên nêu: chỉ với 10 chữ số 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9. ta có thể viết được mọi số tự nhiên
- Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
- Giáo viên đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
- GV đọc số yêu cầu học sinh viết bảng con.
 + Hai nghìn không trăm linh năm.
 + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm tám mươi ba.
- Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
- GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hay làm vào SGK.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Lưu ý học sinh trường hợp số có chứa chữ số 0 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
Bài tập 3: (chỉ viết giá trị của 2 số)
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hoặc SGK 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
3) Củng cố - dặn dò: 
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ?
- Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh thực hiện:
 10 đơn vị = 1 Chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Học sinh theo dõi và yêu cầu vài em nhắc lại
- Học sinh: 10 chữ số
- Học sinh viết và đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu ví dụ: 12346 ; 76328977 ;
- Học sinh nêu: Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
- Học sinh viết bảng con
 2005
 685 402 783.	
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc: Viết theo mẫu
- Cả lớp làm vào vở (SGK) 
- Từng cặp học sinh đổi chéo vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
- HS đọc: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
 387 = 300 + 80 + 7 
 873 = 800 + 70 + 3.
 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
 10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7.
- HS đọc: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗ ở bảng sau (theo mẫu) 
- HS nêu: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
Số
45
57
561
5824
5842769
Giá trị chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp teo dõi
Tập làm văn ( tiết 6)
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU:	
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Vận dụng những kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (III). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng viết đề văn. - 1 phong bì, tem.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: 
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Người ăn xin và tìm lời nói và ý nghĩ của nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương
2) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Viết thư
- Trong tuần 3 ta đã học về viết thư. Trong tiết học hôm nay, các em thực hành viết thư cho người thân.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh học phần nhận xét 
- Mời học sinh đọc đề bài.
- Mời học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa:
 + Người ta viết thư để làm gì? 
 + Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
 + Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Gợi ý cho học sinh nhớ lại nhưng nội dung về văn viết thư đã học ở lớp 3 và ở bài tập đọc Thư gửi bạn. Từ đó rút ra phần ghi nhớ như ở SGK.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh học phần Ghi nhớ
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính: 
Nêu mục đích lí do viết thư: 
- Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh cách ghi ngoài phong bì thư.
- Yêu cầu học sinh viết một bức thư theo yêu cầu bài tập. Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho học sinh
- Khi viết xong mời học sinh đọc bức thư của mình trước lớp
- Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm 
- Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung thường có trong một bức thư
- Giáo viên giới thiệu loại viết thư điện tử (email)
- Giáo viên góp các bức thư đã được để vào phong bì
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi 
- HS đọc: Dựa vào bài tập đọc Thư gửi bạn, trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
- Viết thư cho người thân ở xa.
- Gạch chân yêu cầu.
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Thực hành viết thư.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ. Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư.
Phần cuối thư:
- Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
- Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh viết vào giấy trắng
- Học sinh đọc bức trước lớp
- Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
SINH HOẠT TUẦN 03
I. Đánh giá tình hình tuần qua:
- Đi học đầy đủ, đúng giơ, Duy trì SS lớp tốt. Nề nếp lớp tương đối ổn định.
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
- Bao bọc sách vở đúng quy định.
II. Kế hoạch tuần 04:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 04.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học. Vận động HS ra lớp.
- Nhắc nhở gia đình đến đăng kí nhập học và đóng các khoản đầu năm.
GIO DỤC NGỒI GIỜ LN LỚP
GIỮ GÌN V BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
1.Mục đích
-Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm.
-Thực hiện giư gìn,bảo vệ môi trường sống trong sạch bằng cách bỏ rác vào thùng.
2.Thời gian :30 phút.
3.Địa điểm:
- Trong lớp và ngòai sân trường
4.Đối tượng
-HS lớp 4-5
-Số lượng 15-20 em
5.Chuẩn bị
 -Tranh, trị chơi.
6. Hệ thống việc làm
Việc 1: Tìm hiểu một số nguyn nhn lm cho mơi trường bị ơ nhiễm(15p)
- GV giới thiệu 
- HS Tìm hiểu. GV Cc em đ thường xuyn bỏ rc vo thng đng quy định chưa?
- Khi thấy bạn bỏ rc khơng dng quy định em sẽ lm gì?
Việc 2: HS thực hnh trong lớp
 GV kết luận: 
Bỏ rc vo thng để giữ vệ sinh chung, giữ cho mơi trường trong sạch, trnh dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Đy chính l việc lm nhỏ m mỗi chng ta cĩ thể lm để gĩp phần giữ gìn v bảo vệ mơi trường. 
KT của tổ trưởng 
Duyệt của BGH
Ngày tháng 08 năm 2012
Tổ trưởng
.
.
.
.
Ngày tháng 08 năm 2012
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_ban_hay_2_cot.doc