Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

 I MỤC TIÊU

 1. Đọc thành tiếng:

-Đọc đúng : mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp,.

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

-Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn .

 2. Đọc - Hiểu

-Từ ngữ : xả thân, quyên góp, khắc phục,

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn .

-Nội dung : Tình cảm bạn bè : thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống .

 3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư .

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC:
THƯ THĂM BẠN
 I MỤC TIÊU 
 1. Đọc thành tiếng: 
-Đọc đúng : mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp,..
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
-Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn .
 2. Đọc - Hiểu 
-Từ ngữ : xả thân, quyên góp, khắc phục,
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn .
-Nội dung : Tình cảm bạn bè : thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống .
 3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư .
 II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK .
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .
-Các tranh, ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi : 
1) Bài thơ nói lên điều gì ?
2) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) 
-Giúp H đọc đúng từ khó và hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài.GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
-GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời 
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?... Bạn Lương không biết bạn Hồng. 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?...để chia buồn với Hồng .
+ Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì ?
+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt ..
+ Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là gì ?
...“Hi sinh ” : chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy sự sống cho người khác .
+ Đặt câu hỏi với từ “ hi sinh ” 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
...nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng .
-Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và TLCH 
+ Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ... Những câu văn : Hôm nay ,... mãi mãi 
-Nhưng chắc là Hồng  dòng nước lũ .
-Mình tin rằng  nỗi đau này .
-Bên cạnh Hồng  như mình .
Nội dung đoạn 2 là gì ? 
...là những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng .
Bảo vệ môi trường:Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời 
+ Ở nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ? 
...đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi bị lũ lụt .
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
...gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay 
+ “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ? ...là dành dụm, tiết kiệm .
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
	...Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
+nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
+ Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư .
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư .
- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn .
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn .
- Đưa bảng phụ, yêu cầu HS tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc đoạn văn.
 “ Bạn Hồng thân mến! 
Mình là Quất Tuấn Lương .....chia buồn với bạn” 
-Cho H thi đua đọc diễn cảm.
 3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào ?
+ Bạn Lương là một người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảng đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, giúp bạn số tiền mà mình có .
+ Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS luôn có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
THỂ DỤC
(GV CHUYÊN DẠY)
..............................................
MĨ THUẬT
(GV CHUYÊN DẠY)
..............................................
TOÁN:
 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU Giúp HS: 
 -Biết đọc, viết được một số đến lớp triệu.
 -Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 -Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
 II.CHUẨN BỊ 
 -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC: 
 -Gọi 2 HS đứng tại chổ TLCH :
+Lớp triệu gồm những hàng nào?
+10 chục triệu còn gọi là bao nhiêu?
 -Kiểm tra vở ở nhà của một số HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên?
GV giảng:Ta tách số thành từng lớp,từ lớp đơn vị đến lớp nghìn,lớp triệu.Gv vừa nói vừa dùng phấn gạch dưới các chữ số :342 157 413
 -Bạn nào có thể đọc số trên?
 -GV hướng dẫn lại cách đọc:+Đọc từ trái sang phải.Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số và thêm tên lớp đó
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số, GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết số mà bài tập yêu cầu.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số trong bài HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 ( Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
-GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất).
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học
- dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -------- cc õ dd ------
 Thứ ba ngày14 tháng 9 năm 2010
 TOÁN:
 LUYỆN TẬP
 I MỤC TIÊU 
 Giúp HS: 
 - Đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố kỹ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC: 
 -GV kiểm tra các bài tập ở VBT.
-Nhận xét cách làm của H.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn luyện tập:
-Gv cho H nêu lại các hàng các lớp từ nhỏ đến lớn . 
Bài 1:
-Gv yêu cầu H quan sát mẫu SGK:315700806,850304900,403210715.
-H viết số vào vở nháp-đứng tại chổ đọc số và nêu lớp và các hàng của số đó.
Bài 2:
 -GV lần lượt đọc các số trong bài tập 2, có thể thêm các số khác và yêu cầu HS đọc các số này.
 -Khi HS đọc số trước lớp, GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số. Ví dụ:
 +Nêucácchữsốởtừnghàngcủasố 32640507 ?
 +Số 8500658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? 
-2 HS ngồi cạnh nhau đọc số cho nhau nghe.
-Một số HS đọc số trước lớp.
?Bài 2 củng cố về kiến thức gì?... về đọc số và cấu tạo hàng lớp của số. 
Bài3: (nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm câu d,e)
 -GV lần lượt đọc các số trong bài tập 3 (có thể thêm các số khác), yêu cầu HS viết các số theo lời đọc.HS cả lớp viết vào vở. 
 -GV nhận xét phần viết số của HS.
 -GV hỏi về cấu tạo của các số HS vừa viết
 ?Bài 3 củng cố về kiến thức gì?...về viết số và cấu tạo số.
 Bài 4:
 -GV viết lên bảng các số trong bài tập 4 (có thể viết thêm các số khác)
 -GV hỏi: Trong số 715638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào ?
 -Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715638 là bao nhiêu ?
-Tương tự như vậy H nêu lần lượt các số còn lại.
 4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
.....................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
 I MỤC TIÊU 
-Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu ; từ bao giờ cũng có nghĩa, còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa .
-Phân biệt được từ đơn và từ phức .
-Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ, bước đầu làm với điển để tìm hiểu về từ .
 II.CHUẨN BỊ 
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra.
-Bảng lớp viết sẵn câu văn : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến .
-Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC: 
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Tác dụng và cách dùng dấu hai chấm .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Nhận xét:
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp .
 Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến .
+Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ ?
- Câu văn có 14 từ . 
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên ?
+ Trong câu văn có những từ gồm 1 tiếng và có những từ gồm 2 tiếng .
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm . 
- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu - Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
*Từ gồm 1 tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
*Từ gồm 2 tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Bài 2
+ Từ gồm có mấy tiếng ? -Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng .
+ Tiếng dùng để làm gì ?... Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức .
+ Từ dùng để làm gì ? ... Từ dùng để đặt câu .
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ?
 	...Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng.
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức .
- Nhậ ... m thắng cuộc. 
*Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?
Bảo vệ môi trường: Các em biết con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.Vì vậy con người cần phải bảo vệ môi trường biết khai thác hợp lý những nguồn thức ăn từ môi trường đó là cách góp phần bảo vệ môi trường.
3.Củng cố- dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, tích cực , nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý. 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
-Dặn HS về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. 
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, 
-Làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS nối tiếp nhau trả lời: 
+Các thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho-mát, gà.
+Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc.
-Cho H thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi.
-H lần lượt trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt trả lời.
+Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.
+Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động trong nhóm.
-Từ động vật và thực vật.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
 THỂ DỤC:
 BÀI 6:ĐI ĐỀU ,VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI 
 TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I.MỤC TIÊU 
 -Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay đằng sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh. 
 -Học động tác mới: Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu HS nhận biết đúng huớng vòng, làm quen với kỹ thuật động tác. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Yêu cầu rèn luyện và nâng cao tập trung chú ý và khả năng định hướng cho HS, chơi đúng luật hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi. 
 II.ĐẶC DIỂM –PHƯƠNG TIỆN
 Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 – 6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 Trò chơi: “Làm theo khẩu hiệu”
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ 
 -Ôn quay sau. 
 -Lần 1 và 2 GV điều khiển lớp tập. 
 -Lần 3và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 -GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố.
b).Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * GV làm mẫu động tác chậm. 
 * GV vừa làm động tác vừa giảng giải kĩ thuật động tác : Khẩu lệnh “Vòng bên phải (bên trái)  bước !” 
 Động tác: Động lệnh “Bước !’’bao giờ cũng rơi vào chân sẽ vòng của đội hình hàng dọc. HS đang đi ở đội hình một hàng dọc nghe thấy tiếng hô “Vòng bên trái (bên phải)  bước !’’ thì em ở đầu hàng bước chân phải (trái) thêm một bước nữa dùng mũi bàn chân vừa bước lên làm động tác đẩy xoay người về phía phải (trái) rồi tiếp tục đi. Các em đi sau đến chỗ vòng cũng thực hiện động tác như trên. 
 Khi đi qua chỗ vòng, những em ở chỗ vòng của hàng phía bên “vòng” làm động tác giậm chân hoặc bước ngắn, các em ở các hàng khác bước dài hơn để giữ khoảng cách của hàng đi cho đều. Trong khẩu lệnh “ Đứng lại  đứng !” động lệnh “Đứng !”rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục bước lên một bước nữa, tiếp theo chân phải thu về thành tư thế đứng nghiêm. 
 * GV hô khẩu lệnh cho tổ HS đại diện làm mẫu tập.
 * Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc, GV quan sát sửa sai sót cho HS các tổ 
 * Cho HS cả lớp tập lại theo đội hình 2ø, 3, 4 hàng dọc.
 c) Trò chơi : “Trò chơi bịt mắt bắt dê”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho một nhóm HS làm mẫu cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS chạy theo thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ (mới đầu nhanh sau chậm dần) . Vòng cuối cùng HS vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, rồi đứng lại quay mặt vào trong. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-Đội hình trò chơi.
-HS đứng theo đội hình 3 hàng dọc.
-Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-Cả lớp thực hiện cùng 1 lúc.
-H theo giõi để luyện tập theo.
-HS chuyển thành đội hình vòng bên phải (trái). 
-HS vẫn giữ nguyên đội hình vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
 -HS hô “khoẻ”.
Buổi chiều:
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc , viết số có 6 chữ số và cách so sánh.
- Rèn cho hs kỷ năng đọc, viết và so sánh số có 6 chữ số một cách thành thạo.
II.Hoạt động dạy học:	 
1.Bài cũ: Gọi Hs lên bảng:
? Nêu cách so sánh số có nhiều chữ số? (Hs trả lời) 
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: - Gv chép đề lên bảng hướng dẫn Hs làm vào vở li	 
- Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu
Bài1: Đọc các số sau: 56217, 798119, 901107, 263304.
- Gv viết lần lượt các số lên bảng yêu cầu Hs đọc – Hs khác nhận xét.
Bài 2: Viết các số sau:
Tám mươi lăm nghìn hai trăm linh năm.
Năm trăm nghìn bảy trăm mười lăm.
Chín trăm hai sáu nghìn không trăm linh hai
- GV đọc HS viết số vào vở – một HS lên bảng viết, sau đó cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: So sánh các số sau:
 8945370  452010 857425  854725
 990000  100000 667111  766111
- HS nhắc lại cách so sánh, sau đó tự làm bài.
- GV gọi HS nêu kết quả có giải thích.
Bài 4: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 724967 ; 294765 ; 29476 ; 724999.
- GV hướng dẫn HS: Muốn sắp xếp đúng trước tiên phải so sánh.
- HS tiến hành như bài 3.
v Bài tập nâng cao: Không tính giá trị biểu thức, hãy so sánh các biểu thức sau, nêu rõ lý do:
 75000 – 49000  ( 98000 + 8000 ) – ( 49000 + 3000 )
 83000 – 67000  ( 63000 – 9000 ) – ( 23000 – 9000 )
- HS tự so sánh – nêu nhận xét.
- GV rút ra kết luận chung.
( Khi cùng thêm ( hoặc cùng bớt ) số bị trừ và số trừ cùng 1 số đơn vị như nhau thì hiệu số không thay đổi ) 
3. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện so sánh các bài còn sai.
KĨ THUẬT:
 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
 I.MỤC TIÊU:
 -HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Biết cách thực hiện được thao tác vạch đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng, vạch đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
 -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
 II.CHUẨN BỊ:
 -Một số mẫu vật liệu và dụng cụ kéo, thước, phấn,
 -Một số mẫu vải đã thực hiện.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ 
-GV cho HS nêu một số dụng cụ cắt, khâu, thêu. Cách sử dụng kéo,thước ?
-GV Nhận xét
2. Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1 
 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
-GV cho HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
-Yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu vạch?
GV nếu kết luận :-Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm. 
 *Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 1. Vạch dấu trên vải.
-GV hướng dẫn HS thực hiện.
-GV đính mảnh vải lên bảng và thực hiện.
 +Đánh dấu 2 điểm trên mảnh vải.
 +Dùng thước nối 2 điểm lại với nhau để được một đường thẳng.
 +Thực hiện thao tác một đường cong.
 2. Cắt vải theo đường vạch dấu. 
- Hướng dẫn HS thực hiện cắt.
 +Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
 +Mở rộng hai lưỡi kéo và thực hiện cắt
*Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt theo đường vạch dấu.
-GV quan sát- giúp đỡ những em yếu.
-GV Nhận xét - đánh giá kết quả .
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
-GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS.
 3.Củng cố,dặn dò:
-Qua bài học em cần lưu ý những gì?
-Xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau . 
-Nhận xét tiết học.
-HS nêu.
-HS quan sát .
-1HS đọc nội dung SGK.
-Quan sát và nêu nhận xét.
(+Vạch dấu để chúng ta thực hiện cắt không bị lệch.)
-Lắng nghe.
-Quan sát thao tác của GV.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe và theo dõi sự hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện theo hướng dẫn.
THỂ DỤC:
 BÀI 5: ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU 
 TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ”
 I.MỤC TIÊU:
 -Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại và quay sau.
 - Bước đầu thực hiện động tác đi đều vòng phải, vòng trái - đứng lại.. 
 -Trò chơi : “Kéo cưa lừa xe” Yêu cầu HS chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
 II.ĐẶC ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 - Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. 
 III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động : Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 -Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh”. 
2. phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ:
 *Ôn đi đều, đứng lại, quay sau. 
 - Lần 1 và 2 GV điều khiển lớp tập. 
 - Lần 3và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển , GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ 
 * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. 
 b) Trò chơi : “Kéo cưa lừa xe:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi 
 -GV cho cả lớp ôn lại vần điệu trước. 
 -Cho 2 HS làm mẫu, rồi cho một tổ chơi thử .
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật, nhiệt tình .
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS cả lớp chạy đều theo thứ tự 1, 2, 3, 4 nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ.
 -HS làm động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
-GV hô giải tán .
-Nhận lớp. 
-H đứng theo đội hình vòng tròn.
-HS đứng theo đội hình 3 hàng dọc ,luyện tập theo sự hướng dẫn
-Học sinh 3 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
-HS hô “ khỏe”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_thu_hang.doc