Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

I. Mục tiêu

 1- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc diễn cảm một đoạn thư, giọng đọc thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người bạn rất bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

 2 - Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn ( trả lời được câu hỏi trong SGK; nắm được phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

 3- GD biết chia sẻ buồn vui cùng bạn; ý thức BVMT.

 II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa bài tập đọc trang 25/SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc.

 - Tranh ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 57 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ ngày
Tiết
Môn học
Tên bài dạy
Đồ dùng học tập
Hai
30/08/10
3
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
11
Toán
Triệu và lớp triệu (tt)
Phiếu học tập
3
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình...
5
Tập đọc
Thư thăm bạn
Tranh minh họa bài TĐ
3
Kỹ thuật
Cắt vải theo đường vạchdấu
Một mảnh vải,kéo,thước,phâ
Ba
31/08/10
5
Thể dục
Đi đều, đứng lại, quay sau. Trò chơi“Kðo cưa lừa xẻ”
Chuẩn bị 1 còi.
12
Toán
Luyện tập
Phiếu học tập
3
Lịch sử
Nước Văn Lang
CB:Lược đồ BB,phiếu họctập
3
Chính tả
(Nghe - viết)Cháu nghe câu chuyện của bà
Bảng phụ viết sẵn bài tập2a
5
Khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
Phiếu học tập và hình SGK phóng to.
Tư
01/09/10
5
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
Bảng phụ viết đoạn văn,giâ khổ to kẻ sẳn 2 cột ND bài1
3
Mỹ thuật
Vẽ tranh: đề tài...quenthuộc
CB:Tranh ảnh một số c.vật
13
Toán
Luyện tập
Phiếu học tập
3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
sưu tầm các truyện về N.H
3
Địa lý
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
BĐ địa lý TNVN,tranh,ảnh.
Năm
02/09/10
6
Thể dục
Đi đều vòng phải ,vòng trái...Tròchơi :bịt mắt bắt dê
CB :1 còi,4 khăn mặt bịtmắt
6
Tập đọc
Người ăn xin
Tranh minh họa câuchuyện
14
Toán
Dãy số tự nhiên
Phiếu học tập
5
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
BP ghi ND BT 1,giấy khổ to kẻ sẳn 2cột.
6
Khoa học
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng ,chất xơ.
Giây khổ to,bút viết các N
Sáu
03/09/10
6
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (tt)
Giấy khổ to kẻ sẳn 2 cộtcủa BT1,BT2,bút dạ.
3
Đạo đức
Vượt khó trong học tập 
(Bài 2 Tiết 1)
Giấy ghi BT cho mỗi nhóm, Bảng phụ,giấy màuxanh, đỏ
15
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Phiếu học tập
6
Tập làm văn
Viết thư
Bảng phụ viết ghi nhớ,bảng lớp viết phần LT.
3
Sinh hoạt
Nhận xét cuối tuần
Thứ hai, ngày 30 tháng 08 năm 2010
Toán (Tiết 11)
Triệu và lớp triệu
	I. Mục tiêu
	Giúp học sinh:
	- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
	- Củng thêm về hàng và lớp.
	- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
	- Giáo viên lòng ham thích học toán.
	II. Chuẩn bị
	Bảng phụ kẻ sẵn các hàng và lớp (số có 9 chữ số)
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ
- Học sinh nêu các hàng của lớp triệu.
- Nêu các hàng của các lớp từ bé đến lớn?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích bài học.
b) Hướng dẫn đọc và viết số
- Treo bảng phụ
- Học sinh viết lại số (ở bảng phụ)
342.157.413
- Gọi học sinh đọc số này.
 - Nêu cách đọc số, dùng phấn gạch dưới số: 342.157.413
- Giáo viên đọc chậm lại số này cho học sinh nghe.
c) Thực hành
Bài 1: Viết và đọc các số theo bảng:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết các số đó vào vở bài tập.
- Gọi học sinh đọc các số đó.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Bài 2: Đọc các số
- Giáo viên viết lần lượt từng số, gọi học sinh đọc.
- Giáo viên hỏi thêm về các hàng của lớp triệu trong các số.
Bài 3: Viết các số:
- Giáo viên đọc lần lượt từ số, học sinh viết vào vở bài tập.
- Thu 10 vở chấm và nhận xét.
Bài 4: 
- Đọc yêu bài tập
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp
- Sau đó giáo viên hỏi và gọi học sinh lên bảng viết và đọc các số liệu đó.
Hoạt động học
- 2 em nêu 
- 2 em nêu
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh lên bảng viết. Học sinh khác viết bảng con.
 - 2 em đọc: ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
 - Tách lớp đó thành từng lớp từ đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
 - Đọc từ trái sang phải. Dựa vào cách đọc số có 3 chữ số nhưng thêm tên lớp.
- 1 em đọc thành tiếng, yêu cầu 2 em lên bảng viết
32.000.000, 32.516.000, 325.164.497, 834.291.712, 308.250.705, 500.209.037.
- 4, 5 em đọc.
- Học sinh nối tiếp đọc: 7.312.836, 57.602.511, 351.600.307.
- Số 900.370.200: những chữ số nào thuộc lớp triệu?
Số viết được: 40.250.214, 253.564.888, 400.036.105, 700.000.321.
- 2 em đọc thành tiếng, 1 em trả lời và ngược lại.
Ví dụ: trong năm 2003 - 2004
+ Số trường THCS là bao nhiêu?
+ Là 9.873 trường.
+ Số học sinh tiểu học là bao nhiêu? 
+ Là 8.350.191 học sinh.
- 4, 5 em viết và đọc 9.873 (chín nghìn tám trăm bảy mươi ba)..
	3. Củng cố, dặn dò
	- Kể tên các hàng từ hàng đơn vị đến hàng trăm triệu.
	- Lớp triệu gồm các hàng nào?
	- Về nhà học thuộc cách đọc số đến lớp triệu và xem lại bài tập đã làm. Chuẩn bị bài sau.
	Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------
Âm nhạc (Tiết 3)
Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình
Bài tập cao độ và tiết tấu.
(Giáo Viên dạy nhạc – Soạn giảng)
-----------------------------------------------------
Tập đọc (Tiết 5)
Thư thăm bạn
	I. Mục tiêu
 1- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc diễn cảm một đoạn thư, giọng đọc thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người bạn rất bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
 2 - Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn ( trả lời được câu hỏi trong SGK; nắm được phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
 3- GD biết chia sẻ buồn vui cùng bạn; ý thức BVMT.
 II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa bài tập đọc trang 25/SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc.
	- Tranh ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ
- Học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài truyện cổ nước mình và trả lời:
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Em hiểu nhận mặt nghĩa như thế nào?
+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: treo tranh và ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Học sinh mở SGK/25. Gọi học sinh đọc nối tiếp (2 lượt)
- 2 học sinh đọc lại toàn bài
Lưu ý: cách phát âm, cách ngắt giọng cho học sinh.
- Học sinh đọc phần chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
* Tìm hiểu bài
Đoạn 1: Học sinh đọc và thảo luận.
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Bạn Lương có biết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì?
+ “hi sinh” nghĩa là gì?
+ Đặt câu với từ “hi sinh”
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì? Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động học
- 3 em đọc thuộc bài và trả lời.
- Học sinh quan sát tranh....
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- 3 em đọc nối tiếp (2 lượt)
HS1: Đoạn 1: Hoà bình.... với bạn.
HS2: Đoạn 2: Hồng ơi....như mình.
HS3: Đoạn 3: Mấy ngày nay....
Quách Tuấn Lương.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Học sinh nghe và chú ý:
+ Toàn bài đọc với giọng trầm buồn. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất mát.
Nhấn giọng ở từ: xúc động, chia buồn, tự hào, xả thân...
- Đọc và thảo luận theo cặp.
- Lương chỉ biết Hồng đi đọc báo thiếu niên tiền phong.
- Để chia buồn với Hồng.
- Bố của Hồng bị hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi.
- Chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao đẹp. Tự nhận cho mình cái chế, giành lấy sự sống cho người khác.
- Các chiến si đã hi sinh vì Tổ quốc.
- Nơi bạn Lương viết thư và lý do viết thư cho Hồng.
	Trước sự mất mát to lớn của Hồng, bạn Lương sẽ nói gì với Hồng? Các em tìm hiểu đoạn 2.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời: 
+ Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm bạn Hồng?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng?
GVgiáo dục BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho CS con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây...tránh phá hoại MT thiên nhiên
* Nội dung đoạn 2 là gì?
- Ghi ý 2 lên bảng.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3.
+ ở nơi bạn Lương, mọi người làm gì?
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
+ “Bỏ ống” nghĩa là gì?
+ Đoạn 3 ý nói gì?
- Học sinh đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
+ Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
+ Nội dung bài thể hiện điều gì?
 + Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng.
* Đọc diễn cảm
 - Học sinh đọc lại bức thư.
- Yêu cầu tìm giọng đọc từng đoạn:
 - Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn:
 - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố dặn dò
Qua bức thư, em hiểu bạn Lương là người như thế nào ?
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn?
- Học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời.
 - Những câu : Hôm nay đọc báo thiếu niên ... Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
- Những câu:
“Nhưng chắc là Hồng...Mình tin rằng....nỗi đau này. Bên cạnh Hồng... như mình”.
- Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng.
- Đọc thầm trao đổi - Trả lời.
- Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập.
- Gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền lương bỏ ống từ mấy năm nay.
- Là tiết kiệm dành dụm.
- Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- 2 học sinh đọc.
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
- Những dòng cuối ghi lời chúc nhắn nhủ, họ tên người viết thư.
- Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
 - 3 em đọc tiếp nối 3 đoạn
Đ1: Giọng trầm, buồn.
Đ2: Giọng buồn nhưng thấp.
Đ3: Giọng trầm, buồn, chia sẻ 
 “Mình hiểu Hồng đau đớn... mình”
- 4 em đọc - Học sinh khác nhận xét.
- Lương là người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mình có.
-Nêu ý kiến của mình
 *Nhận xét tiết học.
 - Về đọc bài cho người khác nghe.
---------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 3)
Cắt vải theo đường vạch dấu
	I. Mục tiêu
	- Học sinh biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu đúng qui trình, đúng kỹ thuật.
	- Rèn học sinh kỹ năng vạch, cắt thành thạo.
	- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Mẩu 1 mảnh vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
	1 mảnh vải 20 x 30 (cm)
	1 kéo cắt vải.
	Phấn vạch trên vải, thước.
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
- Nêu cách cầm kéo
- Nêu cách xâu chỉ vào kim nhật xét.
Giáo viên tuyên dương
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
b) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu:
 - Giáo viên đưa mẫu yêu cầu học sinh nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu?
c) Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác ... giải quyết khó khăn cho cả lớp nghe.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh trình bày cho nhau nghe.
- 2 cặp lên giải quyết.
Giáo viên: Nếu gặp khó khăn chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn.
Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối
Yêu cầu học sinh làm bài tập 4/7
Yêu cầu 2 nhóm thi làm nhanh trên bảng lớp.
Một nhóm nối tiếp trả lời.
* Tìm hiều những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn học sinh.
* Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------
Toán (Tiết 15)
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu
Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân
- Sử dụng mười ký hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ
- Kiểm tra bài 4.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giảng bài
* Hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm số của hệ thập phân
- Giáo viết lên bảng và yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau:
10 đơn vị = ... chục
10 chục = ... trăm
10 trăm = .... nghìn
... nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn =...trăm nghìn.
+ Vậy em nào cho cô biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
- Giáo viên khẳng định: chính vì thế ta gọi là hệ thập phân.
* Cách viết số trong hệ thập phân
- Giáo viên hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
- Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
Vd: chín trăm chín mươi chín 
+ Hai nghìn không trăm linh năm
+ Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
- Em hãy nêu vị trí các chữ số trong số 999.
- Giáo viên: cùng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó
c) Luyện tập
Bài 1: 1 em nêu yêu cầu của bài tập
- Giáo viên đưa bài tập đã kẻ sẵn lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động học
- 10 em hôm trước làm chậm.
- Học sinh lắng nghe.
= 1 chục
= 1 trăm
= 1 nghìn
= 10 nghìn
= 1 trăm nghìn
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- Gọi 5 đến 7 em nhắc lại.
- Có 10 chữ số đó là: 0, 1, 2 ,3, 4, 5 , 6 , 7 ,8, 9.
- 1 em viết ở bảng lớp, học sinh còn lại viết vào vở nháp.
+ 999
+ 2005
+ 685.402.793.
- 9 đơn vị
- 90
- 900
- Vài em nhắc lại
- 1 em lên làm ở bảng lớp. Học sinh còn lại làm vào vở.
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư
Hai nghìn không trăm hai mươi
Năm mươi lăm nghìn năm trăm
Chín triệu năm trăm linh chín
80.712
5.864
2.020
55.500
9.000.509
8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị
5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị
2 nghìn, 2 chục
5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm
9 triệu, 5 trăm, chín đơn vị
Bài 2: Hoạt động nhóm
- Học sinh thi đua làm nhanh, nhóm nào đúng, nhanh là thắng.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm sau đó cho học sinh làm vào vở.
Bài 3: 1 em đọc yêu cầu bài tập
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Giá trị của mỗi chữ số trong đó phụ thuộc vào điều gì?
+ Số 45 chữ số 5 có giá trị? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 4 nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên dán ở bảng lớp.
Chẳng hạn:
873 = 800 + 70 + 3
- Ghi giá trị của chữ số 5
- Vị trí của nó trong số đó.
- 5 đơn vị, vì chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị.
1 em làm bảng lớp, học sinh còn lại làm vào vở.
Số
45
57
561
5.824
5.802.769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5.000
5.000.000
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu đặc điểm của hệ thập phân?
- Hệ thập phân gồm có bao nhiêu chữ số đó là những chữ số nào?
- Về nhà làm thêm bài tập sau:
Bài 1: Viết 5 số tự nhiên
a. Đều có bốn chữ số: 1, 5, 9, 3.
b. Đều có 6 chữ số: 9, 0, 5, 3, 2, 1.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó:
45.789, 123.457, 145.700.985, 100.400.200
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 6)
Viết thư
I. Mục tiêu
- Biết được mục đích của việc viết thư.
- Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một
 bức thư.
Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội 
dung kết cấu lời lẽ chân thành, tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học
- Viết sẵn mục ghi nhớ ở bảng phụ
- Giấy khổ lớn ghi sẵn các câu hỏi + bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
Cần kề lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
- Khi muốn liên lạc với người thân ở xa, chúng ta làm cách nào?
- Vậy viết một bức thư cần chú ý những điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
b) Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu học sinh đọc bài “Thư thăm bạn” trang 25SGK.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết thư?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc?
c) Ghi nhớ
- Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc.
d) Luyện tập
* Gọi học sinh đọc đề bài
- Gạch chân dưới những từ: trường khác để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Học sinh trao đổi viết vào phiếu nội dung cần trình bày.
- Dán phiếu lên bảng 
- 3 em.
- Gọi điện, viết thư
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.
+ Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bảy tỏ tình cảm.
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.
+ Lương thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đáu của Hồng và bà con địa phương.
+ Sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ.
Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
+ Nêu lý do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi người nhận thư.
+ Thông báo tình hình người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.
+ Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- 3 đến 5 em đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
 - Nhận đồ dùng học tập.
- Thảo luận hoàn thành nội dung.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? (Viết thư cho một bạn
 trường khác)
+ Mục đích viết thư là gì? (Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình 
hình ở lớp, trường em hiện nay)
+ Thư viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
 (bạn - mình, cậu - tớ).
+ Cần thăm hỏi bạn những gì? Hỏi thăm sức khoẻ, việc học
 hành ở trường lớp mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.
+ Em cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, trường 
mình? Tình hình học tập, sinh hoạt vui chơi văn nghệ, tham quan,
 thầy cô giáo, bạn bè, kể chuyện sắp tới của trường, lớp em.
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? Chúc bạn khoẻ, học 
giỏi, hẹn thư sau.
* Viết thư
- Học sinh dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư.
- Yêu cầu học sinh viết.
- Nhắc học sinh dùng những từ ngữ thân mật gần gũi, tình cảm, bạn bè chân thành.
- Gọi học sinh đọc lá thư mình viết.
- Nhận xét và ghi điểm cho học sinh viết tốt
- Học sinh suy nghĩ viết ra giấy nháp.
- Viết bài
- 3 đến 5 học sinh đọc
Ví dụ: Pleiku, ngày 28 tháng 9 năm 2007
Phương Uyên thân mến!
Lâu lắm rồi tớ không có dịp gặp cậu từ ngày cậu chuyển trường. Hôm nay, tớ cầm bút viết thư cho cậu và kể cho cậu nghe tình hình của lớp trường mình nhé!
Đầu thư, tớ chúc cậu luôn mạnh khoẻ, học giỏi, chăm ngoan. ở trường mới cậu vẫn giữ chức lớp trưởng chứ? Cậu có hay đá bóng không? Bố mẹ cậu vẫn khoẻ chứ? Bé Bin có hay khóc nhè như ngày ở trường cũ không?
Còn tớ vẫn thế Uyên ạ! Năm ngoái tớ đạt học sinh xuất sắc đấy! à! Lớp mình vừa đạt giải nhì trong hội diễn văn nghệ vừa rồi. Chỉ tiếc là trận bóng không có cậu cổ vũ nên chức vô địch năm nay 4.1 giữ rồi. Lớp mình cô Hoa chủ nhiệm. Các bạn vẫn học tốt và vâng lời cô chứ. Mình sẽ cố gắng năm năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi đấy.
Thôi tớ dừng bút đây. Hẹn thư sau kể nhiều hơn nữa. Nhận được thư này nhớ hồi âm liền cho mình nhé! Chúc bạn vui khoẻ.
	Bạn của cậu
	 Xuân Mỹ
3. Củng cố dặn dò
- Em hãy nêu mục đích của việc viết thư.
- Viết lại bức thư vào vở chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------
Sinh hoạt (Tiết 3)
Kiểm điểm cuối tuần.
0.I. YấU CẦU:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 3.
- Biết phỏt huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại cũn mắc phải.
- Xõy dưng ý thức tự giỏc, kỉ luật trong sinh hoạt.
II.Chuẩn bị :
 -Bảng ghi sẵn tên các hoạt động,công việc của hs trong tuần.
 -Sổ theo dõi các hoạt động,công việc của hs 
III. LấN LỚP:
 Baựo caựo:
-	Caực toồ baựo caựo tỡnh hỡnh cuỷa toồ mỡnh trong tuaàn qua
 Lụựp trửụỷng nhaọn xeựt tỡnh hỡnh hoaùt ủoọng cuỷa lụựp trong tuaàn:
 Lụựp trửụỷng ủeà ra keỏ hoaùch cho tuaàn tụựi:
-	ẹeỏn lụựp ủuựng giụứ, ủaàu toực goùn gaứng, quaàn aựo saùch seừ. Mang ủuỷ duùng cuù hoùc taọp.
-	Thửùc hieọn nghieõm tuực truy baứi ủaàu giụứ.
-	Trửùc nhaọt veọ sinh phong học cho nghieõm tuực.
-	Tớch cửùc haờng haựi trong hoùc tập.
1/ Gv nhận xột chung:
	- Duy trỡ tỷ lệ chuyờn cần cao.
	- Đi học đầy đủ, đỳng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh nhẹn, cú ý thức.
	- Cú ý thức tự quản trong giờ truy bài.
	- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 	- Đầy đủ đồ dựng trước khi đến lớp.
	- Học và làm bài tương đối tốt.
	- Vệ sinh thõn thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
	- 1 số em chưa cú ý thức tự rốn, tự giỏc trong học tập .
	- Đi học hay quờn đồ dựng.
	- Khả năng tiếp thu cũn chậm .
	- Hay nghịch .
	- Chữ xấu + ẩu .
2/ Gv vạch phương hướng:
 - Phỏt huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
	- Thường xuyờn kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra thường xuyờn một số em lười.
	- Rốn ý thức tự quản, tự học.
 - Tham gia sinh hoạt và xây dựng nề nếp thật tốt.
 - Tiếp tục duy trì nề nếp,thực hiện tốt nội qui của nhà trường.
 - Chỉnh đón tác phong học sinh thật nghiêm túc.
3/ Kết thúc 	
- Chơi trò chơi: “con thỏ”
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 3 CKTKN BVMT(1).doc