I.Mục tiêu:
- Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Làm đúng bài tập2 (b).
- H biết yêu cái đẹp, chịu khó rèn luyện .
II.Đồ dùng dạy học:
- 3 phiếu kổ to viết nội dung bài tập 2b (26-sgk)
III.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: 2 H viết bảng những từ ngữ bắt đầu bằng âm s/x.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hd H nghe-viết:
- Gv đọc bài chính tả - H theo dõi sgk - 1 H đọc lại bài.
? Nội dung bài thơ nói điều gì ? (.tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.)
- H đọc thầm lại bài - Chú ý những từ dễ viết sai, những từ có dấu hỏi, ngã .
? Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ?
- Gv đọc từng câu - H viết .
- Gv đọc từng câu - H dò bài.
- Chấm bài 10 em - Còn lại chấm chéo vở (đối chiếu sgk).
- Nhận xét chung.
c.Hướng dẫn H làm bài tập :
Bài 2b: Gv nêu yêu cầu :
- H đọc thầm đoạn văn - Làm vở bài tập .
- Gv dán 3 tờ phiếu - 3 H 3 dãy thi điền đúng, nhanh.
- Từng em lần lượt đọc lại kết quả : triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ.)
d.Củng cố, dặn dò:
? Tìm những từ ngữ có dấu hỏi, ngã ?
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
Tuần 3 Thứ Hai Ngày soạn: 11 / 9 / 2009 Ngày dạy: 14 / 9 / 2009 Chính tả: ( Nghe viết ) Cháu nghe câu chuyện của bà I.Mục tiêu: - Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. - Làm đúng bài tập2 (b). - H biết yêu cái đẹp, chịu khó rèn luyện . II.Đồ dùng dạy học: - 3 phiếu kổ to viết nội dung bài tập 2b (26-sgk) III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H viết bảng những từ ngữ bắt đầu bằng âm s/x. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Hd H nghe-viết: - Gv đọc bài chính tả - H theo dõi sgk - 1 H đọc lại bài. ? Nội dung bài thơ nói điều gì ? (...tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.) - H đọc thầm lại bài - Chú ý những từ dễ viết sai, những từ có dấu hỏi, ngã . ? Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ? - Gv đọc từng câu - H viết . - Gv đọc từng câu - H dò bài. - Chấm bài 10 em - Còn lại chấm chéo vở (đối chiếu sgk). - Nhận xét chung. c.Hướng dẫn H làm bài tập : Bài 2b: Gv nêu yêu cầu : - H đọc thầm đoạn văn - Làm vở bài tập . - Gv dán 3 tờ phiếu - 3 H 3 dãy thi điền đúng, nhanh. - Từng em lần lượt đọc lại kết quả : triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ.) d.Củng cố, dặn dò: ? Tìm những từ ngữ có dấu hỏi, ngã ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ___________________________ Tập đọc: Thư thăm bạn I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn. - Hiểu được tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẽ nỗi đau cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong sgk; nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư). - Giáo dục H biết quan tâm với mọi người trong cuộc sống, biết bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc - Bảng phụ viết phần luyện đọc. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H đọc thuộc lòng một đoạn bài : Truyện cổ nước mình . ? Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào ? ? Nêu nội dung của bài ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài : *Luyện đọc : - 1 H đọc toàn bài - Gv chia đoạn : 3 đoạn . - H đọc nối tiếp theo đoạn : 3 lượt, kết hợp: + Hướng dẫn đọc từ khó : Quách Tuấn Lương, lũ lụt, quyên góp . T. Hướng dẫn đọc câu dài : Nhưng chắc ...hào /ba... + Giải nghĩa từ : Đoạn 2 : ? “ xả thân” nghĩa là gì ? - H đặt câu ? Đoạn 3 : ? “quyên góp” là như thế nào ? - Tìm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa? ? Thế nào gọi là “khắc phục “? - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài . *Tìm hiểu bài : Đoạn 1 : H đọc to : ? Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? ? Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì ? Đoạn 2, 3: Đọc thầm : ? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? (Hôm nay, đọc báo ...chia buồn với bạn. Mình hiểu...mãi mãi.) ? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? ( + Lương khơi gợi niềm tự hào về người cha dũng cảm : Chắc là Hồng ... + Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng + Lương làm cho Hồng yên tâm : Bên cạnh ...) T. Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần phải làm gì ? (trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên). - Đọc thầm những dòng mở đầu, kết thúc bức thư : ? Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? ? Nêu nội dung của bài ? *Hướng dẫn đọc diễn cảm : - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn - Lớp nhận xét . - Gv hướng dẫn đọc bài. - Gv hướng dẫn luyện đọc thi diễn cảm đoạn 1 : + Gv treo bảng phụ - Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo cặp. + H thi đọc : 3 H . 3.Củng cố, dặn dò: ? Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? (Lương rất giàu tình cảm ...) ? Qua bài học này em cần học tập điều gì ở bạn Lương ? ? Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn chưa? - Nhận xét giờ học . - Đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Toán : Triệu và lớp triệu (t) I.Mục tiêu: Giúp H: - Biết đọc và viết các số đến lớp triệu . - Củng cố thêm về hàng và lớp . II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H : - 1 H viết số: 8 chục triệu, 5 triệu, ba nghìn,2 đơn vị . - 1 H: cho số: 738 415 469. ? Tìm giá trị của chữ số 5 và 2 chữ số 4 ? 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài : 1,Hướng dẫn H đọc , viết số : - Gv treo bảng phụ : sgk - 1 H viết số đó ra bảng lớp : 342 157 413. - H đọc số ? Nêu cách đọc số có nhiều chữ số ? 2, Thực hành : Bài 1: (14) H nêu yêu cầu : - H viết vở : 3200 000; 32 516 000; 32 516 497 . 834 291 712; 308 250 705 ; 500 209 037. - H đọc số đã viết – nhận xét. Bài 2 : H nêu yêu cầu : - H đọc số - Nhận xét . Bài 3 : H nêu yêu cầu : - Gv đọc số - H vết vào vở – Chấm bài 1/2 lớp - Kiểm tra chéo bài. - 1 H viết lên bảng . Bài 4 : H nêu yêu cầu (dành cho H khá, giỏi): - H xem bảng - Làm vở. - Lớp thống nhất kết quả . 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu cách đọc số có nhiều chữ số ? - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. Thứ Ba Ngày soạn: 12 / 9 / 2009 Ngày dạy : 15 / 9 / 2009 Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp H: - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H viết bảng lớp: - 7 triệu, 8 nghìn, 2 chục. - 8 trăm triệu, 2 trăm, 2 đơn vị. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Gv cho H nêu lại các hàng - H nêu các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn . ? Các số đến lớp triệu có thể có đến mấy chữ số ? ? Nghĩ và viết ra một số đến hàng chục triệu? Hàng trăm triệu? c.Thực hành: Bài 1: H nêu yêu cầu: - H quan sát mẫu và viết vào ô trống. - H nêu kết quả - Lớp nhận xét. Bài 2: H nêu yêu cầu: - Gv viết số lên bảng H đọc từng số. Bài 3 (a,b,c): H nêu yêu cầu: - H viết vào vở - Lớp thống nhất kết quả. Bài 4(a,b): H nêu yêu cầu: - H làm bài vào vở - Gv chấm – Nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: - Tự viết và đọc các số có 7, 8, 9 chữ số cho thành thạo. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức I.Mục tiêu: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức. - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (Bt1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3). II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, giấy khổ rộng - Từ điển TV. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - Nêu Ghi nhớ trong bài “Dấu 2 chấm” ? - 1 H làm bài tập 2 (Luyện tập). 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: - 1 H đọc nội dung phần Nhận xét. - Gv phát giấy trắng ghi sẵn nội dung cho từng cặp - H hoàn thành bài tập 1 ,2. - Đại diện nhóm trình bày kết qủa - Gv chốt. c.Phần Ghi nhớ: - 2 H đọc phần ghi nhớ. d.Phần Luyện tập: Bài 1:1 H nêu yêu cầu: - Từng cặp trao đổi bài làm trên giấy Gv phát. - Đại diện nhóm trình bày kết qủa . - Lớp nhận xét - Gv chốt. Bài 2: 1 H nêu, giải thích yêu cầu bài tập: - Gv giới thiệu tác dụng của từ điển. - H trao đổi theo cặp - H nêu kết qủa tra từ điển. Bài 3:1 H nêu yêu cầu: - H nối tiếp đặt câu: Nêu từ mình chọn và đặt câu với từ đó. 3.Củng cố, dặn dò: - Học thuộc Ghi nhớ. - Đặt lại 2 câu vào vở - Chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Địa lí: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn I.Mục tiêu: Giúp H biết: - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,... - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: + Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu, trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ... + Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, nứa. - Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II.Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên VN. - Tranh sgk. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - Một H chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ? Đỉnh Phan-xi-păng? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoàng Liên Sơn nơi cư trú của một số dân tộc ít người. *Hoạt động 1: Làm việc nhóm đôi: ? Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? (thưa thớt) ? Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? (Dao, Thái, Mông...) ? Người dân ở đây đi lại bằng phương tiện gì ? - Đại diện nhóm trình bày - Gv bổ sung. c.Bản làng với nhà sàn: *Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2: ? Bản làng thường nằm ở đâu ? ? Nhà sàn của người dân ở đây được làm bằng vật liệu gì ? (vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, nứa.) ? Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ở nhà sàn ? (tránh ẩm thấp và thú dữ) – H kgá, giỏi. T. Nhà sàn ở miền núi người ta thường cột trâu, bò súc vật nuôi dưới sàn nhà. như vậy có đảm bảo được môi trường sống xung quanh không ? Theo em cần phải làm gì với tập tục đó ? ? Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? (nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói, xây tường ...) - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét. d.Chợ phiên, lễ hội, trang phục: *Hoạt động 3: Làm việc nhóm 5: ? Nêu những hoạt động trong chợ phiên ? ? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ? ? Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? ? Trang phục của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì ? - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: ? Trình bày lại những đặc điểm về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - Nhận xét giờ học. Thứ Tư Ngày soạn: 12 / 9 /2009 Ngày dạy : 16 / 9 /2009 Toán : Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp H : - Cách đọc, viết số đến lớp triệu . - Thứ tự các số. - Cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H đọc và phân tích số sau: 203 612 005. - 1 H chữa bài tập 4(16) . 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài 1(17) : H nêu yêu cầu: (chỉ nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số) - 2 H đọc và nêu - Lớp nhận xét . Bài 2(a, b): 1 H đọc đề. - H làm vở - 2 H lên bảng viết - Lớp nhận xét. Bài 3 (a): 1 H đọc đề. - H làm vào vở: a.ấn độ : 989 200 000 ... và ý nghĩa câu chuyện (nội dung Ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp. II.Đồ dùng dạy học: - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3. - 4 phiếu kẻ Bt 1,2,3. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H : - 1 H nhắc lại Ghi nhớ bài: Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. ? Khi cần tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: Bài tập 1, 2: H nêu yêu cầu: - Lớp đọc bài “Người ăn xin”- Ghi lại những câu chỉ lời nói, ý nghĩ của nhân vật “cậu bé” - Lớp nêu – nhận xét . ? Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? - Gv phát phiếu cho 3 H - H làm. - 3 H gắn phiếu - Trình bày kết quả. - Nhận xét - giữ lại bài đúng nhất. ( ý1:- Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé: + Chao ôi!...nhường nào! + Cả tôi nữa, ... của ông lão. - Câu ghi lại lời nói của cậu bé: + Ông đừng giận cháu....cả. ý2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé...1 người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.) Bài 3: 1H đọc nội dung bài tập 3 . - Gv treo phiếu ghi lại 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão. - H đọc thầm từng cặp. ? Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể có gì khác nhau? Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời ông lão. Do đó xưng hô: cháu - lão. Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô) thuật lại gián tiếp lời ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão. c.Phần Ghi nhớ: - 2 H đọc phần Ghi nhớ - Gv giải thích thêm. d.Phần Nhận xét: Bài 1/32: - 1 H đọc nội dung bài tập 1 - Lưu ý lời dẫn trực tiếp được dùng 2 cách. - H đọc thầm đoạn văn, trao đổi tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. - H nêu - Gv chốt. Bài 2: H nêu yêu cầu - Lớp đọc thầm: ? Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý điều gì? (Cần chú ý: Đó là lời nói của ai ? Nói với ai ? Khi chuyển: + Phải thay đổi từ xưng hô + Cách viết lời dẫn trực tiếp... - Một H giỏi làm mẫu câu 1- Lớp nhận xét . - Làm vào vở bài tập - Gv phát 2 phiếu cho H. - Trình bày phiếu - Nhận xét. Bài 3: H nêu yêu cầu: - H giỏi làm mẫu 1 lời dẫn – Nhận xét. - Lớp làm vở - 2 H làm bài trên phiếu. - Trình bày kết qủa - Gv chốt. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Tìm 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp trong bài Tập đọc bất kỳ. ______________________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết I.Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiềng hiền, tiếng ác (BT1). - Giáo dục H có lòng nhân hậu, biết đoàn kết với bạn bè. II.Đồ dùng dạy học: -Từ điển TV - Phiếu khổ to. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Ví dụ ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H làm bài: Bài 1:1 H nêu yêu cầu : - Hướng dẫn H tìm từ trong từ điển. - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - Thi đua làm đúng, nhanh. ( a.hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền lành, hiền thảo, hiền từ... b.hung ác, ác nghiệt, ác độc, độc ác, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác miệng, ác quỷ, ác thú, tội ác ... Bài 2:1 H nêu yêu cầu : - Hoạt động theo nhóm: 3 nhóm - Thi đua. - Đại diện nhóm trình bày. - Gv chốt lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc. + - Nhân hậu Nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ Tàn ác, hung ác, đọc ác, tàn bạo Đoàn kết cưu mang, che chở, đùm bọc Bất hoà, lục đục, chia rẽ Bài 3:1 H nêu yêu cầu : - Lớp làm vào vở. - H đọc thuộc các câu thành ngữ hoàn chỉnh. Bài 4:1 H nêu yêu cầu : T. ...cần hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu thành ngữ: Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen . - H làm vào vở - Nêu lời giải. Nghĩa bóng: a.Môi hở: những người ruột thịt, gần gũi, xóm giềng của nhau phảI che chở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém, bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng theo. b.: Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. c:Giúp đỡ, san sẽ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. d.Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. ? Nêu tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên ? 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học . - Thuộc các thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ bài tập 3, 4. Thứ Sáu Ngày soạn: 12 / 9 / 2009 Ngày dạy : 18 / 9 / 2009 Toán: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân I.Mục tiêu: - Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Khi nào thì gọi là dãy số tự nhiên ? Ví dụ? ? Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H nhận biết đặc điểm của hệ thập phân: ? Một hàng có bao nhiêu chữ số ? ? Cứ 10 đơn vị của một hàng hộp thành hàng nào ? (Hàng trên tiếp liền nó ) T: Với 10 chữ số: 0, 1, 2, 3,...9. ta có thểviết được mọi số tự nhiên. Ta có số: 123; 345 678 ? Nêu giá trị của chữ số 3 ? Giá trị của chữ số 3 phụ thuộc vào gì ? (Vào vị trí...) T: Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân. c.Thực hành: Bài 1: Gv đọc, H viết số: ? Nêu số đó gồm mấy chục, mấy nghìn ?... - Lớp nhận xét. Bài 2: H nêu yêu cầu: - H làm vào vở - chữa bài 2 H. - Lớp nhận xét, thống nhất. Bài 3: H nêu yêu cầu: (Viết giá trị chữ số 5 của hai số) - H kẻ bảng, làm vào vở - 1 H chữa bài lên bảng - Gv chấm bài 5 em, nhận xét - Lớp nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: ? Như thế nào gọi là số tự nhiên trong hệ thập phân? - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Viết thư I.Mục tiêu: - H nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của 1 bức thư (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục 3). II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn đề văn phần luyện tập . III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H làm bài tập 3(sgk) - Chấm vbt 5 em. - 1H nêu ghi nhớ bài “Kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật” ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: - 1H đọc bài “ Thư thăm bạn”. ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? ? Người ta viết thư để làm gì ? ? Để thực hiện những mục đích trên, 1 bức thư cần có những gì? (- Nêu lí do, mục đích viết thư. - Thăm hỏi tình hình người nhận thư . - Thông báo tình hình người viết thư . - Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư ) T.Có thể viết tách hoặc xen kẻ từng ý. ? 1 bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ? c.Phần Ghi nhớ: - 2 H đọc – Lớp theo dõi. d.Phần Luyện tập: *Tìm hiểu đề: - 1 H đọc đề, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu đề. ? Viết thư cho bạn cần xưng hô như thế nào ? ? Cần hỏi bạn những gì ? (sức khỏe, gia đình, học hành, sở thích...) ? Cần kể cho bạn những gì ở trường, ở lớp? (học tập, sức khỏe, vui chơi, bạn bè, thầy cô...) ? Nên chúc và hứa hẹn điều gì? *H thực hành viết thư: - Viết ra nháp dàn ý. - H trình bày miệng dàn ý - H làm vào vở. - 2H đọc lá thư của mình - Chấm vở 5 em – Nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học, khen những em viết hay - Tiếp tục hoàn thành bài. ____________________________________ Lịch sử: Nước Văn Lang I.Mục tiêu: Giúp H: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc rs đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật... II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập - Phóng to lược đồ Bắc bộ và Bắc Trung bộ III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - Kiểm tra vở H 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp T. Treo lược đồ Bắc bộ và Bắc Trung bộ, vẽ trục thời gian lên bảng: Năm 700TCN Năm 500TCN CN Năm 500 ? Xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ? *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Gv vẽ khung sơ đồ và mũi tên. - H đọc sgk và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng; lạc dân; nô tì cho phù hợp (Dành cho H khà, giỏi). - H điền lên bảng lớp - Trình bày . Hùng Vương Lạc hầu, lạc tướng Lạc dân Nô tì *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Sản xuất Ăn uống Mặc và trang điểm ở Lễ hội -Lúa -Khoai -Cây ăn quả -Ươm tơ, dệt vải -Đúc đồng -Nặn đồ đất -Đóng thuyền -Cơm, xôi -Bánh chưng, bánh giầy -uống rượu -Mắm. Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu. -Nhà sàn -Quân quần thành làng, bản -Vui chơi, nhảy múa -Đua thuyền -Đấu vật - Gv kẻ khung bảng thống kê (để trống) phản ánh đời sống vật chất của người Lạc Việt . T. Người Lạc Việt ngoài ra còn có phong tục nhuộm răng, ăn trầu. - 1 H mô tả bằng lời đời sống của người Lạc Việt ? ? Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ? (đua thuyền, đấu vật, ăn trầu, ...) – Dành cho H khá, giỏi. ? Xác định được trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống ? - Dành cho H khá, giỏi. 3.Củng cố, dặn dò: ? Vẽ sơ đồ về các tầng lớp XH nước Văn Lang ? ? Mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt ? - Nhận xét giờ học - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp I.Mục tiêu: - H nắm được những hoạt động làm sạch đẹp trường lớp. - H nắm được kế hoạch tuần tới. II.Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động 1: Những hoạt động làm sạch đẹp trường lớp: ? Để trường lớp sạch đẹp thì mỗi chúng ta cần phải làm gì ? ? Em đã làm được những gì để làm sạch đẹp trường lớp ? ? Em thấy lớp ta còn chỗ nào chưa sạch ? ? Để trường lớp luôn sạch đẹp thì mỗi chúng ta phải như thế nào ? - Các tổ làm vệ sinh lại lớp học cho sạch hơn. 2.Hoạt động 2: - Gv nêu kế hoạch tuần tới: + Đi học đúng giờ, chuyên cần. + Tích cực trong học tập, hăng say xây dựng bài. + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc . + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương. + Chuẩn bị cho ĐH Chi đội + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở. ________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: